Giáo án Đại số 10 - Đỗ Văn Nhị - Bài 1: bảng phân bố tần số và tần suất

 I. MỤC TIÊU:

 1. Về kiến thức:

 Giúp cho HS nắm được:

 - Khái niệm tần số, tần suất, bảng phân bố tần số, tần suất.

 - Cách tìm tần số và tần suất của một bảng số liệu thống kê.

 2. Kĩ năng:

 - Rén luyện kĩ năng tính toán thông qua việc tìm tần số, tần suất.

 - Kĩ năng đọc và thiết lập bảng phân bố tấn số, tần suất ghép lớp.

 - Kĩ năng dự báo các tiêu chí, thông qua số liệu thống kê.

 3. Thái độ:

 - Thông qua khái niệm tần số, tần suất, HS liên hệ với nhiều bài toán thực tế và từ thực tế, có thể thiết lập một bài toán thống kê.

 - Hiểu rõ hơn vai trò của toán học trong đời sống.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên:

 - Chuẩn bị sẵn một số bảng trong SGK.

 - Chuẩn bị một số câu hỏi nhằm dẫn dắt HS trong thao tác này.

 2. Học sinh:

Cần ôn lại một số kiến thức về hàm số đã học ở lớp 7.

III. PHÂN PHỐI THỜI LƯỢNG:

 Bài này dạy trong 1 tiết.

 Bài tập phần này chủ yếu hướng dẫn HS về nhà.

IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 A. Đặt vấn đề:

Câu hỏi 1:

 1) Em hãy thống kê điểm các môn học của em trong 10 tuần đầu tiên.

 2) Xác định xem điểm số nào suất hiện nhiều nhất. Tính tỉ lệ phần trămmỗi điểm số xuất hiện.

 

doc5 trang | Chia sẻ: liennguyen452 | Lượt xem: 1055 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 10 - Đỗ Văn Nhị - Bài 1: bảng phân bố tần số và tần suất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG V: THỐNG KÊ BÀI 1: BẢNG PHÂN BỐ TẦN SỐ VÀ TẦN SUẤT TIẾT: 45 I. MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức: Giúp cho HS nắm được: - Khái niệm tần số, tần suất, bảng phân bố tần số, tần suất. - Cách tìm tần số và tần suất của một bảng số liệu thống kê. 2. Kĩ năng: - Rén luyện kĩ năng tính toán thông qua việc tìm tần số, tần suất. - Kĩ năng đọc và thiết lập bảng phân bố tấn số, tần suất ghép lớp. - Kĩ năng dự báo các tiêu chí, thông qua số liệu thống kê. 3. Thái độ: - Thông qua khái niệm tần số, tần suất, HS liên hệ với nhiều bài toán thực tế và từ thực tế, có thể thiết lập một bài toán thống kê. - Hiểu rõ hơn vai trò của toán học trong đời sống. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Chuẩn bị sẵn một số bảng trong SGK. - Chuẩn bị một số câu hỏi nhằm dẫn dắt HS trong thao tác này. 2. Học sinh: Cần ôn lại một số kiến thức về hàm số đã học ở lớp 7. III. PHÂN PHỐI THỜI LƯỢNG: Bài này dạy trong 1 tiết. Bài tập phần này chủ yếu hướng dẫn HS về nhà. IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: A. Đặt vấn đề: Câu hỏi 1: 1) Em hãy thống kê điểm các môn học của em trong 10 tuần đầu tiên. 2) Xác định xem điểm số nào suất hiện nhiều nhất. Tính tỉ lệ phần trămmỗi điểm số xuất hiện. Câu hỏi 2: Em hãy sắp xếp các điểm số theo thứ tự tăng dần. B. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1 I. ÔN TẬP: 1. Số liệu thống kê: GV nêu ví dụ 1 như trong SGK. GV đặt các câu hỏi như sau: H1: Dấu hiệu thống kê là gì? Hãy nêu dấu hiệu thống kê của ví dụ trên. H2: Số liệu thống kê là gì? Hãy nêu số liệu thống kê của ví dụ trên? H3: Trong bảng trên có bao nhiêu số liệu thống kê? H4: Số liệu thống kê nào xuất hiện nhiều nhất và ít nhât? HOẠT ĐỘNG 2 2.Tần số: GV trình bày như SGK và thực hiện theo các bước sau: Hoạt dộng của giáo viên Hoạt động của học sinh Câu hỏi 1: Bảng trên có bao nhiêu số liệu thống kê? Câu hỏi 2: Bảng trên có bao nhiêu giá trị của số liệu thống kê? Câu hỏi 3: Trong bảng trên hãy tìm số lần xuất hiện của mỗi giá trị? + Gợi ý trả lời câu hỏi 1: 31 số liệu. + Gợi ý trả lời câu hỏi 2: Có 5 giá trị: 25, 30, 35, 40, 40. + Gợi ý trả lời câu hỏi 3: Có 5 giá trị: 25: xuất hiện 4 lần. 30: xuất hiện 7 lần. 35: xuất hiện 9 lần. 40: xuất hiện 6 lần. 45: xuất hiện 5 lần. GV nêu định nghĩa: Số lần xuất hiện của mỗi số liệu gọi là tần số của số liệu đó. GV nêu kí hiệu: Nếu ta đặt : x1 = 25; x2 = 30; x3 = 35; x4 = 40; x5 = 45. Giá trị x1 = 25 xuất hiện 4 lần , ta gọi n1 = 4 là tần số của giá trị x1. Tương tự ta có: n2 = 7; n3 = 9; n4 = 6; n5 = 5. HOẠT ĐỘNG 3 II. TẦN SUẤT: GV nêu khái niệm tần suất như SGK. Sau đó đặt câu hỏi: H1:Hãy nêu khái niệm tần suất? H2: Hãy tính tần suất của x2, x3, x4, x5, trong ví dụ 1. Dựa vào các kết quả đã thu được hãy điền vào bảng sau: Năng suất lúa hè thu năm 1998 của 31 tỉnh từ Nghệ An trở vào: Năng suất lúa (tạ/ha) tần số Tần suất (%) 25 30 35 40 45 4 ... ... ... ... 12,9 ... ... ... ... Cộng ... ... Bảng 2 GV nêu bảng 2 phản ánh tình hình năng suất lúa của 31 tỉnh thành, được gọi là bảng phân bố tần số và tần suất ( rời rạc). HOẠT ĐỘNG 4 III. BẢNG PHÂN BỐ TẦN SỐ VÀ TẦN SUẤT GHÉP LỚP: GV nêu ví dụ 2 và treo bảng 3. Chiều cao của 36 học sinh (đơn vị cm) 158 152 156 158 168 160 170 166 161 160 172 173 150 167 165 163 158 162 169 159 163 164 161 160 164 159 163 155 163 165 154 161 164 151 164 152 GV nêu cách chia lớp. Lớp 1: [ 150; 156 ] Lớp 2: [ 156; 162 ] Lớp 3: [ 162; 168 ] Lớp 4: [ 168; 174]. Sau đó đặt câu hỏi cho HS: H 1: Hãy tìm các số liệu của mỗi lớp. - GV nêu khái niệm: Tần số của lớp, tần suất của lớp. H 2: Tính tần suất của mỗi lớp. - GV treo bảng 4 và cho HS điền vào chỗ trống: Lớp số đo chiều cao ( cm ) Tần số Tần suất ( % ) [150; 156 ] [156; 162 ] [ 162; 168] [168; 174 ] 6 ... ... ... 16,7 ... ... ... Cộng 36 100% Bảng 4 - GV nêu định nghiã: Bảng 4 được gọi là bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp. Nếu trong bảng bỏ đi cột tần số thì sẽ có bảng phân bố tần suất ghép lớp; Nếu bỏ đi cột tần suất thì có bảng phân bố tần số ghép lớp. - GV hướng dẫn HS thực hiện HĐ. - GV treo bảng 5: 81 37 74 65 31 63 58 82 67 77 63 46 30 53 73 51 44 52 92 93 53 85 77 47 42 57 57 85 55 64 Hãy lập bảng phân bố tần suất ghép lớp với các lớp như sau: [29,5; 40,5], [40,5; 51,5], [51,5; 62,5], [62,5; 73,5], [73,5;84,5], [84,5; 95,5] - GV dành 5’ cho HS làm bài và cho HS lên bảng điền vào chỗ trống trong bảng sau: \ Lớp tiền lãi ( nghìn đồng) Tần số T ần su ất (%) [29,5; 40,5] [40,5; 51,5] [51,5; 62,5] [62,5; 73,5] [73,5;84,5] [84,5; 95,5] 3 ... ... ... ... ... 10 ... ... ... ... ... Cộng ... 100% HƯỚNG DẪN BÀI TẬP SGK Bài 1: a) HS xem lại ví dụ , các khái niệm về bảng tần số, tần suất ghép lớp. Đáp án rút ra từ bảng tần số và tần suất (rời rạc) như sau: Tuổi thọ của 30 bóng đèn điện được thắp thử: Tuổi thọ (giờ) Tần số Tần suất (%) 1150 1160 1170 1180 1190 3 6 12 6 3 10 20 40 20 10 Cộng 30 100(%) b) Trong 30 bóng đèn đựoc thắp thử, ta thấy: Chiếm tỉ lệ thấp nhất (10%) là những bóng đèn có tuổi thọ 1150 giờ hoặc những bóng đèn có tuổi thọ 1190 giờ. Chiếm tỉ lệ cao nhât (40%) là những bóng đèn có tuổi thọ 1170 gioè. Phần đông (80%) các bóng đèn có tuổi thọ từ 1160 đến 1180 giờ. Bài 2: -HS xem lại khái niệm tần số và tần suất và bảng phân phối tần số và tần suất ghép lớp. a) Chiều dài 60 lá dương xỉ trưởng thành: Lớp chiều dài (cm) Tần suất (%) [10,20) [20,30) [30,40) [40,50) 13,3 30,0 40,0 16,7 Cộng 100(%) b) 43,3 %; 56,7 %. Bài 3: -HS xem lại khái niệm tần số, tần suất và bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp. Khối luợng của 30 củ khoai tây thu hoạch ở nông trươngT là: Lớp khối lượng (gam) Tần số Tần suất (%) [ 70;80 ) [ 80;90 ) [ 90;100 ) [100;110) [110;120) 3 6 12 6 3 10 20 40 20 10 Cộng 30 100% Bài 4: -HS xem lại khái niệm tần số, tần suất và bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp. a) Chiều cao của 35 cây bạch đàn Lớp chiều cao (cm) Tần suất (%) [ 6,5;7,0 ) [ 7,0;7,5 ) [ 7,5;8,0 ) [ 8,0;8,5 ) [ 8,5;9,0 ) [ 9,0;9,5 ) 5,7 11,4 25,7 31,4 17,2 8,6 Cộng 100% b) Trong 35 cây bạch đàn được khảo sát, chiếm tỉ lệ thấp nhất (5,7 %) là những cây có chiều cao từ 6,5 m đến 7,0 m, chiếm tỉ lệ cao nhất ( 31,4 %) là những cây có chiều cao từ 8m đến 8,5m, hầu hết ( 85,7 %) các cây bạch đàn có chiều cao từ 7m đến dưới 9m.

File đính kèm:

  • docbang phan bo tan so tan xuat.doc