I/ MỤC TIÊU:
Dạy xong bài này GV cần làm cho HS đạt được:
- Biết được những kĩ thuật xây dựng vườn ươm cây ăn quả.
- Hiểu được đặc điểm và yêu cầu kĩ thuật của các phương pháp nhân giống cây ăn quả.
- Có hứng thú học tập về trồng cây ăn quả.
II/ CHUẨN BỊ:
- Tranh vẽ về phương pháp nhân giống cây ăn quả.
- Mẫu vật về chiết cành, cây đã ghép hoàn chỉnh.
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HS:
1/ Kiểm tra bài cũ:
1. Tại sao phải xây dựng vườn ươm cây giống? Hãy nêu các yêu cầu khi chọn nơi làm vườn ươm?
2. Phương pháp nhân giống hữu tính là gì? Hãy nêu 1 số việc cần chú ý khi tiến hành nhân giống hữu tính?
2/ Bài mới: tiết 2 phần II.2
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 29/06/2022 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Trồng cây ăn quả - Bài 3: Các phương pháp nhân giống cây ăn quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 Tiết 4 Ngày soạn 22 -9
Bài 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY ĂN QUẢ
I/ MỤC TIÊU:
Dạy xong bài này GV cần làm cho HS đạt được:
Biết được những kĩ thuật xây dựng vườn ươm cây ăn quả.
Hiểu được đặc điểm và yêu cầu kĩ thuật của các phương pháp nhân giống cây ăn quả.
Có hứng thú học tập về trồng cây ăn quả.
II/ CHUẨN BỊ:
Tranh vẽ về phương pháp nhân giống cây ăn quả.
Mẫu vật về chiết cành, cây đã ghép hoàn chỉnh.
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HS:
1/ Kiểm tra bài cũ:
1. Tại sao nói các loại quả có giá trị dinh dưỡng cao đối với con người?
2. Hãy nêu yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả?
3. Nêu vai trò của giống, phân bón, nước đối vói sự sinh trưởng, phát triển của cây ăn quả?
2/ Bài mới: Tiết 1: Phần I và II.1
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GV
HOẠT ĐỘNG 1. Giới thiệu bài học
-Ta cần các loại giống: Tốt, mạnh, sạch bệnh, năng suất và chất lượng cao.
-Cần xây dựng vườn ươm và cần coi trọng việc xây dựng vườn ươm.
?Nghề trồng cây ăn quả muốn phát triển nhanh, đạt kết quả kinh tế cao, cần phải có các loại giống như thế nào?
Vậy khâu xây dựng vườn ươm có cần coi trọng không?
--> nêu yêu cầu.
HOẠT ĐỘNG 2. Tìm hiểu về về xây dựng vườn ươm cây ăn quả.
Vườn ươm là nơi:
-Chọn lọc, bồi dưỡng các giống tốt.
-Sử dụng các phương pháp nhân giống để sản xuất nhiều cây giống có chất lượng cao cho sản xuất.
Yêu cầu 1: Cung cấp cây giống kịp thời đến nơi tiêu thụ; dỡ công vận chuyển, giá thành thấp.
Yêu cầu 2: Cung cấp nước kịp thời, đầy đủ cho cây phát triển tốt.
Yêu cầu 3: Cây ăn quả không chịu úng ngập, rễ ăn sâu. Vì vậy phải chọn nơi cao, thoát nước, mạch nước ngầm thấp, tầng đất dày
? Lí do tại sao vườn ươm cây là 1 khâu quan trọng trong sự phát triển nghề trồng cây ăn quả?
GV gợi ý cho HS tìm hiểu yêu cầu và ý nghĩa của các yêu cầu đó trong việc chọn địa điểm làm vườn ươm.
Cho HS xem sơ đồ hình 4 SGK. GV cùng HS phân tích tác dụng của từng khu vực trong vườn ươm. Trong hai khu cây giống và nhân giống thì khu nhân giống có diện tích nhiều hơn. Trong khu nhân giống được chia làm nhiều khu nhỏ. Khu luân canh được trồng cây họ đậu để nâng cao độ phì của đấtvà sử dụng để luân phiên cho các khu nhân giống, vì hàng năm việc xuất cây giống làm mất đất mặt tốt.
HOẠT ĐỘNG 3. Tìm hiểu các phương pháp nhân giống cây ăn quả.
1) Phương pháp nhân giống hữu tính:
HS nêu ưu, khuyết của phương pháp nhân giống hữu tính. ( thảo luận theo bàn)
Đọc SGK để các điểm cần lưu ý
HS tham gia và cho ví dụ thực tế.
GV đặt các câu hỏi về kiến thức sinh sản vô tính và hữu tính ở chương trình sinh lớp 6, phương pháp tạo giống ở chương trình CN 7.
Gợi ý cho HS nêu được các ưu, khuyết của phương pháp nhân giống hữu tính ( bằng gieo hạt).
Các điểm cần chú ý khi áp dụng phương pháp này để đạt kết quả cao.
GV nhấn mạnh đến ý nghĩa thực tiển của các biện pháp đó.
Cần cho HS thấy phương pháp nhân giống hữu tính chỉ bó hẹp trong các trường hợp sau:
-Gieo hạt lấy cây làm gốc.
-Gieo hạt đối với những cây chưa có phương pháp nhân giống khác tốt hơn.
-Đối vơi cây đa phối ( cam quýt, xoài, bơ) gieo hạt để chọn cây giống giữ được đặc tính của cây mẹ.
HOẠT ĐỘNG 5. Tổng kết - Dặn dò.
Đọc ghi nhớ.
Đọc “Có thể em chưa biết”
Xem trước bài tiết 41. Phương pháp nhân giống vô tính.
Tuần 5 Tiết 5 Ngày soạn 22-9
Bài 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY ĂN QUẢ T.T
I/ MỤC TIÊU:
Dạy xong bài này GV cần làm cho HS đạt được:
Biết được những kĩ thuật xây dựng vườn ươm cây ăn quả.
Hiểu được đặc điểm và yêu cầu kĩ thuật của các phương pháp nhân giống cây ăn quả.
Có hứng thú học tập về trồng cây ăn quả.
II/ CHUẨN BỊ:
Tranh vẽ về phương pháp nhân giống cây ăn quả.
Mẫu vật về chiết cành, cây đã ghép hoàn chỉnh.
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HS:
1/ Kiểm tra bài cũ:
Tại sao phải xây dựng vườn ươm cây giống? Hãy nêu các yêu cầu khi chọn nơi làm vườn ươm?
Phương pháp nhân giống hữu tính là gì? Hãy nêu 1 số việc cần chú ý khi tiến hành nhân giống hữu tính?
2/ Bài mới: tiết 2 phần II.2
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GV
HOẠT ĐỘNG 1. Tìm hiểu về phương pháp nhân giống cây ăn quả.
2) Phương pháp nhân giống vô tính.
a) Chiết cành: Phương pháp nhân giống bằng cách tách cành từ cây mẹ để tạo ra cây con.
Hình 11.d
b) Giâm cành: Phương pháp nhân giống dựa trên khả năng hình thành rễ phụ của các đoạn cành ( hoặc các đoạn rễ) đã cắt rời khỏi thân cây mẹ.
Hình 10.d
c) Ghép : Phương pháp gắn 1 đoạn cành hay mắt ( chồi) lên gốc của cây cùng họ để tạo ra cây mới.
Có 2 cách ghép: ghép cành và ghép mắt.
1c.Ghép cành:
a) Ghép áp:
Qua hình 5.1.2.3, HS nói lên được cách ghép áp.
Hình 5.1.2.3 Ghép áp
b) Ghép chẻ bên:
Qua hình 6.1.2.3, HS nói lên được cách ghép chẻ bên.
HS xem thông tin trong SGK/20 để xây dựng được phương pháp ghép chẻ bên.
c) Ghép nêm:
HS xem thông tin trong SGK/21 và quan sát hình 7.1,2,3,4 để xây dựng được phương pháp ghép nêm
2c.Ghép mắt:
a)Ghép cửa sổ:
HS xem thông tin trong SGK/21 và quan sát hình 8.1,2,3 để xây dựng được phương pháp ghép cửa sổ.
b)Ghép chữ T và ghép mắt nhỏ có gỗ.
GV để HS cùng đọc thông tin trong SGK.
Sau đó GV đặt một số câu hỏi để HS nói lên được một số phương pháp nhân giống vô tính như: giâm cành, chiết cành, ghép cây.
HS đọc thêm “ Có thể em chưa biết” để biết thêm các phương pháp nhân giống vô tính khác như: Tách chồi, nuôi cấy mô trong ống nghiệm.
ª Ở phương pháp chiết cành, GV đưa ra hình 11.d để HS có khái niệm cụ thể.
ª Ở phương pháp giâm cành GV cũng cho HS xem hình 10.d để có khái niệm giâm cành như thế nào?
ª Ở phương pháp ghép GV cho HS thảo luận xem có mấy cách ghép, và phương pháp ghép các cách này như thế nào?
GV cho HS đọc thông tin cần chú ý SGK/19 khi ghép áp để cách ghép này đạt kết quả cao.
Hình 6.1.2.3 Ghép chẻ bên
Hình 7.1.2.3.4 Ghép nêm
Hình 8.1.2.3.4 Ghép cửa sổ
GV thông báo sẽ cùng nắm kiến thức này ở bài thực hành.
GV cho HS điền ưu khuyết của các phương pháp nhân giống theo mẫu bảng 3.
HOẠT ĐỘNG 2. Tổng kết - Dặn dò.
HS ghi phần ghi nhớ.
Trả lời câu hỏi sau bài học.
Về nhà đọc trước bài 4. Thực hành ghép cành
Trả lời bảng 3/SGK-22
STT
PHƯƠNG PHÁP
NHÂN GIỐNG
ƯU ĐIỂM
NHƯỢC ĐIỂM
1
Gieo hạt
-Đơn giản, đễ làm, chi phí thấp
-Hệ số nhân giống cao.
-Cây sống lâu
-Khó giữ được đặc tính của cây mẹ.
-Lâu ra hoa, quả.
2
Chiết cành
-Giữ được đặc tính của cây mẹ.
-Ra hoa, quả sớm.
-Mau cho cây giống.
-Hệ số nhân giống thấp.
-Cây chóng cõi.
-Tốn công.
3
Giâm cành
-Giữ được đặc tính của cây mẹ.
-Ra hoa quả sớm.
-Hệ số nhân giống cao.
Đòi hỏi kĩ thuật và thiết bị cần thiết như nhà giâm..
4
Ghép
-Giữ được đặc tính của cây mẹ.
-Ra hoa quả sớm.
-Hệ số nhân giống cao.
-Tăng sức chống chịu với điều kiện ngoại cảnh.
-Duy trì nòi giống tốt.
Đòi hỏi kĩ thuật phức tạp trong việc chọn gốc ghép, cành ghép và thao tác ghép.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_9_trong_cay_an_qua_bai_3_cac_phuong_ph.doc