Giáo án Công nghệ lớp12 Tiết 20 Bài 18: Máy tăng âm

Chương IV: MỘT SỐ THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ THÔNG DỤNG.

Bài 18: MÁY TĂNG ÂM

I/ MỤC TIÊU.

 Sau bài học này giáo viên phải làm cho học sinh :

 Hiểu được sơ đồ khối và nguyên lý làm việc của máy tăng âm

 Biết được nguyên lý làm việc của khối khuếch đại công suất.

II./ CHUẨN BỊ.

1. Chuẩn bị nội dung:

Giáo viên nghiên cứu bài 18 trong SGK, SGV.

2. Chuẩn bị phương tiện dạy học:

- Tranh vẽ các hình 18-2, 18- 3 trong SGK trên khổ giấy lớn để minh hoạ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1956 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ lớp12 Tiết 20 Bài 18: Máy tăng âm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN SỐ 20 Số giờ đã giảng: 19 Thực hiện ngày 5 tháng 1 năm 2009 Chương IV: MỘT SỐ THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ THÔNG DỤNG. Bài 18: MÁY TĂNG ÂM I/ MỤC TIÊU. Sau bài học này giáo viên phải làm cho học sinh : Hiểu được sơ đồ khối và nguyên lý làm việc của máy tăng âm Biết được nguyên lý làm việc của khối khuếch đại công suất. II./ CHUẨN BỊ. Chuẩn bị nội dung: Giáo viên nghiên cứu bài 18 trong SGK, SGV. Chuẩn bị phương tiện dạy học: - Tranh vẽ các hình 18-2, 18- 3 trong SGK trên khổ giấy lớn để minh hoạ. III./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1/. Ổn định lớp. Thời gian : 1 phút Kiểm tra sĩ số của lớp. 2/.Kiểm tra bài cũ. Thời gian: 4 phút Hỏi: Vẽ sơ đồ khối và nêu chức năng các khối của phần phát thông tin. Gọi một học sinh lên bảng. Nhận xét và cho điểm 3/.Giảng bài mới. Thời gian: 36 phút Đặt vấn đề. Thời gian: 1 phút Trong đời sống chúng ta đẫ gặp và sử dụng máy tăng âm để khuyếch đại tín hiệu âm thanh ra loa, vậy máy tăng âm hoạt động theo nguyên tắc nào? Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu điều đó. Nội dung TG Hoạt động của giáo viên và học sinh I./ Khái niệm về máy tăng âm. 1. Khái niệm: Máy tăng âm là một thiết bị khuếch đại tín hiệu âm thanh. 2. Phân loại. - Theo chất lượng: Máy tăng âm thông thường và máy tăng âm chất lượng cao. - Theo công sất: May tăng âm công suất nhỏ, công suất vừa và công suất lớn. - Theo linh kiện: Máy tăng âm dung linh kiện rời rạc hoặc dùng IC. 5 I./ Hoạt động 1: Giới thiệu khái niệm về máy tăng âm. - GV yêu cầu một số học sinh lấy ví dụ về máy tăng âm ( máy tăng âm dung trong hội trường, trong rạp chiếu phim, trong phòng hát karaoke) - Từ ví dụ trên GV yêu cầu học sinh đưa ra khái niệm về máy tăng âm. - Giáo viên giới thiệu các loại máy tăng âm theo nội dung SGK. - Học sinh ghi lại những ý chính về khái niệm và phân loại máy tăng âm. II./ Sơ đồ khối và nguyên lý làm việc của máy tăng âm. 1. Sơ đồ khối. 2. Chức năng các khối. - Khối mạch vào: Tiếp nhận tín hiệu âm tần từ các nguồn khác nhaunhư micro, đĩa hát, băngđiều chỉnh tín hiệu đó cho phù hợp với máy. - Khối mạch tiền khuếch đại: Tín hiệu âm tần qua mạch vào có biên độ rất nhỏ, nên cần KĐ tới trị số nhất định. - Khối mạch âm sắc: Dùng để điều chỉnh độ trầm bổng của âm thanh theo sở thích người nghe. - Khối mạch khuếch đại trung gian: Tín hiệu ra từ mạch điều chỉnh âm săc còn yếu, cần phải khuếch đại tiếp qua mạch khuếch đại trung gian mới đử công suất kích cho tầgd khuếch đại công suất. - Khối mạch khuếch đại công suất: Có NV khuếch đại công suất âm tần đủ lớn để phát ra loa. - Khối nguồn nuôi: Cung cấp điện cho toàn bộ máy tăng âm. 10 II./ Hoạt động 2: Giới thiệu so đồ khối và nêu nguyên lý làm việc của máy tăng âm. - Giáo viên dung hình vẽ 18-2 trên giấy khổ lớn để giới thiệu sơ đồ khối của máy tăng âm sau đó giáo viên nêu chức năng, nhiệm vụ của các khối. - Học sinh vẽ lại sơ đồ khối vào vở và ghi tóm tắt lại chức năng của các khối. + Mạch vào: + Mạch tiền khuếch đại: + Mạch âm sắc: + Mạch khuyếch đại trung gian. + Mạch khuếch đại công suất: + Nguồn nuôi: - Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi trong SGK: Các mạch tiền khuếch đại, khuếch đại trung gian và khuếch đại công suất có điểm gì giống nhau về chức năng? III./ Nguyên lý hoạt động của khối khuếch đại công suất. 1./ Sơ đồ mạch. 2./ Nguyên lý làm việc: Khi chưa có tín hiệu vào cả hai tranzito đều khoá, tín hiệu ra bằng 0. Khi cóa tín hiệu vào: + Ở nửa chu kì đầu, điện thế điểm B dương, điểm C âm làm T1 dẫn T2 khoá có tín hiệu ra ở nửa trên N21 của biến áp BA2. + Ở nửa chu kì sau, điện thế điểm C dương, điểm B âm làm T2 dẫn T1 khoá có tín hiệu ra ở nửa dưới N22 của biến áp BA2. Như vậy cả hai nửa chu kỳ đều có tín hiệu được khuếch đại ra loa. 20 III./ Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của khối khuếch đại công suất. - Giáo viên vẽ sơ đồ mạch khuếch đại công suất đẩy kéo lên bảng cho học sinh quan sát sau đó nêu chức năng của các linh kiện trong mạch. - Học sinh quan sát hình vẽ, lắng nghe và ghi lại những nội dung chính về chức năng các linh kiện. - Giáo viên nêu hoạt động của mạch. + Ở nửa chu kì đầu, điện thế điểm B dương, điểm C âm làm T1 dẫn T2 khoá có tín hiệu ra ở nửa trên N21 của biến áp BA2. + Ở nửa chu kì sau, điện thế điểm C dương, điểm B âm làm T2 dẫn T1 khoá có tín hiệu ra ở nửa dưới N22 của biến áp BA2. - Học sinh lắng nghe và ghi lại những nội dung chính. IV./ Tổng kết, đánh giá . Thơì gian: 4 phút - Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi cuối bài trong SGK để hệ thống hoá và củng cố nội dung của bài. Câu 1: Xem phần 1 SGK. Câu 2: Mạch âm sắc quyết định độ trầm, bổng của âm thanh. mạch khuếch đại công suất quyết định cường độ của âm thanh. V/.Giao bài. Học sinh về đọc trước nội dung bài 19. VI/. Tự rút kinh nghiệm. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tổ trưởng bộ môn Giáo viên Trần Thị Lý Phùng Thị Tin

File đính kèm:

  • docBai 18May tang am.doc