I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết hai đơn vị đo góc và cung tròn là độ và rađian.
-Hiểu khái niệm đường tròn lượng giác, góc và cung lượng giác, số đo của góc và cung lượng giác.
2. Kỹ năng:
- Xác định được chiều dương, chiều âm của một đường tròn định hướng một cung lượng giác, một góc lượng giác đường tròn lượng giác.
-Biểu diễn được cung lượng giác trên đường tròn lượng giác.
3. Tư duy, thái độ: Cẩn thận, chính xác.
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1970 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 10 Tiết 53 Cung và góc lượng giác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:13/03/2011 Tuần:30+31
Ngày dạy: 22/03/2011 Tiết theo PPCH:53+54
Chương VI. CUNG VÀ GÓC LƯỢNG GIÁC.
CÔNG THỨC LƯỢNG GIÁC.
§1. CUNG VÀ GÓC LƯỢNG GIÁC .
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết hai đơn vị đo góc và cung tròn là độ và rađian.
-Hiểu khái niệm đường tròn lượng giác, góc và cung lượng giác, số đo của góc và cung lượng giác.
2. Kỹ năng:
- Xác định được chiều dương, chiều âm của một đường tròn định hướng một cung lượng giác, một góc lượng giác đường tròn lượng giác.
-Biểu diễn được cung lượng giác trên đường tròn lượng giác.
3. Tư duy, thái độ: Cẩn thận, chính xác.
II.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Phương tiện: compa, thước, giáo án.
2. Phương pháp: gợi mở + vấn đáp.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số HS.
2.Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Tiết 1
HĐ 1: Khái niệm cung và góc lượng giác.
HĐ của HS
HĐ của GV
-HS chú ý trong SGK và nghe GV giảng.
-Khái niệm: đường tròn định hướng là một đường tròn trên đó ta đã chọn một chiều chuyển động gọi là chiều dương, chiều ngược lại là chiều âm. Ta quy ước chọn chiều ngược với chiều quay của kim đồng hồ là chiều dương.
+ Điểm M di động theo chiều âm ( hoặc dương) từ A đến B tạo nên cung lượng giác có điểm đầu A, điểm cuối B.
- Với 2 điểm A, B đã cho trên đường tròn định hướng ta có vô số cung lượng giác có điểm đầu là A, điểm cuối B và được kí hiệu:
-Giới thiệu cho HS về đường tròn lượng giác.
- Yêu cầu HS nêu khái niệm đường tròn định hướng và cung lượng giác.
CH: Với 2 điểm A, B đã cho trên đường tròn định hướng ta xác định được mấy cung lượng giác có điểm đầu là A, điểm cuối B?
HĐ 2: Khái niệm góc lượng giác và đường tròn lượng giác.
HĐ của HS
HĐ của GV
a)Góc lượng giác:
-Tia OM quay quanh gốc O từ OC đến OD tạo ra một góc lượng giác, có tia đầu là OC, tia cuối là OD. KH: (OC,OD)
b)Đường tròn lượng giác:
-HS ghi nhận khái niệm.
-Yêu cầu HS xem SGK, quan sát hình vẽ và nhận xét về chiều chuyển động của tia OM.
-Cho HS ghi nhận khái niệm.
-Cho HS quan sát hình vẽ.
-Yêu cầu HS nhận xét.
-Cho HS ghi nhận khái niệm
HĐ3: độ và radian.
HĐ của HS
HĐ của GV
1.Độ và radian
-Ghi nhận khái niệm.
-Tìm mối liên hệ.
-Dùng máy để chuyển đổi dưới sự hướng dẫn của GV.
-Giới thiệu khái niệm đơn vị radian.
-Yêu cầu HS tìm mối liên hệ giữa độ và radian.
-Yêu cầu HS dùng máy tính để đổi độ sang radian và ngược lại.
4.Củng cố, dặn dò:
- Hiểu được khái niệm đường tròn định hướng,cung lượng giác.
- Hiểu được góc lượng giác, đường tròn lượng giác.
-Biết được đơn vị rad, và mối liên hệ giữa đơn vị rad và độ.
-BTVN: BT 1, 2 , 3 SGK .
Tiết 2
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số HS.
2.Kiểm tra bài cũ:Nhắc lại khái niệm đường tròn định hướng, đường tròn lượng giác, cung lượng giác, quan hệ giữa độ và radian.
3. Bài mới:
HĐ1:Số đo của một cung lượng giác.
HĐ của HS
HĐ của GV
-HS quan sát hình vẽ và nêu nhận xét.
+Cung lượng giác có số đo là
+ Cung lượng giác có số đo là
.
-Cho HS quan sát hình 44 tr 137 rồi nêu nhận xét.
IV.RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-----------------------------------&------------------------------------
File đính kèm:
- DS10.doc