1. Kiến thức: Củng cố và khắc sâu việc giải phương trình tích.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng giải phương trình tích.
3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác trong việc giải phương trình.
3 trang |
Chia sẻ: quoctuanphan | Lượt xem: 1039 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 8 Tuần 22, Tiết 46 - Vũ Hải Đường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 22
Tiết: 46
Ngày soạn:10 /01/2014
Ngày dạy: 13/01/2014
LUYỆN TẬP §4
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố và khắc sâu việc giải phương trình tích.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng giải phương trình tích.
3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác trong việc giải phương trình.
II. Chuẩn bị:
1- GV: SGK, thước thẳng, giáo án.
2- HS: SGK, chuẩn bị các bài tập về nhà.
III. Phương pháp:
- Đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp:(1’)
Kiểm tra sĩ số: 8A1:...........................................................
8A3...........................................................
8A5:……………………………………..
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
GV cho hai HS lên bảng giải bài tập 21cd.
3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG - TRÌNH CHIẾU
Hoạt động 1: Bài 23 (9’)
Chuyển tất cả về vế trái của phương trình và đặt x – 3 làm thừa số chung thì ta sẽ đưa được phương trình đã cho về dạng phương trình tích.
Thực hiện như câu b, cần phân tích 3x – 15 thành nhân tử để xuất hiện nhân tử chung rồi đưa về dạng phương trình tích.
Hai HS lên bảng giải, các em khác làm vào vở, theo dõi và nhận xét bài làm của các bạn trên bảng.
HS thực hiện theo GV hướng dẫn.
Bài 23: Giải các phương trình
b) 0,5x(x – 3) = (x – 3)(1,5x – 1)
0,5x(x – 3) – (x – 3)(1,5x – 1) = 0
(x – 3)(0,5x – 1,5x + 1) = 0
(x – 3)(1 – x) = 0
x – 3 = 0 hoặc 1 – x = 0
1) x – 3 = 0 x = 3
2) 1 – x = 0 x = 1
Tập nghiệm của phương trình:
c) 3x – 15 = 2x(x – 5)
3(x – 5) – 2x(x – 5) = 0
(x – 5)(3 – 2x) = 0
x – 5 = 0 hoặc 3 – 2x = 0
1) x – 5 = 0 x = 5
2) 3 – 2x = 0 x = 1,5
Tập nghiệm của phương trình:
Hoạt động 2: Bài 24 (8’)
GV hướng dẫn HS phân tích vế trái thành nhân tử bằng phương pháp áp dụng HĐT.
GV hướng dẫn HS chuyển tất cả các hạng tử qua vế trái và phân tích vế trái thành nhân tử bằng phương pháp nhóm các hạng tử.
Hoạt động 3: Bài 25: (5’)
Cách làm bài 25a giống như bài 24b nhưng mức độ phân tích thành nhân tử khó hơn, GV lưu ý trong trường hợp này, HS dễ bị thiếu nghiệm.
HS chú ý theo dõi và lên bảng giải, các em khác làm vào vở, theo dõi và nhận xét bài làm của các bạn.
HS thảo luận.
Bài 24: Giải các phương trình
a) (x2 – 2x + 1) – 4 = 0
(x – 1)2 – 22 = 0
(x – 1 – 2)(x – 1 + 2) = 0
(x – 3)(x + 1) = 0
x – 3 = 0 hoặc x + 1 = 0
1) x – 3 = 0x = 3
2) x + 1 = 0x = – 1
Tập nghiệm của phương trình:
b) x2 – x = – 2x + 2
x2 – x + 2x – 2 = 0
x(x – 1) + 2(x – 1) = 0
(x – 1)(x + 2) = 0
x – 1 = 0 hoặc x + 2 = 0
1) x – 1 = 0x = 1
2) x + 2 = 0x = – 2
Tập nghiệm của phương trình:
Bài 25: Giải phương trình
a) 2x3 + 6x2 = x2 + 3x
2x2(x + 3) = x(x + 3)
2x2(x + 3) – x(x + 3) = 0
(x + 3)(2x2 – x) = 0
x(x + 3)(2x – 1) = 0
x = 0 hoặc x + 3 = 0 hoặc 2x – 1 = 0
1) x = 0
2) x + 3 = 0x = – 3
3) 2x – 1 = 0 x = 0,5
Tập nghiệm của phương trình:
4. Củng Cố:Kiểm tra 15 phút
A. Đề bài:Giải các phương trình sau:
a.x2 = 98x
b. (2x-3)2 = (x+1)2
c. 2x(x -3) + 5(x-3) = 0
B. Đáp án và thang điểm
a. x2 = 98x x2 - 98x = 0 x( x – 98 ) = 0x = 0 hoặc x – 98 = 0 1,5 điểm
1) x = 0 0,5 điểm
2) x - 98 x = 98 0,5 điểm
Tập nghiệm của phương trình là:S = {0; 98} 0,5 điểm
b. (2x-3)2 = (x+1)2 (2x-3)2 - (x+1)2 = 0 ( 2x – 3 +x +1)(2x – 3 – x -1) = 0 1,5 điểm
(3x – 2)(x – 4) = 03x -2 = 0 hoặc x -4 = 0 1 điểm
3x -2 = 0 x = 0,5 điểm
x- 4 = 0 x = 4 0,5 điểm
Tập nghiệm của phương trình là:S={ ;4} 0,5 điểm
c. 2x(x -3) + 5(x-3) = 0 (x-3)(2x + 5) = 0 x – 3 = 0 hoặc 2x + 5 = 0 1,5 điểm
1) x – 3 = 0 x = 3 0,5 điểm
2) 2x + 5 = 0 x = . Tập nghiệm của phương trình là: S = { 3; } 1 điểm
5. Hướng dẫn về nhà:(2’)
- Về nhà xem lại các bài tập đã giaỉ.Về nhà làm bài tập 24cd, 25b.
6. Rút kinh nghiệm tiết dạy:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- giao an tuan 22(2).doc