Giáo án Đại số 8 Tuần 2 Tiết 3 Luyện tập

 I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức : HS được củng cố các kiến thức về các qui tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức.

2. Kĩ năng : HS làm thành thạo phép nhân đơn thức , đa thức, áp dụng giải các bài tập tìm x, tính giá trị của biểu thức, chứng minh biểu thức không phụ thuộc vào giá trị của biến

3. Thái độ : Rèn tính chính xác, cẩn thận

 II. CHUẨN BỊ :

1. GV : Bảng phụ ghi kết quả bài 11, 13

2. HS : Qui tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức. Bảng nhóm, bút dạ

 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1. Tổ chức lớp : 1

2. Kiểm tra bài cũ :9

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 897 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 8 Tuần 2 Tiết 3 Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 2 Ngày soạn:16/08/2009 Tiết 3 : LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU : Kiến thức : HS được củng cố các kiến thức về các qui tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức. Kĩ năng : HS làm thành thạo phép nhân đơn thức , đa thức, áp dụng giải các bài tập tìm x, tính giá trị của biểu thức, chứng minh biểu thức không phụ thuộc vào giá trị của biến … Thái độ : Rèn tính chính xác, cẩn thận II. CHUẨN BỊ : GV : Bảng phụ ghi kết quả bài 11, 13 HS : Qui tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức. Bảng nhóm, bút dạ III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Tổ chức lớp : 1’ Kiểm tra bài cũ :9’ ĐT Câu hỏi Đáp án Điểm Khá - Phát biểu qui tắc nhân đa thức với đa thức như SGK Áp dụng : Làm tính nhân a)x2y2 - xy +2y) (x-2y) b) (x2 – xy + y2)(x + y) Quitắc(SGK) a)b) (x2 – xy + y2)(x + y) = x2(x + y) – xy(x + y) + y2(x + y) = x3 + x2y – x2y – xy2 + xy2 + y3 = x3 + y3 4đ 3đ 3đ Bài mới : * Giới thiệu bài : GV (đvđ) : Tóm tắc hai qui tắc nhân đơn thức với đa thức và nhân đa thức với đa thức ( bằng công thức). Vận dung giải các bài tập sau: *Tiến trình bài dạy : TL Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức 30’ Hoạt động 1: LUYỆN TẬP Dạng1:Thực hiện phép tính Bài tập 10a. Yêu cầu 2 HS trình bày theo 2 cách: C1: Thực hiện theo hàng ngang C2: Thực hiện theo hàng dọc *chú ý: Thực hiện từng bước, lưu ý dấu của đơn thức. - Thu gọn chính xác các đơn thức đồng dạng. - Khi thực hiện có thể bỏ qua bước trung gian. Bài 11 ( sgk) GV : Muốn chứng minh giá trị của biểu thức không phụ thuộc vào giá trị của biến ta làm như thế nào ? GV : Gọi một HS lên bảng làm GV cho HS nhận xét. GV để kiểm tra kết quả tìm được ta thử thay một giá trị của biến(chẳng hạn x = 0) vào biểu thức rồi so sánh với kết quả. Bài 12(sgk) - Muốn tính giá trị của biểu thức tại những giá trị cho trước của biêùn ta làm thế nào ? Để tính giá trị của biểu thức này tại các giá trị của x trước hết ta cần làm gì ? GV gọi HS lần lược lên bảng điền giá trị của biểu thức . Dạng2: Tìm x Bài 13( SGK ) Yêu cầu HS hoạt động nhóm GV : Đi kiểm tra các nhóm và nhắc nhở việc làm bài GV kiểm tra bài làm của vài nhóm GV nhấn mạnh các bước làm : - Thực hiện phép nhân - Rút gọn biểu thức - Tìm x Bài 14 SGK tr 9 GV : Hãy viết công thức của ba số chẳn liên tiếp ? - Gọi số chẵn thứ nhất là n thì số chẵn tiếp theo là bao nhiêu? - Hãy biểu diển tích của hai số sau lớn hơn tích của hai số đầu là 192 ? Gọi một HS lên bảng trình bày bài HS1: Cách nhân thứ 1 (x2 – 2x + 3)(x – 5) = x3 – 5x2 – x2+ 10x +x – 15 = x3 – 6x2 + x – 15 HS2 : cách 2 HS đọc đề bài HS : Ta rút gọn biểu thức , sau khi rút gọn, biểu thức không còn chứa biến ta nói rằng biểu thức không phụ thuộc vào giá trị của biến. HS cả lớp làm bài vào vở Một HS lên bảng làm HS nhận xét - Nếu thay x = 0 vào biểu thức ta được : –5.3 + 7 = –8 HS: Thay giá trị của biến vào biểu thức rồi tính - Thực hiện phép nhân, rút gọn - Thay giá trị của biến x vào biểu thức đã rút gọn. HS : trước hết ta thực hiện rút gọn biểu thức , rồi lần lược thay giá trị của x vào biểu thức rồi tính HS hoạt động nhóm HS: 2n, 2n + 2, 2n + 4 HS: (2n + 2)(2n + 4) – 2n(2n + 2) = 192 Một HS lên bảng thực hiện Bài tập 10: Cáchù 1 (x2 – 2x + 3)(x – 5) = x3 – 5x2 – x2+ 10x +x – 15 = x3 – 6x2 + x – 15 * Cách 2 Bài 11 SGK (x – 5)(2x + 3) – 2x(x – 3) + x + 7 = 2x2 + 3x – 10x –15 – 2x2 + 6x + x + 7 = - 8 Vậy giá trị của biểu thức không phụ thuộc vào giá trị của biến Bài 12 SGK Ta có : A = (x2 – 5)(x + 3) + (x + 4)(x – x2) = x3 + 3x2 – 5x – 15 + x2 – x3 + 4x – 4x2 = - x – 15 Với x = 0 thì A = – 15 Với x = 15 thì A = 30 Với x = –15 thì A = 0 Với x = 0,15 thì A = –5,15 Bài 13 SGK Tìm x , biết : (12x – 5)(4x – 1) + (3x – 7)(1 – 16x) = 81 48x2 – 12x – 20x + 5 + 3x – 48x2 – 7 + 112x = 81 83x – 2 = 81 83x = 83 x = 83 : 83 x = 1 Bài 14 SGK Gọi ba số chẳn liên tiếp là 2n ; 2n + 2 ; 2n + 4 với n Ỵ N, ta có : (2n + 2)(2n + 4) – 2n(2n + 2) = 192 4n2 + 8n + 4n + 8 – 4n2 – 4n = 192 8n + 8 = 192 8n = 184 n = 23 Vậy ba số đó là : 46 ; 48 ; 50 4.Hướng dẫn về nhà : 5’ - Ôn tập các qui tắc nhân đơn thức với đa thức, đa thức với đa thức - Xem lại các bài tập đã chữa - Làm bài tập 15 tr 24 SGK, 6,7,8 ,9, 10 tr 4 SBT - Đọc trước bài những hằng đẳng thức đáng nhớ * Bài tập nâng cao Chứng minh rằng với mội số tự nhiên n thì : a/ (n2 + 3n – 1)(n + 2) – n3 + 2 chia hết cho 5 Ta có : (n2 + 3n – 1)(n + 2) – n3 + 2 = n3 + 2n2 + 3n2 + 6n – n – 2 – n3 + 2 = 5n2 + 5n luôn chia hết cho 5 vì cả hai hạng tử của tổng chia hết cho 5 b/ (6n + 1)(n + 5) – (3n + 5)(2n – 1) chia hết cho 2 Có : (6n + 1)(n + 5) – (3n + 5)(2n – 1) = 6n2 + 30n + n + 5 – 6n2 + 3n – 10n + 5 = 24n + 10 luôn chia hết cho 2 (vì cả hai hạng tử của tổng chia hết cho 2) IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: ............................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docdaiso8-t3.doc
Giáo án liên quan