Giáo án Đại số 10 năm học 2009- 2010 Tiết 1 Mệnh đề

I - Mục tiêu :

1. Kiến thức :

- Hs biết thế nào là một mệnh đề,mệnh đề chứa biến,mệnh đề phủ định, mệnh đề kéo theo, mệnh đề tương đương.Phân biệt được đk cần và đủ, đk cần, đk đủ.

- Biết kí hiệu phổ biến ()và kí hiệu ().

2. Kĩ năng :

- Biết lấy ví dụ về các mệnh đề, mệnh đề pủ định của một mệnh đề, xác định được tính đúng sai của các mệnh đề trong những trường hợp đơn giản.

- Nêu được ví dụ mệnh đề kéo theo và mệnh đề tương đương.

- Biết lập mệnh đề đảo của một mệnh đề cho trước.

3. Tư duy, thái độ :

- Rèn luyện tư duy lô gic

- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác

II - Chuẩn bị phương tiện dạy học :

- GV : soạn giáo án, đồ dùng dạy học, sgk, stk, phiếu học tập

- HS : Cần ôn lại một số kiến thức đã học ở lớp dưới, các định lí, các dấu hiệu chia hết, mang sgk, đồ dùng học tập

Phân phối thời lượng:

Bài này chia làm 2 tiết:

Tiết 1: Từ đầu đến hết III.

Tiết 2: Phần còn lại và hướng dẫn bài tập về nhà.

III - Phương pháp dạy học :

Cơ bản dùng phương pháp gợi mở vấn đáp thông qua các hoạt động điều khiển tư duy, đan xen hoạt động nhóm.

IV – Tiến trình bài học

1. Kiểm diện

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1043 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 10 năm học 2009- 2010 Tiết 1 Mệnh đề, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 14/08/2009 CHƯƠNG 1: MệNH Đề - TậP HợP Tiết 1: Đ1. MệNH Đề I - Mục tiêu : 1. Kiến thức : - Hs biết thế nào là một mệnh đề,mệnh đề chứa biến,mệnh đề phủ định, mệnh đề kéo theo, mệnh đề tương đương.Phân biệt được đk cần và đủ, đk cần, đk đủ. - Biết kí hiệu phổ biến ()và kí hiệu (). 2. Kĩ năng : - Biết lấy ví dụ về các mệnh đề, mệnh đề pủ định của một mệnh đề, xác định được tính đúng sai của các mệnh đề trong những trường hợp đơn giản. - Nêu được ví dụ mệnh đề kéo theo và mệnh đề tương đương. - Biết lập mệnh đề đảo của một mệnh đề cho trước. 3. Tư duy, thái độ : - Rèn luyện tư duy lô gic - Giáo dục tính cẩn thận, chính xác II - Chuẩn bị phương tiện dạy học : - GV : soạn giáo án, đồ dùng dạy học, sgk, stk, phiếu học tập … - HS : Cần ôn lại một số kiến thức đã học ở lớp dưới, các định lí, các dấu hiệu chia hết, mang sgk, đồ dùng học tập… Phân phối thời lượng: Bài này chia làm 2 tiết: Tiết 1: Từ đầu đến hết III. Tiết 2: Phần còn lại và hướng dẫn bài tập về nhà. III - Phương pháp dạy học : Cơ bản dùng phương pháp gợi mở vấn đáp thông qua các hoạt động điều khiển tư duy, đan xen hoạt động nhóm. IV – Tiến trình bài học Kiểm diện Nội dung bài học Hoạt động 1 I. Mệnh đề. Mệnh đề chứa biến 1. Mệnh đề " 1. Nhìn vào bức tranh ở trên, hãy đọc và so sánh các câu ở bên trái và bên phải. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Câu hỏi 1: Phan-xi-păng là ngọn núi cao nhất Việt Nam. Đúng hay sai? Gợi ý trả lời câu hỏi 1: Hs có thể trả lời hai khả năng: Đúng hoặc sai. Nhưng không thể vừa đúng vừa sai. Câu hỏi 2: p2 < 8,96. Đúng hay sai? GV: Gọi 2 học sinh trả lời. Gợi ý trả lời câu hỏi 2: Hs có thể trả lời 1 trong 2 hai phương án: Đúng hoặc sai. Kết quả: Đúng. Câu hỏi 3: Mệt quá, chị ơi mấy giờ rồi? Là câu có tính đúng - sai hay không? Gợi ý trả lời câu hỏi: Đây là câu nói thông thường không có tính đúng sai. Các câu bên trái là những khẳng định có tính đúng sai, các câu này được gọi là các mệnh đề. Các câu bên phải không thể nói là đúng hay sai, chúng không được gọi là các mệnh đề. Câu hỏi 4 : Em hiểu thế nào là một mệnh đề? Hs thực hiện yêu cầu Hai luật logic của mệnh đề (skg – 4 ) Câu hỏi 5 : Nêu ví dụ về những câu là mệnh đề và những câu không là mệnh đề? Hs thực hiện yêu cầu 2. Mệnh đề chứa biến Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Câu hỏi 1: Xét câu "n chia hết cho 3". Đã khẳng định được tính đúng sai của câu trên chưa ? Gợi ý trả lời câu hỏi 1: Chưa khẳng định đực tính đúng sai của câu trên Câu hỏi 2: Khi cho n các giá trị cụ thể với hãy xét tính đúng sai của nó VD với n = 4, n = 15 Gợi ý trả lời câu hỏi 2: Với n = 4 ta được mệnh đề "4 chia hết cho 3" (sai). Với n = 15 ta được mệnh đề "15 chia hết cho 3" (đúng). Câu hỏi 3: Tương tự xét câu “2 + n = 5 Hãy tìm một giá trị của n để ta nhận được một khẳng định đúng và một giá trị của n để ta nhận được một khẳng định sai? Hs thực hiện yêu cầu. Hai câu trên là những ví dụ về mệnh đề chứa biến. Câu hỏi 4 :Hãy so sánh mệnh đề và mệnh đề chứa biến? Có thể hiểu mệnh đề chứa biến là một câu chứa biến, với mỗi giá trị của biến thuộc một tập nào đó, ta được 1 mệnh đề GV lấy thêm VD về mệnh đề chứa biến. Mệnh đề Mệnh đề chứa biến Giống Tính đúng sai Khác Khẳng định được ngay tính đúng ,sai Với mỗi giá trị của biến ,ta được một mệnh đề Câu hỏi 5: " 3. Xét câu "x > 3". hãy tìm hai giá trị của x để từ câu đã cho, nhận được một mệnh đề đúng và một mệnh đề sai. Hs thực hiện yêu cầu. Câu hỏi 6: Nêu ví dụ về những câu là mệnh đề và những câu không là mệnh đề? ( GV gợi ý các VD quen thuộc của mệnh đề chứa biến là phương trình và bất pt). Hs thực hiện yêu cầu Củng cố khái niệm mệnh đề, mệnh đề chứa biến thông qua bài tập 1 (Sgk – 9) Trong các câu sau câu nào là mệnh đề, câu nào là mệnh đề chứa biến? a.3 + 2 = 7 c.x + y > 1 b.4 + x = 3 d.2 -<0 Gợi ý trả lời bài 1: Các câu ý a,d là mệnh đề. Các câu ý b, c là mệnh đề chứa biến. Hoạt động 2 II. Phủ định của một mệnh đề GV phân tích các ví dụ 1 và 2 (sgk – 5) từ đó đưa ra khái niệm mệnh đề phủ định của một mệnh đề. GV: Nêu những dạng phát biểu khác nhau về mệnh đề phủ định. Chẳng hạn P: "5 là số nguyên tố" thì : "5 không là số nguyên tố". Chú ý: Số nguyên tố và hợp số không là phủ định của nhau, vì hai tập hợp số này đều không có số 1. Cũng như vậy đối với số dương và số âm vì hai tập hợp số này đều không chứa phần tử 0. Bản chất của P và là những câu khẳng định trái ngược nhau, nhưng phải thoả mãn tính chất: đúng khi P sai. sai khi P đúng. Ví dụ: Hai mệnh đề P: "7 ạ 5" và Q: "7 > 5" có thể hiểu là khẳng định trái ngược nhau, nhưng không là phủ định của nhau vì P và Q đều đúng. " 4. (sgk – 6) GV: Thực hiện câu hỏi, thao tác này trong 5'. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Câu hỏi 1: Hãy phủ định mệnh đề P. * Giáo viên gọi một HS trả lời. Gợi ý trả lời câu hỏi 1: : "p là một số vô tỉ". Câu hỏi 2: Mệnh đề P đúng hay sai? Gợi ý trả lời câu hỏi 2: P là mệnh đề sai. Câu hỏi 3: Mệnh đề đúng hay sai? Gợi ý trả lời câu hỏi 3: Đúng. Vì P sai. Câu hỏi 4: Hãy làm tương tự đối với mệnh đề Q. Gợi ý trả lời câu hỏi 4: : "Tổng hai cạnh của một tam giác nhỏ hơn cạnh thứ ba". Đây là mệnh đề sai vì Q là mệnh đề đúng. Hoạt động 3 III. Mệnh đề kéo theo GV phân tích ví dụ 3 và lấy thêm ví dụ các mệnh đề có dạng “nếu P thì Q” từ đó dẫn tới khái niệm mệnh đề kéo theo. Mệnh đề "Nếu P thì Q" được gọi là mệnh đề kéo theo, và kí hiệu là P ị Q. Mệnh đề P ị Q còn được phát biểu là "P kéo theo Q" hoặc "Từ P suy ra Q". " 5. (sgk – 6) GV: Thực hiện câu hỏi, thao tác này trong 3'. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Câu hỏi 1: Hãy phát biểu mệnh đề kéo theo P ị Q. Gợi ý trả lời câu hỏi 1: Khi gió mùa đông bắc về trời sẽ trở lạnh. Câu hỏi 2: Hãy phát biểu mệnh đề trên theo một cách khác. Gợi ý trả lời câu hỏi 2: Nếu gió mùa đông bắc về thì trời trở lạnh. Mệnh đề P ị Q chỉ sai khi P đúng và Q sai. Như vậy, ta chỉ cần xét tính đúng sai của mệnh đề P ị Q khi P đúng. Khi đó, nếu Q đúng thì P ị Q đúng, nếu Q sai thì P ị Q sai. Ví dụ 4: Mệnh đề "-3 < -2 ị 9 < 4" sai. Mệnh đề " < 2 ị 3 < 4" đúng. *) Điều kiện cần, điều kiện đủ (sgk – 6) GV: Cho học sinh phát biểu một vài định lý đã học. Hãy xác định P và Q và cho HS tìm điều kiện cần để có Q, điều kiện đủ để có P. GV thực hiện câu hỏi, thao tác này trong 4'. Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh Câu hỏi 1: Hãy phát biểu một định lý đã học. Gợi ý trả lời câu hỏi 1: Đây là câu hỏi mở, có nhiều đáp số. Học sinh có thể chọn một trong các định lí đã học ở lớp 9. Chẳng hạn: Nếu một tứ giác nội tiếp trong đường tròn thì tổng hai góc đối bằng 1800. Câu hỏi 2: Hãy xác định P và Q. Gợi ý trả lời câu hỏi 2: P: "Tứ giác nội tiếp"; Q: "Tổng hai góc đối bằng 1800". Câu hỏi 3: Hãy phát biểu mệnh đề Q ị P. Gợi ý trả lời câu hỏi: Nếu một tứ tổng hai góc đối bằng 1800 thì giác nội tiếp trong đường tròn. " 6. (sgk – 7) Hoạt động này nhằm củng cố thêm mệnh đề kéo theo, đồng thời củng cố khái niệm định lý, điều kiện cần, điều kiện đủ, điều kiện cần và đủ. GV thực hiện câu hỏi, thao tác này trong 4'. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Câu hỏi 1: Phát biểu định lý dưới dạng P ị Q. Gợi ý trả lời câu hỏi 1: Nếu tam giác ABC có hai góc bằng 600 thì tam giác đó là một tam giác đều. Câu hỏi 2: Nêu giả thiết và kết luận của định lý dưới dạng điều kiện cần và điều kiện đủ. Gợi ý trả lời câu hỏi 2: GT: Tam giác ABC có . KL: Tam giác ABC. Củng cố : GV tóm tắt lại bài học : Hai luật logic của mệnh đề, mệnh đề chứa biến, mệnh đề kéo theo; Cách phủ định một mệnh đề, lập mệnh đề đảo, xét tính đúng sai của các mệnh đề. BTVN : 1, 2 ,3(sgk -9) Hướng dẫn bài về nhà: Bài 1, 2 dựa theo định nghĩa và những kiến thức đã học Bài 3 : Xác định các mệnh đề P, Q trong các mệnh đề đã cho rồi phát biểu lại dưới dạng đk cần, đk đủ và lập mệnh đề đảo. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docT1.doc
Giáo án liên quan