A - MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG
Về kiến thức
- Nhận biết được các khái niệm: Tần số, tần suất, bảng phân bố tần số – tần xuất, bảng phân bố tần số – tần suất ghép lớp.
- Hiểu được nội dung các biểu đồ tần số, tần suất hình cột, biểu đồ tần suất hình quạt, đường gấp khúc tần số, tần suất.
- Hiểu và nhớ được các công thức tính số trung bình, số trung vị, mốt, phương sai và độ lệch chuẩn của mẫu số liệu.
Về kĩ năng
- Biết trình bày một mẫu số liệu dưới dạng một bảng phân bố tần số – tần suất hay bảng phân bố tần số – tần suất ghép lớp (cho trước cách ghép lớp).
- Biết vẽ các biểu đồ tần số – tần suất hình cột, biểu đồ tần suất hình quạt, đường gấp khúc tần số – tần suất.
- Biết tính số trung bình, số trung vị, mốt, phương sai và độ lệch chuẩn.
16 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 985 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 10 nâng cao Chương V Thống Kê, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương V
ThốNG KÊ
A - Mục tiêu của chương
Về kiến thức
Nhận biết được các khái niệm: Tần số, tần suất, bảng phân bố tần số – tần xuất, bảng phân bố tần số – tần suất ghép lớp.
Hiểu được nội dung các biểu đồ tần số, tần suất hình cột, biểu đồ tần suất hình quạt, đường gấp khúc tần số, tần suất.
Hiểu và nhớ được các công thức tính số trung bình, số trung vị, mốt, phương sai và độ lệch chuẩn của mẫu số liệu.
Về kĩ năng
Biết trình bày một mẫu số liệu dưới dạng một bảng phân bố tần số – tần suất hay bảng phân bố tần số – tần suất ghép lớp (cho trước cách ghép lớp).
Biết vẽ các biểu đồ tần số – tần suất hình cột, biểu đồ tần suất hình quạt, đường gấp khúc tần số – tần suất.
Biết tính số trung bình, số trung vị, mốt, phương sai và độ lệch chuẩn.
Ngày soạn: 2 - 3 - 2007.
Tiết 66: Đ1 Một số khái niệm mở đầu (1 tiết)
Lớp 10A 3 - Giảng thứ . . . ngày. . . . Sỹ số: . . . . . . . . . . .
Lớp 10A 4 - Giảng thứ . . . ngày. . . . Sỹ số:. . . . . . . . . . .
Lớp 10A 5 - Giảng thứ . . . ngày. . . . Sỹ số: . . . . . . . . . . .
I - Mục tiêu
Về kiến thức
Hiểu được các khái niệm: Thông tin được biểu diễn dưới dạng số liệu. Việc phân tích các số liệu từ các cuộc khảo sát điều tra sẽ cho ta nhìn sự việc một cách chuẩn xác và khoa học.
Hiểu được khái niệm đơn vị điều tra, dấu hiệu, mẫu, mẫu số liệu, kích thước mẫu và điều tra mẫu.
2. Về kĩ năng
Biết cách tiến hành thu thập số liệu, tiến hành một cuộc điều tra nhỏ.
Biết lập bảng số liệu điều tra.
3 . Về thái độ
Thấy được tầm quan trọng của Thống kê trong trong nhiều lĩnh vực hoạt động của con người, sự cần thiết phải trang bị các kiến thức thống kê cơ bản cho mọi lực lượng lao động, đặc biệt cho các nhà quản lí và hoạch định chính sách.
II - Phương tiện dạy học
Sách giáo khoa. Một số tờ báo có chứa số liệu thống kê.
Máy tính điện tử fx - 500MS , fx - 570 MS hoặc máy tương đương.
III - Tiến trình bài học
ổn định lớp
Kiểm điểm sỹ số của lớp:
Phân chia nhóm học tập, giao nhiệm vụ cho nhóm: Chia lớp thành các nhóm học tập theo vị trí bàn ngồi học.
Bài mới
1 – Thống kê là gì ?
Hoạt động 1: Thông tin dưới dạng số liệu
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Đọc báo để tìm thông tin dưới dạng số liệu.
- Tìm ví dụ về dạng thông tin dưới dạng số liệu đã gặp trong cuộc sống.
Cho một số học sinh quan sát một bài báo có số liệu thống kê và phát vấn:
Hãy chỉ ra các thông tin dưới dạng số liệu mà em đọc được trên tờ báo đó ?
Hãy nêu một số ví dụ về thông tin dưới dạng số liệu mà em đã gặp trong thực tiễn.
Hoạt động 2:
Trả lời câu hỏi: Thống kê là gì ?
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Đọc và nghiên cứu mục 1:
Thống kê là gì ?
- Trả lời được: Thống kê là khoa học về các phương pháp thu thập, tổ chức, trình bày, phân tích và xử lí số liệu.
- Tổ chức cho học sinh đọc và nghiên cứu sách giáo khoa phần: Thống kê là gì ?
- Phát vấn: Thống kê là gì ?
2 - Mẫu số liệu
Hoạt động 3: Mộu số liệu, kích thước mẫu.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Đọc và nghiên cứu ví dụ của SGK.
- Trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Tổ chức cho học sinh đọc và nghiên cứu ví dụ của SGK.
- Phát vấn:
+ Trong ví dụ hãy nêu: Dấu hiệu X, đơn vị điều tra.
+ Thế nào là một mẫu ? Kích thước của mẫu ? Mẫu số liệu ? Dãy số liệu ? Bảng số liệu ? Điều tra toàn bộ ? Điều tra mẫu ?
Hoạt động 4: Điều tra toàn bộ và điều tra mẫu.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Trả lời được: Không thể được vì đơn vị điều tra bị phá huỷ.
- Hiểu được: Điều tra toàn bộ nhiêud khi không khả thi. Chỉ điều tra mẫu và xử lí mẫu số liệu thu được.
Dùng hoạt động 1 của sách giáo khoa.
Người điều tra phải kiểm định chất lượng các hộp sữa của một nàh máy chế biến sữa bằng cách mở hộp sữa để điều tra. Có thể điều tra toàn bộ hay không ?
Hoạt động 5: Củng cố.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Thực hiện nhiệm vụ được giao theo nhóm.
- Cử đại diện báo cáo kết quả.
Phân công hoạt động theo nhóm mỗi nhóm một trong hai nhiệm vụ sau:
- Thống kê về điểm TBM của các môn học của học kì 1.
- Thống kê về chiều cao của các thành viên trong tổ.
- Báo cáo kết quả theo nhóm.
Bài tập về nhà: 1, 2 trang 161.
Ngày soạn: 2 - 3 - 2007.
Tiết 67 - 68 Đ2 Trình bày một mẫu số liệu (2 tiết)
Lớp 10A 3 - Giảng thứ . . . ngày. . . . Sỹ số: . . . . . . . . . . .
Lớp 10A 4 - Giảng thứ . . . ngày. . . . Sỹ số:. . . . . . . . . . .
Lớp 10A 5 - Giảng thứ . . . ngày. . . . Sỹ số: . . . . . . . . . . .
I - Mục tiêu
Về kiến thức
Đọc và hiểu được nội dung một bảng phân bố tần số - tần suất, bảng phân bố tần số - tần suất ghép lớp.
Về kĩ năng
Biết lập bảng phân bố tần số - tần suất từ mẫu số liệu ban đầu.
Biết vẽ biểu đồ tần số, tần suất hình cột, biểu đồ tần suất hình quạt, đường gấp khúc tần số, tần suất để thể hiện bảng phân bố tần số - tần suất ghép lớp.
Về thái độ
Tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác và có tính khoa học.
II - Phương tiện dạy học
Sách giáo khoa. Biểu bảng biểu diễn số liệu thống kê.
Máy tính điện tử fx - 500MS , fx - 570 MS hoặc máy tương đương.
III - Tiến trình bài học
ổn định lớp
Kiểm điểm sỹ số của lớp:
Phân chia nhóm học tập, giao nhiệm vụ cho nhóm: Chia lớp thành các nhóm học tập theo vị trí bàn ngồi học.
Bài mới
Hoạt động 1: Bảng phân bố tần số - tần suất
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Đọc, nghiên cứu và thảo luận ví dụ 1 theo nhóm được phân công
- Trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Tổ chức cho học sinh đọc, nghiên cứu thảo luận theo nhóm ví dụ 1.
- Phát vấn: Thế nào là tần số và tần suất của một giá trị ?
- Giải thích ý nghĩa của các số liệu trong các bảng 1 và 2.
- Thuyết trình nội dung phần chú ý trang 162 (SGK).
Hoạt động 2: Củng cố.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Thảo luận theo nhóm được phân công.
- Cử đại diện lên bản trình bày.
- Dùng hoạt động 1 của SGK: Chép bảng 3 ra giấy khổ lớn để treo trên bảng. tổ chức học sinh thảo luận cách thực hiện theo nhóm và cử đại diện trình bày.
- Gọi học sinh điền vào chỗ trống.
Hoạt động 3: Bảng phân bố tần số - tần suất ghép lớp.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Đọc, nghiên cứu và thảo luận ví dụ 1 theo nhóm được phân công
- Trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Tổ chức cho học sinh đọc, nghiên cứu thảo luận theo nhóm ví dụ 2.
- Giải thích ý nghĩa của các số liệu trong các bảng 4 và 5.
Hoạt động 3: Củng cố.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Thảo luận theo nhóm được phân công.
- Cử đại diện lên bản trình bày.
- Dùng hoạt động 2 của SGK: Chép bảng 6 ra giấy khổ lớn để treo trên bảng. tổ chức học sinh thảo luận cách thực hiện theo nhóm và cử đại diện trình bày.
- Gọi học sinh điền vào chỗ trống.
Hoạt động 4: Biểu đồ tần số, tần suất hình cột.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Đọc, nghiên cứu thảo luận ví dụ 3 (SGK).
- Trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Thuyết trình: Để trình bày mẫu số liệu một cách trực quan sinh động, dễ nhớ và gây ấn tượng, người ta sử dụng biểu đồ.
- Tổ chức cho học sinh đọc, nghiên cứu ví dụ 3 (SGK)
- Phát vấn: Nêu cách dựng biểu đồ tần số hình cột và biểu đồ tần suất hình cột.
Hoạt động 5: Củng cố.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Thực hiện hoạt động 3 của SGK rheo nhóm: Bầu trưởng nhóm, phân công nhiệm vụ cho cá nhân trong nhóm.
- Tổ chức cho học sinh thực hiện hoạt động 3 của SGK theo nhóm.
- Củng cố: cách vẽ biểu đồ hình cột loại tần số và loại tần suất.
(Hết tiết 1)
Hoạt động 6: Đường gấp khúc tần số, tần suất.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Đọc, nghiên cứu thảo luận ví dụ 3 (SGK).
- Trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Thuyết trình: bảng phân bố tần số cũng có khi được thể hiện bằng loại biểu đồ khác gọi là đường gấp khúc tần số.
- Tổ chức cho học sinh đọc, nghiên cứu ví dụ 4 (SGK)
- Phát vấn: Nêu cách dựng đường gấp khúc tần số, tần suất ?
Hoạt động 7: Củng cố.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Thực hiện hoạt động 3 của SGK rheo nhóm: Bầu trưởng nhóm, phân công nhiệm vụ cho cá nhân trong nhóm.
- Tổ chức cho học sinh thực hiện hoạt động 4 của SGK theo nhóm.
- Củng cố: cách vẽ đường gấp khúc tần số và tần suất.
Hoạt động 8: Biểu đồ tần suất hình quạt
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Đọc, nghiên cứu thảo luận ví dụ 3 (SGK).
- Trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Thuyết trình: Biểu đồ hình quạt rất thích hợp cho thể hiện bảng phân bố tần suất ghép lớp.
- Tổ chức cho học sinh đọc, nghiên cứu ví dụ 4 (SGK)
- Phát vấn: Nêu cách dựng biểu đồ tần suất hình quạt.
- thuyết trình phần chú ý của SGK.
Hoạt động 9: Củng cố.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Thực hiện hoạt động 3 của SGK rheo nhóm: Bầu trưởng nhóm, phân công nhiệm vụ cho cá nhân trong nhóm.
- Báo cáo kết quả của nhóm.
- Tổ chức cho học sinh thực hiện bài tập:
Dựng biểu đồ tần suất hình quạt thể hiện bảng 6.
- Củng cố: cách dựng biểu đồ tần suất hình quạt.
Bài tập về nhà: 3, 4,5 trang 168.
Hướng dẫn: Khuyến khích học sinh dựng biểu đồ tần số, tần suất hình cột và biểu đồ tần suất hình quạt bằng phần mềm trên máy vi tính.
Ngày soạn: 3 - 3 - 2007.
Tiết 69 Luyện tập (1 tiết)
Lớp 10A 3 - Giảng thứ . . . ngày. . . . Sỹ số: . . . . . . . . . . .
Lớp 10A 4 - Giảng thứ . . . ngày. . . . Sỹ số:. . . . . . . . . . .
Lớp 10A 5 - Giảng thứ . . . ngày. . . . Sỹ số: . . . . . . . . . . .
I - Mục tiêu
Về kiến thức
Ôn tập và củng cố kiến thức cơ bản ở các tiết 66 - 67 - 68.
Về kĩ năng
Vận dụng được kiến thức đã học và có kĩ năng lập các bảng phân bố tần số - tần suất và phân bố tần số - tần suất ghép lớp.
Vận dụng được kiến thức đã học và có kĩ năng vẽ các biểu đồ tần số, tần suất hình cột, đường gấp khúc tần số, tần suất và biểu đồ tần suất hình quạt.
Về thái độ
Có tính cẩn thận tỉ mỉ.
Làm việc khoa học và chính xác.
Bảng dữ liệu và biểu đồ dựng được đẹp.
II - Phương tiện dạy học
Sách giáo khoa. Biểu bảng biểu diễn kết quả bài tập.
Máy tính điện tử fx - 500MS , fx - 570 MS hoặc máy tương đương.
III - Tiến trình bài học
ổn định lớp
Kiểm điểm sỹ số của lớp:
Phân chia nhóm học tập, giao nhiệm vụ cho nhóm: Chia lớp thành các nhóm học tập theo vị trí bàn ngồi học.
Bài mới
Hoạt động 1: Chữa bài tập 6 trang 169.
Giáo viên: Gọi học sinh lên bảng trình bày bài giải đã được trình bày ở nhà.
Học sinh: Trình bày được các ý sau
Dấu hiệu: Doanh thu của một cửa hàng trong một tháng. Đơn vị điều tra: Một cửa hàng.
Bảng phân bố tần số - tần suất ghép lớp:
Lớp
Tần số
Tần suất (%)
[26,5 ; 48,5)
2
4
[48,5 ; 70,5)
8
16
[70,5 ; 92,5)
12
24
[92,5 ; 114,5)
12
24
[114,5 ; 136,5)
8
16
[136.5 ; 158,5)
7
14
[158,5 ; 180,5)
1
2
N = 50
Biểu đồ hình cột (hướng dẫn học sinh dựng biểu đồ)
Hoạt động 2: Chữa bài tập 7 trang 169
Giáo viên: Gọi học sinh lên bảng trình bày bài giải đã được trình bày ở nhà.
Học sinh: Trình bày được các ý sau
Dấu hiệu: Số cuộn phim mà nhà nhiếp ảnh dùng trong tháng trước. Đơn vị điều tra: Một nhà nhiếp ảnh nghiệp dư.
Bảng phân bố tần số ghép lớp:
Lớp
Tần số
[0 ; 2]
10
[3 ; 5]
23
[6 ;8]
10
[9 ; 11]
3
[12 ; 14]
3
[15 ; 17]
1
N = 50
Biểu đồ tần số hình cột: (hướng dẫn học sinh dựng biểu đồ)
Hoạt động 3: Chữa bài tập 8 trang 169
Giáo viên: Gọi học sinh lên bảng trình bày bài giải đã được trình bày ở nhà.
Học sinh: Trình bày được các ý sau
Bảng phân bố tần số - tần suất ghép lớp:
Lớp
Tần số
Tần suất (%)
[25 ; 34]
3
10
[35 ; 44]
5
17
[45 ; 54]
6
20
[55; 64]
5
17
[65 ; 74]
4
13
[75 ; 84]
3
10
[85 ; 94]
4
13
N = 50
Biểu đồ tần suất hình cột: Hướng dẫn học sinh dựng biểu đồ.
Hoạt động 4: Củng cố.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Ghi chép tiếp nhận kiến thức.
- Phát vấn về các khái niệm:
+ Cách trình bày một mẫu số liệu theo bảng: Tần số ghép lớp, Tần số - tần suất ghép lớp.
+ Cách trình bày một mẫu số liệu theo biểu đồ hình cột, hình quạt, đường gấp khúc.
Bài tập về nhà:
- Hoàn thiện các bài tập đã chữa và các bài tập chưa chữa.
- Đọc nghiên cứu bài “Các số đặc trưng của mẫu số liệu”
Ngày soạn: 3 - 3 - 2007.
Tiết 70 - 71 Đ3 Các số đặc trưng của mẫu số liệu (2 tiết)
Lớp 10A 3 - Giảng thứ . . . ngày. . . . Sỹ số: . . . . . . . . . . .
Lớp 10A 4 - Giảng thứ . . . ngày. . . . Sỹ số:. . . . . . . . . . .
Lớp 10A 5 - Giảng thứ . . . ngày. . . . Sỹ số: . . . . . . . . . . .
I - Mục tiêu
Về kiến thức
Nhớ và được công thức tính các số đặc trưng của mẫu số liệu như trung bình, số trung vị, mốt, phương sai và độ lệch chuẩn và hiểu được ý nghĩa của các số đặc trưng đó.
Về kĩ năng
Biết cách tính thành thạo các số trung bình, số trung vị, mốt, phương sai, độ lệch chuẩn.
Về thái độ
Có tính cẩn thận tỉ mỉ.
Làm việc khoa học và chính xác.
II - Phương tiện dạy học
Sách giáo khoa. Biểu bảng biểu diễn kết quả bài tập.
Máy tính điện tử fx - 500MS , fx - 570 MS hoặc máy tương đương.
III - Tiến trình bài học
ổn định lớp
Kiểm điểm sỹ số của lớp:
Phân chia nhóm học tập, giao nhiệm vụ cho nhóm: Chia lớp thành các nhóm học tập theo vị trí bàn ngồi học.
Bài mới
Hoạt động 1: Số trung bình.
Tổ chức cho học sinh đọc và nghiên cứu phần số trung bình của SGK (trang 170)
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Đọc và nghiên cứu mục 1. Số trung bình theo nhóm được phân công.
- Trả lời được :
=
- Tổ chức cho học sinh đọc, nghiên cứu mục 1. Số trung bình theo nhóm. Yêu cầu trả lời được:
Nêu công thức tính số trung bình của mẫu số liệu
Giá trị
x1x2 . . . xm
Tần số
n1n2 . . . nm
N
Hoạt động 2: Củng cố.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Thực hiện tính số trung bình của ví dụ 2 theo nhóm. Tính và hiểu được:
ằ 6,80 (mm)
- Tổ chức cho học sinh thực hiện theo nhóm nội dung ví dụ 1 trang 171 SGK.
- Thuyết trình ý nghĩa của số trung bình: Số trung bình của một mẫu số liệu được dùng làm đại diện cho các số liệu của mẫu. Nó là một số đặc trưng quan trọng của mẫu số liệu.
Hoạt động 3: Số trung vị.
Tổ chức cho học sinh đọc và nghiên cứu phần số trung vị của SGK (trang 172).
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Đọc và nghiên cứu mục 2. Số trung vị theo nhóm được phân công.
- Trả lời được :
+ Bước 1: Sắp xếp mẫu gồm N số liệu theo thứ tự không giảm.
+ Bước 2: Xác định số trung vị bằng cách xác định N lẻ hay chẵn.
Nếu N lẻ số trung vị là số đứng chính giữa của dãy số liệu (đứng thứ ). Nếu N là số chẵn thì số trung vị là trung bình cộng của hai số liệu đứng thứ và .
- Tổ chức cho học sinh đọc, nghiên cứu mục 2. Số trung vị theo nhóm.
- Phát vấn: Nêu cách tìm số trung vị Me của một mẫu gồm N số liệu.
- Thuyết trình: Khi các số liệu trong mẫu không có sự chênh lệch quá lớn thì số trung bình và số trung vị xấp xỉ nhau.
Hoạt động 4: Củng cố.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Thực hiện Hoạt động 1 và hoạt động 2 của SGK.
- Tìm được ở Hoạt động 1:
a) Me = 70. b) ằ 42,32 và số trung bình xấp xỉ số trung vị.
- Tìm được ở hoạt động 2:
Me = = 165,5
- Tổ chức cho học sinh thực hiện hoạt động 1 và hoạt động 2 của SGK.
- Hướng dẫn học sinh dùng máy tính điện tử để tính số trung bình của một mẫu số liệu.
Hoạt động 5: Mốt.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Đọc và nghiên cứu mục 3. Mốt theo nhóm được phân công.
- Trả lời được cách xác định Mốt của một mẫu số liệu.
- Tổ chức cho học sinh đọc, nghiên cứu mục 3. Mốt theo nhóm.
- Phát vấn: Nêu cách tìm Mốt của một mẫu gồm số liệu.
(Hết tiết 1)
Hoạt động 6: Phương sai và độ lệch chuẩn.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Đọc và nghiên cứu mục 4. Phương sai và độ lệch chuẩn theo nhóm. Nêu được các công thức: s2 = và
s =
- Tổ chức cho học sinh đọc, nghiên cứu mục 4. Phương sai và độ lệch chuẩn theo nhóm. Thực hiện hoạt động 3 của SGK.
- Phát vấn: Nêu công thức tính Phương sai và độ lệch chuẩn ?
- Thuyết trình: Điểm trung bình các môn học của An và Bình xấp sỉ nhau và đều bằng 8,1. Tuy nhiên An học đều các môn còn Bình học giỏi các môn Tự nhiên và học trung bình ở các môn Xã hội.
Hoạt động 7: ý nghĩa của phương sai và độ lệch chuẩn.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Hiểu được ý nghĩa của phương sai và độ lệch chuẩn.
- Nắm công thức:
s2 =
- áp dụng công thức trên tính phương sai và ssộ lệch chuẩn điểm các môn học của An và Bình.
- Nhận xét: Phương sai là trung bình cộng của bình phương khoảng cách từ mỗi số liệu tới số trung bình. Phương sai và độ lệch chuẩn đo mức độ phân tán của các số liệu trong mẫu quanh số trung bình. Phương sai và độ lệch chuẩn càng lớn thì độ phân tán càng lớn.
Hoạt động 8: Củng cố.
Giải bài toán: Sản lượng lúa (đơn vị là tạ) của 40 thửa ruộng thí nghiệm có cùng diện tích được trinhg bày trong bảng tần số sau
Sản lượng (x)
20
21
22
23
24
Tần số (n)
5
8
11
10
6
N = 40
Tìm sản lượng trung bình của 40 thửa ruộng.
Tính phương sai và độ lệch chuẩn.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Tính được , .
a) Sản lượng trung bình của 40 thửa ruộng là (tạ).
b) Phương sai s2 =
Độ lệch chuẩn s = (tạ)
- Tổ chức học sinh thực hiện giải toán.
- Củng cố các khái niệm số trung bình, phương sai và độ lệch chuẩn.
- Hướng dẫn học sinh sử dụng máy tính điện tử để tính phương sai và độ lệch chuẩn.
Bài tập về nhà:
- Chuẩn bị các bài tập ở trang 177 - 178 - 179.
- Đọc bài “ Sử dụng máy tính bỏ túi trong thống kê ”.
Ngày soạn: 5 - 3 - 2007.
Tiết 72 Luyện tập
Lớp 10A 3 - Giảng thứ . . . ngày. . . . Sỹ số: . . . . . . . . . . .
Lớp 10A 4 - Giảng thứ . . . ngày. . . . Sỹ số:. . . . . . . . . . .
Lớp 10A 5 - Giảng thứ . . . ngày. . . . Sỹ số: . . . . . . . . . . .
I - Mục tiêu
Về kiến thức
Ôn tập và củng cố kiến thức đã học ở các tiết 70 - 71
Về kĩ năng
Hiểu và áp dụng các công thức tính số trung bình, xác định được số trung vị, giá trị mốt và phương sai, độ lệch chuẩn.
Về thái độ
Có tính cẩn thận tỉ mỉ.
Làm việc khoa học và chính xác.
II - Phương tiện dạy học
Sách giáo khoa. Biểu bảng biểu diễn kết quả bài tập.
Máy tính điện tử fx - 500MS , fx - 570 MS hoặc máy tương đương.
III - Tiến trình bài học
ổn định lớp
Kiểm điểm sỹ số của lớp:
Phân chia nhóm học tập, giao nhiệm vụ cho nhóm: Chia lớp thành các nhóm học tập theo vị trí bàn ngồi học.
Bài mới
Hoạt động 1: Chữa bài tập
Bài tập 9 trang 177 - SGK.
Có 100 học sinh tham dự kì thi học sinh giỏi Toán (thang điểm là 100). Kết quả được cho trong bảng dưới đây.
Tính số trung bình.
Tính số trung vị và mốt. Nêu ý nghĩa của chúng.
Tính phương sai và độ lệch chuẩn.
Điểm
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
Tần số
1
1
3
5
8
13
19
24
14
10
2
N =100
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Tính được:
a. = 15,23.
b. Me = 15, 5 (vì số liệu đứng thứ năm mươi mốt là 16). Mốt là 16. Như vậy khoảng một nửa số học sinh có điểm dưới 15, 5 và số học sinh đạt 16 điểm là nhiều nhất.
c. s2 ằ 3, 96 ; s ằ 1, 99.
- Gọi học sinh trình bày bài giải đã chuẩn bị ở nhà.
- Củng cố các khái niệm số trung bình, trung vị, phương sai và độ lệch chuẩn.
Hoạt động 2: Củng cố.
Bài tập 10 trang 178 - SGK.
Người ta chia 179 củ khoai tây tành 9 lớp căn cứ trên khối lượng của chúng (đơn vị là gam). Ta có bảng phân bố tần số ghép lớp sau đây.
Lớp
Tần số
[10 ; 19]
1
[20 ; 29]
14
[30 ; 39]
21
[40 ; 49]
73
[50 ; 59]
42
[60 ; 69]
13
[70 ; 79]
9
[80 ; 89]
4
[90 ; 99]
2
N = 179
Tính khối lượng trung bình của một củ khoai tây. Tìm phương sai và độ lệch tiêu chuẩn.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Tính được:
48 , 35 g ; s2 ằ 194, 64 ; s ằ 13, 95
- Gọi học sinh lên bảng thực hiện tính toán.
- Củng cố khái niệm.
Hoạt động 3: Chữa bài tập
Bài tập 12 trang 178 - SGK.
Số liệu sau đây cho ta lãi (quy tròn) hàng tháng của một cửa hàng trong năm 2005. Đơn vị là triệu đồng.
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Lãi
12
15
18
13
13
16
18
14
15
17
20
17
Tìm số trung bình, số trung vị.
Tìm phương sai và độ lệch chuẩn.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Tính được:
a. 15, 67 triệu đồng.
Me = 15, 5 triệu đồng. (sau khi sắp xếp các số liệu theo thứ tự không giảm, số hiệu đứng thứ 6 là 15, đứng thứ 7 là 16).
b. s2 ằ 5, 39 và s ằ 2, 32 triệu đồng.
- Gọi học sinh lên bảng thực hiện tính toán.
- Củng cố khái niệm.
Hoạt động 4: Củng cố.
Chữa bài tập 15 trang 179.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Tính được:
a) Trên con đường A : 73, 63 km/h.
Me = 73 km/h. s2 ằ 74, 77; s ằ 8, 65 km/h.
Trên con đường B: 70,7 km/h ;
Me = 71 km/h ; s2 ằ 38, 21 ; s ằ 6,18 km/h.
b) Nói chung lái xe trên con đường B an toàn hơn trên con đường A vì vận tốc trung bình của xe trên con đường B nhỏ hơn con đường A và độ lệch chuẩn của ôtô trên con đường B cũng nhỏ hơn.
- Gọi học sinh lên bảng thực hiện tính toán.
- Củng cố khái niệm.
Bài tập về nhà: Chuẩn bị bài tập ở phần ôn tập chương 5.
Ngày soạn: 5 - 3 - 2007.
Tiết 73 Câu hỏi và bài tập ôn tập chương 5
Lớp 10A 3 - Giảng thứ . . . ngày. . . . Sỹ số: . . . . . . . . . . .
Lớp 10A 4 - Giảng thứ . . . ngày. . . . Sỹ số:. . . . . . . . . . .
Lớp 10A 5 - Giảng thứ . . . ngày. . . . Sỹ số: . . . . . . . . . . .
I - Mục tiêu
Về kiến thức
Ôn tập, củng cố kiến thức cơ bản của chương:
- Các khái niệm đơn vị điều tra, giá trị của dấu hiệu, mẫu số liệu, . . .
- Các công thức tính số trung bình, số trung vị, mốt và phương sai và độ lệch chuẩn
Về kĩ năng
- Lập được bảng phân bố tần số gồm hai dòng (hoặc hai cột). Bảng phân bố tần số - tần suất. Bảng phân bố tần số - tần suất ghép lớp.
- áp dụng thành thạo các công thức tính toán các số trung bình, phương sai và độ lệch chuẩn. Tìm được số trung vị, mốt.
Về thái độ
- Có tính cẩn thận tỉ mỉ.
- Làm việc khoa học và chính xác.
II - Phương tiện dạy học
Sách giáo khoa. Biểu bảng biểu diễn kết quả bài tập.
Máy tính điện tử fx - 500MS , fx - 570 MS hoặc máy tương đương.
III - Tiến trình bài học
ổn định lớp
Kiểm điểm sỹ số của lớp:
Phân chia nhóm học tập, giao nhiệm vụ cho nhóm: Chia lớp thành các nhóm học tập theo vị trí bàn ngồi học.
Bài mới
Hoạt động 1: Chữa bài tập
Bài tập 18 trang 236: Người ta phân 400 quả trứng thành 5 lớp căn cứ trên khối lượng của chúng (đơn vị là gam).Ta có bảng phân bố tần số ghép lớp sau đây.
Lớp
Tần số
[27,5 ; 32,5)
18
[32,5 ; 37.5)
76
[37,5 ; 42,5)
200
[42,5 ; 47,5)
100
[47,5 ; 52,5)
6
N = 400
Tính số trung bình.
Tính phương sai và độ lệch chuẩn.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Tính được :
a. ằ 40g.
b. s2 ằ 17 ; s ằ 4,12g.
- Gọi học sinh thực hiện tính toán bằng hai phương thức: Bằng công thức và bằng máy tính điện tử bỏ túi.
- Củng cố các công thức tính số trung bình, phương sai và độ lệch chuẩn.
Hoạt động 2: Chữa bài tập
Bài tập 19 trang 182: Một người lái xe thường xuyên đi lại giữa hai địa điểm A và B. Thời gian đi (tính bằng phút) được ghi lại trong bảng phân bố tần số ghép lớp sau đây.
Lớp
Tần số
[40 ; 44]
9
[45 ; 49]
15
[50 ; 54]
30
[55 ; 59]
17
[60 ; 64]
17
[65 ; 69]
12
N = 100
Tính thời gian trung bình mà người đó đi từ A đến B.
Tính phương sai và độ lệch chuẩn.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Tính được :
Lập được bảng sau.
Lớp
Phần tử đại diện
Tần số
[40 ; 44]
42
9
[45 ; 49]
47
15
[50 ; 54]
52
30
[55 ; 59]
57
17
[60 ; 64]
62
17
[65 ; 69]
67
12
N = 100
a. ằ 54,7 phút.
b. s2 ằ 53,71 ; s ằ 7, 33 phút.
- Gọi học sinh thực hiện tính toán bằng hai phương thức: Bằng công thức và bằng máy tính điện tử bỏ túi.
- Củng cố các công thức tính số trung bình, phương sai và độ lệch chuẩn.
Hoạt động 3: Chữa bài tập
Bài tập 20 trang 182: Một nhà nghiên cứu ghi lại tuổi của 30 bệnh nhânmắc bệnh đau mắt hột. Kết quả thu được mẫu số liệu như sau:
21 17 22 18 20 17 15 13 15 20 15 12 18 17 25 17 21 15 12 18 16 23 14 18 19 13 16 19 18 17.
Lập bảng phân bố tần số.
Tính số trung bình và độ lệch chuẩn.
Tính số trung vị và mốt.
Giáo viên: Gọi học sinh lên bảng thực hiện bài tập.
Học sinh: Thực hiện được.
Lập bảng phân bố tần số.
Tuổi
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
25
Tần số
2
2
1
4
2
5
5
2
2
2
1
1
1
N = 30
ằ 17, 35 ; s ằ 3, 12.
Me= 17. Có hai mốt là M0 = 17 và M0 = 18.
Bài tập về nhà:
Hoàn thành các bài tập còn lại.
ôn tập chuẩn bị làm bài kiểm tra 45 phút cuôií chương.
Tiết 74 Bài kiểm tra viết cuối chương
Lớp 10A 3 - Giảng thứ . . . ngày. . . . Sỹ số: . . . . . . . . . . .
Lớp 10A 4 - Giảng thứ . . . ngày. . . . Sỹ số:. . . . . . . . . . .
Lớp 10A 5 - Giảng thứ . . . ngày. . . . Sỹ số: . . . . . . . . . . .
I - Mục tiêu
Về kiến thức
Kiểm tra đánh giá kiến thức về mẫu số liệu. Tính các số đặc trưng của mẫu số liệu. vẽ biểu đồ.
Về kĩ năng
- Tính các số trung bình, trung vị, mốt, phương sai và độ lệch chuẩn.
- Sử dụng máy tính trong quá trình tính toán.
Về thái độ
- Có tính cẩn thận tỉ mỉ.
- Làm việc khoa học và chính xác.
II - Phương tiện dạy học
Giấy kiểm tra, một đề bài một học sinh.
Máy tính điện tử fx - 500MS , fx - 570 MS hoặc máy tương đương.
III - Nội dung kiểm tra
Đề bài.
Tiến hành một cuộc thăm dò về số giờ tự học của một học sinh lớp 10 ở nh
File đính kèm:
- CHUONG 5 - THONG KE.doc