Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tiết 9: Thực hành nối dây điện (Tiết 1) - Nguyễn Trường Sơn

I/ MỤC TIÊU

- Biết được các yêu cầu của mối nối dây dẫn điện.

- Hiểu được một số phương pháp nối dây dẫn điện.

II/ CHUẨN BỊ

1) Chuẩn bị cho cả lớp:

- Một vài mẫu nối dây: mối nối thẳng, mối nối rẽ, mối nối dùng phụ kiện.

III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1:Tại sao phải nối dây dẫn điện?.

TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠTĐỘNG CỦA HỌC SINH

5 ph - GV tổ chức tình huống như sau:

+ Tại sao chúng ta phải nối dây dẫn điện?

- Yêu cầu từng cá nhân HS suy nghĩ để tìm ra phương án trả lời cho riêng mình. - HS suy nghĩ để tìm phương án trả lời.

+ Nối dây dẫn điện để phù hợp với kích thước của mạng điện.

+ Nối dây dẫn điện do dây dẫn bị đứt.

+ Nối dây dẫn điện để cung cấp điện cho các thiết bị điện.

+ Nối dây dẫn điện để phân nhánh cho mạch điện.

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 25/06/2022 | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tiết 9: Thực hành nối dây điện (Tiết 1) - Nguyễn Trường Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 Ngày soạn: 04 / 11 / 2007 Tiết 9 Ngày dạy: 05 / 11 / 2007 BÀI 5 Thực hành NỐI DÂY DẪN ĐIỆN Tiết 1: TÌM HIỂU QUY TRÌNH NỐI DÂY DẪN ĐIỆN I/ MỤC TIÊU Biết được các yêu cầu của mối nối dây dẫn điện. Hiểu được một số phương pháp nối dây dẫn điện. II/ CHUẨN BỊ Chuẩn bị cho cả lớp: Một vài mẫu nối dây: mối nối thẳng, mối nối rẽ, mối nối dùng phụ kiện. III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1:Tại sao phải nối dây dẫn điện?. TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠTĐỘNG CỦA HỌC SINH 5 ph - GV tổ chức tình huống như sau: + Tại sao chúng ta phải nối dây dẫn điện? - Yêu cầu từng cá nhân HS suy nghĩ để tìm ra phương án trả lời cho riêng mình. - HS suy nghĩ để tìm phương án trả lời. + Nối dây dẫn điện để phù hợp với kích thước của mạng điện. + Nối dây dẫn điện do dây dẫn bị đứt. + Nối dây dẫn điện để cung cấp điện cho các thiết bị điện. + Nối dây dẫn điện để phân nhánh cho mạch điện. Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại mối nối dây dẫn điện. 10ph - GV đăït câu hỏi dây dẫn điện được nối theo những cách nào? Trong những trường hợp nào? - GV gợi ý để HS trả lời như sau: + Khi dây dẫn bị đứt? + Khi cần phân nhánh cho mạch điện? + Khi cần cung cấp điện cho các đồ dùng điện? - HS dựa theo gợi ý của GV để tìm ra câu trả lời. - Khi dây dẫn bị đứt dùng mối nối thẳng (nối nối tiếp). - Khi cần phân nhánh cho mạch điện dùng mối nối phân nhánh (nối rẽ). - Khi cần cung cấp điện cho các đồ dùng điện dùng phụ kiện để nối (hộp nối dây, bulông v.v). Hoạt động 3: Mối nối cần có những yêu cầu gì? Vì sao? 10ph - GV đặt câu hỏi: + Khi nối dây dẫn điện, thì các mối nối cần có nhưng yêu cầu gì ? Vì sao? - GV có thể gợi ý để HS có thể dễ trả lời như sau: + Mục đích của việc nối dây nói chung là để làm gì? + Dây dẫn điện thuờng được mắc ở đâu? + Bị điện giật có nguy hiểm cho người và động vật không? + Mối nối có cần phải gọn hay không? - HS dựa vào gợi ý của GV để trả lời. + Mối nối phải dẫn điện tốt: Điện trở mối nối phải nhỏ để dòng điện truyền qua dễ dàng. + Mối nối phải có độ bền cơ học cao: sau khi nối dây dẫn phải chịu được sức căng, sự rung chuyển. + Mối nối phải có độ an toàn về điện: mối nối phải được cách điện tốt. + Mối nối phải đảm bảo về mặt mĩ thuật: mối nối phải gọn, đẹp. Hoạt động 4: Tìm hiểu quy trình nối dây dẫn điện. 20ph - GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu quy trình nối dây dẫn điện. + Bước 1: Bóc võ cách điện. Dụng cụ nào dùng để bóc vỏ cách điện cho dây dẫn? - GV lưu ý với HS để tránh cắt vào lỏi dây. + Bước 2: Làm sạch lỏi. Dụng cụ nào dùng để làm sạch lỏi dây? + Bước 3: Nối dây. Dụng cụ nào dùng để nối dây? + Bước 4: Kiểm tra mối nối. Tại sao phải kiểm tra mối nối? + Bước 5: hàn mối nối. Tại sao cần phải hàn mối nối? + Bước 6: Cách điện cho mối nối. Tại sao phải cách điện cho mối nối? - HS lắng nghe GV phổ biến quy trình nối dây dẫn điện. Và trả lời các câu hỏi mà GV nêu ra. + Dùng kìm tuốt dây hoặc dùng dao nho.û + Dùng giấy ráp để làm sạch lỏi dây, không được dùng dao vì có thể làm cho lỏi dây bị đứt. + Dùng kìm để kẹp để nối dây để mối nối được chắc. + Kiểm tra mối nối để đảm bảo rằng mối nối dẫn điện tốt và có độ bền cơ học. + Hàn mối nối để mối nối dẫn điện tốt hơn, có độ bền cỏ học cao hơn. + Cách điện cho mối nối để đảm bảo an toàn điện. DẶN DÒ CHUẨN BỊ CHO TIẾT HỌC SAU: Nắm vững lí thuyết về nối dây dẫn điện. Mỗi nhóm chuản bị hai đoạn dây lỏi 1 sợi, hai đoạn dây lỏi nhiều sợi mỗi đoạn dài 30cm, băng keo đen, kéo, giấy ráp, dao nhỏ.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_9_tiet_9_thuc_hanh_noi_day_dien_tiet_1.doc
Giáo án liên quan