I.Mục đích yêu cầu:
1. Về kiến thức:
- HS biết thế nào là một mệnh đề, mệnh đề phủ định, mệnh đề chứa biến. ký hiệu với mọi và ký hiệu tồn tại.
- Biết được mệnh đề kéo theo và mệnh đề tương đương. Điều kiện cần và điều kiện đủ, giả thiết và kết luận.
2. Về kỹ năng:
- Biết lấy ví dụ về mệnh đề, mệnh đề phủ định của một mệng đề, xác định được tính đúng sai của một mệnh đề trong những trường hợp đơn giản.
- Nêu được mệnh đề kéo theo và mệnh đề tương đương. Biết lập được mệnh đề đảo của một mệnh đề cho trước.
II. Phương pháp dạy học:
- Gợi mở, vấn đáp đan xen các hoạt động nhóm.
III. Tiến trình bài học: (2 tiết)
Tiết 1:
48 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 884 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án đại số 10 cơ bản trường THPT Nguyễn Công Trứ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I. MỆNH ĐỀ - TẬP HỢP
Tiết 1-2. §1. MỆNH ĐỀ
Soạn tháng 8/2009
I.Mục đích yêu cầu:
Về kiến thức:
- HS biết thế nào là một mệnh đề, mệnh đề phủ định, mệnh đề chứa biến. ký hiệu với mọi và ký hiệu tồn tại.
- Biết được mệnh đề kéo theo và mệnh đề tương đương. Điều kiện cần và điều kiện đủ, giả thiết và kết luận.
2. Về kỹ năng:
- Biết lấy ví dụ về mệnh đề, mệnh đề phủ định của một mệng đề, xác định được tính đúng sai của một mệnh đề trong những trường hợp đơn giản.
- Nêu được mệnh đề kéo theo và mệnh đề tương đương. Biết lập được mệnh đề đảo của một mệnh đề cho trước.
II. Phương pháp dạy học:
- Gợi mở, vấn đáp đan xen các hoạt động nhóm.
III. Tiến trình bài học: (2 tiết)
Tiết 1:
I. MỆNH ĐỀ. MỆNH ĐỀ CHỨA BIẾN:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: *GV: Nhìn vào hai bức tranh (SGK trang 4), hãy đọc và so sánh các câu bên trái và các câu bên phải.
Xét tính đúng, sai ở bức tranh bên trái.
Bức tranh bên phải các câu có cho ta tính đúng sai không?
*GV: Các câu bên trái là những khẳng định có tính đúng sai:
Phan-xi-păng là ngọn núi cao nhất Việt Nam là Đúng.
là Sai.
Các câu bên trái là những mệnh đề.
GV: Các câu bên phải không thể cho ta tính đúng hay sai và những câu này không là những mệnh đề.
*GV: Vậy mệnh đề là gì?
*GV: Phát phiếu học tập 1 cho các nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận đề tìm lời giải.
*GV: Gọi HS đại diện nhóm 1 trình bày lời giải.
*GV:Gọi HS nhóm 2 nhận xét và bổ sung thiếu sót (nếu có).
*GV: Nêu chú ý:
Các câu hỏi, câu cảm thán không là mệnh đề vì nó không khẳng định được tính đúng sai.
HĐ 2: Hình thành mệnh đề chứa biến thông qua các ví dụ.
*GV: Lấy ví dụ và yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời.
*GV: Với câu 1, nếu ta thay n bởi một số nguyên thì câu 1 có là mệnh đề không?
*GV: Hãy tìm hai giá trị nguyên của n để câu 1 nhận được một mệnh đề đúng và một mệnh đề sai.
*GV: Phân tích và hướng dẫn tương tự đối với câu 2.
*GV: Hai câu trên: Câu 1 và 2 là mệnh đề chứa biến
*HS: Quan sát tranh và suy nghĩ trả lời câu hỏi…
*HS: Rút ra khái niệm:
Mệnh đề là những khẳng định có tính đúng hoặc sai.
Một mệnh đề không thể vừa đúng, vừa sai.
*HS: Suy nghĩ và trình bày lời giải...
*HS: Nhận xét và bổ sung thiếu sót (nếu có).
*HS: Câu 1 và 2 không là mệnh đề vì ta chưa khẳng định được tính đúng sai.
*HS: Nếu ta thay n bởi một số nguyên thì câu 1 là một mệnh đề.
*HS: Suy nghĩ tìm hai số nguyên để câu 1 là một mệnh đề đúng, một mệnh đề sai.
Chẳng hạn:
Khi n = 3 thì câu 1 là một mệnh đề đúng.
Khi n = 6 thì câu 1 là một mệnh đề sai
II. PHỦ ĐỊNH CỦA MỘT MỆNH ĐỀ:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ 3: Xây dựng mệnh đề phủ định.
*GV: Lấy ví dụ để hình thành mệnh đề phủ định.
*GV: Theo em ai đúng, ai sai?
*GV: Nếu ta ký hiệu P là mệnh đề Minh nói.
Mệnh đề Hùng nói “không phải P” gọi là mệnh đề phủ định của P, ký hiệu:
*GV: Để phủ định một mệnh đề, ta thêm (hoặc bớt) từ “không” (hoặc từ “không phải”) vào trước vị ngữ của mệnh đề đó.
*GV: Chỉ ra mối liên hệ của hai mệnh đề P và ?
*GV: Lấy ví dụ và yêu cầu HS suy nghĩ tìm lời giải.
*GV: Gọi HS nhóm 3 trình bày lời giải, HS nhóm 4 và 5 nhận xét bổ sung (nếu có).
*GV: Cho điểm HS theo nhóm.
*HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi …
*HS: Chú ý theo dõi …
*HS: Nếu mệnh đề P thì và ngược lại.
*HS: Thảo luận theo nhóm tìm lời giải và ghi vào bảng phụ.
*HS: Trình bày lời giải …
*HS: Nhận xét lời giải và bổ sung thiếu sót (nếu có).
III. MỆNH ĐỀ KÉO THEO:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ 4: Hình thành và phát biểu mệnh đề kéo theo, chỉ ra tính đúng sai của mệnh đề kéo theo.
*GV: Cho HS xem SGK để rút ra khái niệm mệnh đề kéo theo.
*GV: Mệnh đề kéo theo ký hiệu:
GV: Mệnh đề còn được phát biểu là: “P kéo theo Q” hoặc “Từ P suy ra Q”
*GV: Nêu ví dụ và gọi một HS nhóm 6 nêu lời giải.
*GV: Gọi một HS nhóm 1 nhận xét, bổ sung (nếu có).
*GV: Bổ sung thiếu sót (nếu có) và cho điểm HS theo nhóm.
HĐ 5:
GV: Vậy mệnh đề sai khi nào? Và đúng khi nào?
HĐ 6:
*GV: Các định lí toán học là những mệnh đề đúng và thường phát biểu dưới dạng , ta nói:
P là giả thiếu, Q là kết luận của định lí, hoặc
P là điều kiện đủ để có Q hoặc
Q là điều kiện cần để có P.
GV: Phát phiếu HT 2 và yêu cầu HS các nhóm thảo luận tìm lời giả.
*GV: Gọi HS đại diện nhóm 3 trình bày lời giải.
*GV: Gọi HS nhóm 2 nhận xét và bổ sung thiếu sót (nếu có).
*GV: Bổ sung (nếu cần) và cho điểm HS theo nhóm.
*GV: Lấy ví dụ minh họa đối với những định lí không phát biểu dưới dạng “Nếu …thì ….”
*HS: Mệnh đề “ Nếu P thì Q” được gọi là mệnh đề kéo theo.
*HS: Phát biểu mệnh đề : “Nếu ABC là tam giác đều thì tam giác ABC có ba đường cao bằng nhau”
Mệnh đề là một mệnh đề đúng.
*HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi…
Mệnh đề chỉ sai khi P đúng và Q sai. Đúng trong các trường hợp còn lại.
*HS: Suy nghĩ và thảo luận theo nhóm để tìm lời giải.
*HS: Trình bày lời giải …
*HS: Nhận xét và bổ sung lời giải của bạn (nếu có).
*Củng cố:
Tiết 2:
IV. MỆNH ĐỀ ĐẢO – HAI MỆNH ĐỀ TƯƠNG ĐƯƠNG:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
TH: *GV nêu vấn đề bằng các ví dụ; giải quyết vấn đề qua các hoạt động:
HĐ 7:
*GV: Phát phiếu HT 1 và cho HS thảo luận để tìm lời giải theo nhóm sau đó gọi HS đại diện nhóm 6 trình bày lời giải.
*GV: Gọi HS nhóm 5 nhận xét và bổ sung thiếu sót (nếu có).
*GV: Bổ sung thiếu sót (nếu cần) và cho điểm HS theo nhóm.
*GV:- Mệnh đề được gọi là mệnh đề đảo của mệnh đề .
-Mệnh đề đảo của một mệnh đề không nhất thiết là đúng.
*HS: Thảo luận thoe nhóm để tìm lời giải…
*HS: Trình bày lời giải:
a):”Nếu ABC là một tam giác cân thì ABC là một tam giác đều”, đây là một mệnh đề sai.
b):”Nếu ABC là một tam giác có ba góc bằng nhau thì ABC là một tam giác đều”, đây là một mệnh đề đúng.
HĐ 8: Hình thành khái niệm hai mệnh đề tương đương.
*GV: Cho HS nghiên cứu ở SGK và hãy cho biết hai mệnh đề P và Q tương đương với nhau khi nào?
*GV: Nêu ký hiệu hai mệnh đề tương đương: PQ và nêu các cách đọc khác nhau:
+P tương đương Q;
+P là điều kiện cần và đủ để có Q, hoặc P khi và chỉ khi Q, …
*HS: Nhgiên cứu và trả lời câu hỏi: Nếu cả hai mệnh đề và đều đúng ta nói P và Q là hai mệnh đề tương đương.
V. KÝ HIỆU VÀ :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ 9: Dùng ký hiệu và để viết các mệnh đề và ngược lại thông qua các ví dụ:
*GV: Yêu cầu HS xem ví dụ 6 SGK trang 7 và xem cách viết gọn của nó.
*GV: Ngược lại, nếu ta có một mệnh đề viết dưới dạng ký hiệuthì ta cũng có thể phát biểu thành lời.
*GV: Lấy ví dụ áp dụng và yêu cầu HS phát biểu thành lời mệnh đề.
*GV:Gọi HS nhận xét và bổ sung (nếu cần).
*GV: Gọi 1 HS đọc nội dung ví dụ 7 SGK và yêu cầu HS cả lớp xem cách dùng ký hiệu để viết mệnh đề.
*GV: Lấy ví dụ để viết mệnh đề bằng cách dùng ký hiệu và yêu cầu HS viết mệnh đề bằng ký hiệu đó.
*GV: Nhận xét và bổ sung (nếu cần).
*HS: Suy nghĩ và tìm lời giải …
LG: Bình phương mọi số nguyên đều lớn hơn hoặc bằng không.
Đây là một mệnh đề đúng.
*HS: Suy nghĩ và viết mệnh đề bằng ký hiệu :
*HS: Nhận xét và bổ sung (nếu có)
HĐ 10: Lập mệnh đề phủ định của một mệnh đề có ký hiệu
*GV: Gọi HS nhắc lại mối liên hệ giữa mệnh đề P và mệnh đề phủ định của P là .
*GV: Yêu cầu HS xem nội dung ví dụ 8 trong SGK và GV viết mệnh đề P và lên bảng.
*GV: Yêu cầu HS dùng ký hiệu để viết 2 mệnh đề P và
*GV: Gọi HS nhận xét và bổ sung (nếu cần).
*GV: Phát phiếu HT 2 và cho HS thảo luận theo nhóm để tìm lời giải sau đó gọi một HS đại diện nhóm 2 trình bày lời giải.
*GV: Gọi HS nhận xét và bổ sung (nếu cần) rồi cho điểm HS theo nhóm.
*HS: Thảo luận theo nhóm để tìm lời giải.
*HS đại diện nhóm 2 trình bày lời giải…
*HS: Nhận xét và bổ sung (nếu có).
*Củng cố:
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 3: LUYỆN TẬP
Soạn tháng 8/2009
I.Mục tiệu:
1.Về kiến thức:
- Nắm được kiến thức cơ bản của: Mệnh đề, mệnh đề phủ định, mệnh đề chứa biến, mệnh đề kéo theo và mệnh đề tương đương.
2.Về kỹ năng:
- Biết áp dụng kiến thức cơ bản đã học vào giải toán, xét được tính đúng sai của mệnh đề, suy ra được mệnh đề đảo, mệnh đề phủ định của một mệnh đề, phát biểu được mệnh đề dưới dạng điều kiện cần, điều kiện đủ, điều kiện cần và đủ, sử dụng các ký hiệu để viết các mệnh đề và ngựoc lại.
II.Phương pháp dạy học:
Về cơ bản là gợi mở, vấn đáp và đan xen hoạt động nhóm.
III.Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Ôn tập kiến thức:
HĐTP1: Em hãy nhắc lại những kiến thức cơ bản về mệnh đề?(gọi HS đứng tại chổ trả lời)
-Nhận xét phần trả lời của bạn?
(đúng, có bổ sung gì?)
*GV: Tổng kết kiến thức bài mệnh đề
HĐTP 2:Để nắm vững về mệnh đề, mệnh đề chứa biến và tính đúng sai của mỗi mệnh đề, các em chia lớp thành 6 nhóm theo quy định để trao đổi và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau:
-Mời đại diện nhóm 1 giải thích?
-Mời HS nhóm 2 nhận xét về giải thích của bạn?
*GV: Nêu kết quả đúng
Nội dung:
1.a)Là mệnh đề; b)Là mđ chứa biến; c)là mệnh đề chứa biến; d) Là mệnh đề.
2.a)”1794 chia hết cho 3” là mệnh đề đúng; mệnh đề phủ định là:”1794 không chia hết cho 3”;
b)”là một số hữu tỉ” là mệnh đề sai; mệnh đề phủ định:
”không là một số hữu tỉ” ;
c)”là mệnh đề đúng; mệnh đề phủ định là:”.
d)””là mệnh đề sai; mệnh đề phủ định là”
*Học sinh trả lời.
*HS trao đổi để đưa ra câu hỏi theo từng nhómcác nhóm khác nhận xét lời giải .
HĐ2: Luyện tập và củng cố kiến thức.
-Các dạng bài tập cần quan tâm?
HĐTP1: (Bài tập về mệnh đề kéo theo và mệnh đề đảo)
Yêu cầu các nhóm thảo luận vào báo cáo.
Mời HS đại diện nhóm 3 nêu kết quả.
Mời HS nhóm 4 nhận xét về lời giải cảu bạn.
*GV ghi lời giải, chính xác hóa.
Nội dung:
a)Nếu a+b chia hết cho c thì a và b chia hết cho c.
Các số chia hết cho 5 đều có tận cùng bằng 0.
Tam giác có hai đường trung tuyến bằng nhau là tam giác cân.
Hai tam giác có diện tích bằng nhau thì bằng nhau.
b)-Điều kiện đủ để a +b chia hết cho c là a và b chia hết cho c.
-Điều kiện đủ để một số chia hết cho 5 là số đó có tận cùng bằng 0.
-Điều kiện đủ để một tam giác có hai đường trung tuyến bằng nhau là tam giác đó cân.
-Điều kiện đủ để hai tam giác có diện tích bằng nhau là chúng bằng nhau.
-Điều kiện cần để a và b chia hết cho c là a + b chia hết cho c
-Điều kiện cần để một số có tận cùng bằng 0 là số đó chia hết cho 5.
-Điều kiện cần để một tam giác là tam giác cân là hai đường trung tuyến của nó bằng nhau.
Điều kiện cần để hai tam giác bằng nhau là chúng có diện tích bằng nhau.
HĐTP 2: (Bài tập về sử dụng khái niệm “điều kiện cần và đủ”)
Tương tự ta phát biểu mệnh đề bằng cách sử dụng khái niệm”điều kiện cần và đủ”.
Hướng dẫn và nêu nhanh lời giải bài tập4
HĐTP 3(Bài tập về kí hiệu )
- bài tập 5 và yêu cầu các nhóm thảo luận và báo cáo. GV ghi lời giải từng nhóm trên bảng, cho HS sửa - lời giải chính xác.
*GV: Ngược lại với bài tập 6 là bài tập 6 (yêu cầu HS xem SGK)
*GV hướng dẫn giải câu 6a, b và yêu cầu HS về nhà làm tương tự đối với câu 6c, d.
HĐTP 4 (Bài tập về lập mệnh đề phủ định của một mệnh đề và xét tính đúng sai cảu mệnh đề đó)
- bài tập 7(SGK trang 10). Yêu cầu các nhóm thảo luận và cử đại diện báo cáo kết quả.
*GV: Ghi kết quả của các nhóm trên bảng và cho nhận xét.
*HS: Thảo luận theo nhóm và cử đại diện báo cáo kết quả.
*HS theo dõi bảng và nhận xét, ghi chép sửa sai.
*HS chú ý theo dõi và ghi chép.
*HS thảo luận theo nhóm và cử đại diện báo cáo.
*HS theo dõi bảng và nhận xét, ghi chép sửa chữa.
*Củng cố toàn bài và hướng dẫn học ở nhà
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 4: §2. TẬP HỢP
Soạn tháng 8/2009
I.Mục tiệu:
1.Về kiến thức: Hiểu được khái niệm tập hợp, tập hợp con, hai tập hợp bằng nhau.
2.Về kỹ năng:
- Sử dụng đúng các ký hiệu
- Biết cho tập hợp bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp hoặc chỉ ra tính chất đặc trưng của các phần tử của tập hợp đó.Vận dụng được các khái niệm tập hợp con, hai tập hợp bằng nhau vào giải bài tập.
II.Phương pháp dạy học:
- Về cơ bản là gợi mở, vấn đáp và đan xen hoạt động nhóm.
III.Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: (khái niệm tập hợp)
HĐTP1: (Hình thành khái niệm tập hợp và phần tử của tập hợp)
*GV: Ở lớp 6 các em đã được học về tập hợp và các ký hiệu. Để nhớ lại kiến thức mà các em đã học, hãy xem nội dung HĐ1 trong SGK và giải các câu đó theo yêu cầu đề ra.
Gọi một HS lên bảng trình bày lời giải.
Gọi HS nhận xét và bổ sung (nếu cần).
*GV nêu lời giải đúng.
Các em biết rằng tập hợp (còn gọi là tập) là một khái niệm cơ bản của toán học không định nghĩa.
-Ở lớp 6 ta đã biết, nếu ta cho trước một tập A. Để chỉ a là một phần tử của tập A, ta viết: , a không thuộc tập A, ta viết: (GV nêu cách đọc và ghi lên bảng)
HĐTP2: (Cách xác định tập hợp)
*GV yêu cầu HS xem nội dung HĐ2 trong SGK và suy nghĩ trả lời.
*GV gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần) và cho điểm.
*GV nêu cách xác định tập hợp và lấy ví dụ minh họa.
-Như đã biết để biểu diễn một tập hợp ta thường biễu diễn bằng hai cách:
+Liệt kê các phần tử ;
+Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó.
Để biểu diễn một tập hợp như đã biết là dùng 2 dấu móc nhọn
Để củng cố khắc sâu GV yêu cầu các em HS xem nội dung HĐ3 trong SGK và suy nghĩ trả lời.
(HĐ 3 đã cho tập hợp B dưới dạng chỉ ra tính chất đặc trưng của các phần tử của tập hợp B).
*GV gọi HS nhận xét và bổ sung (nếu cần)
Ngoài các cách xác định tập hợp trên ta còn biểu diễn tập hợp bằng cách sử dụng biểu đồ Ven (GV lấy ví dụ minh họa)
HĐTP 3:(Tập hợp rỗng)
*GV đưa ra câu hỏi: Thế nào là tập hợp rỗng? (vì học sinh đã được học ở lớp 6)
*GV cho HS xem nội dung HĐ4 trong SGK và suy nghĩ trả lời.
*GVgọi HS nhận xét và bổ sung (nếu cần)
Vậy với phương trình x2+x+1 =0 vô nghiệm ÞTập A không có phần tử nào Þ Một tập hợp không có phần tử nào được gọi là tập hợp rỗng, ký hiệu:
Vậy một tập hợp như thế nào thì không là tập hợp rỗng?
*GV viết ký hiệu vắn tắt lên bảng.
*HS chú ý theo dõi nội dung câu hỏi của HĐ1 và suy nghĩ trả lời.
*HS suy nghĩ và cho kết quả:
; .
*HS nhận xét và bổ sung, sửa chữa, ghi chép.
*HS chú ý theo dõi trên bảng…
*HS xem nội dung HĐ2 trong SGK và suy nghĩ trả lời…
*HS nhận xét, bổ sung và sửa chữa, ghi chép.
*HS chú ý theo dõi...
*HS xem nội dung HĐ3 trong SGK và suy nghĩ trả lời…
*HS chú ý theo dõi trên bảng…
*HS suy nghĩ và trả lời…
Tập hợp rỗng là tập hợp không có phần tử nào.
*HS xem nội dung HĐ4 trong SGK và suy nghĩ trả lời:
Tập hợp A đã cho là một tập hợp rông, vì phương trình x2 + x +1 =0 vô nghiệm.
HĐ 2: (Tập hợp con)
HĐTP1: (Củng cố lại kiến thức tập hợp con)
*GV cho HS xem nội dung HĐ5 trong SGK và suy nghĩ trả lời.
*GV nêu khái niệm tập hợp con của một tập hợp và viết tóm tắt lên bảng.
*GV Nhìn vào hình vẽ hãy cho biết tập M có là tập con của tập N không? Vì sao?
*GV giải thích và ghi ký hiệu lên bảng.
Từ khái niệm tập hợp con ta có các tính chất sau đây (GV yêu cầu HS xem tính chất ở SGK)
*HS xem nội dung HĐ 5 trong SGK và suy nghĩ trả lời …
*HS chú ý theo dõi trên bảng…
*HS suy nghĩ và trả lời …
Tập M không là tập con của tập N, vì mọi phần tử của tập M không nằm trong tập N.
*HS chú ý theo dõi trên bảng …
HĐ3: (Hai tập hợp bằng nhau)
HĐTP : (Hình thành khái niệm hai tập hợp bằng nhau)
*GV yêu cầu HS xem nội dung HĐ6 trong SGK và suy nghĩ trình bày lời giải.
Ta nói, hai tập hợp A và B trong HĐ 6 bằng nhau. Vậy thế nào là hai tập hợp bằng nhau?
*GV nêu khái niệm hai tập hợp bằng nhau.
*HS suy nghĩ và trình bày lời giải.
a)vì mọi phần tử thuộc A cũng thuộc B;
b)vì mọi phần tử thuộc B cũng thuộc A.
*HS suy nghĩ và trả lời…
*HS chú ý theo dõi…
*Củng cố (Hướng dẫn giải các bài tập 1, 2 và 3 trong SGK)
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 5. §3. CÁC PHÉP TOÁN TẬP HỢP.
Soạn tháng 8/2009
I.Mục tiêu:
1)Về kiến thức:
-Hiểu được các phép toán giao cảu hai tập hợp, hợp của hai tập hợp, phần bù của một tập con.
2)Về kỹ năng:
-Sử dụng đúng các ký hiệu:
-Thực hiện được các phép toán lấy giao của hai tập hợp, hợp của hai tập hợp, hiệu của hai tập hợp, phần bù của một tập con.. Biết dùng biểu đồ Ven để biễu diễn giao của hai tập hợp, hợp của hai tập hợp.
II.Phương pháp dạy học:
-Về cơ bản là gợi mở, vấn đáp và đan xen hoạt động nhóm.
III.Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: (Hình thành phép toán giao của hai tập hợp)
HĐTP:(Bài tập để hình thành phép toán giao của hai tập hợp)
*GV yêu cầu HS xem nội dung HĐ1 trong SGK (hoặc phát phiếu HT có nội dung tương tự) và thảo luận suy nghĩ, trả lời.
*GV gọi HS nhóm 1 trình bày lời giải và gọi HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu cần).
HĐTP2: (Khái niệm hiệu của hai tập hợp)
*GV vẽ hình và nêu khái niệm hiệu của hai tập hợp và ghi ký vắng tắt lên bảng
*GV lấy ví dụ minh họa và yêu cầu HS suy nghĩ trả lời…
*HS xem nội dung HĐ1 trong SGK và thảo luận suy nghĩ trình bày lời giải …
*HS nhận xét, bổ sung và sửa chữa, ghi chép.
*HS chú ý theo dõi trên bảng…
*HS suy nghĩ và trìnhbày lời giải…
HĐ2: (Phép toán hợp của hai tập hợp)
HĐTP1: (Hoạt động hình thành khái niệm phép toán hợp của hai tập hợp)
*GV yêu cầu HS xem nội dung HĐ 2 trong SGK và suy nghĩ trả lời.
*GV gọi 1 HS đứng tại chỗ trình bày
*GV nhận xét và bổ sung (nếu cần)
HĐTP2: (Khái niệm phép toán hợp của hai tập hợp)
Dựa và HĐ trên rút ra được hợp của hai tập hợp là gồm tất cả các phần tử chung và riêng của hai tập hợp.
*GV nêu khái niệm viết tóm tắt lên bảng.
*HS xem nội dung HĐ 2 trong SGK và suy nghĩ trả lời.
Chú ý theo dõi trên bảng…
HĐ3: (Hiệu và phần bù của hai tập hợp:
HĐTP1: (Hoạt động hình thành khái niệm hiệu của hai tập hợp)
*GV yêu cầu HS xem nội dung HĐ 3 trong SGK, thảo luận theo nhóm đã phân công và cử đại diện báo cáo.
Gọi HS nhận xét nếu cần (nếu cần)
Vậy tập hợp C các HS giỏi của lớp 10E không thuộc tổ 1 là:
Tập hợp C như trên được gọi là hiệu của A và B.
Vậy thế nào là hiệu của hai tập hợp A vàB
-Thông qua ví dụ trên ta thấy, tập C gồm các phần tử thuộc A nhưng không thuộc BÞKhái niệm hiệu của hai tập hợp A và B.
(*GV nêu khái niệm và vẽ hình viết tóm tắt lên bảng)
*HS xem nội dung HĐ3 trong SGK và thảo luận tìm lời giải.
*HS nhận xét, bổ sung và ghi chép, sửa chữa.
*HS chú ý theo dõi trên bảng…
*HS suy nghĩ và trả lời…
Hiệu của hai tập hợp A và B là gồm tất cả các phần tử thuộc A nhưng không thuộc B.
*HS chú ý theo dõi trên bảng…
HĐ4: (Giải các bài tập trong SGK)
HĐTP1: (Bài tập về xác định tập giao, hợp, hiệu của hai tập hợp)
*GV nêu đề bài tập 1 SGK trang 15 sau đó cho HS thảo luận tìm lời giải và gọi HS đại diện trình bày lời giải.
*GV nhận xét, bổ sung (nếu cần).
*GV nêu lời giải đúng.
HĐTP2: (Bài tập vẽ các tập giao, hợp, hiệu của hai tập hợp)
*GV yêu cầu HS xem nội dung bài tập 2 trong SGK .
*GV gọi 1 HS lên bảng vẽ hình.
Gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần)
*GV đưa ra hình ảnh đúng.
*HS xem nội dung bài tập 1 và thảo luận tìm lời giải…
*HS nhận xét, bổ sung và sửa chữa, ghi chép.
*HS trao đổi và rút ra kết quả:
*HS đọc đề và suy nghĩ vẽ hình.
*HS nhận xét, bổ sung vả sửa chữa, ghi chép…
*HS chú ý theo dõi trên bảng…
*Củng cố: (Nêu tóm tắt lý thuyết và hướng dẫn giải bài tập 3 và 4 trong SGK trang 15)
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 6. §4. CÁC TẬP HỢP SỐ
Soạn tháng 8/2009
I.Mục tiêu:
1)Về kiến thức:
-Nắm vững khái niệm khoản, đoạn, nửa khoảng.
2)Về kỹ năng:
-Tìm được hợp, giao, hiệu của các khoảng, đoạn và biểu diễn chúng trên trục số.
II.Phương pháp dạy học:
-Về cơ bản là gợi mở, vấn đáp và đan xen hoạt động nhóm.
III.Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: (Các tập hợp số đã học)
HĐTP(Giúp HS nhớ lại các tập hợp số đã học)
*GV nêu các câu hỏi để HS nhớ và nhắc lại được các tập hợp số đã học: .
-Hãy nêu các tập hợp số đã học?
-Tập hợp số tự nhiên? Ký hiệu?
-Tập hợp số nguyên? Ký hiệu?
-Tập hợp số hữu tỷ? Ký hiệu?
- Các số hữu tỷ được biểu diễn dưới dạng số thập phân gì?
- Nếu hai phân số cùng biểu diễn một số hữu tỉ khi và chỉ khi nào?
- Tập hợp các số không biểu được dưới dạng số thập phân hữu hạn hay vô hạn tuần hoàn, tức là các số biểu diễn được dưới dạng số thập phân vô hạn không tuần hoàn được gọi là tập hợp gì? Ký hiệu?
-Tập hợp số thực? Ký hiệu?
-Vẽ biểu đồ minh họa bao hàm các tập hợp đã cho.
*GV nhắc lại các tập hợp và ký hiệu của các tập hợp.
*HS suy nghĩ và trả lời…
-Tập hợp số tự nhiên là gồm các số 0; 1; 2; 3; …., ký hiệu:
Tập hợp các số nguyên gồm các sô …; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; …
Ký hiệu:
-Tập hợp các số hữu tỷ là gồm tất cả các số có dạng và ký hiệu: . Các số hữu tỷ được biễu diễn dưới dạng số thập phân hữu hạn hoặc thập phân vô hạn tuần hoàn.
-Hai phân số cùng biễu diễn một số hữu tỉ khi và chỉ khi ad = b.c.
Tập hợp các số biểu diễn dưới dạng số thập phân vô hạn không tuần hoàn được gọi là tập hợp các số vô tỷ, ký hiệu I.
-Tập hợp số thực là gồm tất cả các số hữu tỷ và vô tỷ, ký hiệu: .
HĐ2(Các tập hợp con thường gặp)
HĐTP (Các khoảng, đoạn, nửa khoảng và hình biểu diễn các đoạn, khoảng, nửa khoảng trên trục số)
*GV nêu các tập con của tập hợp các số thực: đoạn khoảng, nửa khoảng.
(*GV nêu và biểu diễn các tập con đó trên trục số)
HS chú ý theo dõi trên bảng và ghi chép…
HĐ3( Các bài tập về giao, hợp, hiệu của các khoảng, đoạn, nửa khoảng )
HĐTP1: (Bài tập về hợp của các đoạn, khoảng, nửa khoảng và biểu diễn trên trục số)
*GV yêu cầu HS xem nội dung bài tập 1 trong SGK và cho HS thảo luận tìm lời giải. GV gọi 4 HS đại diện 4 nhóm lên bảng trình bày lời giải.
*GV gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần).
*GV nêu lời giải chính xác.
HĐTP : (Bài tập về giao các đoạn, khoảng, nửa khoảng)
*GV yêu cầu HS xem nội dung bài tập 2 trong SGK và cho HS thảo luận tìm lời giải. GV gọi HS đại diện nhóm 5 và 6 lên bảng trình bày lời giải bài tập a) c).
*GV gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần).
*GV nêu lời giải chính xác.
HĐTP : (Bài tập về hiệu của các đoạn, khoảng, nửa khoảng)
*GV yêu cầu HS xem nội dung bài tập 3 trong SGK .
*GV hướng dẫn và trình bày lời giải bài tập 3a) và 3c) và yêu cầu HS về nhà làm các bài tập còn lại.
*HS xem nội dung bài tập 1 và thảo luận, suy nghĩ trình bày lời giải…
*HS nhận xét, bổ sung và ghi chép sửa chữa.
*HS trao đổi và rút ra kết quả:
a)[-3; 4]; b) [-1; 2];
c)(-2; +∞); d)[-1; 2).
Vậy hình biểu diển trên trục số
*HS xem nội dung bài tập 2 a) c) và thảo luận, suy nghĩ trình bày lời giải…
*HS nhận xét, bổ sung và ghi chép sửa chữa.
*HS trao đổi và rút ra kết quả:
a)[-1; 3];
c)
*HS chú ý theo dõi trên bảng và ghi chép, sửa chữa.
*Củng cố và hướng dẫn học ở nhà
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 7. §5. SỐ GẦN ĐÚNG VÀ SAI SỐ
Soạn tháng 8/2009
I.Mục tiêu:
1)Về kiến thức:
-Nhận thức được tầm quan trọng của số gần đúng , ý nghĩa của số gần đúng.
-Nắm được thế nào là sai số tuyệt đối, thế nào là sai số tương đối, độ chính xác của số gần đúng.
2)Về kĩ năng :
-Biết tính các sai số, biết cách quy tròn.
II.Phương pháp:
-Thực tiễn, gợi mở, phát vấn , giải quyết vấn đề và đan xen hoạt động nhóm.
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1:
Các em xem nội dung ví dụ 1 trong SGK , có nhận xét gì về kết quả trên.
*GV phân tích và nêu cáchtính diện tích của Nam và Minh.
*GV yêu cầu HS xem nội dung HĐ 1 trong SGK
Có nhận xét gì về các số liệu nói trên
HĐ2:
Trong quá trình tính toán và đo đạc thường khi ta được kết quả gần đúng. Sự chênh lệch giữa số gần đúng và số đúng dẫn đến khái niệm sai số.
Trong sai số ta có sai số tuyệt đối và sai số tương đối.
Gọi HS đọc đ/n sai số tuyệt đối.
Trên thực tế, nhiều khi ta không biết nên không thể tính được chính xác , mà ta có thể đánh giá không vượt quá một số dương d nào đó.
Vd1: = 2 ; giả sử giá trị gần đúng a = 1,41. Tìm ?
*Gv treo bảng phụ và kết luận
= = 0,01
Điều đó có kết luận gì ?
Nếu d thì có nhận xét gì với a
Ta quy ước = a d
Số d như thế nào để độ lệch của và a càng ít ?
Khi đó ta gọi số d là độ chính xác của số gần đúng.
HS trả lời H2 trong SGK trang25.
*GV nêu đề ví dụ:
Kết quả đo chiều cao một ngôi nhà được ghi là 15,5m 0,1m có nghĩa như thế nào ?
Trong hai phép đo của nhà thiên văn và phép đo của Nam trong ví dụ (trang 21 SGK), phép đo nào có độ chính xác cao hơn ?
Thoạt nhìn, ta thấy dường như phép đo của Nam có độ chính xác cao hơn của các nhà thiên văn.
Để so sánh độ chính xác của hai phép đo đạc hay tính toán, người ta đưa ra khái niệm sai số tương đối.
Gọi HS đọc đ/n SGK.
Từ định nghĩa sai số tương đối ta có nhận xét gì về độ chính xác của phép đo
Lưu ý: Ta thường viết sai số tương đối dưới dạng phần trăm.
Trở lại vấn đề đã nêu ở trên hãy tính sai số tương đối của các phép đo và so sánh độ chính xác của phép đo.
HĐ 3:
Đặt vấn đề về số quy tròn và nêu cách quy tròn của một số gần đúng đến một hàng nào đó. Dựa vào cách quy tròn hãy quy tròn các số sau. Tính sai số tuyệt đối
a) 542,34 đến hàng chục
b)2007,456 đến hàng phần trăm
Cho học sinh làm nhóm trên bảng phụ. Chọn đại diện nhóm trình bày. Lớp nhận xét.
*GV nhận xét cho điểm tốt từng nhóm.
Qua hai bài tập trên có nhận xét gì về sai số tuyệt đối ?
*GV treo bảng phụ ghi chú ý ở Sgk và giảng.
*HS xem nội dung và lời giải ví dụ 1 trong SGK
*HS tập trung l
File đính kèm:
- ĐẠI SỐ 10C1234 - 0910.doc