Giáo án Đại số 8 Tiết 61 Bất phương trình bậc nhất một ẩn (Tiết 1)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu rõ khái niệm bất phương trình bậc nhất một ẩn.

- Học sinh nắm được cách giải bất phương trình bậc nhất một ẩn, các qui tắc biến đổi bất phương trình, biết đưa BPT về dạng ax+ b> 0,

2. Kĩ năng:

- Rèn cho HS kĩ năng biến đổi các BPT, giải các BPT bậc nhất một ẩn một cách thành thạo và chính xác.

- Rèn cho HS kĩ năng biểu diễn tập nghiệm của BPT bậc nhất một ẩn trên trục số một cách thành thạo

- Rèn kĩ năng giải BPT đưa về dạng ax+ b> 0,ax+ b < 0,ax+ b ≤0, ax+ b ≥0)

3. Tư duy: Phát triển cho HS tư duy logic, tổng hợp, khái quát,

4. Thái độ: Giúp cho HS thêm yêu thích, say mê bộ môn toán,

II. Chuẩn bị của Giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV, các bài tập củng cố bảng phụ

2. Học sinh: Ôn lại các tính chất về mối liên hệ giữa thứ tự và phép cộng, phép nhân

- Ôn lại các bước giải phương trình bậc nhất một ẩn

- SGK, vở bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập.

III. Phương pháp dạy học: Phương pháp vấn đáp, phương pháp luyện tập thực hành, phương pháp học phát hiện và giải quyết vấn đề, phương pháp học tập hợp tác từng nhóm nhỏ.

IV. Tổ chức hoạt động dạy và học:

1. Kiểm tra bài cũ(5-7)

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1191 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 8 Tiết 61 Bất phương trình bậc nhất một ẩn (Tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/ 3/ 2009 Ngày giảng: 21/ 3/ 2009 Người soạn: Trịnh Hồng Hạnh_ SP Toán K7 GVHD: Phạm Thị Thư Tiết: 61. Bài: Bất phương trình bậc nhất một ẩn (Tiết 1) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu rõ khái niệm bất phương trình bậc nhất một ẩn. - Học sinh nắm được cách giải bất phương trình bậc nhất một ẩn, các qui tắc biến đổi bất phương trình, biết đưa BPT về dạng ax+ b> 0,… 2. Kĩ năng: - Rèn cho HS kĩ năng biến đổi các BPT, giải các BPT bậc nhất một ẩn một cách thành thạo và chính xác. - Rèn cho HS kĩ năng biểu diễn tập nghiệm của BPT bậc nhất một ẩn trên trục số một cách thành thạo… - Rèn kĩ năng giải BPT đưa về dạng ax+ b> 0,ax+ b < 0,ax+ b ≤0, ax+ b ≥0) 3. Tư duy: Phát triển cho HS tư duy logic, tổng hợp, khái quát,… 4. Thái độ: Giúp cho HS thêm yêu thích, say mê bộ môn toán,… II. Chuẩn bị của Giáo viên và học sinh: 1. Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV, các bài tập củng cố bảng phụ… 2. Học sinh: Ôn lại các tính chất về mối liên hệ giữa thứ tự và phép cộng, phép nhân - Ôn lại các bước giải phương trình bậc nhất một ẩn - SGK, vở bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập. III. Phương pháp dạy học: Phương pháp vấn đáp, phương pháp luyện tập thực hành, phương pháp học phát hiện và giải quyết vấn đề, phương pháp học tập hợp tác từng nhóm nhỏ. IV. Tổ chức hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra bài cũ(5-7’) Hoạt động của thày Hoạt động của trò GV: Kiểm tra 1 HS: Em hãy kiểm tra xem x=2 và x=3 có phải là nghiệm của BPT: 3x-5≥0 hay không? HS: + Với x= 2 thay vào BPT ta có: 3.2-5≥0 (BĐT đúng) Vậy x=2 là nghiệm của BPT. + Với x= 3 thay vào BPT ta có: 3.3-5≥0 (BĐT đúng) Vậy x=3 là nghiệm của BPT. 2. Bài mới: Hoạt động của thày Hoạt động của trò Kiến thức cơ bản Hoạt động 1: Định nghĩa(12’) Từ BPT: 3x-5≥0giới thiệu bài mới. Sau đó yêu cầu HS suy ra dạng tổng quát của BPT bậc nhất 1 ẩn. GV: Vậy thế nào là BPT bậc nhất 1 ẩn? GV: Nếu ta thay dấu “≥”bằng dấu“>”, “<”, “≤” đây cũng là BPT bậc nhất 1 ẩn. Trong đó a,b là 2 số cho trước, a≠0. GV: Cần nhấn mạnh a phải khác 0 nếu bằng 0 thi không phải là BPT bậc nhất 1 ẩn. GV: Yêu cầu HS đọc định nghĩa SGK/ 43. GV: Yêu cầu học sinh lấy ví dụ? GV: Cho VD: x3-3≤0 có phải là BPT bậc nhất 1 ẩn không? GV: Cho học sinh làm ?1 SGK/ 43. Hoạt động 2: Hai quy tắc biến đổi bất phương trình.(20’) a. Quy tắc chuyển vế: (10’) GV: Từ BPT: 3x-5≥0. Làm thế nào để ta có thể tim được tất cả các nghiệm của BPT trên nếu cô không cho sẵn các giá trị của x? Để tìm được nghiệm của BPT trên chúng ta có 2 quy tắc biến đổi BPT: Quy tắc chuyển về và quy tắc nhân với 1 số. GV: vậy BPT: 3x-5≥0 có tương đương với BPT: 3x≥5 không? GV: Vậy để được 1 bpt mới tương đương với bpt ban đầu người ta đã dựa vào tính chất nào? GV: Vậy từ liên hệ giữa thứ tự và phép cộng chúng ta có quy tắc biến đổi BPT tương đương. Đó là quy tắc chuyển vế. GV: Yêu cầu HS phát biểu quy tắc trong SGK( phần đóng khung chữ đậm) GV: Hướng dẫn HS làm VD1: Giải BPT: Ta có: x-5<18 x<18+5(chuyển -5 từ vế trái sang vế phải và đổi dấu thành +5) x<23 GV: Sau khi tìm được tập nghiệm của BPT phải kết luận nghiệm: Vậy BPT có tập nghiệm là{x/x<23} GV: Yêu cầu HS tự nghiên cứu VD2( 2’). Sau đó gọi 2 HS lên bảng làm ?2 SGK/44 GV: Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng. GV: Nhận xét của GV Hoạt động 3: b. Quy tắc nhân với một số.(10’) GV: Từ liên hệ giữa thứ tự và phép cộng người ta có quy tắc chuyển vế, từ liên hệ giữa thứ tự và phép nhân người ta cũng có một quy tắc khác để biến đổi tương đương BPT. Đó là quy tắc: Nhân với một số. GV: yêu cầu 1HS nhắc lại tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép nhân? GV: Yêu cầu HS phát biểu quy tắc nhân với 1 số SGK/ 44. GV: Hướng dẫn HS làm VD3/45 GV: Cho HS tự nghiên cứu VD4/45 và yêu cầu học sinh lên bảng trình bày lai. GV: Nhắc lại: ở VD 3 người ta nhân cả 2 vế của BPT với 2 là số dương nên ta giữ nguyên chiều của BPT còn ở VD4 ta nhân cả 2 vế của BPT với số (-4) là một số âm nên ta phải đổi chiều BPT. GV: Cho HS lên bảng làm ?3 SGK/ 45. Dưới lớp làm bài vào vở và quan sát bài làm của bạn rồi nhận xét? GV: tiếp tục cho HS làm ?4 SGK/ 45. Hoạt động 4: Củng cố (5-7’) GV: Sau tiết học ngày hôm nay chúng ta cần nắm được những kiến thức cơ bản nào? GV: Treo bảng phụ các bài tập: Bài 1: Có bao nhiêu BPT bậc nhất 1 ẩn trong các BPT sau: 1. 3x-7≤0 3. 5-6x>1 2. x2-5≥0 4. 2(x-1)>6 A. 4 B.3 C. 2 D.1 Đáp án: B.3 Bài 2: Hình vẽ sau biểu diễn tập nghiệm của BPT nào?( kể 3 BPT có cùng tập nghiệm) a) 0 12 b) 0 GV: Hướng dẫn học sinh làm 1phần. Bài 3: Tìm x sao cho giá trị của biểu thức 2x-7 không âm? GV: Hướng dẫn HS: BPT có dạng: ax+ b ≥0 trong đó a,b là các số cho trước, a≠0 được gọi là BPT bậc nhất 1 ẩn. HS: Đọc định nghĩa SGK/ 43. HS: 10x+2>0, 3x-5 <0,… HS: Không. Vì: bậc số cao nhất của ẩn là bậc 3 chứ không phảI bậc nhất. HS: làm bài: a, c là BPT bậc nhất 1 ẩn còn c, d không phải. HS: Có. HS: Dựa vào tính chất liên hệ giưa thứ tự và phép cộng ta cộng cả 2 vế của BPT trên với 5. HS: Đọc quy tắc SGK/44. HS: Nghe giảng HS: Tự nghiên cứu VD2 HS: 2 bạn lên bảng làm ?2 HS1: a) x+12>21 x >21-12 x >9 Vậy BPT có tập nghiệm là {x/x>9}và được biểu diễn: 0 9 b) -2x>-3x-5 -2x+3x>-5 x>-5 Vậy tập nghiệm của BPT là {x/x>-5} và được biểu diễn: -5 0 HS: Nhắc lại tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép nhân. HS: Đọc quy tắc SGK/ 44 HS: Nghe giảng HS: Tự nghiên cứu VD4 (2’) HS: 2HS lên bảng làm ?3, dưới lớp làm vào vở và quan sát bài làm của bạn. HS: lên bảng làm ?4 SGK/ 45 a) vì ta có: x+3 x x<4 và: x-2 x x<4 => x+3 x-2<2( có cùng một tập nghiệm) b) Tương tự phần a HS: - Định nghĩa BPT bậc nhất 1 ẩn. - Hai quy tắc biến đổi BPT: Quy tắc chuyển về và quy tắc nhân với một số. 1. Định nghĩa: (SGK/ 43) - Dạng tổng quát: ax+ b ≥0 ( a,b cho trước, a≠0) - VD: 10x+2>0 3x- 5<0,… 2. Hai quy tắc biến đổi bất phương trình. a. Quy tắc chuyển vế. Quy tắc SGK/ 44. b. Quy tắc nhân với một số. Quy tắc: SGK/ 44 4. Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc định nghĩa, hai quy tắc biến đổi BPT… - Làm các bài tập: 19, 20, 21, 22 SGK/ 47

File đính kèm:

  • docBPT bac nhat 1 an.doc
Giáo án liên quan