Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Trồng cây ăn quả - Bài 14: Thực hành bón phân thúc cho cây ăn quả - Nguyễn Quốc Việt

I.Mục tiêu bài học

Qua bài này, học sinh phải:

 Bón phân thúc chocây ăn quả theo đúng yêu cầu kĩ thuật theo hình chiếu tán cây

 Có ý thức cẩn thận, nghiêm túc học hỏi ứng dụng vào thực tế sản xuất ở địa phương

II.Chuẩn bị

1.Giáo viên

 Nội dung bài học và kiến thức bổ sung có liên quan đến bài học

 Các tranh ảnh hình 37.a,b,c,d.SGK

 Cuốc, xẻng, bình tưới

 Phân hoá học: đạm, phân lân, kaki và phân hữu cơ hoai mục

2.Học sinh

 Học thuộc bài 14

 Đem dụng cụ, vật liệu thực hành theo yêu cầu của giáo viên

III.Các hoạt động dạy - học

1. Ổn định lớp (1’)

2. Kiểm tra bài cũ (3’)

a. Bón phân thúc cho cây ăn quả nên tiến hành như thế nào?

3. Giới thiệu bài mới (3’)

Nêu lại các bước tiến hành bón phân thúc cho cây ăn quả

Để bón thúc cho cây ăn quả như thế nào cho có hiệu quả, chúng ta thực hành

 

doc6 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 29/06/2022 | Lượt xem: 404 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Trồng cây ăn quả - Bài 14: Thực hành bón phân thúc cho cây ăn quả - Nguyễn Quốc Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 Ngày soạn 04/3/2009 Tiết 27 Ngày dạy 10/3/2009 Bài 14Thực hành BÓN PHÂN THÚC CHO CÂY ĂN QUẢ (TIẾT 1) @&? I.Mục tiêu bài học Qua bài này, học sinh phải: Bón phân thúc chocây ăn quả theo đúng yêu cầu kĩ thuật theo hình chiếu tán cây Có ý thức cẩn thận, nghiêm túc học hỏi ứng dụng vào thực tế sản xuất ở địa phương II.Chuẩn bị 1.Giáo viên Nội dung bài học và kiến thức bổ sung có liên quan đến bài học Các tranh ảnh hình 37.a,b,c,d.SGK Cuốc, xẻng, bình tưới Phân hoá học: đạm, phân lân, kaki và phân hữu cơ hoai mục 2.Học sinh Học thuộc bài 13 Nghiên cứu trước bài 14 Đem dụng cụ, vật liệu thực hành theo yêu cầu của giáo viên III.Các hoạt động dạy - học Ổn định lớp (1’) Kiểm tra bài cũ (4’) Trình bày qui trình trồng cây ăn quả? Khi trồng cây ăn quả cần lưu ý điều gì? Giới thiệu bài mới (3’) Nhà em trồng những loại cây ăn quả nào? Em thường bón phân thúc cho cây ăn quả đó vào những thời điểm nào và bón bằng những loại phân gì? Để so sánh về cách bón phân thúc cho cây ăn quả ở gia đình với bón phân thúc theoquy trình khoa học, chúng ta cùng nghiên cứu bài 14: Thực hành bón phân thúc cho cây ăn quả Các hoạt động dạy - học TG NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 8’ 8’ 8’ 3’ Qui trình thực hành Bước 1. Xác định vị trí bón phân Chiếu theo hướng thẳng đứng của tán cây xuống đất. Đó là vị trí thường bón phân cho cây ăn quả. Bước 2. Cuốc rãnh hoặc đào hố bón phân Cuốc thành rãnh hoặc hố nhỏ với kích thước tuỳ theo độ sâu của rễ ở vị trí bón phân. Thông thường rãnh rộng 10-20 cm, sâu 15-30 cm. Bước 3. Bón phân vào rãnh hoặc hố và lấp đất. Rải phân chuồng trộn lẫn với phân hoá học vào rãnh hoặc hố. Lấp đất kín Bước 4. Tưới nước Tưới nước vào rãnh hoặc hố đã bón phân HĐ1. Tìm hiểu về qui trình trồng cây ăn quả Ở nhà em thường bón phân thúc co cây ăn quả theo những cách nào? Trong những cách đó, cách nào là tốt nhất? Khi bón phân thúc, ta nên bón theo qui trình nào? Chúng ta cùng nghiên cứu sơ đồ qui trình thực hành sau: Treo sơ đồ Bón phân vào rãnh hoặc đào hố và lấp đất Tưới nước Xác định vị trí bón phân Cuốc rãnh hoặc đào hố bón phân Câu hỏi thảo luận: phân tích các bước thực hành theo sơ đồ. Ở bước 1, chúng ta xác định vị trí bón phân như thế nào? Treo hình 37.a Tại sao chúng ta nên bón thúc ở vị trí thẳng đứng theo hình chiếu tán cây? Sau khi chọn được vị trí bón, chúng ta sẽ làm gì tiếp theo? Chúng ta dựa vào đâu để chọn độ nông sâu của rãnh? Thông thường nên cuốc rãnh hoặc đào hố với kích thước như thế nào? Tại sao không chọn kích thước hố hoặc rãnh nhỏ hơn hoặc to hơn? Treo hình 37.b Ở nhà khi cuốc rãnh hoặc đào hố em thường đứng hướng mặt vào gốc cây hay lưng vào gốc cây hay hướng khác? Tại sao? Treo hình 37.c Sau khi cuốc rãnh chúng ta sẽ chọn những loại phân gì để bón cho cây? Sau khi bón phân vào hố hoặc rãnh ta sẽ làm gì? Tại sao cần lấp đất kín? Công việc sau cùng khi bón phân là gì? Mục đích là gì? Treo hình 37.d HS trả lời tự do: hoà vào nước để tưới, rải tự do trên gốc, đào hố, cuốc rãnh. Đào hố hoặc cuốc rãnh để bón tốt hơn vì tránh sự lãng phí phân bón, cây cỏ ít sử dụng các loại phân bón hơn. HS trả lời tự do HS thảo luận 2 bàn/nhóm trong 6 phút để làm rõ vấn đề HS trả lời Nhận xét câu trả lời Vị trí này, rễ con của cây phát triển mạnh, nhiều lông hút nhất. Cây sẽ hấp thụ phân bón nhanh nhất và nhiều nhất. Đào hố hoặc cuốc rãnh xung quanh vị trí cần bón phân Dựa vào độ ăn nông sâu của rễ. Nên chọn kích thước rộng 10-20cm, sâu 15-30cm. Kích thước nhỏ sẽ chứa ít phân bón, kích thước lớn quá sẽ tốn công làm đứt nhiều rễ con hơn không tốt cho cây Nên đứng hướng mặt vào gốc cây là tốt nhất, vì như thế khi cuốc dễ dàng hơn, không bị cản trở bởi rễ cây, đồng thời dễ dàng xác định hình chiếu tán cây hơn. Thông thường là phân hữu cơ kết hợp phân hoá học như đạm, lân, kali. Lấp đất cho kín Để tránh phân bón bốc hơi, và rễ cây dễ vươn ra, không bị ánh nắng chiếu vào và cây dễ hấp thụ hơn Tưới nước vào rãnh hoặc hố nhằm giúp phân bón mau hoà tan hơn, cây sẽ hấp thụ dễ dàng hơn và nhanh chóng hơn 5’ HĐ2. Chia nhóm thực hành Chia lớp ra 4 bạn 1 nhóm thực hành như bài 13 Phân công nhiệm cụ của mỗi nhóm: Chuẩn bị 1 cuốc, 10 kg phân hữu cơ hoai mục, 1kg N-P-K 20-20-12 ở tiết thứ hai và thứ ba. Chọn nhóm trưởng Phân công nhiệm vụ cho từngthành viên trong nhóm IV.Tổng kết bài học – Đánh giá – Dặn dò (5’) Chọn câu đúng nhất Vị trí bón phân thúc tốt nhất cho cây ăn quả là A.Chiếu theo hướng thẳng đứng của tán cây B.Sát gốc cây C.Vị trí cách gốc 1m D.Vị trí nào cũng tốt vì trong vườn trồng nhiều cây nên rễ cây đan xen nhau Nên cuốc rãnh hoặc đào hố với kích thước A.Rộng 10-20m, sâu 15-30m B.Rộng 15-30cm, sâu 10-20cm C.Sâu 10-20cm, rộng 15-30cm D.Sâu 15-30cm, rộng 10-20cm Nên bón thúc cho cây ăn quả bằng phân A.Phân chuồng ủ hoai B.Phân hoá học là đủ C.Phân hữu cơ kết hợp phân hoá học D.Phân hữu cơ và phân vi lượng Công việc về nhà Học bài 13 Đem theo đầy đủ các dụng cụ , vật liệu thực hành theo yêu cầu Rút kinh nghiệm Tuần 29,30 Ngày soạn 04/3/2009 Tiết 28,29 Ngày dạy 17/3/2009 23/3/2009 Bài 14 Thực hành BÓN PHÂN THÚC CHO CÂY ĂN QUẢ (TIẾT 2,3) @&? I.Mục tiêu bài học Qua bài này, học sinh phải: Bón phân thúc chocây ăn quả theo đúng yêu cầu kĩ thuật theo hình chiếu tán cây Có ý thức cẩn thận, nghiêm túc học hỏi ứng dụng vào thực tế sản xuất ở địa phương II.Chuẩn bị 1.Giáo viên Nội dung bài học và kiến thức bổ sung có liên quan đến bài học Các tranh ảnh hình 37.a,b,c,d.SGK Cuốc, xẻng, bình tưới Phân hoá học: đạm, phân lân, kaki và phân hữu cơ hoai mục 2.Học sinh Học thuộc bài 14 Đem dụng cụ, vật liệu thực hành theo yêu cầu của giáo viên III.Các hoạt động dạy - học Ổn định lớp (1’) Kiểm tra bài cũ (3’) Bón phân thúc cho cây ăn quả nên tiến hành như thế nào? Giới thiệu bài mới (3’) Nêu lại các bước tiến hành bón phân thúc cho cây ăn quả Để bón thúc cho cây ăn quả như thế nào cho có hiệu quả, chúng ta thực hành Bón phân thúc cho cây ăn quả Các hoạt động dạy - học TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 10’ HĐ 1. Tổ chức thực hành Phân công vị trí thực hành cho từng nhóm Làm mẫu từng thao tác cho HS xem: Chọn vị trí đào hố hoặc rãnh Cuốc rãnh hoặc hố, làm tơi đất Trộn phân hoá học với phân hữu cơ và tỉ lệ phân bón thích hợp và bón vào hố hoặc rãnh Cho phân vào rãnh hoặc hố Lấp đất kín Tưới nước Theo sự hướng dẫn của giáo viên mà xác định vị trí đào hố, kích thước hố thích hợp 65’ HĐ 2. Thực hành theo nhóm Quan sát, uốn nắn những nhóm chưa thực hành tốt. Đến vị trí được phân công, các thành viên trong nhóm: chọn vị trí thích hợp, các thành viên luân phiên nhau đào rãnh, làm tơi đất, trộn phân, bón phân, lấp đất, tưới nước. IV.Tổng kết bài học – Đánh giá – Dặn dò (8’) A.Đánh giá buổi thực hành, tinh thần, thái độ tham gia thực hành B.Công việc về nhà Học bài 13 Đem theo đầy đủ các dụng cụ , vật liệu thực hành theo yêu cầu C.Vệ sinh tay chân, dụng cụ thực hành Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_9_trong_cay_an_qua_bai_14_thuc_hanh_bo.doc
Giáo án liên quan