I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nhận biết khái niệm và phương trình giải phương trình tích (có 2 hay 3 nhân tử bậc nhất)
2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích đa thức thành nhân tử, giải phương trình tích.
3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác trong phân tích và trình bày.
II. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viện: Bảng phụ ghi bài tập, thớc kẻ, bút dạ, phấn màu.
2. Học sinh: Bảng nhóm, bút dạ, ôn tập những hằng đẳng thức đáng nhớ, các phươưng pháp phân tích đa thức thành nhân tử.
IV. Tiến trình dạy – học:
1. Ổn định lớp ():
2. Kiểm tra bài cũ (6'):
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 896 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 8 Tiết 45 Phương trình tích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD&ĐT Cao Lộc
Soạn ngày: /02/2012
Trường THCS Thạch Đạn
Giảng ngày: /02/2012
Lớp 8 A, B
GV: Hoàng Thị Tam
Tiết 45
Đ4. phương trình tích
Mục tiêu:
Kiến thức: Nhận biết khái niệm và phương trình giải phương trình tích (có 2 hay 3 nhân tử bậc nhất)
Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích đa thức thành nhân tử, giải phương trình tích.
Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác trong phân tích và trình bày.
Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề
Chuẩn bị:
Giáo viện: Bảng phụ ghi bài tập, thớc kẻ, bút dạ, phấn màu.
Học sinh: Bảng nhóm, bút dạ, ôn tập những hằng đẳng thức đáng nhớ, các phươưng pháp phân tích đa thức thành nhân tử.
Tiến trình dạy – học:
ổn định lớp ():
Kiểm tra bài cũ (6'):
Gv nêu yêu cầu KT:
HS1: Nêu các pp phân tích da thức thành nhân tử ? phân tích đa thức sau
P(x) = ( x2 - 1 ) + ( x + 1 )( x - 2)
HS2: đứng tại chỗ nhắc lại 7 hđt
à Gv ghi bảng
HS1: Nêu các pp phân tích da thức thành nhân tử.
phân tích đa thức sau
P(x) = ( x2 - 1 ) + ( x + 1 )( x - 2)
P(x) = (x - 1)(x + 1) + ( x + 1 )( x - 2 )
= ( x + 1 )[( x - 1 ) + ( x - 2 ) ]
= ( x + 1 )( x - 1 + x - 2 )
= ( x + 1)( 2x - 3 )
Hs2: trả lời miệng:
1. (A+B)2 = A2+ 2AB + B2
2. (A-B)2 = A2 – 2AB + B2
3. A2 – B2 = (A+B)(A-B)
4. (A+B)3 =A3 + 3A2B + 3AB2 +B3
5. (A+B)3 =A3 – 3A2B + 3AB2 – B3
6. A3 + B3 = (A+B)( A2 – AB + B2)
7. A3 – B3 = (A-B)(A2+ AB + B2 )
Bài mới ():
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
HĐ1 : 1. Phương trình tích và cách giải (15')
- Một tích bằng 0 khi nào?
- yêu cầu hs thực hiện ?2 (đề bài đưa lên bảng phụ)
?/tương tự PT
( 2x - 3 )( x + 1) = 0 khi nào ?
-hướng dẫn hs làm
?/ PT như trên là một PT tích
Em hiểu thế nào là một phương trình tích
-Trong bài này chỉ xét các PT mà hai vế của nó là hai biểu thức hữu tỉ và không chứa ẩn ở mẫu.
-Vậy muốn giải PT
A(x)B(x) = 0
ta giải 2 PT : A(x)=0 và B(x)=0 rồi lấy tất cả các nghiệm của chúng
1. Phương trình tích và cách giải
-khi 1 thừa số trong tích=0
?2 -đứng tại chỗ phát biểu
a.b = 0a=0 hoặc b=0 với a , b là 2 số bất kỳ
VD1: Giải phương trình sau :
( 2x - 3 )( x + 1) = 0
-khi 2x-3=0 hoặc x+1=0
2x - 3 =0 hoặc x + 1 = 0
x = 1,5 hoặc x = -1
Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm là
x = 1,5 và x = -1
(Tập nghiệm của phương trình là
S = {1,5 ; -1})
- Một vế là tích các Bt của ẩn, vế kia = 0.
TQ: ta có :
A(x)B(x) = 0
A(x) = 0 hoặc B(x) = 0
HĐ2: 2. áp dụng (19')
- Nhận xét xem PT có là phương tích không ?
- làm ntn để đưa PT trên về PT tích
- hướng dẫn hs biến đổi
- cho hs đọc nhận xét sgk-16
- yêu cầu hs làm ?3
- Hãy phát hiện hằng đẳng thức trong PT và phân tích vế trái thành nhân tử ?
-yêu cầu hs làm VD3 và ?4
-nhận xét bài làm của hs, nhăc nhở cách trình bày cho chính xác và lưu ý HS: nếu VT của PT là tích của nhiều hơn 2 nhân tử ta làm TT cho lần lượt từng nhân tử =0 rồi lấy tất cả các nghiệm
2. áp dụng:
VD2: Giải phương trình sau :
(x + 1)(x + 4) =(2 - x)(2 + x)
-không
-đưa hết sang 1 vế để 1 vế = 0 rồi phân tích vế kia thành nhân tử
x2 + 4x + x + 4 = 4 - x2
2x2 + 5x = 0
x( 2x + 5 ) = 0
x = 0 hoặc 2x + 5 = 0
x = 0 hoặc x = -2,5
Vậy tập nghiệm của PT là
S = { 0 ; -2,5 }
* nhận xét: sgk-16
-đọc nhận xét
?3 Giải Phương trình
(x - 1)( x2 + 3x- 2)- (x3- 1)=0
- 1 hs lờn bảng thực hiện
-cả lớp làm vào vở
(x- 1)(x2 +3x- 2)-(x-1)(x2+x+1)= 0
(x- 1)( x2 + 3x -2 -x2 - x - 1 ) = 0
(x - 1)( 2x - 3 ) = 0
x - 1 = 0 hoặc 2x - 3 = 0
x = 1 hoặc x = 1,5
Tập nghiệm của PT là S = { 1 ; 1,5 }
2 hs lên bảng làm VD3 và ?4
VD3: Giải phương trình
2x3 = x2 + 2x -1
2x3 - x2 - 2x +1 = 0
( 2x3 - 2x ) - ( x2 - 1) = 0
2x( x2 - 1 ) - ( x2 - 1) = 0
( x2 - 1 )( 2x - 1 ) = 0
(x - 1)( x+ 1 )( 2x - 1) = 0
x-1 =0 hoặc x + 1 =0 hoặc 2x-1 =0
x = 1 hoặc x = -1 hoặc x = 0,5
Tập nghiệm của PT là S = {-1; 1; 0,5 }
?4 Giải phương trình
(x3 + x2) + (x2 + x) = 0
x2( x +1 ) + x ( x+ 1) = 0
( x + 1 ) ( x2 + x ) = 0
(x +1 )(x + 1 ) x = 0
x ( x + 1)2 = 0
x = 0 hoặc x + 1= 0
x = 0 hoặc x = -1
Tập nghiệm của phương trình là
S = { 0 ; -1}
Luyện tập – Củng cố (10'):
Bài 22 sgk – 17
-yêu cầu hs hoạt động nhóm sau 5p đại diện nhóm lên bảng trính bày
-GV cho các nhóm nhận xét chéo bài của nhau
-KQ: b) S={2;5}
c) S= {1}
e) S={1 ; 7}
f) S = {1 ; 3}
Bài 22 (SGK - 17)
-nửa lớp làm ý b,c
nửa lớp làm ý e,f Giải PT sau:
b) (x2 - 4) + (x -2)(3 - 2x) = 0
( x- 2)( x+ 2 ) + ( x - 2)( 3 - 2x) = 0
(x - 2 )( x + 2 + 3 - 2x) = 0
(x - 2)( -x + 5 ) = 0
x - 2 = 0 hoặc -x + 5 = 0
x = 2 hoặc x = 5
Tập nghiệm của phương trình là S={2;5}
c, x3-3x2+3x -1=0
(x-1)3 = 0
x-1 = 0
x = 1
Tập nghiệm của phương trình là S={1}
e, (2x-5)2-(x+2)2= 0
(2x-5 + x+2)(2x-5 - x-2)= 0
(3x-3)(x- 7)= 0
3x-3 = 0 hoặc x- 7= 0
x = 1 hoặc x = 7
Tập nghiệm của phương trình là S={1;7}
f, x2 - x -(3x - 3) = 0
x(x – 1) - 3(x - 1) = 0
(x – 1)(x - 3) = 0
x – 1 = 0 hoặc x - 3 = 0
x = 1 hoặc x = 3
Tập nghiệm của phương trình là S={1;3}
Hướng dẫn về nhà (2'):
Học định nghĩa, phương pháp giải phương trình tích
BTVN: 21 ; 22 ;23 sgk-17; bài 26;27;28 sbt-7
tiết sau ôn tập
Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- tiet 45.d.doc