Giáo án công tác ngoại khóa

A. Mục tiêu giáo dục.

+ Cho học sinh nhận thức được ý nghĩa quan trọng của vấn đề lập nghiệp đối với bản thân.

+ Cho học sinh hiểu dược rằng mình có quyền được lựa chon nghề nghiệp.

+ Nắm được kĩ năng cần thiết về tổ chức các hoạt động tìm hiểu ngành nghề, có kĩ năng biểu đạt ý kiến riêng của mình về vấn đề lập nghiệp.

+ Tôn trọng ý kiến của bạn, tự tin khi trình bày những quan điểm của mình.

B. Nội dung hoạt động.

+ Thảo luận chuyên đề “ Bạn nghĩ gì về vấn đề lập nghiệp?”

+ Thi tìm hiểu về các vấn đề có lien quan đến lập nghiệp.

C. Thời gian - địa điểm.

+ Thời gian: 14h đến 16h ngày 28 tháng 03 năm 2007.

+ Địa điểm: Phòng học.

D. Các hoạt động cụ thể: Có 4 hoạt động

I. Hoạt động 1: Thảo luận “ Bạn nghĩ gì về vấn đề lập nghiệp”.

1. Mục tiêu hoạt động:

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1088 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án công tác ngoại khóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: PTTH Lưu Văn Liệt GVHD: Phạm Thị Ngọc Tuyết Lớp: 10A3 SV: Trần Lâm Ngân MSSV: 1032228 Lớp: SP Lý tin K29 Trần Lâm Ngân GIÁO ÁN CÔNG TÁC NGOẠI KHÓA A. Mục tiêu giáo dục. + Cho học sinh nhận thức được ý nghĩa quan trọng của vấn đề lập nghiệp đối với bản thân. + Cho học sinh hiểu dược rằng mình có quyền được lựa chon nghề nghiệp. + Nắm được kĩ năng cần thiết về tổ chức các hoạt động tìm hiểu ngành nghề, có kĩ năng biểu đạt ý kiến riêng của mình về vấn đề lập nghiệp. + Tôn trọng ý kiến của bạn, tự tin khi trình bày những quan điểm của mình. B. Nội dung hoạt động. + Thảo luận chuyên đề “ Bạn nghĩ gì về vấn đề lập nghiệp?” + Thi tìm hiểu về các vấn đề có lien quan đến lập nghiệp. C. Thời gian - địa điểm. + Thời gian: 14h đến 16h ngày 28 tháng 03 năm 2007. + Địa điểm: Phòng học. D. Các hoạt động cụ thể: Có 4 hoạt động I. Hoạt động 1: Thảo luận “ Bạn nghĩ gì về vấn đề lập nghiệp”. 1. Mục tiêu hoạt động: + Cho học sinh nhận thức được ý nghĩa quan trọng của vấn đề lập nghiệp đối với bản thân. + Tôn trọng ý kiến của bạn, tự tin khi trình bày những quan điểm của mình. + Có kĩ năng biểu đạt ý kiến riêng của mình về vấn đề lập nghiệp. 2. Nội dung hoạt động. * Ý nghĩa của vấn đề lập nghiệp: - Lập nghiệp cho bản than là nhu cầu cho và nguyện vọng của thế hệ trẻ. - Lập nghiệp cho bản thân là phải biết lựa chọn ngành nghề trên cơ sở nhận thức của bản thân. - Lập nghiệp là vấn đề mà mọi người đều phải quan tâm, chú ý đến. - Lập nghiệp là tìm được việc làm ổn định cho bản than, nhờ đó làm giàu cho bản thân, cho gia đình và xã hội. * Vấn đề lập nghiệp gắn liền với việc rèn luyện năng lực bản thân. - Muốn có suy nghĩ đúng về vấn đề lập nghiệp, bản thân phải có đủ tri thức về ngành nghề lựa chọn. - Muốn lập nghiệp phải ra sức học tập, rèn luyện, trao dồi kiến thức, phát triển toàn diện cả về tinh thần lẫn thể lực để có đủ khả năng đáp ứng với nghề lựa chọn. * Vấn đề lập nghiệp gắn với quyền được lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai. - Mỗi người chúng ta ai cũng có những suy nghĩ cho tương lai của mình, ai cũng có quyền được lựa chọn ngành nghề cho mình. - Tốt nghiệp PTTH, tất cả chúng ta sẽ cân nhắc: sẽ chọn nghề gì cho cuộc sống tương lai? Có ba câu hỏi đặt ra cho bạn: Tôi thích nghề gì? Tôi thích nghề gì? Tôi được làm nghề gì? Và tôi được làm nghề gì?. Bạn hãy suy nghĩ để đưa ra quan điểm của mình. 3. Công tác chuẩn bị. * Giáo viên: + Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và các thành viên trong lớp để chuẩn bị nội dung + Gợi ý cho ban cán bộ lớp cùng giáo viên xây dựng nội dung. + Phân công cho học sinh chuẩn bị các nội dung trong chương trình: Chọn 2 MC dẫn chương trình, chọn thư kí * Học sinh: + Cán bộ lớp phổ biến yêu cầu, nội dung cho các tổ để chuẩn bị tiến hành. + Giao cho mỗi tổ cử 3, 4 người làm nòng cốt cho buổi thảo luận. + Chuẩn bị một vài bài hát nói về một số nghề trong xã hội: bài hát cá nhân và tập thể. 4. Tổ chức hoạt động. * Câu hỏi và bài tập thảo luận tổ: Câu1: Bạn đã suy nghĩ gì về vấn đề lập nghiệp của mình chưa? Hãy bày tỏ quan điểm của mình để các bạn cùng nghe và góp ý kiến. Câu 2: Theo bạn, học sinh lớp 10 có cần quan tâm đến vấn đề lập nghiệp không? Vì sao? Câu 3: Bạn biết gì về phong trào lập nghiệp của thanh niên hiện nay? Nguồn thông tin của bạn từ đâu mà có? Câu 4: Bước đầu lập nghiệp là chọn cho mình một nghề. Vậy theo bạn khi chọn nghề cho bản thân, chúng ta cần lưu ý những điểm gì? Câu 5: Có ý kiến cho rằng: “ nghề nghiệp cảu bản thân là do cha mẹ quyết định, miễn là có nhiều tiền”. Bạn suy nghĩ gì về ý kiến này? Câu 6: Theo điều 12 Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em nói rằng các em được bày tỏ ý kiến của mình về các vấn đề có liên quan đến trẻ. Hãy liên hệ thực tế xem học sinh đã thể hiện đựoc ý kiến của mình về vấn đề lựa chọn nghề nghiệp chưa? * Từng cá nhân phát biểu quan điểm của mình. Tất cả các ý kiến được tập hợp vào biên bản. Sau đó, tổ trưởng và thư kí làm báo cáo của tổ để nộp cho lớp. * Trên cơ sở các ý kiến, tổ cử đại diện để trao đổi thảo luận chung ở lớp. * Thảo luận chung ở lớp: + Hoạt động thứ 1: Mỗi tổ cử đại diện trình bày ý kiến của tổ mình. Lớp cùng nhau thảo luận làm sang tỏ vấn đề đã nêu. + Hoạt động thứ 2: Trình bày bài hát có liên quan đến nghề nghiệp trong xã hội mà học sinh biết. II. Hoạt động 2: Trò chởi ô chữ. III. Hoạt động 3: Thảo luận “ Tìm hiểu về các ngành nghề” Mục tiêu hoạt động: + Giúp học sinh hiểu biết một số ngành nghề mà bản thân học sinh đã định hướng cho tương lai. + Hình thành thái độ tích cực trong việc tìm hiểu ngành nghề phù hợp với bản thân. + Biết phân tích, so sánh tính chất, đặc điểm của ngành nghề khác nhau, tù đó định hướng cho việc chọn nghề cho bản thân. Nội dung hoạt động. * Ý nghĩa của việc tìm hiểu ngành nghề: + Hiểu biết các ngành nghề để từ đó chọn nghề cho bản thân. + Ý thức tự tìm hiểu các ngành nghề giúp học sinh chủ động, tự tin và nâng cao hiểu biết cho bản thân về nghề nghiệp trong xã hội. * Các ngành nghề trong xã hội: + Trong xã hội có nhiều nghề. Mỗi nghề có lĩnh vực chuyên môn khác nhau, do đó phải chọn lựa nghề cho phù hợp với bản thân. + Hướng phát triển của các ngành nghề hiện nay gắn liền với đặc điểm tình hình kinh tế xã hội của từng vùng. Cho nên phải có định hướng đúng đắn trong việc xác định nghề cho bản thân. * Nghề gắn với năng lực bản thân: + Mỗi nghề có những yêu cầu dặc điểm riêng Công tác chuẩn bị. Tổ chức hoạt động. IV. Hoạt động 4: Trò chơi đoán chữ. Vĩnh Long, ngày 16 tháng 03 năm 2007 Nhận xét giáo viên hướng dẫn Người soạn Phạm Thị Ngọc Tuyết Trần Lâm Ngân

File đính kèm:

  • docgiao an ngoai khoa.doc