1. Kiến thức: Củng cố cách vẽ đồ thị hàm số y = ax +b, cách tìm hệ số của hàm số khi biết điều kiện liên quan .Sử dụng hệ số góc của đường thẳng để nhận biết sự cắt nhau hoặc song song của hai đường thẳng cho trước.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng vẽ đồ thị hàm số, kỹ năng phân tích các yêu cầu đối với các bài toán cụ thể liên quan đến hàm số.
3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận và chính xác.
5 trang |
Chia sẻ: quoctuanphan | Lượt xem: 958 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 9 Tuần 14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN TẬP
Tuần: 14 Ngày Soạn: 15/11/2013
Tiết: 27 Ngày Dạy: 18/11/2013
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Củng cố cách vẽ đồ thị hàm số y = ax +b, cách tìm hệ số của hàm số khi biết điều kiện liên quan .Sử dụng hệ số góc của đường thẳng để nhận biết sự cắt nhau hoặc song song của hai đường thẳng cho trước.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng vẽ đồ thị hàm số, kỹ năng phân tích các yêu cầu đối với các bài toán cụ thể liên quan đến hàm số.
3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận và chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
1- GV: Bảng phụ ghi BT, giáo án.
2- HS: Học bài và làm bài tập, đồ dùng học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP :
- Thuyết trình, giảng giải kết hợp thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
Ổn định lớp (1’)
Kiểm tra sĩ số:9A2:………………………………….9A5:…………………………….
Kiểm tra bài cũ: (7’)
Làm bài tập 27/57”sgk”.
Giải:a. Đồ thị hàm số đi qua điểm A(2;6) tức là khi x = 2 thì y = 6.
Thay x = 2 và y = 6 vào hàm số y = ax +3 ta được: 6 = a.2 + 3a = 3/2
b. Vẽ đồ thị hàm số y = 3/2x + 3
3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG -TRÌNH CHIẾU
HĐ1: Bài 29/59(14’)
GV Cho HS làm bài tập 29/59.
Ở câu a ta đã biết hệ số nào rồi ? để xác định được hàm số ta phải xác định hệ số nào nữa ?
Đồ thị hàm số cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 1,5 nghĩa là thế nào ?
Tìm hệ số b như thế nào?
Đồ thị của hàm số đi qua điểm A(2 ; 2) ta suy ra điều gì ?Tìm hệ số b nghư thế nào?
Yêu cầu 2 HS lên bảng làm.
HĐ2: BÀI 30(18’)
GV cho HS làm bài tập 30/59.
Yêu cầu HS cả lớp thực hiện việc vẽ đồ thị.
GV nhận xét và sửa lại.
Cho biết tọa độ các điểm A, B, C ? Kể tên các tam giác vuông có trong hình vẽ ?
Để tính góc A, B ta áp dụng tỉ số luợng giác nào ? áp dụng vào tam giác nào ?
Yêu cầu HS thực hiện vào vở.
GV nhận xét và sửa lại.
GV yêu cầu 2 HS lên bảng tính chu vi và diện tích của tam giác ABC.
GV nhận xét và sửa lại.
HS trả lời a = 2, cần xác định hệ số b của hàm số.
Tức là khi y = 0 thì x = 1,5
HS trả lời
Suy ra khi x = 2 thì y = 2
HS trả lời.
2 HS lên bảng làm.
Các HS còn lại nhận xét.
1 HS lên bảng thực hiện.
Các HS còn lại làm vào vở và nhận xét.
HS trả lời.
Áp dụng tỉ số lượng giác vào 2 tam giác vuông AOC và BOC.
1hs lên bảng thực hiện.
Các HS khác làm vào vở và nhận xét.
2 HS lên bảng thực hiện.
Các HS khác làm vào vở và nhận xét.
Bài 29/59. Xác định hàm số y = ax + b (1).
a. Với a = 2, hàm số (1) có dạng :
y = 2x + b .
Đồ thị hàm số cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 1,5 tức là y = 0 thì x = 1,5
Do đó thay y =0 và x = 1,5 vào hàm số y = 2x +b ta được: 2.1,5 + b = 0
b = -3
Vậy hàm số (1) là : y = 2x – 3
b. Với a = 3, hàm số (1) có dạng :
y = 3x + b .
Đồ thị của hàm số đi qua điểm A(2 ; 2) tức là khi x = 2 thì y = 2.
Thay x = 2 và y = 2 vào hàm số y = 3x+b ta được : 3.2 + b = 2
Suy ra : b = -4
Vậy hàm số (1) là : y = 3x – 4.
Bài 30/59.
a. Vẽ đồ thị hàm số :
+ Hàm số y = x + 2
Cho x = 0 thì y = 2,ta được điểm C(0;2).
Cho y = 0 thì x = -4,ta được điểm A(-4;0)
+ Hàm số y = -x + 2
Cho x = 0 thì y = 2,ta được điểm C(0; 2).
Cho y = 0 thì x = 2,ta được điểm B(2 ; 0)
x
y
b. Tọa độ điểm A(-4 ; 0), B(2 ; 0), C(0;2) Xét tam giác vuông AOC và BOC, ta có:
+ tanA = ,suy ra :
+ tanB =
= 1800 – () = 1800 – (270 + 450) = 1080
c. Gọi P, S lần lượt là chu vi, diện tích của tam giác ABC.
Ta có : AB = OA + OB = 4 + 2 = 6.
AC =
BC =
Vậy P = AB + AC + BC =
S = AB.OC = .6.2 = 6 (cm2)
4. Củng cố:(3’)
GV cùng HS nhìn lại cách làm của 2 bài tập vừa giải.
Khắc sâu co HS các điều kiện cho ở bài tập 29.
5. Hướng dẫn về nhà:(2’)
BTVN : 32,33,34/59, soạn câu hỏi 1,2 phần ôn tập chương II vào vở.
Đọc trước phần tóm tắt lý thuyết của chương II.
. Rút kinh nghiệm
Tuần: 14 Ngày Soạn: 15/11/2013
ÔN TẬP CHƯƠNG II
Tiết: 28 Ngày Dạy: 18/11/2013
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp HS hệ thống hóa các kiến thức cơ bản của chương, hiểu sâu hơn, nhớ lâu hơn về các khái niệm hàm số, biến số, đồ thị của hàm số, khái niệm và tính chất về hàm số bậc nhất y = ax + b. Giúp HS nhớ lại các điều kiện hai đường thẳng cắt nhau, song song và trùng nhau.
2. Kỹ năng: Giúp HS vẽ thành thạo đồ thị hàm số bậc nhất y = ax +b ( a# 0), xác định được góc của đường thẳng y = ax + b và trục Ox, xác định được hàm số y = ax + b thỏa mãn điều kiện nào đó.
3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
1- GV: Bảng phụ ghi BT, giáo án, thước thẳng có chia khoảng.
2- HS: Học bài và làm bài tập, đồ dùng học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP :
-Thuyết trình, giảng giải kết hợp thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
Ổn định lớp: (1’)
Kiểm tra sĩ số:9A2:………………………………….9A5:……………………………..
Kiểm tra bài cũ: (4’)
Yêu cầu 1 HS làm bài tập32”sgk”.
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG – TRÌNH CHIẾU
HĐ1 :GV cho HS làm bài tập 33/61.(8’)
Hai đường thẳng cắt nhau tại một điểm trên trục tung thì hệ số nào phải giống nhau?
Gọi 1 HS thực hiện ở bảng.
GV nhận xét và sửa lại.
HĐ2:GV cho HS làm bài tập 36/61.(10’)
Yêu cầu 2 HS lên bảng làm.
GV nhận xét và sửa lại đồng thời chốt lại nội dung lý thuyết liên quan.
HĐ 3 :GV cho HS làm bài tập 37/61.(17’)
Để vẽ đồ thị hàm số bậc nhất ta cần xác định mấy điểm?
GV nhận xét và đánh giá chốt lại vấn đề.
GV yêu cầu HS tìm tọa điểm A, B ?
GV hướng dẫn HS tìm tọa độ điểm C.
GV giới thiệu phương trình hoành độ giao điểm.
Yêu cầu HS giải phương trình hoành độ giao điểm để tìm hoành độ.
Muốn tìm tung độ của điểm C ta làm thế nào ?
GV cho HS thảo luận nhóm câu c.
Sau một vài phút, GV cho HS trao đổi kết quả giữa các nhóm. Đồng thời GV treo bảng phụ có lời giải câu c.
GV nhận xét đánh giá lời nhận xét của các nhóm.
Hai đường thẳng cắt nhau tại một điểm trên trục tung thì hệ số b phải giống nhau
1 HS lên bảng thực hiện.
Các HS còn lại làm vào vở và nhận xét.
2 HS lên bảng thực hiện.
Các HS còn lại làm vào vở và nhận xét.
HS trả lời.
1 HS lên bảng xác định điểm và vẽ đồ thị.
Các HS còn lại làm vào vở và nhận xét bài làm trên bảng.
HS trả lời tọa đổ điểm A, B.
HS nhận rút ra phương trình hoành độ từ hai hàm số đã cho.
HS cả lớp giải phương trình hoành độ.
HS trả lời và thực hiện.
HS làm câu c theo nhóm.
HS các nhóm trao đổi kết quả.
Các nhóm dựa vào đáp án ở bảng phụ để nhận xét cho nhau.
Bài 33/61
Hai hàm số y = 2x + (3 + m) và y = 3x + (5-m) cắt nhau tại một điểm trên trục tung khi :
3 + m = 5 – m2m = 2m = 1
Bài 36/61.
Cho hai hàm số bậc nhất y = (k + 1)x + 3 và y = (3 – 2k)x + 1.
Hai hàm số đã cho là hàm bậc nhất nên ta có k +1 #0 và 3 – 2k #0 k#-1 và k#3/2 (1)
a. Hai đường thẳng đã cho song song với nhau khi và chỉ khi :
k + 1 = 3 – 2k k = 2/3.
Kết hợp điều kiện (1) ta có k = 2/3.
b. Hai đường thẳng đã cho cắt nhau khi :
k + 1 3 – 2k k 2/3.
Kết hợp điều kiện (1) ta có k # 2/3 và k#3/2
c. Hai đường thẳng đã cho không thể trùng nhau vì 31.
Bài 37/61.
a. Vẽ đồ thị :
+ Hàm số y = 0,5x + 2.
Cho x = 0y = 2,ta được điểm (0;2)
Cho y = 0 x = - 4,ta được điểmA(-4;0)
+ Hàm số y = 5 – 2x.
Cho x = 0 y = 5,ta được điểm (0;5)
Cho y = 0x = 2,5,ta được điểm B(2,5;0)
b. Tọa độ điểm A, B là: A(-4 ; 0) B(2,5;0).
Xét phương trình hoành độ :
0,5x + 2 = 5 – 2x 2,5x = 3
x = 1,2.
Do đó : y = 5 – 2.1,2 = 2,6.
Tọa độ điểm C là : C(1,2 ; 2,6).
c. Từ c kẻ CD Oy và CE Ox.
Ta có : CE = OD = 2,6; OE = 1,2.
AE = AO + OE = 4 + 1,2 = 5,2
EB = OB – OE = 2,5 – 1,2 = 1,3.
Trong tam giác vuông ACE:
AB = AO + OB = 4 + 2,5 = 6,5(cm)
4. Củng cố:(3’)
GV cùng HS hệ thống lại các nội dung lý thuyết sử dụng vào làm các bài tập.
5. Hướng dẫn về nhà:(2’)
Ôn tập lại phần lý thuyết và làm các bài tập còn lại.
6.Rút kinh nghiệm
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….... ………………………………………………………………………………………..
File đính kèm:
- Dai 9 tuan 14 tiet 27 tiet 28.doc