Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Trồng cây ăn quả - Bài 3: Các phương pháp nhân giống cây ăn quả (Tiếp theo) - Nguyễn Quốc Việt

I.Mục tiêu bài học

Qua bài này, học sinh phải:

 Biết được những yêu cầu kỹ thuật của việc xây dựng vườn ươm cây ăn quả

 Hiểu được đặc điểm và yêu cầu kỹ thuật của các phương pháp nhân giống cây ăn quả.

 Làm được một số phương pháp nhân giống cây ăn quả

 Yêu thích công việc thiết kế vườn ươm và nhân giống cây ăn quả

II.Chuẩn bị

1.Giáo viên

 Nội dung bài học và kiến thức bổ sung có liên quan đến bài học

 Hình 4,5,6,7,8.SGK và bảng 3.SGK

 Một số sơ đồ cần thiết.

2.Học sinh

 Học thuộc bài 3

 Nghiên cứu trước bài 3, các phương pháp ghép

III.Các hoạt động dạy - học

1. Ổn định lớp (1’)

2. Kiểm tra bài cũ (4’)

a. Nêu cách chọn địa điểm và thiết kế một vườn ươm cây ăn quả thật khoa học?

b. Trình bày cách tiến hành và nêu ưu nhược điểm của phương pháp nhân giống hữu tính bằng hạt

c. Trình bày cách tiến hành và nêu ưu nhược điểm của phương pháp chiết cành?

d. Trình bày cách tiến hành và nêu ưu nhược điểm của phương pháp giâm cành?

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 29/06/2022 | Lượt xem: 407 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Trồng cây ăn quả - Bài 3: Các phương pháp nhân giống cây ăn quả (Tiếp theo) - Nguyễn Quốc Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 Ngày soạn 16/9/2008 Bài 3 CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY ĂN QUẢ (TIẾT 2) @&? Tiết 6 Ngày dạy 23/9/2008 I.Mục tiêu bài học Qua bài này, học sinh phải: Biết được những yêu cầu kỹ thuật của việc xây dựng vườn ươm cây ăn quả Hiểu được đặc điểm và yêu cầu kỹ thuật của các phương pháp nhân giống cây ăn quả. Làm được một số phương pháp nhân giống cây ăn quả Yêu thích công việc thiết kế vườn ươm và nhân giống cây ăn quả II.Chuẩn bị 1.Giáo viên Nội dung bài học và kiến thức bổ sung có liên quan đến bài học Hình 4,5,6,7,8.SGK và bảng 3.SGK Một số sơ đồ cần thiết. 2.Học sinh Học thuộc bài 3 Nghiên cứu trước bài 3, các phương pháp ghép III.Các hoạt động dạy - học Ổn định lớp (1’) Kiểm tra bài cũ (4’) Nêu cách chọn địa điểm và thiết kế một vườn ươm cây ăn quả thật khoa học? Trình bày cách tiến hành và nêu ưu nhược điểm của phương pháp nhân giống hữu tính bằng hạt Trình bày cách tiến hành và nêu ưu nhược điểm của phương pháp chiết cành? Trình bày cách tiến hành và nêu ưu nhược điểm của phương pháp giâm cành? Giới thiệu bài mới (3’) Chúng ta đã tìm hiểu những phương pháp nhân giống nào? Qua câu trả lời của học sinh, vào bài mới: hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu phương pháp nhân giống vô tính bằng cách ghép. Các hoạt động dạy - học TG NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 15’ 15’ c.Ghép -Ghép cành + Ghép áp +Ghép đoạn cành +Ghép nêm -Ghép mắt +Ghép cửa sổ +Ghép chữ T +Ghép mắt nhỏ có gỗ HĐ1. Tìm hiểu về các phương pháp ghép CH: Dựa vào kinh nghiệm thực tế, em hãy định nghĩa thế nào là ghép? Dựa vào các định nghĩa từ HS, GV khái quát lên có hai phương pháp ghép cơ bản là ghép cành và ghép mắt. Treo các hình có trong SGK. CH: Kết hợp với các tranh và vốn hiểu biết của mình, có những cách ghép cành nào? CH: Ghép cành có chung đặc điểm là gì? Yêu cầu HS mô tả lại từng phương pháp ghép cành. CH: Có những phương pháp ghép mắt nào? CH: Các phương pháp ghép mắt có điểm gì chung? Yêu cầu HS mô tả lại từng phương pháp ghép mắt. CH: Khi tiến hành các phương pháp ghép, để đạt được tỷ lệ ghép thành công cao, cần làm tố những yêu cầu kĩ thuật nào? CH: Nêu ưu nhược điểm của phương pháp ghép? Giới thiệu thêm cho HS biết các phương pháp nhân giống khác như tách chồi, nuôi cấy mô. HS cần trả lời được ghép là phương pháp gắn một đoạn cành hoặc một mắt ghép từ một cây trưởng thành sang cây làm gốc ghép của những cây cùng họ với nhau. TL: Ghép cành bao gồm: + Ghép áp +Ghép đoạn cành +Ghép nêm HS phải nói được là gắn một đoạn cành của cây cùng họ lên một gốc ghép, cần trùm đoạn cành bằng túi PE cho kín. TL: Ghép mắt bao gồm +Ghép cửa sổ +Ghép chữ T +Ghép mắt nhỏ có gỗ TL: Gắn mắt ghép vào cây cùng họ, mắt ghép phải có mầm ngủ còn nguyên vẹn, dùng dây nilông buộc kín vết ghép HS cần trả lời được các nội dung sau: Cây làm gốc ghép phải khoẻ mạnh và cùng họ với mắt ghép hay đoạn cành định ghép vào. Chọn cành hoặc mắt ghép phải khoẻ, có mầm ngủ còn nguyên vẹn. Chọn thời điểm ghép thích hợp Phải có kỹ thuật ghép tốt. TL: Ưu điểm: Giữ được đặc tính cây mẹ, mau ra hoa, quả, hệ số nhân giống cao, tăng sức chống chịu môi trường, duy trì được nòi giống. Nhược điểm: đòi hỏi kỹ thuật cao cùng với các thao tác nhuần nhuyễn. IV.Tổng kết bài học – Đánh giá – Dặn dò (5’) A.Tổng kết bài học Hoàn thành các yêu cầu sau Học sinh đọc “Ghi nhớ” Hoàn thành bảng sau Phương pháp nhân giống Ưu điểm Nhược điểm Gieo hạt Chiết cành Giâm cành Ghép Đáp án Phương pháp nhân giống Ưu điểm Nhược điểm Gieo hạt Đơn giản, dễ làm, chi phí ít Hệ số nhân giống cao Cây sống lâu Khó giữ được đặc tính cây mẹ Lâu ra hoa, quả Chiết cành Giữ được đặc tính cây mẹ Ra hoa, quả sớm Mau cho cây giống Hệ số nhân giống thấp Cây mau già cỗi Tốn công Giâm cành Giữ được đặc tính cây mẹ Ra hoa, quả sớm Hệ số nhân giống cao Đòi hỏi kỹ thuật và thiết bị cần thiết (nhà giâm) Ghép Giữ được đặc tính cây mẹ Ra hoa, quả sớm Hệ số nhân giống cao Tăng sức chống chịu với điều kiện ngoại cảnh Duy trì được nòi giống Đòi hỏi kỹ thuật phức tạp trong việc chọn gốc ghép, cành ghép và thao tác ghép. B.Đánh giá C.Công việc về nhà Học bài 1,2,3, chuẩn bị kiểm tra 15 phút Nghiên cứu trước bài 4 Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_9_trong_cay_an_qua_bai_3_cac_phuong_ph.doc