I – MỤC TIÊU:
-HS nắm được khái niệm phương trình tích, phương pháp giải phương trình tích (dạng có 2, 3 nhân tử bậc nhất)
-Rèn luyện lại cho HS kỹ năng phân tích đa thức thành nhân tử ->ứng dụng đưa phương trình về dạng phương trình tích
II – CHUẨN BỊ :
-GV: giáo án, SGK, thước, bảng phụ
-HS: Học bài, làm bài tập về nhà, chuẩn bị bài mới
III– PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
-PP vấn đáp
-PP dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.
IV– TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 938 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 8 Tuần 22 Tiết 48 Bài 4 Phương trình tích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 4: PHƯƠNG TRÌNH TÍCH
Tuần 22 Ngày soạn:
Tiết 48 Ngày dạy:
I – MỤC TIÊU:
-HS nắm được khái niệm phương trình tích, phương pháp giải phương trình tích (dạng có 2, 3 nhân tử bậc nhất)
-Rèn luyện lại cho HS kỹ năng phân tích đa thức thành nhân tử ->ứng dụng đưa phương trình về dạng phương trình tích
II – CHUẨN BỊ :
-GV: giáo án, SGK, thước, bảng phụ
-HS: Học bài, làm bài tập về nhà, chuẩn bị bài mới
III– PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
-PP vấn đáp
-PP dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.
IV– TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
*Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
-Treo bảng phụ (bài tập kiểm tra)
Chọn cụm từ hoặc sốø thích hợp điền vào chỗ trống: (. . .)
+Trong một tích, nếu có một thừa số bằng 0 thì . . .; và ngược lại, nếu tích bằng 0 thì ít nhất 1 trong các thừa số của tích . . .
+Biểu thức A=(2x-3)(x+1) nhận giá trị bằng 0 khi x=. . . hoặc x=. . .
-Đáp án:
-tích bằng 0
-bằng 0
x=3/2 hoặc x = -1
*Hoạt động 2: Tiếp cận khái niệm phương trình tích và cách giải (15’)
-Ở bài tập kiểm tra bài cũ ta có A=0 nghĩa là (2x-3)(x+1)=0 biểu thức này được gọi là phương trình tích
-Hỏi: thế nào là phương trình tích?
-Chốt lại khái niệm phương trình tích và lưu ý HS phương trình tích là phương trình có 1 vế bằng 0, vế còn lại có dạng tích
-Gọi HS cho vài VD về phương trình tích
-Hỏi: từ bài tập kiểm tra bài cũ hãy cho biết phương pháp tìm x?
-Nhận xét, khẳng định kết quả
-Đó là phương pháp giải một phương trình tích
-Hỏi: muốn giải một phương trình tích ta thực hiện như thế nào?
-Nhận xét, khẳng định kết quả
-Củng cố: Treo bảng phụ (VD1+2)
-Nhận xét, khẳng định kết quả
-Chốt lại phương pháp giải phương trình tích
-HS theo dõi
-TL: phương trình có dạng A(x).B(x)=0 là phương trình tích
-2 HS phát biểu lại
-HS thực hiện cho ví dụ
-TL: vì nếu tích bằng 0 thì ít nhất 1 trong các thừa số của tích bằng 0 do đó A=0 khi 2x-3=0 hoặc x+1=0 rồi từ đó ta tìm x
-TL: muốn giải phương trình A(x).B(x)=0 ta giải 2 phương trình A(x)=0 và B(x)=0 rồi lấy tất cả các nghiệm của chúng
-2 HS phát biểu lại
-HS nhận xét
-HS đọc đề
-HS thảo luận theo đôi bạn học tập và HS lên bảng thực hiện
-HS nhận xét
1.Phương trình tích và cách giải
a.Khái niệm
(SGK)
+VD:
(x+3)(2x-5)=0
x(7-8x)=0
b.Cách giải
(SGK)
+VD1: giải phương trình
(3x – 2)(4x + 5) = 0
Û3x – 2=0 hoặc 4x + 5=0
Ûx=2/3 hoặc x=-5/4
Vậy tập nghiệm S={2/3 ; -5/4}
+VD2: giải phương trình
(4x+2)(x2+1)=0
Û4x+2=0 hoặc x2+1=0 (vô lý)
Ûx=-1/2
Vậy tập nghiệm S={-1/2}
*Hoạt động 3 : Thực hiện dạng bài tập giải phương trình đưa về dạng phương trình tích (22’)
-Treo bảng phụ (VD3)
-Hỏi: phương pháp giải phương trình này?
-Nhận xét, khẳng định kết quả
-Chốt lại phương pháp thực hiện và kiến thức vận dụng
-Hỏi: nêu phương pháp giải phương trình đưa về phương trình tích?
-Chốt lại phương pháp thực hiện
-Củng cố: Treo bảng phụ (BT?3 +?4SGK)
-Hỏi: phương pháp đưa phương trình này về dạng phương trình tích?
-Hỏi: phương pháp phân tích VT thành nhân tử?
-Nhận xét, khẳng định kết quả
-Chốt lại phương pháp giải phương trình yich1 và phương trình đưa về dạng phương trình tích
-HS đọc đề
-TL: khai triển 2 vế ->chuyển tất cả các hạng tử sang VT để VP bằng 0 rồi đưa VT về dạng tích bằng cách phân tích VT thành nhân tử
-HS độc lập thực hiện và HS lên bảng thực hiện
-HS nhận xét
-TL: (nội dung 2 bươc SGK)
-2 HS phát biểu lại
-HS đọc đề
-4 nhóm tiến hành thảo luận
-Đại diện nhóm nhận xét lẫn nhau
-TL: VP=0 ta chỉ cần phân tích VT thành nhân tử
-TL: vận dụng hằng đẳng thức ->dùng phương pháp nhóm hạng tử và đặt nhân tử chung
-Đại diện nhóm nhận xét lẫn nhau
2.Aùp dụng:
a)VD3: giải phương trình
x(2x – 9)=3x(x – 5)
2x2 – 9x = 3x2 – 15x
Û2x2 – 9x –3x2+ 15x =0
Û– x2 + 6x = 0 Ûx(6 – x)=0
Ûx=0 hoặc 6 –x =0
Û x=0 hoặc x = 6
Vậy tập nghiệm S={0 ; 6}
+Cách giải (SGK)
b)VD4 (BT?3 SGK)
(x–1)(x2+3x–2) – (x3–1)=0
Û(x–1)(x2+3x–2)–(x–1)(x2+x+1)=0
Û (x – 1)(2x – 3)=0
Û x – 1 =0 hoặc 2x – 3 = 0
Û x = 1 hoặc x=1,5
Vậy tập nghiệm S={1 ; 1,5}
c)VD5 (BT?4 SGK)
(x3+x2)+(x2+x)=0
Û x2(x+1)+x(x+1)=0
Û (x+1)( x2+x)=0
Û x(x+1)2=0
Û x=0 hoặc x+1=0
Û x=0 hoặc x = -1
Vậy tập nghiệm S={0 ; -1}
*HD ở nhà (3’)
-Học lại bài
-Làm bài tập về nhà
+BT21, 22 SGK (tương tự VD1 ; VD2)
-Chuẩn bị bài mới: Luyện tập
File đính kèm:
- TIET 45.doc