Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Trồng cây ăn quả - Bài 2: Một số vấn đề chung về cây ăn quả - Nguyễn Quốc Việt

I.Mục tiêu bài học

Qua bài này, học sinh phải:

 Biết được giá trị của việc trồng cây ăn quả, đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả

 Hiểu được các biện pháp kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc cây ; thu hoạch, bảo quản, chế biến quả.

 Có thái độ yêu thích nghề trồng cây ăn quả, hình thành tư duy kỹ thuật nhân giống cây.

II.Chuẩn bị

1.Giáo viên

 Nội dung bài học và kiến thức bổ sung có liên quan đến bài học

 Bảng 2, hình3.SGK và các sơ đồ cần thiết

2.Học sinh

 Học thuộc bài 1

 Nghiên cứu trước bài 2

III.Các hoạt động dạy - học

1. Ổn định lớp (1’)

2. Kiểm tra bài cũ (4’)

a. Nêu vai trò, vị trí của nghề trồng cây ăn quả ở nước ta?

b. Nêu đặc điểm và yêu cầu của nghề trồng cây ăn quả?

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 29/06/2022 | Lượt xem: 331 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Trồng cây ăn quả - Bài 2: Một số vấn đề chung về cây ăn quả - Nguyễn Quốc Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 Ngày soạn 18/8/2008 Tiết 2 Ngày dạy 26/8/2008 Bài 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÂY ĂN QUẢ (TIẾT1) @&? I.Mục tiêu bài học Qua bài này, học sinh phải: Biết được giá trị của việc trồng cây ăn quả, đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả Hiểu được các biện pháp kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc cây ; thu hoạch, bảo quản, chế biến quả. Có thái độ yêu thích nghề trồng cây ăn quả, hình thành tư duy kỹ thuật nhân giống cây. II.Chuẩn bị 1.Giáo viên Nội dung bài học và kiến thức bổ sung có liên quan đến bài học Bảng 2, hình3.SGK và các sơ đồ cần thiết 2.Học sinh Học thuộc bài 1 Nghiên cứu trước bài 2 III.Các hoạt động dạy - học Ổn định lớp (1’) Kiểm tra bài cũ (4’) Nêu vai trò, vị trí của nghề trồng cây ăn quả ở nước ta? Nêu đặc điểm và yêu cầu của nghề trồng cây ăn quả? Giới thiệu bài mới (3’) Hầu hết các loại cây ăn quả đều có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, được nhân dân ta trồng khắp mọi nơi. Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ăn quả chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu giá trị cùng đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả qua tiết thứ nhất của bài 2. Các hoạt động dạy - học TG NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 10’ I.Giá trị của việc trồng cây ăn quả -Giá trị dinh dưỡng: chứa nhiều đường, đạm, béo, khoáng, vitamin -Giá trị kinh tế cao -Làm thuốc -Bảo vệ môi trường sinh thái HĐ1. Tìm hiểu về giá trị của việc trồng cây ăn quả Treo sơ đồ giá trị của cây ăn quả CH: Phần lớn các loại quả cung cấp cho con người những chất dinh dưỡng nào? CH: Nêu một vài ví dụ về công dụng làm thuốc của cây ăn quả? CH: Nêu vài ví dụ cho thấy cây ăn quả có giá trị kinh tế cao? CH: Tại sao nói cây ăn quả góp phần bảo vệ môi trường sinh thái? Giới thiệu:cây ăn quả còn có tác dụng chống xói mòn, bảo vệ đất. Hiện nay du lịch sinh thái người ta còn chú trọng đến các vườn cây ăn quả, do đó cây ăn quả còn có ý nghĩa phục vụ du lịch. CH: Tóm lại, cây ăn quả có những giá trị nào? TL: Chứa nhiều loại đường dễ tiêu, các axit hữu cơ, protein, chất béo, chất khoáng và nhiều loại vitamin A,B1,B2,B6,PP,C. TL:Học sinh trả lời tự do TL:Ví dụ về cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu... TL:Cây ăn quả làm sạch không khí, giảm tiếng ồn, làm rừng phòng hộ, hàng rào chắn gió, làm đẹp cảnh quan... TL:Đọc lại sơ đồ 10’ 12’ II.Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả 1.Đặc điểm thực vật a.Rễ:gồm rễ cái và nhiều rễ con b.Thân:phần lớn là thân gỗ, gồm nhiều cấp cành khác nhau c.Hoa:gồm 3 loại: hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính. d.Quả và hạt: Quả hạch, quả mọng và quả có vỏ cứng. Hạt đa dạng 2.Yêu cầu ngoại cảnh a.Nhiệt độ:phụ thuộc từng giống cây b.Độ ẩm:khoảng 80 – 90% c.Lượng mưa: 1000 – 2000mm c.Ánh sáng: phần lớn là cây ưa sáng, một số thích bóng râm e.Chất dinh dưỡng: -Cần đủ N-P-K với tỉ lệ hợp lý. -Bón lót trước khi trồng -Bón thúc đạm lân vào thời kỳ đầu, kali vào thời kỳ sau -Sau thu hoạch nên bón phân chuồng ủ hoai f.Đất: thích hợp nhất là đất đỏ, đất phù sa ven sông. HĐ2. Tìm hiểu về đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả CH: Thực vật có những loại rễ nào? Giới thiệu: cây ăn quả có rễ cái có thể xuống sâu 1à10m giúp cây đứng vững và hút nước, chất dinh dưỡng, rễ con tập trung ở lớp đất mặt có độ sâu từ 0,1à10m có nhiệm vụ hút nước, chất dinh dưỡng cho cây CH: Theo em, cây ăn quả thường có dạng thân nào là chủ yếu? CH: Thực vật thường có những loại hoa nào? Ví dụ hoa lưỡng tính có ở xoài, chôm chôm, nhãn, vải. CH: Cây ăn quả thường có những dạng quả nào? CH: Số lượng hạt trong một quả thì như thế nào? CH: Dựa vào kiến thức môn Địa lý, em hãy giới thiệu sơ lược về khí hậu ở nước ta? CH: Cây ăn quả chịu tác động của những yếu tố ngoại cảnh nào? CH: Cây ăn quả ở nước ta thích hợp ở nhiệt độ như thế nào? Tại sao? CH: Phần lớn cây ăn quả chịu độ ẩm không khí và lượng mưa như thế nào ở nước ta? CH: Cây ăn quả nào không thích ánh sáng mạnh ở nước ta? CH: Theo em biết, trong quá trình trồng cây ăn quả, nhu cầu phân bón ở từng thời kỳ ra sao? Chúng ta cần bón phân gì ở từng thời kỳ đó? CH: Cây ăn quả thích hợp với những loại đất nào? CH: Tóm lại cây ăn quả thích hợp với điều kiện ngoại cảnh như thế nào? TL: Rễ cọc và rễ chùm; rễ cọc gồm rễ cái và nhiều rễ con TL:Chủ yếu là thân gỗ. TL: Có 3 loại hao cơ bản: hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính. TL: Thường là quả hạch, quả mọng, quả có vỏ cứng TL: Không cố định: có quả không chứa hạt, có quả chỉ có một hạt, có quả chứa vô số hạt và hình dạng giữa các hạt cũng không hoàn toàn giống nhau. TL: Nước ta có khí hậu cận nhiệt, nhưng do địa hình nên khí hậu thay đổi ở những vùng miền khác nhau, nên có vùng có khí hậu ôn đới, có gió mùa Đông Bắc lạnh khô, gió mùa Tây Nam nóng ẩm, có mưa quanh năm với lượng mưa từ 1000 – 2000 mm/năm TL: Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm , lượng mưa, chất dinh dưỡng, đất. TL: Nước ta, có khí hậu từ ôn đới đến cận nhiệt, cây ăn quả thích nghi từng đới khí hậu khác nhau nên có loại cây thích hợp với nhiệt độ thấp, cũng có cây chịu được nhiệt độ cao, do đó cây ăn quả rất đa dạng, phong phú. TL: Hầu hết đều chịu độ ẩm 80 – 90%, lượng mưa 1000 – 2000mm/năm và phân bố đều trong năm. TL: Hầu hết cây ăn quả đều thích ánh sáng mạnh, tuy nhiên, các loại cây có múi, dâu tây,dứalại thích bóng râm hơn. TL: Từng thời kỳ khác nhau trong quả trình sinh trưởng và phát triển của cây thì nhu cầu sdinh dưỡng sẽ rất khác nhau. Thời kỳ phát triển cành, lá, hoa, quả thf cần nhiều đạm, lân, kali và phân vi lượng, tuỳ loại cây khác nhau mà tỷ lệ các loại phân sẽ khác nhau, nên ưu tiên bón đạm và lân ở thời kỳ đầu, thời kỳ phát triển hoa quả nên bón nhiều kali, sau khi thu hoạch cần bón nhiều phân hữu cơ hoai mục. trước khi trồng nên bón lót bằng phân chuồng và lân. TL: Thích hợp nhất là đất phù sa ven sông và đất đỏ bazan. TL: Nhiệt độ thích hợp từng loại cây;ánh sáng mạnh là chủ yếu, một số loại cây chịu bóng râm; ẩm độ 80 – 90%, lượng mưa 1000 – 2000 mm/năm; phân bón đủ với liều lượng thích hợp; thích hợp trồng ở đất phù sa ven sông và đất đỏ bazan. GIÁ TRỊ Dinh dưỡng Kinh tế Y học Bảo vệ môi trường IV.Tổng kết bài học – Đánh giá – Dặn dò (5’) A.Tổng kết bài học Hoàn thành các yêu cầu sau Học sinh đọc “Ghi nhớ” Chọn câu đúng nhất Cây ăn quả thường có Hoa đực nhiều Hoa cái nhiều Hoa lưỡng tính nhiều Cả 3 loại hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính Điền vào chỗ trống từ thích hợp Cây ăn quả thường có rễ có thể ăn sâu đến. và rễ .. phân bố ở độ sâu.. ; có thân.là chủ yếu. Cây ăn quả thường có 3 loại hoa:., có nhiều loại quả: .. và hạt đa dạng tuỳ loại quả. Cây ăn quả thích hợp với điều kiện ngoại cảnh như thế nào? B.Đánh giá C.Công việc về nhà Học bài 2 Nghiên cứu trước phần còn lại của bài 2 Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_9_trong_cay_an_qua_bai_2_mot_so_van_de.doc
Giáo án liên quan