Giáo án Đại số 9 - từ tiết 42 đến tiết 44

I. Mục tiêu:

1.Kiến thức.

- Học sinh nắm được phương pháp giải toán bằng cách lập hệ phương trình bậc nhất hai ẩn.

2.Kỹ năng.

- Học sinh có kỹ năng giải các loại toán được đề cập đến trong SGK.

3.Thái độ.

- Chủ động học tập nắm bắt nội dung bài học.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên soạn giáo án đầy đủ

- HS đọc trước bài giải toán bằng cách lập hệ phương trình.

III. Tiến trình giờ dạy:

1. Ổn định lớp Lớp9A .9B 9C 9D .

2. Kiểm tra bài cũ:

HS 1: Giải bài tập 27 phần b

HS2: Giải bài tập 23.

3. Bài mới:

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1041 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 9 - từ tiết 42 đến tiết 44, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 1 tháng 2 năm 2009 Lớp9A.9B9C9D. Tiết 42: Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình I. Mục tiêu: 1.Kiến thức. - Học sinh nắm được phương pháp giải toán bằng cách lập hệ phương trình bậc nhất hai ẩn. 2.Kỹ năng. - Học sinh có kỹ năng giải các loại toán được đề cập đến trong SGK. 3.Thái độ. - Chủ động học tập nắm bắt nội dung bài học. II. Chuẩn bị: - Giáo viên soạn giáo án đầy đủ - HS đọc trước bài giải toán bằng cách lập hệ phương trình. III. Tiến trình giờ dạy: 1. ổn định lớp Lớp9A.9B9C9D. 2. Kiểm tra bài cũ: HS 1: Giải bài tập 27 phần b HS2: Giải bài tập 23. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Giáo viên đặt vấn đề giải toán bằng cách lập hệ phương trình cũng tương tự như giải toán bằng cách lập phương trình, khác là việc chọn ẩn ở đây ta chọn 2 ẩn. ?1: Cho học sinh nhắc lại các bước giải toán bằng cách lập phương trình ?2: Giáo viên yêu cầu học sinh giải hệ phương trình (I) và trả lời . GV cho học sinh đọc ví dụ 2. GV yêu cầu HS thực hiện các bước: - Đặt ẩn ( điều kiện của ẩn ) - Lập các phương trình - Lập hệ phương trình - Giải hệ phương trình - Trả lời. ?3: Lập phương trình biểu thị giả thiết: mỗi giờ xe khách đi nhanh hơn xe tải 13km ?4: Viết các biểu thức chứa ẩn biểu thị quãng đường mỗi xe đi được tính đến khi hai xe gặp nhau. Từ đó suy ta phương trình biểu thị giả thiết quãng đường từ Tp Hồ Chí Minh đến TP Cần Thơ dài 189 km Giải hệ phương trình Trả lời. 1. Ví dụ 1: SGK Giải: Gọi chữ số hàng chục của số cần tìm là x, chữ số hàng đơn vị là y điều kiện của ẩn là: x và y là những số nguyên; ; Khi đó số cần tìm là : 10x + y, viết theo thứ tự ngược lại là 10y + x Theo điều kiện đầu bài ta có 2y - x = 1 (1) Và (10x + y) - (10y + x) = 27 hay x - y = 3 (2) Kết hợp (1) và (2) ta có hệ phương trình: (I) Giải hệ phương trình (I) ta có x = 7; y = 4 Kiểm tra điều kiện của ẩn và đầu bài ta có số phải tìm là 74. Ví dụ2: SGK Cách giải: Từ giả thiết ta thấy khi hai xe gặp nhau thì: - Thời gian xe khách đã đi là 1 giờ 48 phút tức là giờ - Thời gian xe tải đã đi là 1 giờ + giờ = giờ. Gọi vận tốc của xe tải là x ( km/h ) và vận tốc của xe khách là y ( km/h) ( x>0; y>0) Theo bài ra ta có phương trình: y - x = 13 (1) Quãng đường xe tải đi là: x Quãng đường xe khách đi là : y Ta có phương trình: x + y = 189 (2) Kết hợp (1) và (2) ta có hệ phương trình: (I) Giải hệ phương trình trên ta có: (I) Trả lời: Vận tốc của xe tải là 36km/h, vận tốc của xe khách là y = 49km/h * Tóm tắt phương pháp giải toán bằng cách lập hệ phương trình... 4. Củng cố: - Cho HS thực hiện giải bài tập số 29 trang 22 SGK 5. Hướng dẫn dặn dò: - Học theo SGK và vở ghi, làm các bài tập 28 - 30 SGK. - Nhận xét Ngày 1 tháng 2 năm 2009 Lớp9A.9B9C9D. Tiết 43: giải toán bằng cách lập hệ phương trình I. Mục tiêu: 1.Kiến thức. - Chỉ đề cập đến loại toán trong đó năng suất (khối lượng công việc hoàn thành trong một đơn vị thời gian) và thời gian để hoàn thành công việc là hai đại lượng tỉ lệ nghịch. 2.Kỹ năng. - Rèn luyện cho HS thành thạo với loại toán nói trên. 3.Thái độ. - Học sinh tích cực học tập nắm bắt nội dung bài học. II. Chuẩn bị: - Giáo viên soạn đầy đủ giáo án - Làm bài tập đầy đủ III. Tiến trình giờ dạy: 1) ổn định lớp Lớp9A.9B9C9D. 2) Kiểm tra bài cũ: Nêu các bước giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình? Giải bài tập số 28 SGK trang 22 3) Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Thực hiện giải ví dụ 3 Giáo viên: - Số phần công việc mà mỗi đội làm được trong 1 ngày và số ngày cần thiết để đội đó hoàn thành công việc là hai đại lượng tỉ lệ nghịch. - Số ngày không nhất thiết phải là số nguyên Mỗi ngày đội A làm được bao nhiêu phần công việc? Mỗi ngày đội B làm được bao nhiêu phần công việc? Hãy lập hệ phương trình Hoạt động 2: Thực hiện ?6 Hãy giải hệ phương trình (II) bằng phương pháp đặt ẩn phụ GV yêu cầu HS lên bảng trình bày lời giải. Giáo viên yêu cầu HS thực hiện ?7: Hãy giải bài toán bằng cách đặt ẩn khác so với cách đặt vừa làm: Gọi x là số phần công việc làm trong một ngày của đội A; y là số phần công việc làm 1 ngày của đội B Ta có hệ phương trình: hãy giải đến kết quả cuối cùng và cho biết nhận xét của em về cách giải này ? 1. Ví dụ 3: SGK Cách giải: Từ giả thiết hai đội cùng làm trong 24 giờ thì xong cả đoạn đường ( được xem là xong 1 công việc ) ta suy ra 1 ngày hai đội làm chung được ( công việc ). Bài giải: Gọi x là số ngày để đội A làm một mình hoàn thành công việc; y là số ngày để đội B hoàn thành công việc ( đk: x, y là các số dương ) Ta có mỗi ngày đội A làm được ( công việc ) mỗi ngày đội B làm được ( công việc ) Do mỗi ngày đội A làm được gấp rưỡi đội B nên ta có phương trình: = 1,5 . (1) Hai đội làm chung 24 ngày thì xong công việc nên mỗi ngày hai đội cùng làm thì được: ( công việc ) Ta có phương trình: (2) Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: (II) Giải hệ phương trình (II): Đặt u = ; v = ta có: Hệ (II) ....Ta có: u = v = Trả lời: Đội A làm xong công việc trong 40 ngày thì xong. Đội B làm xong công việc trong 60 ngày thì xong. 4. Củng cố: Cho học sinh cả lớp giải bài tập số 32: Chú ý lượng nước chảy trong một giờ tỉ lệ nghịch với thời gian chảy đầy bể... - Hãy đặt ẩn.... - Thành lập các phương trình có thể - Lập hệ phương trình 5. Hướng dẫn dặn dò: Làm các bài tập 33,37,38,39 SGK Ngày 1 tháng 2 năm 2009 Lớp9A.9B9C9D. Tiết 44: Bài tập I. Mục tiêu: 1.Kiến thức. - áp dụng kiến thức giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình để giải bài toán. 2.Kỹ năng. - Rèn luyện kỹ năng giải toán bằng cách lập hệ phương trình. - Chữa các bài tập 33,37,38,39 SGK. 3.Thái độ. - Học sinh tích cực giải bài tập. II. Chuẩn bị: - Giáo viên soạn đầy đủ giáo án - HS làm đầy đủ bài tập được giao III. Tiến trình giờ dạy: 1) ổn định lớp: Lớp9A.9B9C9D. 2) Kiểm tra bài cũ: thực hiện khi luyện tập 3) Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Chữa bài tập số 33 SGK GV yêu cầu HS lên bảng chữa bài tập số 33 GV nhận xét cho điểm Chọn ẩn số ? Lập hệ phương trình ? Giải hệ phương trình ? Kết quả? GV yêu cầu HS trình bày lời giải của mình. GV kiểm tra, điều chỉnh ... cho điểm Lưu ý: x = 3; y = 2 mới chỉ là nghiệm của hệ phương trình. Để là kết quả của bài toán ta cần kiểm tra tính đúng đắn... GV yêu cầu HS lên bảng trình bày lời giải của mình GV: yêu cầu HS khác nhận xét, điều chỉnh những sai sót trong lời giải. GV cho điểm từng học sinh 1. Bài tập số 33 ( SGK): Tóm tắt: Hai người thợ cùng làm 16 giờ xong công việc. - Người thứ nhất làm 3 giờ, người thứ hai làm 6 giờ thì được 25% công việc. Nếu làm riêng thì mỗi người hoàn thành công việc trong bao lâu? Bài giải: Gọi số giờ người thứ nhất làm một mình hoàn thành công việc là x (x>0) Số giờ người thứ hai hoàn thành công việc là y (y>0) Chú ý: 25% = Theo đầu bài ta có PT: (1) Và PT: (2) Kết hợp (1) và (2) ta có hệ phương trình: Giải hệ phương trình trên: ta được: x = 24; y = 48 Trả lời: người thứ nhất làm một mình xong công việc trong 24 giờ, người thứ hai làm một mình xong công việc trong 48 giờ. Bài tập số 37 SGK: Hướng dẫn giải: Gọi vận tốc của hai vật lần lượt là x ( cm/s) và y(cm/s) ( x>0; y>0) Khi chuyển động cùng chiều cứ 20 giây chúng lại gặp nhau nghĩa là quãng đường mà vật đi nhanh đi được trong 20 giây hơn quãng đường mà vật kia cũng đi trong 20 giây là đúng 1 vòng ( 20cm ). Ta có phương trình: 20(x-y) = 20 Khi chuyển động ngược chiều cứ 4 giây chúng gặp nhau. Ta có PT: 4 ( x+y) = 20 Do đó ta có hệ phương trình: Giải hệ phương trình trên ta có: x = 3; y = 2 Trả lời: ..... Bài 38: Hướng dẫn: Giả sử khi mở riêng từng vòi thì vòi thứ nhất chảy đầy bể trong x phút, vòi thứ hai trong y phút ( x>0; y>0) ( 1giờ20’ = 80phút ) Ta có hệ phương trình: Giải hệ phương trình trên ta có : Đáp số: vòi thứ nhất : 120 phút ( 2 giờ ) Vòi thứ hai: 240 phút (4 giờ) Bài 39: Hướng dẫn 4. Củng cố: - Nhắc lại phương pháp giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình. 5. Hướng dẫn dặn dò: - Làm các bài tập trong sách bài tập. - Nhận xét của giáo viên về bài giảng.

File đính kèm:

  • docDai so 9 (T42-T44).doc
Giáo án liên quan