I/ Mục tiêu:
Về kiến thức: Học sinh hiểu được đồ thị của hàm số y = ax + b ( a0) là một đường thẳng luôn cắt trục tung tại điểm có tung độ là b, song song với đường thẳng y = ax nếu b 0 hoặc trùng với đường thẳng y = ax nếu b = 0
Về kỹ năng: Học sinh biết cách vẽ đồ thị hàm số y = ax + b bằng cách xác định hai điểm thuộc đồ thị hàm số
II/ Chuẩn bị:
1/ Chuẩn bị của thầy:
- Bảng phụ ghi các bài tập; cách vẽ đồ thị hàm số
- Thước thẳng, eke
- Bảng phụ kẻ sẵn trục toạ độ Oxy và lưới ô vuông
2/ Chuẩn bị của trò:
- Ôn lại cách vẽ đồ thị hàm số y = ax
- Thước thẳng, eke
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
1-Ổn định tổ chức:
2-Kiểm tra bài cũ:
Học sinh1: Thế nào là đồ thị hàm số y = f(x)? Đồ thị hàm số y = ax là gì? nêu cách vẽ đồ thị hàm số y = ax
Học sinh khác nhận xét câu trả lời của bạn
G- nhận xét và cho điểm
G- Lớp 7 ta đã biết dạng đồ thị và cách vẽ đồ thị hàm số y = ax (a 0). Dựa vào đồ thị hàm số y = ax có thể xác định đươc dạng đồ thị hàm số y = ax + b hay không và vẽ đồ thị hàm số này như thế nào đó là nội dung bài học hôm nay
G ghi đề bài lên
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 895 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 9 - Tuần 12 - năm học 2012- 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 23 : đồ thị của hàm số y = ax + b ( A 0)
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I/ Mục tiêu:
Về kiến thức: Học sinh hiểu được đồ thị của hàm số y = ax + b ( a0) là một đường thẳng luôn cắt trục tung tại điểm có tung độ là b, song song với đường thẳng y = ax nếu b 0 hoặc trùng với đường thẳng y = ax nếu b = 0
Về kỹ năng: Học sinh biết cách vẽ đồ thị hàm số y = ax + b bằng cách xác định hai điểm thuộc đồ thị hàm số
II/ Chuẩn bị:
1/ Chuẩn bị của thầy:
- Bảng phụ ghi các bài tập; cách vẽ đồ thị hàm số
- Thước thẳng, eke
- Bảng phụ kẻ sẵn trục toạ độ Oxy và lưới ô vuông
2/ Chuẩn bị của trò:
- Ôn lại cách vẽ đồ thị hàm số y = ax
- Thước thẳng, eke
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
1-ổn định tổ chức:
2-Kiểm tra bài cũ:
Học sinh1: Thế nào là đồ thị hàm số y = f(x)? Đồ thị hàm số y = ax là gì? nêu cách vẽ đồ thị hàm số y = ax
Học sinh khác nhận xét câu trả lời của bạn
G- nhận xét và cho điểm
G- Lớp 7 ta đã biết dạng đồ thị và cách vẽ đồ thị hàm số y = ax (a 0). Dựa vào đồ thị hàm số y = ax có thể xác định đươc dạng đồ thị hàm số y = ax + b hay không và vẽ đồ thị hàm số này như thế nào đó là nội dung bài học hôm nay
G ghi đề bài lên bảng
3-Bài mới
Phương pháp
Nội dung
G đưa bảng phụ có ghi bài tập ?1 sgk
G đưa bảng phụ có vẽ sẵn một sẵn trục toạ độ Oxy và lưới ô vuông
Gọi học sinh lên bảng
Dưới lớp làm vào vở
? Em có nhận xét gì về vị trí các điểm A, B, C. tại sao?
H – trả lời ( Thẳng hàng vì A, B, C có toạ độ thoả mãn y = 2x)
? Em có nhận xét gì về vị trí các điểm A’, B’, C’. tại sao?
G- gợi ý : hãy chứng minh AA’B’B ; BB’C’C là hình bình hành
?Muốn chứng minh một tứ giác là hình bình hành ta chứng minh thoả mãn điều kiện gì?
Học sinh chứng minh
G- rút ra nhận xét : Nếu A, B, C cùng nằm trên đường thẳng (d) thì A’, B’, C’ cùng nằm trên một đường thẳng (d’) song song với (d)
G- yêu cầu học sinh làm ?2
Học sinh cả lớp dùng bút chì điền kết quả vào bảng trong sgk
2 học sinh lần lượt lên bảng điền vào ?2 trong bảng phụ
?Với cùng giá trị của biến x, giá trị tương ứng của hàm số y =2x và
y = 2x +3 quan hệ với nhau như thế nào?
H – trả lời
G- Dựa vào nhận xét trên và hình vẽ hãy nhận xét về đồ thị hàm số y=ax+3
?Đường thẳng y = 2x + 3 cắt trục tung tại điểm nào?
G- giới thiệu “tổng quảt” sgk
Gọi học sinh đọc “tổng quát”
? Khi b = 0 thì hàm số có dạng y = ax (a0). Muốn vẽ đồ thị hàm số này ta làm như thế nào?
?Hãy vẽ đồ thị hàm số y = -2x
Học sinh vẽ
?Nêu dạng của đồ thị hàm số y = ax + b khi b 0?
? Để vẽ một đường thẳng cần biết những yếu tố nào?
H – trả lời
?Từ đó theo em ta có những cách nào để vẽ đồ thị hàm số y = ax + b?
G- trong thực hành ta thường xác định hai điểm đặc biệt là giao điểm của đồ thị với trục tung và giao với trục hoành. Làm thế nào để xác định được hai giao điểm này?
G- yêu cầu học sinh đọc hai bước vẽ đồ thị hàm số y = ax + b
Học sinh làm ?3 sgk
G- hướng dẫn học sinh vẽ đồ thị hàm số
y= 2x – 3
? Tìm TXĐ của hàm số
? hàm số đồng biến hay nghịch biến?
?Tìm giao của đò thị với trục tung và giao của đồ thị với trục hoành?
?kết luận về dạng của đồ thị hàm số?
Gọi học sinh lên bảng vẽ đồ thị hàm số y= - 2x + 3
Học sinh khác nhận xét
G- nhận xét
1- Đồ thị hàm số y = ax + b ( a 0)
?1
9 C’
O 1 2 3 x
6 C
7 B’
4 B
5 A’
2 A
y A
* Tổng quát: (sgk)
2- Cách vẽ đồ thị hàm số y = ax + b
( a 0)
* Cách vẽ đồ thị hàm số y = ax + b
? 3 Vẽ đồ thị các hàm số sau:
a/ y = 2x – 3
*TXĐ mọi x thuộc R
*Hàm số y = 2x – 3 đồng biến trên R vì 2 > 0
* Giao của đồ thị với trục tung
Cho x = 0 y = - 3
Đồ thị hàm số cắt trục tung tại A(0; -3) Giao của đồ thị với trục hoành
Cho y = 0 x = 1,5
Đồ thị hàm số cắt trục hoành tại B(1,5; 0)
Vậy đồ thị hàm số y = 2x – 3 là đường thẳng cắt trục tung tại A(0; -3) và cắt trục hoành tại B(1,5; 0)
x
O
-3 A
y
1,5
B
4- Củng cố
Để vẽ đồ thị hàm số y = ax + b ta thực hiện theo mấy bước? Đó là những bước nào ?
5- Hướng dẫn về nhà
Học bài và làm bài tập: 15; 16 trong sgk tr 51
;14trong SBT tr 58
IV/Rút kinh nghiệm
Ban giám hiệu kiểm tra
Ngày tháng năm 2008
----------------------------------------
Tiết 24 : luyện tập
Ngày soạn:
Ngày dạy:
:
I/ Mục tiêu:
Về kiến thức: Học sinh được củng cố đồ thị của hàm số y = ax+b (a0) là một đường thẳng luôn cắt trục tung tại điểm có tung độ b, song song với đường thẳng y = ax nếu b 0 hoặc trùng với đường thẳng y = ax nếu b = 0
Về kỹ năng: Học sinh vẽ thành thạo đồ thị hàm số y = ax + b bằng cách xác định hân biệt thuộc đồ thị (thường là hai giao điểm của đồ thị với hai trục toạ độ)
II/ Chuẩn bị:
1/ Chuẩn bị của thầy:
- Bảng phụ ghi các bài tập;vẽ sẵn hệ toạ độ Oxy;
- Thước thẳng, eke
2/ Chuẩn bị của trò:
- Ôn lại cách vẽ đồ thị hàm số
- Giấy vở ô ly
- Thước thẳng, eke
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
1-ổn định tổ chức:
2-Kiểm tra bài cũ:
G- chuẩn bị sẵn hai bảng phụ có kẻ sẵn hệ trục toạ độ Oxy và lưới ô vuông
Học sinh1:Chữa bài tập 15 tr 51 sgk
Học sinh 2: ? Đồ thị hàm số y = ax + b (a0) là gì ?Nêu cách vẽ đồ thị hàm số y = ax + b (a0; b 0)
Chữa bài tập 16 a; b sgk tr 51
Gọi 2 học sinh nhận xét bài làm của bạn
G- đưa đáp án lên màn hình ; nhận xét thêm và cho điểm
3- Bài mới:
Phương pháp
Nội dung
G- cùng học sinh chữa tiếp bài 16c
G- vẽ đường thẳng đi qua B(0;2) song song với Ox và yêu cầu học sinh lên bảng xác định toạ độ C?
Hãy tính diện tích tam giác ABC?
? Còn cách tính nào khác ?
H- trả lời(SABC =SAHC -SAHC )
?Tính chu vi tam giác ABC?
G- đưa bảng phụ có ghi bài tập 18 tr 52 sgk:
G- yêu cầu học sinh làm bài tập 18 theo nhóm: nửa lớp làm ý a; nửa lớp làm ý b.
G- kiểm tra hoạt động của các nhóm
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
Học sinh khác nhận xét kết quả của bạn
G- nhận xét
G- đưa bảng phụ có ghi bài tập 6 tr 59 SBT:
? Đồ thị của hàm số y = ax + b là gì?
Học sinh đứng tại chỗ làm bài tập 6 a
Đồ thị hàm số cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng – 3 nghĩa là gì?
Muốn xác định a ta làm như thế nào ?
Học sinh lên bảng thực hiện
Học sinh khác nhận xét kết quả của bạn
G- nhận xét
Bài số 16 c tr 51 sgk:
Toạ độ điểm C(2;3)
Xét ABC có đáy BC = 2 cm
Chiều cao tương ứng AH = 4 cm
SABC = AH. BC = 4 cm2
Xét ABH : AB2 = AH2 + BH2
= 16 + 4 = 20
AB = cm
Xét ACH : AC2 = AH2 + CH2
= 16 + 16 = 32
AB = cm
Chu vi ABC là
PABC = AB + AC+BC
= ++ 2 12,13 (cm)
Bài số 18 sgk tr 52:
a/ Thay x = 4; y = 11 vào hàm số
y = 3x + b ta có:
11 = 3 . 4 + b
b = 11 – 12 = - 1
Hàm số cần tìm là y = 3 x - 1
Vẽ đồ thị hàm số y = 3x – 1
x
4
-1
O
N
y
11
b/ Ta có x = - 1; y = 3 thay vào
y = ax + 5
3 = - a + 5
a = 2
Hàm số cần tìm là y = 2x + 5
Vẽ đố thị hàm số y = 2x + 5
x
2,5
O
y
5
Bài số 16 tr 59 SBT:
Cho hàm số y = (a – 1) x + a
a/ Để đồ thị hàm số cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng hai thì a = 2
b/ Đồ thị hàm số cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng – 3 nghĩa là khi x = - 3 thì y = 0
Thay x = - 3; y = 0 vào công thức hàm số ta có: 0 = (- 3)( a – 1) + a
0 = - 3 a + 3 + a
0 = - 2a + 3
2a = 3
a = 1,5
Vậy với a = 1,5 thì đồ thị hàm số trên cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng – 3.
4- Củng cố
? Dạng của đồ thị hàm số y = ax + b ( a 0)
5- Hướng dẫn về nhà
Học bài và làm bài tập: 17 ; 19 trong sgk tr 51; 52
;14; 15 ; 16 trong SBT tr 58
Hướng dẫn bài 19 SGK
x
-1
O
y
1
2
C
A
Vẽ đồ thị hàm số y = x +
IV/Rút kinh nghiệm
Ban giám hiệu kiểm tra
Ngày tháng năm 2008
---------------------------------------
File đính kèm:
- tuan 12.doc