Giáo án Đại số 8 năm học 2007- 2008 Tuần 29 Tiết 61 Bài 4 Bất phương trình bậc nhất một ẩn (tiết 1)

I/ Mục tiêu

 Nhận biết bất phương trình một ẩn, biết áp dụng từng quy tắc biến đổi bất phương trình để giải thích sự tương đương của bất phương trình.

II/ Chuẩn bị :

 - GV : bảng phụ, SGK

 - HS : SGK,BTVN.

III/ Phương pháp dạy học:

 Nêu vấn đề, gợi mở, hợp tác.

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 866 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 8 năm học 2007- 2008 Tuần 29 Tiết 61 Bài 4 Bất phương trình bậc nhất một ẩn (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29 Tiết 61 ND: ……………… Bài 4: BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN (tiết 1) I/ Mục tiêu Nhận biết bất phương trình một ẩn, biết áp dụng từng quy tắc biến đổi bất phương trình để giải thích sự tương đương của bất phương trình. II/ Chuẩn bị : - GV : bảng phụ, SGK - HS : SGK,BTVN. III/ Phương pháp dạy học: Nêu vấn đề, gợi mở, hợp tác. IV/ Tiến trình dạy học 1/ Ổn định: 2/ Kiểm tra bài cũ Trong các bất phương trình sau đây, hãy cho biết bất phương trình nào là bất phương trình một ẩn : a/ 2x + 3 < 9 b/ -4x > 2x + 5 c/ 2x + 3y + 4 > 0 d/ 5x - 10 < 0 Sau đó dẫn vào bài mới 3/ Bài mới HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG - Từ kiểm tra bài cũ GV yêu cầu HS thử định nghĩa. Sau đó GV chính xác hóa định nghĩa HS có thể nhắc lại. - GV : yêu cầu HS thực hiện ?1 để củng cố, có thể yêu cầu giải thích vì sao ? - Cho ví dụ : tìm nghiệm phương trình sau : x + 3 = 0 - GV : Muốn tìm nghiệm phương trình bậc nhất ta phải làm gì ? - Tương tự muốn tìm nghiệm bất phương trình một ẩn ta phải làm gì ? GV giới thiệu qui tắc chuyển vế từ liên hệ giữa thứ tự và phép cộng. Cho HS nhắc lại liên hệ giữa thứ tự và phép cộng. - GV : Hướng dẫn giải bpt - HS nhắc lại quy tắc chuyển vế và giải ?2 - GV giới thiệu quy tắc nhân từ liên hệ giữa thứ tự và phép nhân với số dương, với số âm. - Cho HS nhắc lại liên hệ giữa thứ tự và phép nhân. - GV và HS giải cho HS phân biệt sự khác biệt giữa quy tắc biến đổi bpt với pt. Cho HS nhắc lại quy tắc và làm ?3 - GV : Hướng dẫn HS làm ?4 không cần giải bpt mà chỉ sử dụng quy tắc biến đổi để giải thích. 1/ Định nghĩa (SGK/43) ?1 b) và d) không phải là bdt bậc nhất một ẩn 2/ Hai quy tắc biến đổi bpt a/ Quy tắc chuyển vế VD : giải bpt sau : x - 5 < 18 x < 18 + 5 x < 23 Vậy tập nghiệm bpt là : Quy tắc : (SGK/44) VD : giải bpt 3x > 2x + 5 và biểu diễn tập hợp nghiệm trên trục số 3x > 2x + 5 3x - 2x > 5 x > 5 Vậy tập nghiệm của bpt là : 0 5 b/ Quy tắc nhân với một số : VD : giải bpt x < 6 Vậy tập nghiệm của bpt là : VD : giải bpt và biểu diễn tập nghiệm trên trục số -x < 12 x > -12 Vậy tập nghiệm của bpt là : -12 0 4/ Củng cố và luyện tập. 5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : Học bài theo SGK Xem tiếp bài 3, 4 SGK/45, 46 Bài tập : 19, 20, 21 V/ Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ------------------- 2 ------------------- Tuần 29 Tiết 62 ND: ……………… Bài 4: BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN (tiết 2) I/ Mục tiêu Nhận biết bất phương trình bậc nhất một ẩn, biết biến đổi bất phương trình để giải bất phương trình. Rèn luyện kỹ năng, sử dụng các quy tắc biến đổi bất phương trình để giải bất phương trình. Kỹ năng giải và trình bày lời giải bất phương trình bậc nhất một ẩn. II/ Chuẩn bị: Giáo viên : SGK, bảng phụ Học sinh : SGK III/ Phương pháp dạy học: Nêu vấn đề, gợi mở, hợp tác. IV/ Tiến trình dạy học 1/ Ổn định: 2/ Kiểm tra bài cũ Học sinh : kiểm tra x = 4 có phải là nghiệm của bất phương trình 2x - 9 < 0 3/ Bài mới NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP - Giáo viên : yêu cầu học sinh nhắc lại định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn có dạng ? - Học sinh : trả lời …(ax + b = 0 (a - Giáo viên : nếu ta thay dấu “=” bởi dấu (, , thì ta được dạng một bất phương trình bậc nhất một ẩn. - Học sinh : định nghĩa bất phương trình bậc nhất một ẩn. - Giáo viên : ghi bảng - Bài tập ?1/43 Lưu ý : câu b, d không phải là bất phương trình bậc nhất một ẩn. - Giáo viên : nếu cộng 5 vào hai vế của bất phương trình ta được bất phương trình ? - Học sinh : x - 5 + 5 < 18 + 5 x < 23 - Giáo viên : ngoài ra ta có thể giải bpt trên bằng quy tắc mới là quy tắc chuyển vế. (Giáo viên cần hướng dẫn học sinh giải) - Giáo viên : yêu cầu học sinh phát biểu quy tắc. - Giáo viên : treo bảng phụ ?2, yêu cầu 2 học sinh giải. - Giáo viên : hướng dẫn học sinh giải bpt trong VD3 Lưu ý : khi nhân hai vế của bất phương trình với 1 số dương ta giữ nguyên chiều của bất phương trình. - Giáo viên : vậy nếu nhân hai vế của bất phương trình với một số âm ta phải làm sao ? - Học sinh : trả lời và giải bất phương trình trong VD4 - Giáo viên : yêu cầu học sinh phát biểu lại quy tắc nhân với một số - Học sinh hoạt động nhóm Nhóm 1, 2 : câu a Nhóm 3, 4 : câu b Đại diện nhóm 1 lên bảng trình bày lời giải câu a, nhóm 2 nhận xét. Nhóm 4 trình bày lời giải câu b, nhóm 3 nhận xét. - Giáo viên : giáo viên cần lưu ý học sinh khi nhân hai vế của bất phương trình. - Giáo viên : không giải bất phương trình, chỉ sử dụng quy tắc biến đổi để giải thích sự tương đương của bất phương trình ? Học sinh : cộng 2 vế cho (-5) Học sinh : nhân 2 vế cho * Giải bpt bậc nhất một ẩn VD5 : Giải bpt 2x - 3 < 0 và biểu diễn tập nghiệm trên trục số Ta có : 2x - 3 < 0 2x < 3 2x : 2 < 3 : 2 x < 1,5 Vậy tập nghiệm của bpt là : Biểu diễn trên trục số. ?5 -4x - 8 < 0 -4x < 8 -4x : (-4) < 8 : (-4) x > -2 Vậy nghiệm của bpt -4x - 8 -2 VD6 : Giải bpt -4x + 12 < 0 12 < 4x 12 : 4 < 4x : 4 3 < x Vậy ngiệm của bpt là : x > 3 * Giải bpt đưa được về dạng ax + b < 0; ax + b > 0; ax + b ; ax + b 0 VD7 : Giải bpt 3x + 5 < 5x - 7 3x - 5x < -7 - 5 -2x < -12 -2x : (-2) > 12 : (-2) x > 6 Vậy tập nghiệm của bpt là : x > 6 A. Định nghĩa Bất phương trình dạng ax + b 0, ax + b 0, ax + b Trong đó a và b là hai số đã cho, a0 được gọi là bất phương trình bậc nhất một ẩn. B. Quy tắc biến đổi bất phương trình 1/ Quy tắc chuyển vế (SGK/44) VD1 : Giải BPT x - 5 < 18 x - 5 < 18 x < 18 + 5 (chuyển vế -5 và đổi dấu thành 5) x < 23 Vậy tập nghiệm của bất phương trình : VD2 : Giải BPT 3x > 2x + 5 và biểu diễn tập nghiệm trên trục số 3x > 2x + 5 3x - 2x > 5 (chuyển vế 2x và đổi dấu thành -2x) x > 5 Vậy tập nghiệm của BPT là : Biểu diễn. ?2/44 Giải các phương trình sau : a/ x + 12 > 21 x > 21 - 12 x > 9 Vậy tập nghiệm của bpt là : b/ -2x > -3x - 5 -2x + 3x > -5 x > -5 Vậy tập nghiệm của bpt là : 2/ Quy tắc nhân với một số (SGK/44) VD3: Giải bpt 0,5x < 3 0,5x < 3 0,5x . 2 < 3.2 (nhân cả hai vế với 2) x < 6 Vậy tập nghiệm của bpt là : VD4 : giải bpt và biểu diễn tập nghiệm trên trục số. (nhân hai vế với -4 và đổi chiều) x > -12 Vậy tập nghiệm của bpt là : Biểu diễn. Bài tập áp dụng : ?3/45 a/ 2x > 24 x . 2 . x < 12 Vậy tập nghiệm của bpt là : b/ -3x < 27 -3x . x > -9 Vậy tập nghiệm của bpt : ?4/45 Giải thích sự tương đương : a/ x + 3 < 7 x - 2 < 2 b/ 2x 6 4/ Củng cố và luyện tập . 5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: Bài tập 19, 20, 21/17 SGK Học bài Chuẩn bị : xem phần 3, 4/45 V/ Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ------------------- 2 -------------------

File đính kèm:

  • docTiet 61-62.doc