Tiết: 30 Đ4: PHÉP THỬ VÀ BIẾN CỐ
I- Mục tiêu: HS nắm được
1.Về kiến thức:
- Khái niệm phép thử.
-Không gian mẫu, số phần tử của không gian mẫu.
-Biến cố và các tính chất của chúng.
-Biến cố không thể và và biến cố chắc chắn.
-Biến cố đối, biến cố hợp, biến cố giao và biến cố xung khắc
2. Về kĩ năng:
-Biết xác định được không gian mẫu.
-Xác định được biến cố đối, biến cố hợp, biến cố giao, biến cố xung khắc của một biến cố.
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 979 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 11 cơ bản tiết 30: Phép thử và biến cố, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ..............
Tiết: 30 Đ4: phép thử và biến cố
I- Mục tiêu: HS nắm được
1.Về kiến thức:
- Khái niệm phép thử.
-Không gian mẫu, số phần tử của không gian mẫu.
-Biến cố và các tính chất của chúng.
-Biến cố không thể và và biến cố chắc chắn.
-Biến cố đối, biến cố hợp, biến cố giao và biến cố xung khắc
2. Về kĩ năng:
-Biết xác định được không gian mẫu.
-Xác định được biến cố đối, biến cố hợp, biến cố giao, biến cố xung khắc của một biến cố.
3.Về tư duy thái độ:
- Biết toán học có ứng dụng trong thực tiễn
- Rèn luyện tư duy lôgíc.
-Hứng thú trong học tập.
II- Chuẩn bị của GV và HS
1.GV: chuẩn bị 1 số ví dụ để làm tại lớp
2.HS: Đọc trước bài mới ở nhà.
III-Phương pháp giảng dạy:
Nêu vấn đề, vấn đáp - gợi mở, GV nêu ví dụ , HS áp dụng
IV-Tiến trình bài dạy:
1.ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
-GV: Khi gieo một con súc sắc có mấy kết quả có thể xảy ra?
-GV: Mỗi khi gieo một con súc sắc, gieo một đồng xu, lập các số ta được một phép thử
-GV: Nêu khái niệm phép thử
Thực hiện HĐ
-GV: Một con súc sắc gồm mấy mặt
-HS: 6 mặt
-GV: Hãy liệt kê các kết quả khi gieo một con súc sắc
-GV: Nêu khái niệm không
gian mẫu
-GV: nêu VD1, VD2, VD3 để khắc sâu khong gian mẫu.
-GV: Khi gieo một con súc sắc , tìm các khả năng các mặt xuất hiện là số chẵn?
-GV: Khi gieo 2 đồng tiền, tìm các khả năng các mặt xuất hiện là đồng khả năng?
-GV: Nêu khái quát khái niệm
-GV: đưa ra khái niệm biến cố không thể và biến cố chắc chắn.
-GV: em hãy nêu ví dụ về biến cố không thể và biến cố chắc chắn?
-GV: Đưa ra quy ước:
I,Phép thử, không gian mẫu
1,Phép thử
*Khái niệm phép thử:
Phép thử ngẫu nhiên là phép thử mà ta không đoán được trước kết quả của nó, mặc dù đã biết tập hợp tất cả các kết quả có thể có của phép thử đó.
2,Không gian mẫu
Các kết quả gồm mặt có số chấm là: 1,2,3,4,5,6
Tập hợp các kết quả có thể xảy ra của một phép thử được gọi là không gian mẫu của phép thử đó, kí hiệu là W (đọc là ô-mê-ga)
II.Biến cố
Một cách tổng quát, mỗi biến cố liên qua đến một phép thử được mô ta bởi một tập con của không gian mẫu. Từ đó ta có ĐN sau:
Biến cố là một tập con của không gian mẫu.
Tập ặ được gọi là biến cố không thể (gọi là biến cố không). Còn tập W được gọi là biến cố chắc chắn.
Khi nói cho các biến cố A, B, C, mà không nói gì thêm thì ta hiểu chúng là cùng liên quan đến một phép thử.
Ta nói rằng biến cố A xảy ra trong một phép thử nào đó khi và chỉ khi kết quả của phép thử đó là một phần tử của A (hay thuận lợi cho A)
*Củng cố - dặn dò:
Nắm chắc khái niệm về:
- Khái niệm phép thử.
-Không gian mẫu, số phần tử của không gian mẫu.
-Biến cố và các tính chất của chúng.
-Biến cố không thể và và biến cố chắc chắn.
-Biến cố đối, biến cố hợp, biến cố giao và biến cố xung khắc
Xem lại các ví dụ.
BTVN:1->7T64-6
File đính kèm:
- chuong II bai 4tiet 30.doc