I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: Giúp học sinh củng cố các kiến thức đã học trong chương bao gồm:
- Khái niệm thống kê, tần số, tần suất.
- Bảng phân bố tần số, tần suất; bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp.
- Cách vẽ biểu đồ tần suất hình cột; đường gấp khúc tần suất; biểu đồ hình quạt.
- Số trung bình cộng , số trung vị và mốt.
- Phương sai và độ lệch chuẩn.
2. Về kỹ năng: Giúp học sinh:
- Rèn luyện tính cẩn thận, kĩ năng tính toán chính xác thông qua việc tính toán theo số liệu thống kê.
- Rèn kỹ năng phân lớp.
- Biết vẽ và đọc các biểu đồ.
- Tính thành thạo số trung bình, tìm được số trung vị, mốt.
- Biết so sánh các độ phân tán.
3. Về tư duy thái độ: Học sinh:
- Có tinh thần hợp tác, tích cực tham gia vào bài học.
- Thông qua việc tính toán các số liệu thống kê, học sinh liên hệ được ý nghĩa thực tế.
- Hiểu rõ hơn vai trò, ý nghĩa của toán học trong đời sống.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Chuẩn bị của GV:
- Giáo án, bảng phụ, phấn màu.
- Chuẩn bị một số câu hỏi nhằm dẫn dắt học sinh trong thao tác dạy học
2. Chuẩn bị của HS:
- Chuẩn bị thước kẻ, thước đo độ và máy tính.
- Đọc sách giáo khoa.
- Làm các bài ôn tập chương V trong sách giáo khoa.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Sử dụng kết hợp các phương pháp đàm thoại, thảo luận, thuyết trình.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra kiến thức cũ
3. Nội dung bài học
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2557 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 10: Ôn tập chương V, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 4/3/2011
Ngày dạy: 9/3/2011
ÔN TẬP CHƯƠNG V
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: Giúp học sinh củng cố các kiến thức đã học trong chương bao gồm:
- Khái niệm thống kê, tần số, tần suất.
- Bảng phân bố tần số, tần suất; bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp.
- Cách vẽ biểu đồ tần suất hình cột; đường gấp khúc tần suất; biểu đồ hình quạt.
- Số trung bình cộng , số trung vị và mốt.
- Phương sai và độ lệch chuẩn.
2. Về kỹ năng: Giúp học sinh:
- Rèn luyện tính cẩn thận, kĩ năng tính toán chính xác thông qua việc tính toán theo số liệu thống kê.
- Rèn kỹ năng phân lớp.
- Biết vẽ và đọc các biểu đồ.
- Tính thành thạo số trung bình, tìm được số trung vị, mốt.
- Biết so sánh các độ phân tán.
3. Về tư duy thái độ: Học sinh:
- Có tinh thần hợp tác, tích cực tham gia vào bài học.
- Thông qua việc tính toán các số liệu thống kê, học sinh liên hệ được ý nghĩa thực tế.
- Hiểu rõ hơn vai trò, ý nghĩa của toán học trong đời sống.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Chuẩn bị của GV:
- Giáo án, bảng phụ, phấn màu.
- Chuẩn bị một số câu hỏi nhằm dẫn dắt học sinh trong thao tác dạy học
2. Chuẩn bị của HS:
- Chuẩn bị thước kẻ, thước đo độ và máy tính.
- Đọc sách giáo khoa.
- Làm các bài ôn tập chương V trong sách giáo khoa.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Sử dụng kết hợp các phương pháp đàm thoại, thảo luận, thuyết trình.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
Ổn định lớp
Kiểm tra kiến thức cũ
Nội dung bài học
HĐ của HS
HĐ của GV
Ghi bảng
Nghe, suy nghĩ và trả lời các câu hỏi của GV.
- Chép đề vào vở.
- Trả lời câu hỏi.
- Lên bảng làm câu a.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- Ghi bài vào vở.
- Lên bảng làm câu b, c.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- Ghi bài vào vở.
- Lên bảng làm câu d.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- Ghi bài vào vở.
- Lên bảng làm câu e.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- Ghi bài vào vở.
- Chép đề vào vở.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- Ghi bài vào vở.
- Lên bảng vẽ biểu đồ.
- Yêu cầu HS nhắc lại:
+ Tần số là gì?
+ Công thức tính tần suất?
+ Thế nào là bảng phân bố tần số; bảng phân bố tần suất; bảng phân bố tần số, tần suất?
+Thế nào là bảng phân bố tần số ghép lớp; bảng phân bố tần suất ghép lớp; bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp?
+ Giá trị đại diện là gì?
+Cách vẽ biểu đồ tần suất hình cột.
+Cách vẽ biểu đồ đường gấp khúc tần suất.
+Cách vẽ biểu đồ hình quạt.
+Công thức tính số trung bình cộng?
+ Cách tìm số trung vị?
+ Mốt là gì?
+ Công thức tính phương sai?
+ Công thức tính độ lệch chuẩn?
- Cho HS làm bài tập 1.
- Để tính được tần suất ta phải tìm được gì? (tìm được tần số).
(x1 = 8 có n1 = 6; x2 = 9 có n2 = 5; x3 = 10 có n3 = 8; x4 = 11 có n4 = 2; x5 = 12 có n5 = 4).
- Gọi HS lên làm câu a.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
- Sửa và nhận xét bài làm của HS.
- Gọi 2 HS lên bảng làm 2 câu b, c (mỗi HS làm một câu).
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
- Sửa và nhận xét bài làm của HS.
- Gọi HS lên bảng làm câu d.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
- Sửa và nhận xét bài làm của HS.
- Gọi HS lên bảng làm câu e.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
- Sửa và nhận xét bài làm của HS
- Cho HS làm bài tập 2.
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 2 (mỗi học sinh làm 1 câu tương tự như bài tập 1).
-Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
- Sửa và nhận xét bài làm của HS.
Đáp án:
a) Mức tiêu thụ xăng (lít) của 30 chiếc xe trong tuần qua
Lớp xăng một chiếc xe tiêu thụ
Tần số
Tần suất (%)
[100 ; 110)
[110 ; 120)
[120 ; 130)
[130 ; 140]
6
8
7
9
20
26,7
23,3
30
Cộng
n = 30
100%
b) 121,3 lít.
c) Me = 121 lít. 115 lít và 132 lít.
d) 123,2 và 11,1 lít.
e) HS lên bảng vẽ biểu đồ.
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 3 (nếu còn thời gian).
1. Bảng phân bố tần số và tần suất.
2. Bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp.
3. Biểu đồ
-Cách vẽ biểu đồ tần suất hình cột.
-Cách vẽ biểu đồ đường gấp khúc tần suất.
-Cách vẽ biểu đồ hình quạt.
4. Công thức tính số trung bình cộng.
-Trường hợp bảng phân bố tần số, tần suất.
Trong đó: ni, fi là tần số, tần suất của giá trị xi, .
- Trường hợp bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp
với ci, ni, fi lần lượt là giá trị đại diện, tần số, tần suất của lớp thứ i, n là số các số liệu thống kê .
Cách tìm số trung vị
Mốt
Công thức tính phương sai.
- Trường hợp bảng phân bố tần số, tần suất
Trong đó: ni, fi lần lượt là tần số, tần suất của giá trị xi, n = n1 + n2 + + nk; là số trung bình cộng của các số liệu đã cho.
- Trường hợp bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp
Trong đó: ci, ni, fi lần lượt là giá trị đại diện, tần số, tần suất của lớp thứ i, n = n1 + n2 + + nk; là số trung bình cộng của các số liệu đã cho.
Công thức tính độ lệch chuẩn.
Bài tập 1: Thời gian làm một bài toán của 25 học sinh trong nhóm 1 là:
8 10 9 8 9 8 11 10 12 10 9 10 11 12 12 8 9 8 10 12 10 10 9 8 10
a) Lập bảng phân bố tần suất.
b) Tính thời gian trung bình dựa trên bảng phân bố tần suất ở câu a.
c) Tìm số trung vị, mốt trong bảng số liệu.
d) Tính phương sai và độ lệch chuẩn của bảng phân bố tần suất ở câu a.
e) Cho biết 25 học sinh trong nhóm 2 làm một bài toán (giống bài toán học sinh nhóm 1 làm) có thời gian trung bình là 9,5 phút và độ lệch chuẩn là 1,5 phút. Hãy so sánh thời gian trung bình để làm một bài toán của 2 nhóm và xét xem nhóm nào có thời gian làm bài toán đồng đều hơn?
Giải
a) Ta có x1 = 8 có n1 = 6; x2 = 9 có n2 = 5; x3 = 10 có n3 = 8; x4 = 11 có n4 = 2; x5 = 12 có n5 = 4.
Bảng phân bố tần suất là
Thời gian làm một bài toán của 25 học sinh trong nhóm 1
Thời gian làm một bài toán (phút)
Tần suất
(%)
8
24
9
20
10
32
11
8
12
16
Cộng
100(%)
b) Thời gian trung bình để làm một bài toán của 25 học sinh trong nhóm 1 là:
= 9,72 (phút).
c) Sắp thứ tự dãy số:
8 8 8 8 8 8 9 9 9 9 9 10 10 10 10 10 10 10 10 11 11 12 12 12 12
Ta có n = 25 nên Me = 10 (phút).
Ta lại có x3 = 10 có tần số n3 = 8 lớn nhất nên Mo = 10 (phút).
d) Phương sai:
= 1,8016 (phút)
(phút).
e) Nhóm 1 có 9,72 (phút); 1,34 (phút) và nhóm 2 có 9,5 phút; 1,5 (phút) nên thời gian trung bình để làm một bài toán của nhóm 2 ít hơn thời gian trung bình của nhóm 1 và nhóm 1 có thời gian làm bài toán đồng đều hơn nhóm 2.
Bài tập 2: Một công ty có 30 chiếc xe. Mức tiêu thụ xăng (đơn vị là lít) của mỗi xe trong tuần qua được ghi lại như sau:
123 132 130 119 106 100 121 109 118 128 132 115 130 125 121 127 140 115 107 110 112 118 115 134 132 139 105 104 128 138
a) Lập bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp với các lớp là: [100; 110); [110; 120); [120; 130); [130; 140].
b) Tính số trung bình dựa trên bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp ở câu a).
c) Tìm số trung vị, mốt của bảng số liệu trên.
d) Tính phương sai và độ lệch chuẩn của bảng lập được ở câu a) .
e) Vẽ biểu đồ đường gấp khúc tần suất.
Bài tập 3: Vẽ biểu đồ tần số hình cột và biểu đồ hình quạt của bảng số liệu trong bài tập 2.
Dặn dò:
- Xem lại bài.
- Làm các bài tập: 3, 4, 5, 6 trang 129, 130 và các bài tập trắc nghiệm trang 130, 131 trong SGK.
- Đọc SGK bài 1: Cung và góc lượng giác.
VI. Phê duyệt của giáo viên hướng dẫn:
File đính kèm:
- ôn_tap_chuong_5.doc