Giáo án Đại số 9 năm học 2007- 2008 - Tiết 20 : Luyện tập

I. Mục Tiêu:

Qua bài này học sinh cần :

- Rèn kỹ năng tính toán giá trị của hàm số, kỹ năng vẽ đồ thị hàm số, kỹ năng đọc đồ thị

- Củng cố các khái niệm hàm số,đồ thị của hàm số, hàm số đồng biến, nghịch biến trên R.

II. Chuẩn bị của GV và HS:

 GV: Bảng phụ ghi kết quả bài tập 2 câu hỏi, hình vẽ, chuẩn bị các bảng phụ (có ô lưới) và kẻ sẵn các hệ trục toạ độ Oxy .

 Thước thẳng, com pa, máy tính bỏ túi.

 HS : Ôn tập các kiến thức có liên quan đến hàm số, máy tính bỏ túi, com pa.

III. Tổ chức hoạt động dạy học:

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1053 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 9 năm học 2007- 2008 - Tiết 20 : Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguời soạn: Ninh Đình Tuấn Ngày soạn: 12/11/2007 Tiết: 20 Đ Luyện tập Mục Tiêu: Qua bài này học sinh cần : - Rèn kỹ năng tính toán giá trị của hàm số, kỹ năng vẽ đồ thị hàm số, kỹ năng đọc đồ thị Củng cố các khái niệm hàm số,đồ thị của hàm số, hàm số đồng biến, nghịch biến trên R. Chuẩn bị của GV và HS: GV: Bảng phụ ghi kết quả bài tập 2 câu hỏi, hình vẽ, chuẩn bị các bảng phụ (có ô lưới) và kẻ sẵn các hệ trục toạ độ Oxy . Thước thẳng, com pa, máy tính bỏ túi. HS : Ôn tập các kiến thức có liên quan đến hàm số, máy tính bỏ túi, com pa. Tổ chức hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Kiểm tra - chữa bài tập (15 phút) GV nêu câu hỏi: Câu 1 : Hãy nêu khái niệm hàm số, cho một ví dụ về hàm số cho bằng một công thức. Giải bài tập 2 SGK Câu 2: Hãy điền vào chỗ(.....)cho thích hợp Cho hàm số y=f(x) xác định xR - Nếu giá trị của x.....mà giá trị tương ứng f(x).....thì hàm số y=f(x) được gọi là.......trên R - Nếu giá trị của x.....mà giá trị tương ứng của f(x).....thì hàm số y=f(x) được gọi là.......trên R Giải bài tập 3 SGK GV gọi HS lên bảng thực hiện cả lớp cùng làm. GV gọi HS nhận xét đánh giá qua điểm số. 2 HS lên bảng làm Hoạt động 2: 1 A D 1 C x E y 0 Luyện tập (28 phút) Bài 4 (Tr 45 - SGK) - GV dùng bảng phụ để có hình 6 SGK và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau : Hình 6 nêu lên đồ thị của hàm số nào? . - - Muốn vẽ đồ thị của hàm số này ta phải làm gì ? Nêu cách xác đinh độ dài - Com pa và thước thẳng được sử dụng với mục đích gì trong ví dụ này ? - GV gọi một học sinh trình bày lại các bước vẽ đồ thị y=x GV gọi HS nhận xét đánh giá. Bài 5 (Tr 45 - SGK) (hình 5 SGK) - Đồ thị hàm số y = ax có dạng gì ? đặc điểm ? Muốn vẽ đồ thị hàm số dạng y = ax ta làm như thế nào ? - Các điểm A và B có tung độ bằng mấy? Làm thế nào để tính được hoành độ tương ứng của A và B ? GV gọi HS lên bảng thực hiện câu a cả lớp cùng làm. Để tính chu vi và diện tích tam giác AOB ta cần tìm những yếu tố nào? và tìm như thế nào? GV yêu cầu một HS lên bảng thực hiện cả lớp cùng làm. GV gọi HS nhận xét đánh giá. Còn cách nào khác không? SOAB = SO4B - SO4A Bài 6 (Tr 45 - SGK) Muốn tính giá trị của hàm số y=f(x) tại điểm x = a ta làm như thế nào ? GV dùng bảng số liệu đặt sẵn và yêu cầu HS tính theo nhóm (mỗi nhóm 3 cột) . Một HS khá giỏi lên bảng tính và các nhóm đối chiếu kết quả . X -2,5 -2,25 -1,5 -1 0 1 1,5 2,25 2,5 y=0,5x -1,25 -1,125 -0,75 -0,5 0 0,5 0,75 1,125 1,25 y=0,5x+2 0,75 0,875 1,25 1,5 2 2,5 2,75 3,125 3,25 - HS nhận xét giá trị tương ứng của hai hàm số khi x lấy cùng một giá trị .( có thể cho HS làm phép trừ nếu khôngphát hiện được) Bài 7 (tr46 - SGK): - Muốn nhận biết một hàm số là đồng biến hay nghịch biến trong R ta chứng minh như thế nào ? GV hướng dẫn HS làm bài tập 7 SGK Bài 4 : B Bài giải : -Vẽ hình vuông cạnh 1 đơn vị; đỉnh O đường chéo OB có độ dài - Trên tia Ox đặt điểm C sao cho OC=OB= - Vẽ hình chữ nhật có một đỉnh là O ;cạnh OC= ;cạnh CD=1 đường chéo OD= -Trên tia Oy đặt điểm E sao choOE=OD= Xác định điểm A(1;) -Vẽ đường thẳng OA, đó là đồ thị hàm số y=x Bài 5 : (Hình 5 SGK) a) HS tự giải y y= 2x y = x 4 A B O x b)yA = yB = 4 ( vì A và B nằm trên đt y = 4) . Vì A nằm trên đt y = 2x nên . Do đó A(2;4) . Tương tự B(4;4) Ta tính được AB =2; OA=;OB= nên chu vi DOAB bằng 2++ằ12,13 cm và diện tích DOAB bằng Bài 6 a) b) Khi biến x lấy cùngmột giá trị thì gái trị tương ứng của hàm số y=0,5x + 2 luôn lớn hơn giá trị tương ứng của hàm số y=0,5x+2 Bài 7 : Ta có f(x1)-f(x2) = 3x1 - 3x2 =3(x1 - x2) Mà x1 < x2 hay x1 - x2 < 0 nên f(x1)-f(x2) <0 Do đó hàm số y = f(x) = 3x đồng biến trên R Hướng dẫn học ở nhà: HS ôn lại các khái niệm về hàm số , tính biến thiên của hàm số trên R, cách vẽ đồ thị hàm số y = ax, cách tính f(a) của hàm số y =f(x) . Hoàn thiện các bài tập đã hướng dẫn . Chuẩn bị Đ2. Hàm số bậc nhất .

File đính kèm:

  • docDS9-T20.doc
Giáo án liên quan