Giáo án Đại số 10 Tiết 45 Bảng phân bố tần sô và tần suất

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được

- Khái niệm tần số, tần suất, bảng phân bố tần số, tần suất

- Cách tìm tần số và tần suất của một bảng số liệu thống kê

2. Về kỹ năng

- Rèn luyện tính toán đồng thời rèn luyện cách đọc và thiết lập, dự báo các tiêu chí thông qua bảng số liệu thống kê

3. Về thái độ

- Tích cực, chủ động. Linh hoạt trong việc nắm bắt các kiến thức

4. Về tư duy

- Vận dụng các kiến thức đã học vào thức tế

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Giáo án, SGK, một số bảng biểu

2. Học sinh: SGK, vở ghi, một số nôi dung liên quan đã học ở THCS

III. Phương pháp

Giáo viên nêu vấn đề, học sinh giải quyết vấn đề

IV. Tiến trình giờ dạy

 

 

doc16 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1109 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 10 Tiết 45 Bảng phân bố tần sô và tần suất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 45 Ngày dạy: Tên bài soạn: Bảng phân bố tần sô và tần suất I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được - Khái niệm tần số, tần suất, bảng phân bố tần số, tần suất - Cách tìm tần số và tần suất của một bảng số liệu thống kê 2. Về kỹ năng - Rèn luyện tính toán đồng thời rèn luyện cách đọc và thiết lập, dự báo các tiêu chí thông qua bảng số liệu thống kê 3. Về thái độ - Tích cực, chủ động. Linh hoạt trong việc nắm bắt các kiến thức 4. Về tư duy - Vận dụng các kiến thức đã học vào thức tế II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Giáo án, SGK, một số bảng biểu 2. Học sinh: SGK, vở ghi, một số nôi dung liên quan đã học ở THCS III. Phương pháp Giáo viên nêu vấn đề, học sinh giải quyết vấn đề IV. Tiến trình giờ dạy Hoạt động 1: Số liệu thống kê Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh + Treo bảng số liệu thống kê - Bảng trên thông kê điều gì ? - trong bảng trên có bao nhiêu giá trị được thể hiện ? - Giá trị nào xuất hiện nhiều nhấ, số lần + Nghe hiêu nhiệm vụ + Khái niệm - Dấu hiệu thống kê - Giá trị thống kê - Tần số: số lần xuất hiện của một giá trị - Tần suất: Tỷ lệ giữa tần số và số các số liệu thống kê. Hoạt động 2: Luyện tập Treo bảng 2: Năng suất lúa hè thu của một đơn vị A được thể hiện như sau: 30 30 25 25 35 45 40 40 35 45 30 35 30 25 40 35 45 45 45 25 30 25 45 45 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh + Nêu câu hỏi Câu hỏi 1: Bảng trên có bao nhiêu số liệu thống kê Câu hỏi 2: Bảng trên có bao nhiêu giá trị thống kê Câu hỏi 3: Tần số, tần suất của mổi giá trị trong bảng trên Bảng thể hiện tần số và tần suất của bảng số liệu thống kê được gọi là n\bảng phân bố tần sô, tần suất. + Nghe hiểu nhiệm vụ, trả lời - Có 24 số liệu - Có 5 giá trị là: 25, 30, 35, 40, 45 Giá trị Tần số Tần suất 25 5 20% 30 5 20% 35 4 16.7% 40 3 12.5% 45 7 30.8% Cộng 24 100% Hoạt động 3: Bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp Treo bảng 3: Điểm thi học kỳ của một lớp được thể hiện trong bảng dưới đây: 3.5 7.0 5.0 9.0 9.5 8.5 2.5 3.0 4.0 6.0 7.0 7.0 5.0 5.0 6.0 6.0 6.5 7.0 5.0 4.0 3.5 3.0 3.0 4.0 Ta qui ước xếp loại như sau: [0; 3,5): Kém; [3.5; 5.0): Yếu; [5.0; 6.5):TB ; [6.5; 8.0): Khá; [8.0; 10.0]:Giỏi Treo bảng kết quả (Bảng 4) Điểm Loại Tần số Tần suất [0; 3,5) Kém 4 16.7 [3.5; 5.0) Yếu 5 20.8 [5.0; 6.5) T.Bình 7 29.2 [6.5; 8.0) Khá 5 20.8 [8.0; 10.0] Giỏi 3 12.5 Cộng 24 100% Khái niệm: Bảng thể hiện kết quả số liệu thống kê như bảng 4 được gọilà bẳng phân bố tần số ghép lớp, tần suất ghép lớp với các lớp [0; 3,5): Kém; [3.5; 5.0): Yếu; [5.0; 6.5):TB ; [6.5; 8.0): Khá; [8.0; 10.0]:Giỏi Hoạt động 4: Củng cố, luyện tập + Nhắc lại khái niệm giá trị thống kê, tần số, tần suất, tần số ghép lớp, tần suất ghép lớp Tiết: 46. 47 Ngày dạy: Tên bài soạn: Biểu đồ I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: - Giúp học sinh nắm được phương pháp vẽ các loại biểu đồ - Nhìn vào biểu đồ để đánh giá kết quả thống kê 2. Về kỹ năng - Rèn luyện kỹ nắm vẽ biểu đồ, tính toán 3. Về thái độ - Cẩn thận, thẩm mỹ trong việc trình bày 4. Về tư duy - Vận dụng toán học vào các bài toán thực tế II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Giáo án, SGK, một số bẳng số liệu thống kê, biểu đò, bảng phụ 2. Học sinh: Nội dung đã học kiến thức ở tiết 1 III. Phương pháp Giáo viên nêu, vấn dề, học sinh giải quyết vấn đề IV. Tiến trình giờ dạy Tiết 46 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ Nêu khái niệm tần sô, tần suất, tần số ghép lớp, tần suất ghép lớp. Hoạt động 2: Biểu đồ hình cột, đường gấp khúc, hình quạt. Cho bảng số liệu 30 30 25 25 35 45 40 40 35 45 30 35 30 25 40 35 45 45 45 25 30 25 45 45. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh + Giáo viên treo bảng 1 - Biểu đồ hình cột Mổi biểu đồ hình cột thông thường có 2 chiều. Một chiều thể hiện tần số, tần suất, hay tần số ghép lớp, tần suất ghép lớp. Một chiều thể hiện giá trị thống kê - Biểu đồ đường gấp khúc Trên mặt phẳng tọa độ, xác định các điểm có tạo độ (xi, fi) với xi, fi là giá trị thống kê. Tần số của giá trị đó. Nối các điểm đó lại ta được một đường gấp khúc - Biểu đồ hình quạt Coi toàn dộ đường tròn là 100%, từ bảng tần sô ... ta lấy một cung tròn có số đo tương ứng cho tần số, .. ta được kết quả + Quan sát biểu đồ Hoạt động 3: Luyện tập Vẽ các biểu đồ với bảng thống kê sau: Điểm Loại Tần số Tần suất [0; 3,5) Kém 4 16.7 [3.5; 5.0) Yếu 5 20.8 [5.0; 6.5) T.Bình 7 29.2 [6.5; 8.0) Khá 5 20.8 [8.0; 10.0] Giỏi 3 12.5 Cộng 24 100% Kết quả Biểu đồ hình cột Biểu đồ hình cột Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò - Nhắc lại phương pháp vẽ các loại biểu đồ. Chú ý: - Trong trường hợp vẻ biể đồ của bảng phân bố tần số ghép lớp, hoặc tần suất ghép lớp, nếu có các lớp liền kề nhau thì các cột cũng cần liền nhau - Trong trường hợp vẻ biểu đồ đường gấp khúc thì trên mặt phẳng toạ độ ta chọn các điểm (ci, fi) trong đó ci là giá trị đại diện của lớp thứ i. (ci bằng trung bình cộng của hai số 2 đầu mút của lớp đó) Tiết 47 1. Kiểm tra bài cũ : Hoạt động 1: Nêu cách vẽ biểu đồ tần suất hình cột, đường gấp khúc tần suất. Vẽ biểu đồ tần suất hình cột dựa vào bảng sau. Lớp khối lượng (g) [70 ; 80) [80 ; 90) [90 ; 100) [100 ; 110) [110 ; 120) Tần suất (%) 10 20 40 20 10 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Giao nhiệm vụ cho HS - Gọi HS làm bài. - Gọi HS nhận xét. - Sửa sai (nếu có) và cho điểm. - Nhận nhiệm vụ. - Lên bảng làm bài. - Nhận xét. 2. Bài mới : (2) 29,0 (1) 23,7 (3) 47,3 Hoạt động 2: Biểu đồ hình quạt Cho bảng sau: Các thành phần kinh tế Số phần trăm (1) Khu vực doanh nghiệp nhà nước 23,7 (2) Khu vực ngoài quốc dân 47,3 (3) Khu vực đầu tư nước ngoài 29,0 Cộng 100% Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ. - Tìm mối liên hệ giữa bảng số liệu với biểu đồ. - Quan sát hình vẽ. - Tìm mối liên hệ. Hoạt động 3: Dựa vào biểu đồ hình quạt cho ở hình dưới, hãy lập bảng cơ cấu như trong VD. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Yêu cầu HS độc lập lập bảng. - Gọi HS lên bảng trình bày. - Gọi HS nhận xét. (3) 38,1 (1) 22,0 (2) 39,9 - Sửa sai (nếu có). - Tiến hành lập bảng. - Lên bảng trình bày. - Nhận xét. Khu vực doanh nghiệp nhà nước. Khu vực ngoài quốc doanh. Khu vực đầu tư nước ngoài. 4. Cũng cố : - Nắm được cách vẽ biểu đồ tần suất hình cột. - Nắm được cách vẽ đường gấp khúc tần suất. - Biết dựa vào biểu đồ để lập các bảng số liệu tương ứng. 5. Bài tập về nhà: - Làm các bài tập 1,2,3 (SGK). Tiết: 48 Ngày dạy: Tên bài dạy Luyện tập I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: - Giúp cho học sinh nắm chắc hơn các khái niệm về tần số, tần suất, tần số ghép lớp, tần suất ghép lớp. Đồng thời nắm chắc cách vẽ các loại biểu đồ 2. Về kỹ năng - Thành thạo hơn trong việc vẽ các loại biểu đồ - Từ biểu đồ, đánh giá nhận xét kết quả thống kê 3. Về thái độ - Tích cực tham gia xây dựng bài. - Có cách nhìn thẩm mỹ trong viẹc trình bày hình ảnh kết quả bài giải 4. Về tư duy - Vận dụng từ lý thuyết toán học vào thực tế của bản thân II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Giáo án, SGK, bảng phụ thể hiện kết quả của bài tập 2. Học sinh: SGK, vở bài tập, các nội dung đã học III. Phương pháp Học sinh kết quả bài tập lên bảng IV. Tiến trình giờ dạy Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ Nêu các loại biểu đồ và cách vẽ biểu đồ cho từng loại. Hoạt động 2: Luyện tập Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh + Giao nhiệm vụ cho học sinh Bài 1: Lớp (độ dài) Tần số Tần suất [10; 20) 8 [20; 30) 18 [30; 40) 24 [40; 50] 10 Cộng 60 + Tính tần suất + Vẽ biểu đồ tần suất ghép lớp hình cột, gấp khúc - Gọi học sinh lên bảng - Nhận xét, chỉnh sửa + Chuẩn bị kết quả + Trình bày tại bảng. Lớp (độ dài) Tần số Tần suất [10; 20) 8 13.3 [20; 30) 18 30 [30; 40) 24 40 [40; 50] 10 16.7 Cộng 60 100 Biểu đồ hình cột Biểu đồ gấp khúc Hoạt động 3: Tóm tắt bài học - Nhắc lại cách vẽ các loại biểu đồ. Tiết: 49. 50 Ngày dạy: Tên bài dạy Số trung bình cộng - Số trung vị - Mốt I. mục tiêu 1. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được - Khái niệm trung bình cộng của một dãy các số liệu thống kê - Số trung vị, mốt và ý nghĩa của nó 2. Về kỹ năng - Tính thành thạo trung bình cộng của bảng số liệu thống kê trong mọi trường hợp (Bảng các giá trị, bảng phân bố tần số, tần suất, tần số, tần suất ghép lớp) - Tình thành thạo số trung vị, mốt 3. Về thái độ - Thông qua khái niệm số trung bình cộng, số trung vị, mốt học sinh liên hệ với những ý nghĩa thực tế - Hiểu được ý nghĩa cuảt toán học trong đời sống II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Giáo án, SGK, một số bảng phụ 2. Học sinh: Nắm được cách tính giá trị trung bình ở lớp 7. III. Phương pháp Giáo viên hướng dẫn, nêu công thức, học sinh vận dụng công thức thực hiện các yêu cầu từ đó rút ra các nội dung cơ bản cần nắm IV. Tiến trình giờ dạy Tiết 49 Tình huống 1: Bài củ Nêu cách tính số trung bình cộng đã được học ở lớp 7 Vận dụng: Tính giá trị trung bình của các giá trị sau 6.0 7.0 7.0 5.0 6.0 8.0 7.0 5.0 5.0 6.0 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh + Giao nhiệm vụ cho học sinh - Làm ví dụ trên - Nêu công thức tổng quát - Nhận xét, chỉnh sửa - Cung cấp cho học sinh cách tính số trung bình trong trường hợp giả thiết cho bảng các giá trị thống kê. + Nghe hiểu và thực hiện nhiệm vụ GTTB = = = 6,2 Công thức tổng quát: GTTB = . Trong đó: xi: các giá trị thống kê n: số các số liệu thống kê Tình huống 2: Bài mới Hoạt động 2: Số trung bình cộng (hay số trung bình) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh + Giao nhiệm vụ cho học sinh -Cho bảng các giá trị thống kê: 6.0 7.0 7.0 5.0 6.0 8.0 7.0 5.0 5.0 6.0 Yêu cầu 1: - Lập bảng phân bố tần số, tần suất - Tính giá trị trung bình theo bảng trên. - Nêu công thức tổng quát - Nêu kết quả được tính bởi 2 cách - Nhận xét, chỉnh sửa - Cung cấp cho học sinh cách tính số trung bình trong trường hợp giả thiết cho bảng phân bố tần số, tần suất. Yêu cầu 2: - Lập bảng phân bố tần số ghép lớp, tần suất ghép lớp với các lớp [0; 3,5): [3.5; 5.0); [5.0; 6.5); [6.5; 8.0); [8.0; 10.0] - Tính giá trị trung bình của bảng này - So sánh kết quả với các cách tính trên - Nêu công thức tổng quát tính giá trị trung bình trong trường hợp giả thiết cho bảng phân bố tần số ghép lớp, tần suất ghép lớp + Nghe hiểu và thực hiện nhiệm vụ + Kết quả Giá trị Tần số Tần suất 5.0 3 30 6.0 3 30 7.0 3 30 8.0 1 10 Cộng 10 100% Công thức tổng quát: Trong đó: xi: các giá trị thống kê ni: tần số các số liệu thống kê fi: tần suất tương ứng +Kết quả Điểm Tần số Tần suất [0; 3,5) 4 16.7 [3.5; 5.0) 5 20.8 [5.0; 6.5) 7 29.2 [6.5; 8.0) 5 20.8 [8.0; 10.0] 3 12.5 Cộng 24 100% Công thức tổng quát: Trong đó: ni, ci, fi: lần lượt là tần số, giá trị đại diện; fi: tần suất của mổi lớp thứ i tương ứng Hoạt động 3: Luyện tập Xem bài tập ở SGK Tiết 50 Hoạt động 4: II. Số trung vị Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh + GV nêu ví dụ 2 trong SGK. Đặt câu hỏi: - Tính điểm trung bình của cả nhóm - Có bao nhiêu học sinh đạt trên điểm trung bình - Có thể lấy điểm trung bình để làm điểm đại diện cho cả nhóm được không + Nêu định nghĩa số trung vị + Nghe hiểu, ghi nhận kiến thức. Định nghĩa: Giả sử ta có một mẩu gồm n giá trị thống kê được sắp xếp thành một dãy theo thứ tự không giảm hoặc không tăng. Nếu n lẻ thì số đứng giữa, n chẳn thì trung bình cộng của hai số đứng giữa được gọi là số trung vị của dãy đó. Ký hiệu: Me Trong ví dụ trên ta có: Me = 7 Hoạt động 5: III. Mốt Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh + GV nêu ví dụ 2 trong SGK. Đặt câu hỏi: - Chỉ ra giá trị có tần số lớn nhất + Nêu định nghĩa mốt + Nghe hiểu, ghi nhận kiến thức. Định nghĩa: Mốt của một bảng phân bố tần số là giá trị có tần số lớn nhất Ký hiệu: Mo Trong ví dụ trên ta có: Mo = Hoạt động 6: Tóm tắt bài học 1. Các công thức tính giá trị trung bình Công thức 1: GTTB = . Trong đó: xi: các giá trị thống kê; n: số các số liệu thống kê Công thức 2: Trong đó: xi , ni ;fi: lần lượt là các giá trị thống kê, tần số, tần suất tương ứng Công thức 3: Trong đó: ni, ci, fi: lần lượt là tần số, giá trị đại diện; fi: tần suất của mổi lớp thứ i tương ứng 2. Số trung vị: Giả sử ta có một mẩu gồm n giá trị thống kê được sắp xếp thành một dãy theo thứ tự không giảm hoặc không tăng. Nếu n lẻ thì số đứng giữa, n chẳn thì trung bình cộng của hai số đứng giữa được gọi là số trung vị của dãy đó. 3. Mốt Mốt của một bảng phân bố tần số là giá trị có tần số lớn nhất Tiết: 51 Ngày dạy: Tên bài dạy: Phương sai và độ lệch chuẩn I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: Giúp học sinh - Hiểu và nắm được khái niệm phương sai và độ lệch chuẩn - Vận dụng các kiến thức này vào việc giải bài tập 2. Về kỷ năng - Giải thành thạo các bài toán về phương sai và độ lệch chuẩn - Hiểu được ý nghĩa về phương sai và độ lệch chuẩn 3. Về thái độ - Tích cực, cẩn thận trong việc tính toán 4. Về tư duy - Linh hoạt trong việc áp dụng toán học vào thực tế II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính bỏ túi, một số bảng phụ 2. Học sinh: SGK, vở ghi, các nội dung đã học ở các bài trước III. Phương pháp - Giáo viện nêu định nghĩa, công thức. Học sinh nắm định nghĩa, vận dụng các công thức đó vào việc giải toán IV. Tiến trình giờ dạy Hoạt động 1: Nắm bắt khái niệm phương sai Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh + GV cho 2 bảng số liệu Bảng 1: 5.0 6.0 9.0 5.0 10.0 8.0 8.0 7.0 5.0 7.0 Bảng 2: 2.0 8.0 10.0 3.0 7.0 8.0 2.0 10.0 10.0 10.0 + Đặt câu hỏi: - Tìm số trung bình cộng của dãy 1 và 2 - So sánh giá trị trung bình của 2 bảng này - Hiêu giữa các số của bảng và số trung bình cộng của bảng đó được gọi là độ lệch - Hãy tính trung bình công của bình phương các độ lệch. Ký hiệu: - Nêu định nghĩa độ lệch chuẩn - ý nghĩa + Nêu 2 bảng số liệu có giá trị trung bình bằng hoặc xấp xỉ nhau thì bảng nào có độ lệch chuẩn nhỏ hơn thì bảng đó có độ phân tán ít hơn. + Nghe hiểu, ghi nhận kiến thức. - áp dụng các công thức tính giá trị trung bình ta được, giá trị trung bình của 2 bảng đều có kết quả là 7.0 + Mặc dù hai bảng đều có giá trị trung bình giống nhau nhưng ta thấy giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất trong mổi bảng có sự khác nhau, ta nói bảng 1 ít phân tán hơn dãy 2 Giá trị: được gọi là độ lệch chuẩn Trong đó: lần lượt là giá trị thống kê, giá trị trung bình Hoạt động 2: Các công thức tính độ lệch chuẩn Trường hợp bảng phân bố tần số, tần suất Trường hợp bảng phân bố tần số ghép lớp, tần suất ghép lớp Trong đó: Các ký hiệu như đã giải thích trong các bài trước Hoạt động 3: Luyện tập áp dụng các công thức trên một cách hợp lý, tính phương sai của 2 bảng trên Hoạt động 4: Nắm bắt khái niệm Độ lệch chuẩn Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh + Nêu định nghĩa độ lệch chuẩn Nếu là phương sai của một bảng số liệu thống kê thì được gọi là độ lệch chuẩn của bảng các số liệu đó. + Chú ý: Khi nói đến độ lệch chuẩn, ta thường kèm theo đơn vị của bảng số liệu đó + Ghi nhận kiến thức + Vận dụng định nghĩa trên, tính độ lệch chuẩn của 2 bảng đã cho ở tiết 1 Hoạt động 5: Tóm tắt bài học 1. Định nghĩa phương sai: Trung bình cộng của bình phương các độ lệch được gọi là phương sai của bảng các số liệu đó 2. Các công thức tính phương sai Công thức 1: Công thức 2: Công thức 3: Tiết: 52 Ngày dạy: Tên bài dạy Ôn tập Chương V I. Mục tiêu 1. Về kiến thức - Củng cố các kiến thức đã học ở trong Câu hỏiương bao gồm: - Dãy sô liệu thống kê, kích thước mẫu, tần số, tần suất. - Bảng phân bố tần số, tần suất, tần số ghép lớp, tần suất ghép lớp. - Biểu đồ - Số trung bình cộng, số trung vị, mốt - Phương sai, độ lệch chuẩn 2. Về kỷ năng - Tính toán thành thạo trên các số liêu thống kê - Kỷ năng phân lớp Kỷ năng vẽ và đọc kết quả thống kê từ biểu đồ, bảng phân bố. 3. Thái độ - Tích cực cẩn thận trong tính toán. 4. Về tư duy - Vận dụng toán họcáp dụng vào các bài toán trong thực tê II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Giáo án, SGK, một số bảng phụ, phấn màu 2. Học sinh: SGK, vở, các nội dung đã được học. III. Phương pháp Giáo viên đặt vấn đề. Học sinh thực hiện IV. Tiến trình giờ dạy Hoạt động 1: Kiểm tra bài củ Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh + Giáo viên nêu câu hỏi - Hãy bêu khái niệm kích thước mẫu - Tần số, tần suất của một bảng các số liệu - Số trung bình cộng, số trung vị, mốt - Nêu phần tử đại diện của lớp - Định nghĩa phương sai và độ lệch chuẩn. + Nghe hiểu và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên Hoạt động 2: Sữa bài tập Bài 1, 2: SGK Bài 3: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh + Giáo viên nêu câu hỏi Câu a) - Điền vào bảng số liệu sau + Nghe hiểu và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên Số con 0 1 2 3 4 Cộng Tần số Tần suất 100% + Chia học sinh thành 4 nhóm + Nhân xét, đánh giá + Các nhóm làm bài, thảo luận và cử đại diện lên trình bày Câu b) Câu hỏi 1: Trong 59 gia đình, gia đình có số con nhiều nhất là bao nhiêu? Chiếm tỷ lệ bao nhiêu Câu hỏi 2: Chiếm tỷ lệ cao nhất là những giá đình có mấy con Câu hỏi 3: Các gia đình có từ 1 đến 3 con chiếm tỷ lệ bao nhiêu? Câu hỏi 4: Tìm số trung bình cộng, số trung vị, mốt của bảng cá số liệu đó Gợi ý trả lời Số con nhiều nhất của gia đình là 4. Số gia đình này là ít nhất và chiếm tỷ lệ 10,2% Chiếm tỉ lệ cao nhất (32,2%) là những gia đình có 2 con Chiếm 76,2% (con); Me = 2 (con); Mo = 2 (con) Hoạt động 3: Luyện tập bằng thực hành máy tính Casio Khối lượng (g) 140 150 160 170 180 190 Cộng Tần số 2 3 5 9 8 3 30 Sử dụng máy tính bỏ túi CASIO fx - 500MS ta tìm số trung bình cộng và đổ lệch chuẩn của bảng các số liệu trên 1. Chọn MODE cho phép tính thống kê 2. Nhập dữ liệu: ấn lần lượt SHIFT ; 2 DT 150 SHIFT ; 3 DT Tương tự cho các cột 160, 170, 180, 190 3. Gọi kết quả a) Để tìm giá trị trung bình, ấn SHIFT S-VAR 1 = b) Để tìm độ lệch chuẩn: SHIFT S-VAR 2 =

File đính kèm:

  • docchuong thong ke(1).doc