I. MỤC TIÊU :
Kiến thức :
- Hiểu được các khái niệm : Hoán vị , Chỉnh hợp , Tổ hợp ;
- Xây dựng các công thức tính Hoán vị , chỉnh hợp , tổ hợp.
Kĩ năng :
- Phân biệt được sự giống và khác nhau giữa Hoán vị , chỉnh hợp và tổ hợp.
- Biết khi nào dùng tổ hợp , chỉnh hợp và phối hợp chúng với nhau khi giải toán.
Thái độ : Hình thành thói quen cẩn thận , chính xác ; Rèn luyện tính logic.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
Học sinh : SGK , máy tính bỏ túi , xem trước bài mới.
Giáo viên :
- Phương pháp : Vấn đáp , định hướng giải quyết vấn đề.
- Phương tiện : Thước kẻ , phấn màu , Giáo án , SGK.
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4422 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 11 - Tiết: 22, 24 - Bài 2: Hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 2. HOÁN VỊ – CHỈNH HỢP – TỔ HỢP
Tiết : 22 -24
Ngày soạn : 20 / 10 / 2007
Ngày dạy : 26 / 10 / 2007 (11B1)
/ / 2007 (11B2)
I. MỤC TIÊU :
Kiến thức :
Hiểu được các khái niệm : Hoán vị , Chỉnh hợp , Tổ hợp ;
Xây dựng các công thức tính Hoán vị , chỉnh hợp , tổ hợp.
Kĩ năng :
Phân biệt được sự giống và khác nhau giữa Hoán vị , chỉnh hợp và tổ hợp.
Biết khi nào dùng tổ hợp , chỉnh hợp và phối hợp chúng với nhau khi giải toán.
Thái độ : Hình thành thói quen cẩn thận , chính xác ; Rèn luyện tính logic.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
Học sinh : SGK , máy tính bỏ túi , xem trước bài mới.
Giáo viên :
Phương pháp : Vấn đáp , định hướng giải quyết vấn đề.
Phương tiện : Thước kẻ , phấn màu , Giáo án , SGK.
TIẾN TRÌNH BÀI HỌC :
Kiểm tra bài cũ : Bài 2/SGK.
Bài mới:
Tiết 22
HOẠT ĐỘNG 1 . HÌNH THÀNH ĐỊNH NGHĨA HOÁN VỊ
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Tìm hiểu đề bài .
- Trả lời : ABCDE , ACBDE , CABED.
- Hình thành định nghĩa hoán vị :
Cho tập hợp A gồm n phần tử ( n1). Mỗi kết quả của việc sắp thứ tự n phần tử của tập hợp A được gọi là 1 hoán vị của n phần tử đó.
- Thảo luận nhóm , đưa ra kết quả :
123 ; 132 ; 213 ; 231 ; 312 ; 321.
Mỗi 1 số là 1 hoán vị của 3 phần tử của tập hợp
A = {1 ; 2 ;3 }
Ví dụ 1/SGK
- Giả thiết tên của 5 cầu thủ được chọn là : A , B ,C , D , E.
- 1 đội đã chọn được 5 cầu thủ để thực hiện đá 5 quả luân lưu 11m. Hãy nêu 3 cách sắp xếp đá phạt ?
- Nhấn mạnh : kết quả phân công là 1 danh sách có thự tự gồm tên của 5 cầu thủ .
- Mỗi kết quả của việc sắp thứ tự của 5 cầu thủ đã chọn được gọi là 1 hoán vị của 5 cầu thủ .
- HĐ1 . Hãy liệt kê tất cả các số gồm 3 chữ số khác nhau từ các chữ số 1 , 2 , 3 .
- Nhận xét : 2 hoán vị của n phần tử chỉ khác nhau ở thứ tự sắp xếp.
HOẠT ĐỘNG 2. XÂY DỰNG CÔNG THỨC HOÁN VỊ
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Tìm hiểu đề bài.
* HS liệt kê theo nhóm .
- Đếm số cách sắp xếp : 24 cách . Mỗi cách là 1 hoán vị tên của 4 bạn và ngược lại.
* Có 4 cách chọn 1 trong 4 bạn để xếp vào chỗ thứ nhất.
- Có 3 cách chọn 1 bạn trong 3 bạn còn lại vào chỗ thứ 2 .
- Có 2 cách chọn 1 bạn trong 2 bạn còn lại vào chỗ thứ 3.
- Bạn còn lại được xếp vào chỗ thứ 4.
Vậy theo quy tắc nhân có : 4.3.2.1 = 24 cách xếp chỗ ngồi.
- HS nghiên cứu chứng minh SGK.
- HS trả lời miệng :
Số cách xếp 10 người thành 1 hàng dọc là :
P10 = 10! ( cách )
Ví dụ 2 . Có bao nhiêu cách sắp xếp bốn bạn: An , Bình , Chi , Dung ngồi vào 1 bàn học gồm 4 chỗ.
- Cách 1 : Yêu cầu học sinh liệt kê các cách sắp xếp chỗ ngồi.
- Cách 2 : Dùng quy tắc nhân .
- Định lí :
Kí hiệu Pn là số các hoán vị của n phần tử .
Pn = n(n -1) …..2.1 = n!
- Yêu cầu hs tự chứng minh, gv hướng dẫn lại.
HĐ2/SGK Mỗi một cách xếp là 1 hoán vị của 10 người . Vậy số cách xếp là ?
HOẠT ĐỘNG 3. BÀI TẬP CỦNG CỐ (Bài 1/Trang 54/SGK)
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- HS đọc đề , suy nghĩ làm bài.
a) HS lên bảng làm .
Mỗi số tự nhiên gồm 6 chữ số khác nhau là 1 hoán vị của 6 chữ số : 1 , 2 ,3 , 4 ,5 ,6.
Vậy : Có tất cả P6 = 6! = 720 (số)
b) * Số chẵn :
- Có 3 cách chọn chữ số hàng đơn vị là 1 trong các số : 2 , 4 , 6.
- 5 chữ số còn lại( sau khi đã chọn chữ số hàng đơn vị ) được sắp theo thứ tự là 1 hoán vị của 5 phần tử . Có 5! Cách chọn .
Vậy : theo quy tắc nhân : có 3.5! = 360 số các số chẵn có 6 chữ số tạo nên từ 6 chữ số : 1 , 2 , 3, 4 , 5 ,6.
c) TH1 : Các số có chữ số hàng trăm nghìn nhỏ hơn 4. ( 3.5! số )
TH2 : Các số có chữ số hàng trăm nghìn là 4 , chữ số hàng chục nghìn nhỏ hơn 3. ( 2.4! số )
TH3 : Các số có chữ số hàng trăm nghìn là 4 , chữ số hàng chục nghìn là 3 , hàng nghìn là 1.(1.3! số)
Vậy : Có tất cả : 360 + 48 + 6 = 414 (số)
- Yêu cầu tìm hiểu đề bài.
- Để thời gian hs suy nghĩ .
- Hướng dẫn :
b) Số chẵn là số có thể tận cùng bằng mấy ?
Số lẻ là số có thể tận cùng bằng mấy ?
Do đó ta sẽ chọn chữ số hàng đơn vị trước.
- Yêu cầu hs làm tương tự cho số lẻ.
c)Những số bé hơn 432000 . Có những khả năng nào có thể xảy ra ?
- Chia nhóm , yêu cầu các nhóm giải quyết từng trường hợp.
III.CỦNG CỐ VÀ LUYỆN TẬP : Định nghĩa và công thức hoán vị.
IV. BTVN VÀ DẶN DÒ : Học bài + Xem lại bài1/SGK + Xem trước : CHỈNH HỢP .
V. RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
BÀI 2. HOÁN VỊ – CHỈNH HỢP – TỔ HỢP
Ngày soạn : 22 / 10 / 2007
Ngày dạy : 29 / 10 / 2007 (11B1)
/ / 2007 (11B2)
Tiết 23
Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- 1 HS lên bảng làm.
- Các học sinh khác làm vào nháp.
+ Trước hết , ta đặt 3 nhóm sách (T oán , Văn , Anh ) lên kệ dài : Có 3! Cách.
+ Nhóm sách Toán : có 2! Cách xếp.
+ Nhóm sách Văn : có 4! Cách xếp.
+ Nhóm sách Anh Văn : có 6! Cách xếp.
Vậy có 3! 2! 4! 6! = 207360 cách xếp.
Giao bài tập : 1 học sinh có 12 cuốn sách đôi một khác nhau, trong đó có 2 cuốn sách môn Toán , 4 cuốn sách môn Văn , 6 cuốn môn Anh Văn. Hỏi có bao nhiêu cách xếp tất cả các cuốn sách lên 1 kệ dài, nếu mọi cuốn sách cùng môn được xếp gần nhau.
Bài mới :
HOẠT ĐỘNG 1. HÌNH THÀNH ĐỊNH NGHĨA CHỈNH HỢP
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- HS tiếp thu , ghi nhớ.
- Hoạt động nhóm, liệt kê , đưa ra kết quả :
Có tất cả 12 vectơ .
- HS suy nghĩ , trả lời : 2 chỉnh hợp khác nhau khi và chỉ khi có ít nhất 1 phần tử của chỉnh hợp này không là phần tử của chỉnh hợp kia, hoặc các phần tử của 2 tập hợp giống nhau nhưng được sắp xếp theo thứ tự khác nhau.
- GV phân tích ví dụ 3 ở SGK , từ đó đưa ra khái niệm chỉnh hợp.
Cho tập hợp A gồm n phần tử (n1) .
Kết quả của việc lấy k phần tử khác nhau từ n phần tử của tập A và sắp xếp chúng theo 1 thứ tự nào đó được gọi là 1 chỉnh hợp chập k của n phần tử đã cho.
H3 /SGK : Chia nhóm , giao nhiệm vụ : Liệt kê tất cả các vectơ vào bảng phụ.
Nhận xét :
Hai chỉnh hợp khác nhau khi nào ?
HOẠT ĐỘNG 2. SỐ CÁC CHỈNH HỢP
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Tiếp thu , ghi nhớ công thức.
- Xem chứng minh định lý /SGK.
- HS áp dụng công thức để tính .
-Tiếp tục khai thác Ví dụ 3 /SGK : Sử dụng quy tắc nhân để tính số cách phân công.
Từ đó đưa ra định lý .
Kí hiệu số chỉnh hợp chập k của n phần tử là thì ta có :
= n(n – 1)(n – 2 )...(n – k + 1)
Chú ý:
1. quy ước: 0! = 1 ,
2. Pn =
Ví dụ : Tính: .
HOẠT ĐỘNG 3. CÁC VÍ DỤ
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- HS giải .
Giải: Số có 5 chữ số là chỉnh hợp chập 5 của 9. Như vậy có:
9.8.7.6.5 = 15120 số.
- HS giải : Chọn 3 học sinh vào BCS lớp ( có thứ tự : lớp trưởng , lớp phó , thủ quỹ ) là chỉnh hợp chập 3 của 45 phần tử.
Có = 85140 cách chọn.
- HS độc lập làm bài và lên bảng làm.
Ví dụ 1. Từ các chữ số : 1 , 2 , 3 ,…., 9 .Có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên có 5 chữ số khác nhau
Gợi ý : Chọn 5 phần tử trong 9 phần tử.
Sắp xếp có thứ tự 5 phần tử đó.
-> Chỉnh hợp.
Ví dụ 2. Một lớp có 45 học sinh . Cần chọn ra ban cán sự lớp gồm : 1 lớp trưởng , 1 lớp phó , 1 thủ quỹ . Hỏi có bao nhiêu cách chọn ?
Ví dụ 3. Có bao nhiêu số chẵn có 6 chữ số được chọn từ các chữ số : 1 , 2 ,3, 4, 5, 6, 7 , 8 sao cho các chữ số đôi một khác nhau , chữ số đầu tiên phải là số 4 .
Gợi ý :
+ Chữ số đầu tiên chỉ có 1 cách chọn.
+ Số chẵn có chữ số cuối cùng là số mấy ?
Củng cố và luyện tập :
Cách sử dụng chỉnh hợp.
Công thức chỉnh hợp.
Dặn dò và bài tập về nhà : 3, 4/SGK + Các bài tập liên quan trong sách bài tập.
Rút kinh nghiệm :
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
BÀI 2. HOÁN VỊ – CHỈNH HỢP – TỔ HỢP
Ngày soạn : 27/ 10 / 2007
Ngày dạy : 2/ 11 / 2007 (11B1)
/ / 2007 (11B2)
Kiểm tra bài cũ : - Định nghĩa chỉnh hợp chập k của n phần tử ; Công thức ?
Aùp dụng: Làm Bài 1 ab /SGK.
Bài mới :
HOẠT ĐỘNG 1. ĐỊNH NGHĨA TỔ HỢP
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Tiếp thu , ghi nhận kiến thức.
- Nhận xét : Tổ hợp được sử dụng khi :
Chọn ra 1 tập con k phần tử của tập gồm n phần tử mà không quan tâm đến thứ tự của k phần tử đó.
- Học sinh hoạt động theo nhóm :
+ Nhóm 1 , 3 ,5 :Tôå hợp chập 3 của 5 phần tử.
+ Nhóm 2 ,4 , 6 : Tổ hợp chập 4 của 5 phần tử.
- Các nhóm trình bày kết quả.
- Phân tích Ví dụ 5/SGK , từ đó đưa ra định nghĩa Tổ hợp .
Giả sử tập A có n phần tử (n1) . Mỗi tập con gồm k phần tử của A được gọi là một tổ hợp chập k của n phần tử đã cho.
Quy ước : Tổ hợp chập 0 của n phần tử là tập rỗng.
- Khi nào ta sử dụng tổ hợp ?
HĐ4 / SGK . Cho tập A = {1;2;3;4;5} . Hãy liệt kê các tổ hợp chập 3 , chập 4 của 5 phần tử của A.
+ Giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
+ Ghi nhận kết quả các nhóm và sửa bài.
HOẠT ĐỘNG 2. SỐ CÁC TỔ HỢP
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Học sinh tiếp thu , ghi nhận kiến thức.
- Theo dõi chứng minh.
- Giới thiệu kí hiệu và Công thức :
C
- Hướng dẫn học sinh chứng minh .
HOẠT ĐỘNG 3. CÁC VÍ DỤ
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- HS theo dõi ví dụ 6.
- Khắc sâu cách sử dụng tổ hợp.
- HS trả lời miệng :
Chọn 2 đội bất kì trong 16 đội để thi đấu . Có
= 120 cách tổ chức trận đấu.
- Yêu cầu học sinh theo dõi Ví dụ 6/sgk.
- Nhấn mạnh cách sử dụng tổ hợp trong ví dụ 6 :
+ Chọn 5 người trong 10 người ,có quan tâm đến thứ tự của 5 người đó không ?
+ Tương tự việc chọn 3 nam từ 6 nam , 2 nữ từ 4 nữ -> không quan tâm đến thứ tự.
- Ta sử dụng tổ hợp.
HĐ5/SGK. Có 16 đội bóng tham gia thi đấu. Hỏi cần phải tổ chức bao nhiêu trận đấu sao cho hai đội bất kì đều gặp nhau đúng 1 lần.
HOẠT ĐỘNG 4. TÍNH CHẤT CỦA CÁC SỐ
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Tiếp thu , ghi nhận kiến thức .
- Giải thích , chứng minh được các tính chất được suy ra từ định lý về công thức tính số các tổ hợp chập k của n phân tử.
- HS theo dõi Ví dụ 7 /SGK
- Đưa ra Công thức :
Tính chất 1: ( 0 kn)
Tính chất 2 : ( 1 k < n)
- Hướng dẫn HS chứng minh lại VD7/SGK.
Củng cố và luyện tập :
Khi nào sử dụng tổ hợp ? Khi nào sử dụng chỉnh hợp ?
Các công thức : Hoán vị , tổ hợp , chỉnh hợp ?
Các tính chất của các số .
Bài tập củng cố :
Một đội văn nghệ có 20 người , trong đó có 10 nam và 10 nữ . Hỏi có bao nhiêu cách chọn ra 5 người sao cho :
5 người bất kì . b)Có ít nhất 1 nữ .
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Chép đề bài.
- Học sinh độc lập suy nghĩ hoặc thảo luận .
a) Chọn 5 người trong 20 người : ( cách)
b)
Cách 1 . Các trường hợp có thể xảy ra :
+ Chọn 1 nữ và 4 nam :
Có = 10.210 = 2100 (cách )
+ Chọn 2 nữ và 3 nam :
Có = 45. 120 = 5400 ( cách )
+ Chọn 3 nữ và 2 nam : 5400 ( cách )
+ Chọn 4 nữ và 1 nam : 2100 ( cách )
Vậy có tất cả : (2100 + 5400).2 = 15000 ( cách)
- Giao nhiệm vụ.
- Để thời gian học sinh suy nghĩ.
- Hướng dẫn , gợi ý :
a) Chọn 2 nam trong bao nhiêu người ? Có phân biệt thứ tự các nam không ? Sử dụng chỉnh hợp hay tổ hợp ?
- Gọi học sinh lên bảng trình bày.
b) Gợi ý theo 2 hướng :
* Có ít nhất 1 nữ thì xảy ra những trường hợp nào?
* Phủ định của ít nhất 1 nữ là không có nữ nào , tức là chọn 5 nam trong 10 nam . Có (cách )
Từ đó suy ra cách chọn có ít nhất 1 nữ là :
- = 15000(cách)
Dặn dò và bài tập về nhà :
Học bài , làm các bài tập : 5 , 6 , 7 /SGK + 2.3 , 2.5 , 2.6 , 2.7, 2.8 , 2.10 , 2.14 , 2.15 / SBT.
Rút kinh nghiệm : ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- 22-24.doc