I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm vững khi nào đa thức A chia hết cho đơn thức B
- Học sinh nắm được quy tắc chia đa thức cho đơn thức
2. Kĩ năng: Vận dụng được phép chia đa thức cho đơn thức để giải toán.
3. Thái độ: Có ý thức học tập.
II. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1000 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 8 năm học 2012- 2013 Tiết 16 Chia đa thức cho đơn thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2, ngày 15 tháng 10 năm 2012.
Tiết 16. §11. CHIA ĐA THỨC CHO ĐƠN THỨC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm vững khi nào đa thức A chia hết cho đơn thức B
- Học sinh nắm được quy tắc chia đa thức cho đơn thức
2. Kĩ năng: Vận dụng được phép chia đa thức cho đơn thức để giải toán.
3. Thái độ: Có ý thức học tập.
II. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: KIỂM TRA (6 phút)
Khi nào đơn thức A chia hết cho đơn thức B
Phát biểu quy tắc chia đơn thức A cho đơn thức B (trường hợp A chia hết cho B)
Bài tập 41SBT
HS: lên bảng trả lời
Hoạt động 2: QUY TẮC (12 phút )
GV yêu cầu HS thực hiện ? 1
GV em hãy nêu cách làm ?
GV: Ở VD này ta vừa thực hiện phép chia 1 đa thức cho 1 đơn thức, thương của phép chia là đa thức 2x2 – 3xy +
Gv : Vậy muốn chia một đa thức cho một đơn thức ta làm như thế nào ?
GV : Một đa thức muốn chia hết cho đơn thức thì ta cần điều kiện gì ?
Cho HS đọc quy tắc ở SGK
Gv yêu cầu HS tự đọc ví dụ tr 28
2 HS lên bảng thực hiện ?1
?1 ( 6x3y2 - 9x2y3 + 5xy2): 3xy2
= 6x3y2 : 3xy2 - 9x2y3 : 3xy2 + 5xy2: 3xy2 = 2x2 – 3xy +
HS : muốn chia một đa thức cho một đơn thức ta chia lần lượt từng hạng tử của đa thức cho đơn thức , rồi cộng các kết quả lại
HS : Một đa thức muốn chia hết cho đơn thức thì tất cả các hạng tử của đa thức phải chia hết cho đơn thức
Ví dụ :
( 30x4y3 – 25x2y3 – 3x4y4) : 5x2y3
= 6x2 – 5 – x2y
Hoạt động 3: ÁP DỤNG (8 phút )
GV yêu vầu HS làm ?2
GV : ngoài quy tắc em có thể làm cách nào khác
Để chia 1 đa thức cho 1 đơn thức, ngoài cách áp dụng quy tắc, ta còn có thể làm thế nào?
HS : Em có thể phân tích thành nhân tử
? 2 : a)( 4x4 - 8 x2y2+12x5y ): (-4x2)
= - x2 +2y2 - 3x3y
Vậy bạn Hoa giải đúng
HS: ta còn có thể phân tích đa thức bị chia thành nhân tử mà có chứa nhân tử là đơn thức chia rồi thực hiện tương tự như chia 1 tích cho 1 số
b)( 20x4y - 25x2y2 - 3x2y): 5x2y
= 5x2y ( 4x2 - 5y - ) : 5x2y
= 4x2 - 5y -
Hoạt động 4: LUYỆN TẬP (17 phút )
Bai 64 tr 28 SGK
Gv goi 2 HS lên bảng
Bài 65tr 29 SGK
[3(x – y)4 + 2(x – y)3 – 5(x – y)2] : (y – x)2
Em có nhận xét gì các luỹ thừa trong phép tính? Nên biến đổi như thế nào?
Bài 66 tr 29SGK :
? Tại sao 5x4 chia hết cho 2x2
Bài 64 tr 28 SGK
a) (-2x5 + 3x2 - 4x3) : 2x2= -x3 + - 2x
b)(x3 - 2x2y + 3xy2):(-x)
= -2x2 + 4xy - 6y2
c) (3x2y2 + 6x2y3 – 12xy) : 3xy
= xy + 2xy2 – 4
Bài 65tr 29 SGK :
[3(x – y)4 + 2(x – y)3 – 5(x – y)2]:(y – x)2 = [3(x – y)4 + 2(x – y)3 – 5(x – y)2]:(x -y)2
=3(x – y)2 + 2(x – y) – 5
Bài 66. Quang trả lời đúng vì mọi hạng tử của A đều chia hết cho B
HS: vì 5x4 : 2x2 = x2 là 1 đa thức.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học thuộc quy tắc chia đơn thức cho đơn thức , chia đa thức cho đơn thức .
- Bài tập về nhà 44, 45, 46, 47 tr 8 SBT .
- Ôn lại phép trừ đa thức , phép nhân đa thức đã sắp xếp, các hằng đẳng thức đáng nhớ
File đính kèm:
- Tiet 16.doc