I. MỤC TIÊU
- Hệ thống kiến thức cơ bản trong học kỳ I
- Ôn lại lí thuyết và bài tập dạng cơ bản
- Rèn kĩ năng làm bài tập vận dụng
- Rèn tính cẩn thận, chính xác cho HS
II. CHUẨN BỊ
a. GV: Bảng phụ, thước
b. HS : Thước kẻ; Ôn lại kiến thức cơ bản chương I, chương II
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 868 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 8 - Tiết 38 đến tiết 40, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:06/1/08
Ngày giảng:
Tiết 38: ôn tập học kỳ I
I. Mục tiêu
- Hệ thống kiến thức cơ bản trong học kỳ I
- Ôn lại lí thuyết và bài tập dạng cơ bản
- Rèn kĩ năng làm bài tập vận dụng
- Rèn tính cẩn thận, chính xác cho HS
II. Chuẩn bị
a. GV: Bảng phụ, thước
b. HS : Thước kẻ; Ôn lại kiến thức cơ bản chương I, chương II
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
HĐ1: Kiểm tra bài cũ (5 phút)
GV: Không kiểm tra bài cũ
Nhắc lại các kiến thức cơ bản của học kỳ I?
GV gọi HS nhận xét
HS : Chương I:
- Phép nhân và phép chia đa thức
- Nhân đơn, đa thức
- Các hằng đẳng thức
- Phân tích đa thức thầnh nhân thử
- Phép chia đa thức
Chương II: Phân thức đại số
- Định nghĩa
- Tính chất cơ bản phân thức
- Rút gọn phân thức
- Các phép tính
HĐ2: Ôn tập (32 phút)
GV: Đưa ra bảng phụ tổng kết chwong I ở bảng phụ
Nhân đơn thức với đa thức
Đặt nhân tử chung
Nhân đa thức với đa thức
Nhóm hạng tử và đặt nhân tử chung.
Những hằng đẳng thức
Yêu cầu HS bổ sung cho hoàn chỉnh
HS : Nhân đơn thức với đa thức
A(B+C) = AB +AC
Nhân đa thức với đa thức
(A+B)(C+D)
= AC+AD+BC+BD
Các hằng đẳng thức
1,2. (A±B)2 = A2±2AB+B2
3. (A+B)(A-B) = A2-B2
4,5 (A±B)3
= A3±A2B+3AB2± B3
6,7. A3± B3 =
(A±B) A2 + AB+B2
A- Lý thuyết
1. Chương I
Phép nhân và phép chia
- Nhân , chia đơn và đa thức
- Các hằng đẳng thức
- Phân tích đa thức thành nhân tử
GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức chương II và yêu cầu HS xem lại ở tiết 34
Chốt lại lý thuyết cơ bản học
kỳ I
GV : Các em làm bài tập sau
Phân tích đa thức thành nhân tử
a) x3+x2y -4x -4y
b) x4 -16
gọi 2 HS lên bảng trình bày
+ Nhận xét bài làm của từng bạn?
+ Chữa và chốt lại phương pháp
GV: Các nhóm thực hiện phép chia 27x3 -8 chia cho 6x+9x2 +4
+ yêu cầu HS đưa ra kết quả nhóm, sau đó chữa
HS : nhắc lại kiến thức cơ bản chương II
HS : Trình bày ở phần ghi bảng
HS nhận xét từng bước làm của HS
HS hoạt động theo nhóm và đưa ra kết quả của nhóm
2. Chương II: Phân thức đại số
- Định nghĩa, tính chất cơ bản phân thức
- Rút gọn
- Các phép tính phân thức
B- bài tập
* Dạng bài tập phân tích đa thức thành nhân tử
a) x3+x2y -4x -4y
= x2(x+y) -4(x+y)
= (x+y) (x-2)(x+2)
b) x4 -16 = (x2 - 4)(x2 +4)
= (x2 +4) (x-2)(x+2)
* Tính
Hoạt động 3: củng cố (6 phút)
GV : 1. Phân tích đa thức thành nhân tử
a) x4 - x3y -x +y
b) x3 - 4x2 +4x -1
2) Tính : x4 -2x3 +4x2 -8x chia cho x2 +4
Hoạt động 4: Giao việc về nhà (2 phút)
- Xem lại các bài tập đã chữa
- Ôn lại Chương I và chương II
- BTVN: 78, 79 sgk
Ngày soạn: 06/01/08
Ngày giảng:
Tiết 39: ôn tập học kỳ I
I. Mục tiêu
- Củng cố và khắc sâu kiến thức trong học kỳ I
- Giải bài tập dang tìm điều kiện xác định, rút gọn, tính giá trị
- Rèn kĩ năng làm bài tập vận dụng
II. Chuẩn bị
a. GV: Bảng phụ, thước
b. HS : Thước kẻ; Ôn lại kiến thức cơ bản chương I, chương II
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
HĐ1: Kiểm tra bài cũ (5 phút)
GV: 1. Giải bài tập 79b/33 sgk?
2. Tìm x biết
4x2 -3x = 0 (1)
GV gọi HS nhận xét và chữa
HS 1:
b) x3 -2x2 +x -xy2
= x2(x-2)+x(1-y2)
= x(x2 -2x+1-y2)
=x(x-1+y)(x-1-y)
HS 2: Từ pt(phát triển
=> x(4x-3) = 0
x = 0
4x -3 = 0
x= 0
x = 3/4
Vậy x = 0; x = 3/4
Hoạt động 2: Ôn tập (30 phút)
GV : Nghiên cứu bài tập sau trên bảng phụ: cho biểu thức
a) tìm tập xác định của biểu thức A
b) Rút gọn A
c) Tính giá trị của A tại x = -2
+ Các nhóm cùng giải phần a
+ Yêu cầu các nhóm đưa ra kết quả, sau đó chữa và chốt phương pháp phần a.
+ 2 em lên bảng giải phần b?
+ Nhận xét bài làm của từng bạn?
+ yêu cầu HS làm phần c, sau đó chốt phương pháp bài 1
GV: Nghiên cứu BT 2 trên bảng phụ:
Viết đa thức sau dưới dạng tổng của một da thức và 1 phân thức với tử là hàm số. Tìm giá trị nguyên của số x
để phân thức nguyên
+ Muốn viết phân thức trên thành tổng ta làm như thế nào?
+ Muốn tìm giá trị nguyên ta làm như thế nào?
+ Các nhóm làm bài tập 2?
+ Cho biết kết quả của các nhóm sau đó GV đưa đáp án để HS chấm chéo lẫn nhau
+ Chốt phương pháp cho bài
tập 2
HS đọc đè bài
HS hoạt động theo nhóm
HS đưa ra kết quả nhóm và nhận xét
HS trình bày ở phần ghi bảng
HS nhận xét
HS trình bày tại chỗ
HS đọc và nghiên cứu đề bài
BT1: cho biểu thức
a) TXĐ: x ≠±6
b) c) Thay x = -2 vào có:
2. BT 2:
HS : lấy tử thứcm, chia cho mẫu thức
HS : Cho mẫu thức bằng các ước của tử thức
HS hoạt động nhóm
HS đưa ra đáp án và chấm chéo
* Phân thức nguyên khi
x+ 2 = ±1
x+2 = ±13
x+2 -1 1 -13 13
x -3 -1 -15 12
Vậy x = {-15; -3; -1; 12}
Hoạt động 3: Củng cố (8 phút)
GV cho biểu thức
a) Tìm điều kiện để biểu thức A xác định
b) Chứng Minh rằng giá trị của biểu thức A không phụ thuộc x
Hs hoạt động nhóm, sau đó đưa ra kết quả rồi chấm chéo
Hoạt động 4: Giao việc về nhà (2 phút)
- Xem lại các biểu thức đã chữa
BTVN: 58,59 sbt
Ngày soạn: 6/01/08
Ngày giảng:
Tiết 40:
trả bài kiểm tra học kỳ I
File đính kèm:
- T38-40.doc