A. MỤC TIÊU:
- Học sinh biết được cách giải bất phương trình bậc nhất một ẩn dựa vào hai quy tắc biến đổi bất phương trình.
- Học sinh biết trình bày lời giải của một bất phương trình bậc nhất một ẩn và phương trình đưa về dạng bất phương trình bậc nhất một ẩn (Dạng ax + b > 0, ax + b < 0, ax + b 0, ax + b 0)
- Linh hoạt trong làm bài, có nhận xét đánh giá bài toán trước khi giải.
B. CHUẨN BỊ:
GV: Thước thẳng, bảng phụ
HS: Thước thẳng, hai quy tắc biến đổi bất phương trình.
C. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
- Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ
- Dạy học trực quan
- Phương pháp vấn đáp, gợi mở
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 847 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 8 năm học 2007 Tiết 62 Bất phương trình bậc nhất một ẩn (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/ 04/ 2008
Ngày giảng: / 04/ 2008
Tiết 62:
Bất phương trình bậc nhất một ẩn (tiếp)
A. Mục tiêu:
- Học sinh biết được cách giải bất phương trình bậc nhất một ẩn dựa vào hai quy tắc biến đổi bất phương trình.
- Học sinh biết trình bày lời giải của một bất phương trình bậc nhất một ẩn và phương trình đưa về dạng bất phương trình bậc nhất một ẩn (Dạng ax + b > 0, ax + b < 0, ax + b 0, ax + b 0)
- Linh hoạt trong làm bài, có nhận xét đánh giá bài toán trước khi giải.
B. Chuẩn bị:
GV: Thước thẳng, bảng phụ
HS: Thước thẳng, hai quy tắc biến đổi bất phương trình.
C. Phương pháp giảng dạy
- Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ
- Dạy học trực quan
- Phương pháp vấn đáp, gợi mở
D. Tiến trình bài dạy:
I. ổn định tổ chức:
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
8A
8B
II. Kiểm tra bài cũ:
HS1: Nêu định nghĩa bất phương trình bậc nhất một ẩn, cho ví dụ.
Giải bất phương trình - 3x > - 4x + 2
HS2: Nêu hai quy tắc biến đổi bất phương trình, giải bất phương trình và biểu diễn tập nghiệm trên trục số: 1,5x > - 18
Lời giải:
HS1: - 3x > - 4x + 2 4x - 3x > 2 x > 2
HS2: 1,5x > - 18 1,5x. > (- 18). x > -12
Biểu diễn tập nghiệm trên trục số:
III. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
- Hướng dẫn học sinh giải bất phương trình bậc nhất một ẩn như (SGK)
- Gọi 1 học sinh đứng tại chỗ trả lời có giải thích sau mỗi bước biến đổi
- Chú ý việc biểu diễn nghiệm trên trục số
- Yêu cầu học sinh làm ?5 theo cá nhân tương tự ví dụ
Gọi 1 học sinh lên bảng trình bày
- Quan sát học sinh làm bài, hướng dẫn học sinh yếu.
- Nhận xét chung, đưa ra lời bình cho bài tập.
- Giới thiệu nội dung chú ý
- Hướng dẫn học sinh áp dụng chú ý trình bày một lời giải như trong ví dụ
- Nhận xét bài làm của bạn qua bài làm trên bảng.
- Hướng dẫn học sinh giải bất phương trình đưa được về bất phương trình bậc nhất một ẩn như SGK
- Gọi 1 học sinh đứng tại chỗ trả lời có giải thích sau mỗi bước biến đổi
-Tổ chức cho học sinh làm ?6/SGK theo nhóm
- Quan sát học sinh làm bài, hướng dẫn học sinh yếu.
- Cho các nhóm treo bảng nhóm, thống nhất kết quả
- Lưu ý cách trình bày lời giải cho HS
- Theo dõi, nắm được cách giải
- Đứng tại chỗ giải thích các bước biến đổi
- Học sinh nhận xét bài làm của bạn qua bài làm trên bảng. (sửa sai nếu có)
- Một HS lên bảng trình bày, dưới lớp cùng làm và nhận xét
- Thống nhất, ghi vở lời giải đúng
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Hiểu nội dung chú ý
- Một HS giải bài trên bảng
- Học sinh nhận xét bài làm của bạn
- Theo dõi, nắm được các bước làm
- Giải thích lại các bước biến đổi
- Hoạt động nhóm, giải bài tập: - 0,2x - 0,2 > 0,4x - 2
Û - 0,2x- 0,4x >-2+0,2
Û - 0,6x > - 1,8
Û-0,6x:(-0,6)<(-1,8):(-0,6)
Û x < 3
- Các nhóm nhận xét chéo, thống nhất, ghi vở kết quả đúng.
- Chú ý, ghi nhớ cách trình bày lời giải các bất phương trình.
3. Giải bất phương trình bậc nhất một ẩn
Ví dụ :
* Giải bpt: 2x - 3 < 0 và biểu diễn tâp hợp nghiệm trên trục số
Giải:
Ta có 2x -3 < 0 Û 2x < 3
Û 2x. < 3. Û x < 1,5
Vậy tập nghiệm của bất phương trình là: {xùx<1,5}
* Giải bpt: - 4x - 8 < 0 và biểu diễn tâp hợp nghiệm trên trục số
Giải:
Ta có -4x - 8 < 0
Û -4x < 8
Û - 4x. > 8.
Û x > - 2
Vậy tập nghiệm của bất phương trình là: {xùx >- 2}
Chú ý: (SGK)
Ví dụ: Giải bất phương trình - 4x + 12 < 0
Giải:
Ta có - 4x + 12 < 0
Û 12 < 4x Û12: 4 < 4x: 4 Û 3 < x
Vậy nghiệm của bất phương trình là: x > 3
4. Giải bất phương trình đưa được về dạng ax+b<0; ax+b<0; ax+b < 0; ax+b<0
Ví dụ:
*) Giải bpt 3x + 5 < 5x - 7
Giải: Ta có 3x + 5 < 5x - 7
Û 5 + 7 < 5x - 3x
Û 12:2 < 2x: 2
Û 12 < 2x
Û 6 < x
Vậy nghiệm của bất phương trình là: x > 6
*) Giải bất phương trình:
- 0,2x - 0,2 > 0,4x - 2
Giải:
Ta có - 0,2x - 0,2 > 0,4x - 2
Û - 0,2x - 0,4x > -2 + 0,2
Û - 0,6x > - 1,8
Û-0,6x:(-0,6)<(-1,8):(-0,6)
Û x < 3
Vậy nghiệm của bất phương trình là: x < 3
IV. Củng cố:
- GV hệ thống kiến thức toàn bài
- HS nêu lại định nghĩa bất phương trình bậc nhất một ẩn, hai quy tắc biến đổi bất phương trình và cách giải bất phương trình đưa được về dạng bất phương trình bậc nhất
- HS giải các bài tập 23a,b và bài tập 24a,b/SGK
V. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập lại các kiên thức trong bài
- Giải các bài tập còn lại
- Ôn tập kĩ các kiến thức để tiết sau luyện tập
E. Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
File đính kèm:
- GAD807-62.doc