1: Mục tiêu
a Kiến thức
Ôn tập các quy tắc cộng, trừ các đơn thức đồng dạng; cộng, trừ đa thức, nghiệm của đa thức.
b.Kĩ năng
Rèn kỹ năng cộng, trừ các đa thức, sắp xếp các hạng tử của đa thức theo cùng một thứ tự, xác định nghiệm của đa thức
c.Thái độ
Giáo dục tính cẩn thận chính xác khoa học thêm yêu thích bộ môn
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a. Giáo viên
Thước thẳng có chia khoảng, Phấn màu, bảng phụ
b. Học sinh
Thước thẳng có chia khoảng, ôn tập kiến thức
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ (10 Phút )
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 916 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 7 Tiết 64 Ôn tập chương IV, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 28/3/2009 Ngày giảng 1/4/2009
Tiết 64: ôn tập chương IV
1: Mục tiêu
a Kiến thức
Ôn tập các quy tắc cộng, trừ các đơn thức đồng dạng; cộng, trừ đa thức, nghiệm của đa thức.
b.Kĩ năng
Rèn kỹ năng cộng, trừ các đa thức, sắp xếp các hạng tử của đa thức theo cùng một thứ tự, xác định nghiệm của đa thức
c.Thái độ
Giáo dục tính cẩn thận chính xác khoa học thêm yêu thích bộ môn
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a. Giáo viên
Thước thẳng có chia khoảng, Phấn màu, bảng phụ
b. Học sinh
Thước thẳng có chia khoảng, ôn tập kiến thức
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ (10 Phút )
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
-Câu hỏi 1:
+Đơn thức là gì? Đa thức là gì ?
+Viết một biểu thức đại số chứa biến x và y thoả mãn các điều kiện sau:
a)Là đơn thức.
b)Chỉ là đa thức, không phải là đơn thức.
-Câu hỏi 2:
+Thế nào là hai đơn thức đồng dạng ? Phát biểu quy tắc cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng.
+Cho đa thức:
M(x) = 5x3 + 2x4 – x2 + 3x2 – x3 – x4 + 1 – 4x3
Hãy sắp xếp các hạng tử của đa thức trên theo luỹ thừa giảm dần của biến.
HS 1: Lên bảng
+Phát biểu định nghĩa đơn thức, đa thức như SGK.
+ VD: a)2x2y
b)x2y + xy2 – x +y –1
-HS 2: Lên bảng
+ Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác 0 và có cùng phần biến.
Cộng(hay trừ) hai đơn thức đồng dạng ta công (hay trừ) hệ số với nhau còn giữ nguyên phần biến.
+M(x) = (2x4-x4)+(5x3-x3)+(-x2+3x2)+1
M(x) = x4 +3x2+1
b. Bài mới
Hoạt động 1: Ôn tập ( 34 phút)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
+
-Yêu cầu làm BT 62/50 SGK:
Cho hai đa thức:
P(x) = x5 – 3x2 + 7x2 –9x3 +x2 x
Q(x) = 5x4-x5 +x2 –2x3 +3x2
a)Sắp xếp các đa thức theo luỹ thừa giảm dần của biến.
b)Tính P(x) + Q(x) và P(x) - Q(x)
c)Chứng tỏ rằng x = 0 là nghiệm của đa thức P(x) nhưng không phải là nghiệm của đa thức Q(x).
-Yêu cầu làm BT 63/50 SGK
Cho đa thức:
M(x) = 5x3+2x4–x2+3x2–x3–x4+1– 4x3
b)Tính M(1) và M(-1)
c)Chứng tỏ rằng đa thức trên không có nghiệm.
-Gọi 1 HS lên bảng làm câu b.
-Gọi 1 HS lên bảng làm câu c.
-Các HS khác làm vào vở BT in sẵn.
-Yêu cầu BT 64/50 SGK
Viết các đơn thức đồng dạng với đơn thức x2y sao cho tại x = -1 và y = 1, giá trị của các đơn thức đó là số tự nhiên nhỏ hơn 10.
-Yêu cầu làm BT 65/50 SGK:
-Hỏi: hãy nêu cách kiểm tra một số có phải là nghiệm của một đa thức cho trước ?
Ngoài ra còn có cách nào kiểm tra ?
-Mỗi câu gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bằng 2 cách.
1. BT 62/50 SGK:
a)P(x) = x5 – 9x3 + 5x2 x
Q(x) = -x5 + 5x4 –2x3 + 4x2
b) P(x) = x5 – 9x3+ 5x2 x
Q(x) = -x5+5x4 – 2x3+ 4x2
P(x)+ Q(x) = 5x4 - 11x3+ 9x2 x
P(x)- Q(x) = -5x4 - 7x3 + x2 x
c)Vì P(0) = 0 còn Q(0) =
2.BT 63/50 SGK:
b)
M(x) = 5x3+2x4–x2+3x2–x3–x4+1– 4x3
= x4 +3x2+1
M(1) = 14 +3. 12 +1 = 1 + 3 + 1 = 5
M(-1) = (-1)4 +3(-1)2+1 = 1 + 3 +1 = 5
c)Ta luôn có x4 ³ 0 , x2 ³ 0
nên luôn có x4 +3x2+1 > 0 với mọi x
do đó đa thức M(x) vô nghiệm
3.BT 64/50 SGK:
Vì đơn thức x2y có giá trị = 1 tại x = -1 và y = 1 nên các đơn thức đồng dạng với nó có giá trị nhỏ hơn 10 là:
2x2y; 3x2y; 4x2y; 5x2y; 6x2y; 7x2y; 8x2y; 9x2y.
4.BT65/50 SGK:
a)A(x) = 2x –6
Cách 1: tính A(-3) = 2.(-3) –6 = -12
A(0) = 2. 0 – 6 = -6
A(3) = 2.3 –6 = 0
Cách 2: Đặt 2x –6 = 0
2x = 6
x = 3
Vậy x = 3 là nghiệm của A(x)
c. Củng cố, luyện tập ( 0 Phút )
d. Hưỡng dẫn học ở nhà (1 Phút )
Ôn tập các câu hỏi lý thuyết, các kiến thức cơ bản của chương, các dạng bài tập.
BTVN: số 55, 57/17 SBT.
Tiết sau kiểm tra một tiết.
File đính kèm:
- Tiet 64.doc