I - Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Hiểu được kí hiệu và mối quan hệ giữa các tập hợp đó
- Nắn vững các khái niệm khoảng, đoạn, nửa khoảng
2. Kĩ năng : rèn luyện cho hs
Biết tìm giao ,hiệu của các khoảng ,đoạn và biểu diễn trên trục số
3. Tư duy, thái độ :
- Rèn luyện tư duy lô gic
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác
II - Chuẩn bị phương tiện dạy học :
- GV : soạn giáo án, đồ dùng dạy học, sgk, stk, phiếu học tập
- HS : Học bài cũ, làm bt, mang sgk, đồ dùng học tập
III - Phương pháp dạy học :
Cơ bản dùng phương pháp gợi mở vấn đáp thông qua các hoạt động điều khiển tư duy.
IV – Tiến trình bài học
1. Kiểm diện
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1. Hãy lấy ví dụ về hai tập hợp các số thực mà có giao.
Câu hỏi 2. Cho A = [1, 3); B = (m, 5). Xác định m để A B .
Câu hỏi 3. Cho A, ở trên. Tuỳ theo m hãy xác định A \ B.
3. Bài mới
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 940 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 10 năm học 2009- 2010 Tiết 7 Các tập hợp số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 19/08/2009
Tiết 7: Đ 4. Các tập hợp số
I - Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Hiểu được kí hiệu và mối quan hệ giữa các tập hợp đó
- Nắn vững các khái niệm khoảng, đoạn, nửa khoảng
2. Kĩ năng : rèn luyện cho hs
Biết tìm giao ,hiệu của các khoảng ,đoạn và biểu diễn trên trục số
3. Tư duy, thái độ :
- Rèn luyện tư duy lô gic
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác
II - Chuẩn bị phương tiện dạy học :
- GV : soạn giáo án, đồ dùng dạy học, sgk, stk, phiếu học tập …
- HS : Học bài cũ, làm bt, mang sgk, đồ dùng học tập…
III - Phương pháp dạy học :
Cơ bản dùng phương pháp gợi mở vấn đáp thông qua các hoạt động điều khiển tư duy.
IV – Tiến trình bài học
Kiểm diện
Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1. Hãy lấy ví dụ về hai tập hợp các số thực mà có giao.
Câu hỏi 2. Cho A = [1, 3); B = (m, 5). Xác định m để A ầ B ạ ặ.
Câu hỏi 3. Cho A, ở trên. Tuỳ theo m hãy xác định A \ B.
Bài mới
Hoạt động 1
I. Các tập hợp số đã học
". Biểu đồ minh hoạ quan hệ bao hàm của các tập hợp số đã học.
GV: Treo bảng vẽ sẵn lên bảng rồi phân tích về các tập lồng nhau:
N* è N è Z è Q è R.
1. Tập hợp các số tự nhiên N
N = {0, 1, 2, 3, …}; N* = (1, 2, 3,…).
GV: Cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm sau đây:
Hãy điền đúng sai vào các câu sau đây:
(a) Tập N* là tập con của tập N Đúng Ê Sai Ê
(b) (a) Tập Nlà tập con của tập N* Đúng Ê Sai Ê
(a) Tập A = {0, 7, 15} là tập con của tập N Đúng Ê Sai Ê
(a) Tập B = {0, 7, 15} là tập con của tập N* Đúng Ê Sai Ê
GV: Thực hiện câu hỏi, thao tác này trong 4':
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Câu hỏi 1
Mọi phần tử của N* có là phần tử của N hay không? Từ đó trả lời (a).
Gợi ý trả lời câu hỏi 1
Phải. Đáp. đúng.
Câu hỏi 2:
Mọi phần tử của N có là phần tử của N* hay không? Từ đó trả lời (b).
Gợi ý trả lời câu hỏi 2
Không. Chẳng hạn phần tử 0.
Đáp. S
Câu hỏi 3
Mọi phần tử của A có là phần tử của N hay không? Từ đó trả lời (c)
Gợi ý trả lời câu hỏi 3
Phải. Đáp. đúng
Câu hỏi 4
Mọi phần tử của B có là phần tử của N* hay không? Từ đó trả lời (c)
Gợi ý trả lời câu hỏi 4
Không. Chẳng hạn phần tử 0.
2. Tập hợp các số nguyên Z
Z = {…, -3, -2, -1, 0, 1, 2, 3,…}.
Các số -1, -2, -3,… là các số nguyên âm.
Vậy Zgồm các số tự nhiên và các số nguyên âm.
GV: Cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm sau đây:
Chọn câu trả lời sai trong các câu trả lời sau đây:
(a) "x ẻ Nthì x ẻ Z;
(b) "x ẻ N* thì x ẻ Z;
(c) "x ẻ Z luôn tồn tại x' ẻ Z sao cho x + x' = 0.
(d) Cả ba câu trên đều sai.
Đáp. Chọn (d).
3. Tập hợp các số hữu tỉ Q
Số hữu tỉ biểu diễn dưới dạng một phân số , trong đó a, b ẻ Z, b ạ 0. Hai phân số và biểu diễn cùng một số hữu tỉ khi và chỉ khi ad = bc.
Số hữu tỉ cũng biểu diễn được dưới dạng số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn.
Ví dụ 1: ;
GV: Cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm sau đây:
Chọn câu trả lời đúng trong các câu trả lời sau đây:
(a) Cho a, b là những số nguyên, khi đó luôn là số hữu tỉ.
(b) Cho a, b khác không là những số nguyên, khi đó luôn là số hữu tỉ.
(c) Cho a, b khác không là những số nguyên, khi đó luôn là những số nguyên.
(d) Cả ba câu trên đều sai.
Đáp. Chọn (b).
4. Tập hợp các số thực R
Tập hợp các số thực gồm các số thập phân hữu hạn, vô hạn tuần hoàn và vô hạn không tuần hoàn. Các số thập phân vô hạn không tuần hoàn gọi là số vô tỉ.
Ví dụ 2. a = 0,101101110… (số chữ số 1 sau mỗi chữ số 0 tăng dần) là một số vô tỉ.
Tập hợp c ác số thực gồm các số hữu tỉ và các số vô tỉ.
Mỗi số thực được biểu diễn bởi một điểm trên trục số và ngược lại (h.10).
2
-2
-1
1
0
x
GV: Cho HS làm bài tập trắc nghiệm sau đây:
Chọn câu trả lời đúng trong các câu trả lời sau đây:
(a) Mọi số vô tỉ bao giờ cũng tồn tại số đối của nó là số hữu tỉ;
(b) Tập Q là tập con của tập các số vô tỉ.
(c) Tập các số vô tỉ là tập con của tập Q.
(d) Cả ba câu trên đều sai.
Đáp. Chọn (d).
Hoạt động 2
II. Các tập hợp con thường dùng của R
Trong Toán học ta thường gặp những tập hợp con sau đây của tập hợp các số thực R(h.11).
Khoảng:
(a; b = {x ẻ R | a < x < b}
(a; +Ơ) = {x ẻ R | a < x}
(-Ơ; b) = {x ẻ R | x < b}
Đoạn: [a; b] = {x ẻ R| a Ê x Ê b}.
Nửa khoảng
[a; b) = {x ẻ R| a Ê x < b}
(a; b] = {x ẻ R| a < x Ê b}
[a; +Ơ) = {x ẻ R| a Ê x}
(-Ơ; b] = {x ẻ R| x Ê b}.
Kí hiệu +Ơ đọc là dương vô cực (hoặc dương vô cùng), kí hiệu -Ơ đọc là âm vô cực (hoặc âm vô cùng).
Ta có thể viết R = (-Ơ; +Ơ) và gọi là khoảng (-Ơ; +Ơ). Vậy -Ơ < x < +Ơ với mọi x ẻ R.
Chú ý: Khi thực hiện hoạt động này giáo viên không được dùng những từ: Khoảng đóng, khoảng mở để thay cho đoạn hay nửa khoảng.
GV cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm sau đây nhằm củng cố kiến thức:
Chọn câu trả lời đúng trong các câu trả lời sau đây:
(a) [a, b] è (a, b]; (b) [a, b) è (a, b];
(c) [a, b) è (a, b];
(d) (a, b} và {a, b] đều là tập con của tập [a, b].
Đáp. Chọn (d)
Củng cố
- GV tóm tăt lại bài học : các tập hợp số, các tập con của tập hợp số thực, biểu diễn trên trục số.
- BTVN: Bài 1,2,3(sgk – 18)
Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- t7.doc