Giáo án Đại số 9 - Tuần 16 - Tiết 29 : Kiểm tra chương II

I/ Mục tiêu

 - HS được kiểm tra kiến thức về chwơng hàm số bậc nhất

 - Kiểm tra kỹ năng vận dụng, điều kiện để một hsố là hsố bậc nhất, biết khi nào hsố đồng biến, nghịch biến, biết xác định hàm số có đồ thị là đường thẳng đi qua 1,2 điểm và điều kiện để hai đường thẳng

y = ax + b (a 0) và y = a’x + b’ (a’ 0 ) song song nhau, trùng nhau, cắt nhau,

 - HS có thái độ làm bài nghiêm túc, sáng tạo và

II/ Ma trận đề

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1297 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 9 - Tuần 16 - Tiết 29 : Kiểm tra chương II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 16 Ngày soạn: 02/12/2008 Tiết: 29 Ngày dạy: 03/ 12/2008 KIỂM TRA CHƯƠNG II I/ Mục tiêu - HS được kiểm tra kiến thức về chwơng hàm số bậc nhất - Kiểm tra kỹ năng vận dụng, điều kiện để một hsố là hsố bậc nhất, biết khi nào hsố đồng biến, nghịch biến, biết xác định hàm số có đồ thị là đường thẳng đi qua 1,2 điểm và điều kiện để hai đường thẳng y = ax + b (a 0) và y = a’x + b’ (a’ 0 ) song song nhau, trùng nhau, cắt nhau, - HS có thái độ làm bài nghiêm túc, sáng tạo và II/ Ma trận đề CHỦ ĐỀ NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG THẤP VẬN DỤNG CAO TỔNG Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Điều kiện xác định để hàm số là hàm số bậc nhất , đồng biến, nhịch biến 1 (0,25đ) 1 (0,25 đ) 1 (0,5đ ) 3 (1,0đ) Điều kiện để hai đường thẳng y = ax +b (a 0) và y = a’x + b’ (a’0 ) song song, trùng, cắt 2 (0,5 đ) 1 (0,25đ) 3 (0,75đ) Vẽ đồ thị hàm số bậc nhất và tìm tọa độ giao điểm của chúng .Tìm góc của đương thảng và trục Ox 2 ( 2,75) 3 ( 2,75đ) TỔNG 5 ( 2,0 đ ) 4 ( 2,0 đ ) 7 ( 4,0 đ ) 3 ( 2, 0 đ ) 19 ( 10 đ ) III/ Nội dung Phần1: trắc nghiệm Câu 1: Đường thẳng đi điểm A (1;3) song song với đường thẳng y = -3x +2 là: A. y = - 3x – 6 B. y = -3x C. y = -3x + 6 D. y = 3x + 6 Câu 2: Điểm thuộc đồ thị hám số y = 2x – 5 là: A. (-2; -1) B. ( 3; 2) C. ( 1; -3) D. ( -1; 7 ) Câu 3: Trong các hàm số sau hàm số nào không phải là hàm số bậc nhất A. y = 3x – 5 B. y = - 2x C. y = D. y = ( x – ) Câu 4: Cho hàm số y = kx + 3 và hàm số y = - 2 x – 1. Đồ thị của hai hàm số là hai đường thẳng song song khi k bằng: A. 2 B. 0 C. 1 D. – 2 Câu 5: Cho hàm số y = (2 – m) x + m – 1 là hàm số bậc nhất khi m khác: A. -1 B. 2 C. 0 D. 1 Câu 6: Đồ thị hàm số y = đi qua điểm có tọa độ là: A. ( 2 ; 0) B. (-1; ) C. ( -2 ; 1) D. ( -2 ; -1) Câu 7: Trong các hàm số sau hàm số nào đồng biến A. y = 5 – x B. y = ( 3 – x ) C. y = – x – 2 D. y = 3 – 2 ( x – 1 ) Câu 8: Hai đường thẳng y = ax + b (d ) và y = ax + d (d’) A. (d)//(d’) khi bd và a0 ; B. (d)//(d’) khi ba ; C. (d)//(d’) khi ad Câu 9: Cho hàm số y = f(x) = - 3x. Để hàm số f(x) = 1 thì x bằng: A. B. 3 C. – 3 D. Câu10: Hàm số y = 2x + m – 2 . Xác định giá trị của m để đồ thị hàm số đi qua điểm A (0; 4) là: A. m = 0 B. m = 2 C. m = 4 D. m = 6 Câu11: Hai đường thẳng y = ax + b (d ) và y = cx + d (d’) cắt nhau tại một diểm khi: A. a c B. a = c C. a c 0 D. b d Câu12: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho đường thẳng (d ): y = mx + m2 – 3. Để (d) đi qua gốc tọa độ thì m bằng : A. B. - C. 3 hoặc – 3 D. hoặc - Phần 2: Tự luận Câu 13: Cho hai hàm số: y = 2x + 2 (d1) và y = x – 3 (d2 ) Vẽ đồ thị của hai hàm số đã cho trên cùng một mặt phẳng tọa độ vuông góc Gọi giao điểm của đường thẳng (d1) và (d2 ) là A. Tìm tọa độ của điểm A Gọi B là điểm trên (d1) có hoành độ bằng – 2 và C là điểm trên (d2) có tung độ bằng – 2 . Tính diện tích OBC ( với O là gốc tọa độ ) Câu 14: Cho đường thẳng (d): y = (x + 1) và điểm A (1; ) Tính số đo góc tạo bởi đường thẳng (d) và trục Ox Gọi B là giao điểm của đường thẳng (d) với trục hoành . Viết phương trình đường thẳng đi qua A và B và số đo góc tạo bởi đường thẳng AB và trục Ox Chương III. HỆ HAI PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY CỦA CHƯƠNG A) Mục tiêu của chương - Học xong chương này HS cần nắm vững.Thé nào là phương trình bậc nhất hai ẩn số, khái niệm về nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn số. Tập nghiệm của nó được biểu diễn bởi đường thẳng ax + by = c - HS nắm được dạng tổng quát của hệ hai phương trình hai phương trình bậc nhất hai ẩn và các khái niệm về nghiệm của nó - HS được cung cấp phương pháp và rèn luyện kĩ năng giải hệ phương trình bậc nhất 2ẩn cùng các ứng dụng trong việc giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình. B) Nội dung chủ yếu của chương Nội dung chủ yếu của chương thể hiện cụ thể qua 6 § được phân phối trong 17 tiết như sau: §1. Phương trình bậc nhất hai ẩn 1 tiết Phương trình bậc nhất hai ẩn (tt) 1 tiết §2. Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn 1 tiết §3.Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế 1 tiết §3.Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế (tt) (ADQT giải ) 1 tiết Ôn tập HK I 1 tiết Kiểm tra học kì I 1 tiết HKII §4.Giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số 1 tiết Giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số (tt) 1 tiết Luyện tập 1 tiết §5. Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình 1 tiết §5. Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình 1 tiết §6.Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình 1 tiết §6.Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình ( tt ) 1 tiết Luyện tập 1 tiết Ôn tập chương III 1 tiết Kiểm tra chương III 1 tiết C) Phương pháp giảng dạy chương III - Cho HS tự tìm kiếm kiến thức bằng những hoạt động như giải bài tập, thông qua câu hỏi đặt ra của GV - Cho HS đối thoại giửa HS với HS, giữa GV và HS thông qua hoạt động nhóm - Cho HS hợp tác với GV để khẳng định kiến thức do mình tìm ra D) Phương tiện dạy học Bảng phụ, giấy khổ lớn, thước thẳng, máy tính bỏ túi E) Dự kiến kiểm tra - Kiểm tra miệng: Cho HS làm các bài tập nhỏ - Kiểm tra 15 phút: Tiến hành sau tiết 42. Nội dung kiểm tra bài tập trắc nghiệm và bài tập xoay quanh giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng và thế, nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn số - Kiểm tra 45 phút: Tiến hành sau tiết 45. Nội dung kiểm tra: Giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng, phương pháp thế và giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình,. TUẦN:16 Ngày soạn: 16/12/2007 TIẾT:30 Ngày dạy: 17/12/2007 PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN I. Mục tiêu - HS nắm được khái niệm phương trình bậc nhất hai ẩn và nghiệm của nó. - Hiểu tập nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn - Biết cách tìm công thức nghiệm tổng quát của phương trình bậc nhất hai ẩn - Rèn kĩ năng biến đổi công thức để tìm được nghiệm của phương trình, có thái độ nghiêm túc trong việc giải tìm nghiệm tổng quát của phương trình II. Chuẩn bị - GV: Bảng phụ ghi bài tập, câu hỏi và xét thêm các phương trình 0x +2y = 0; 3x + 0y = 0, thước kẻ, com pa, phấn màu. - HS: Ôn tập phương trình bậc nhất một ẩn ( định nghĩa, số nghiệm, cách giải ), bảng nhóm III. Phương pháp dạy học - Vấn đáp - Phát hiện và giải quyết vấn đề - Hợp tác theo nhóm nhỏ IV. Tiến trình dạy - học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1 Đặt vấn đề và giới thiệu nội dung chương III ( 5 phút ) GV: Chúng ta đã được học về phương trình bậc nhất một ẩn. Trong thực tế, còn có các tình huống dẫn đến phương trình có nhiều hơn một ẩn, như phương trình bậc nhất hai ẩn. Ví dụ trong bài toán cổ: “ Vừa gà vừa chó Bó lại cho tròn Ba mươi sáu con Một trăm chân chẵn” Hỏi có bao nhiêu gà bao nhiêu chó? Nếu ta kí hiệu số gà là x, số chó là y thì ta có x + y = 36 và 2x + 4y = 100 Đó là các ví dụ về phương trình bậc nhất có hai ẩn số. Sau đó GV giới thiệu nội dung chương III. - Phương trình và hệ phương trình bậc nhất hai ẩn. - Các cách giải hệ phương trình. - Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình. HS nghe GV trình bày. HS mở “mục lục” tr137 SGK theo dõi Hoạt động 2 1. Khái niệm về phương trình bậc nhất hai ẩn ( 15 phút ) GV: phương trình x +y = 36 , 2x + 4y = 100 là các ví dụ về phương trình bậc nhất hai ẩn. Gọi a là hệ số của x; b là hệ số của y; c là hằng số Một cách tổng quát, phương trình bậc nhất hai ẩn x và y là hệ thức dạng ax + by = c. Trong đó a, b, c là các số đã biết ( a0 hoặc b0 ) GV: yêu cầu HS tự lấy ví dụ về phương trình bậc nhất hai ẩn. GV: đưa bảng phụ hỏi trong các phương trình sau, phương trình nào là phương trình bậc nhất hai ẩn. a) 4x – 0,5y = 0; b) 2x2+x = 5 c) 0x + 9y = 9; d) 7x + 0y = 0 e) 0x + 0y = 2; f) x + y - z = 3 GV: Xét phương trình x + y = 36 Ta thấy x = 2 thì y = ? Ta có giá trị của vế trái bằng giá trị của vế phải ta nói cặp số x = 2; y = 34 hay cặp số (2; 34) là một nghiệm của phương trình. Hãy chỉ ra một nghiệm khác của phương trình đó. Vậy khi nào cặp số (x0; y0 ) được gọi là một nghiệm của phương trình? GV yêu cầu HS đọc khái niệm nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn và cách viết tr 5 SGK. Ví dụ 2: Cho phương trình 2x – y =1. Chứng tỏ cặp số(3 ; 5) là một nghiệm của pt ? - GV nêu chú ý: Trong mặt phẳng tọa độ, mỗi nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn được biểu diễn bởi một điểm, Nghiệm (x0; y0) được biểu diễn bởi điểm có tọa độ (x0;y0) - GV yêu cầu HS làm ?1 a) kiểm tra xem các cặp số (1;1) và (0,5;0) có là nghiệm của phương trình 2x – y = 1 hay không ? b) Tìm thêm một nghiệm khác của phương trình. GV cho làm tiếp ?2. Nêu nhận Xét về số nghiệm của phương trình 2x - y = 1 - GV nêu: Đối với phương trình bậc nhất hai ẩn, khái niệm tập nghiệm, phương trình tương đương cũng tương tự như đối với phương trình một ẩn. Khi biến đổi phương trình, ta vẫn có thể áp dụng qui tắc chuyển vế và qui tắc nhân đã học. Yêu cầu HS nhắc lại: - Thế nào là hai phương trình tương đương? - Phát biểu qui tắc chuyển vế , qui tắc nhân khi biến đổi phương trình. HS nhắc lại định nghĩa phương trình bậc nhất hai ẩn số và đọc ví dụ 1 tr 5 SGK HS lấy ví dụ về phương trình bậc nhất hai ẩn.a) 4x +2y= - 3 b) 0x – 8y = 6 c) 3x + 0y = 5 HS trả lời: a) Là phương trình bậc nhất hai ẩn b) Không là phương trình bậc nhất hai ẩn c) Là phương trình bậc nhất hai ẩn d) Là phương trình bậc nhất hai ẩn e) Không là phương trình bậc nhất hai ẩn f) Không là phương trình bậc nhất hai ẩn HS: x = 2 y = 34 HS: có thể chỉ ra nghiệm của phương trình là (1;35); (6;30) Nếu tại x = x0, y = y0 mà giá trị hai vế phương trình bằng nhau thì cặp số (x0; y0) được gọi là một nghiệm của phương trình. HS: Đọc SGK. a) Cặp số (1;1). Ta thay x = 1; y = 1 vào vế trái của phương trình 2x – y = 1 được 2.1–1= 1 = vế phải cặp số (1;1) là một nghiệm của phương trình Tương tự như trên cặp số (0,5; 0) là một nghiệm của phương trình b) HS có thể tìm nghiệm khác như (0; -1); 2; 3) - Phương trình 2x – y = 1 có vô số nghiệm, mỗi nghiệm là một cặp số. HS phát biểu: - Định nghĩa hai phương trình tương đương - Qui tắc chuyển vế - Qui tắc nhân 1. Khái niệm về phương trình bậc nhất hai ẩn. - Phương trình bậc nhất hai ẩn x và y là hệ thức dạng ax + by = c (1). Trong đó a, b, c là các số đã biết ( a0 hoặc b0 ) Ví dụ 1: a) 4x +2y = - 3 b) 0x – 8y = 6 c) 3x + 0y = 5 là những phương trình bậc nhất hai ẩn Ví dụ 2: Cặp số (3; 5) là một nghiệm của phương trình 2x – y = 1 vì 2.3 – 5 = 1 *) Chú ý: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, mỗi nghiệm của phương trình (1) được biểu diễn bởi một điểm. Nghiệm (x0; y0) được biểu diễn bởi điểm có tọa độ (x0; y0).

File đính kèm:

  • docKTchuong2 DS co ma tran de.doc
Giáo án liên quan