Giáo án Đại số 9 Tuần 22 Trường THCS Mỹ Quang

I .MỤC TIÊU :

 1. Kiến thức: HS được củng cố cách giải hệ phương trình bằng phương pháp thế và cộng đại số. Làm

 quen với việc giải hệ phương trình có chứa ẩn ở mẫu bằng phương pháp đặt ẩn phụ .

 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải hệ phương trình, kĩ năng tính toán .

 3. Thái độ: Cẩn thận chính xác trong tính toán .

II .CHUẨN BỊ :

 1. Chuẩn bị của giáo viên:

 - Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi các bài tập, thước thẳng, máy tính bỏ túi.

 - Phương án tổ chức lớp học:Hoạt động cá nhân,nhóm.

 2.Chuẩn bị của học sinh:

 - Nội dung kiến thức : Ôn các bước giải hệ ph.trình bằg phương pháp cộng đại số và phương pháp thế

 - Dụng cụ học tập: Thước thẳng, máy tính bỏ túi.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1.Ổn định tình hình lớp:(1’)

+ Điểm danh học sinh trong lớp.

+ Chuẩn bị kiểm tra bài cũ

 2.Kiểm tra bài cũ :(7’)

 

doc8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1066 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 9 Tuần 22 Trường THCS Mỹ Quang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 15.01.2013 Tuần 22 Tiết: 41 LUYỆN TẬP I .MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: HS được củng cố cách giải hệ phương trình bằng phương pháp thế và cộng đại số. Làm quen với việc giải hệ phương trình có chứa ẩn ở mẫu bằng phương pháp đặt ẩn phụ . 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải hệ phương trình, kĩ năng tính toán . 3. Thái độ: Cẩn thận chính xác trong tính toán . II .CHUẨN BỊ : 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi các bài tập, thước thẳng, máy tính bỏ túi. - Phương án tổ chức lớp học:Hoạt động cá nhân,nhóm. 2.Chuẩn bị của học sinh: - Nội dung kiến thức : Ôn các bước giải hệ ph.trình bằg phương pháp cộng đại số và phương pháp thế - Dụng cụ học tập: Thước thẳng, máy tính bỏ túi. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Ổn định tình hình lớp:(1’) + Điểm danh học sinh trong lớp. + Chuẩn bị kiểm tra bài cũ 2.Kiểm tra bài cũ :(7’) Câu hỏi kiểm tra Dự kiến phương án trả lời của HS Điểm HS1: Chữa bài tập 22(a) tr 19 SGK . Vậy hệ phương trình có duy nhất một nghiệm là : 5 3 2 HS2: Chữa bài tập 22(c) tr 19 SGK . Phương trình (1) vô số nghiệm Hệ phương trình vô số nghiệm . 8 1 1 3.Giảng bài mới : a) Giới thiệu bài(1’) Tiếp tục củng cố giải hệ phương trình bằng phương pháp thế ; cộng đại số hôm nay ta sang tiết luyện tập b)Giảng bài mới Tg HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG 32’ Hoạt động 1 : Luyện tập 1.Bài 1 Giải hệ phương trình sau bằng phương pháp cộng và phương pháp thế - Gọi đồng thời hai HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm bài vào vở - Yêu cầu HS nhận xét , bổ sung bài làm của bạn 2.Bài 26 (c,d) SGK tr 19. - Treo bảng phụ nêu đề bài . Xác định a và b để đồ thị của hàm số y = ax + b đi qua hai điểm A và B trong mỗi trường hợp sau : A(2;-2) và B(-1;3) d) A(;2) và B(0;2) - Đồ thị hàm số y = ax + b đi qua hai điểm A( 2;-2) ;B(-1; 3) cho ta suy ra điều gì? - Gọi HS lên bảng giải hệ phương trình tìm a, b cả lớp làm bài vào vở - Nhận xét ,bổ sung -Gọi tiếp HS lên bảng giải câu d . - Nhận xét ,bổ sung 3.Bài 27SGK. tr20 . - Treo bảng phụ - Gọi đồng thời hai HS lên bảng + HS1 giải hệ phương trình bằng phương pháp thế hoặc cộng đại số + HS2 giải hệ phương trình bằng phương pháp đặt ẩn phụ -Tương tự như câu a) ta đặt u =; v = . - Gọi HS lên bảng giải - Gọi HS nhận xét , bổ sung 4. Bài 25 SGK tr 19 - Treo bảng phụ nêu đề bài - Đa thức P(x) bằng đa thức 0 khi nào? - Yêu cầu HS hoạt động nhóm giải bài 25(tr 19 SGK) trong 4 phút . - Thu bài và đưa kết quả vài nhóm lên bảng - Yêu cầu HS nhận xét và góp ý bài làm của các nhóm Đọc và tìm hiểu đề bài -- Hai HS lên bảng + HS1 Giải hệ phương trình sau bằng phương pháp thế +HS2 Giải hệ phương trình sau bằng phương pháp cộng đại số - Nhận xét bài của bạn - Đọc và tìm hiểu đề bài . - Ta suy ra được hệ phương trình - HS.TBY lên bảng giải hệ phương trình tìm a, b - Vài HS nhận xét, bổ sung - HS. TB lên bảng giải câu d) - Đọc và tìm hiểu đề bài . - HS. TB lên bảng HS1 HS2 - HS.TBK lên bảng giải .Cả lớp cùng làm vào vở - Vài HS nhận xét , bổ sung - Đọc tìm hiểu đề bài - HS.TBK: Khi các hệ số - Hoạt động nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn. - Đại diện các nhóm nêu nhận xét, góp ý Bài 1 Cách 1 Cách 2 Bài 26 (c,d) SGK . tr 19 a) Vì đồ thị hàm số y = ax + b đi qua hai điểm A(2;-2) và B(-1;3) nên ta có hệ phương trình : d) Vì A(;2) thuộc đồ thị y = ax + b nên a + b = 2 Vì B(0;2) thuộc đồ thị y = ax + b nên ta có : b = 2 Ta có hệ phương trình : 2.Bài 27SGK. tr20 . a) Đặt Khi đó ta có: Vậy Vậy nghiệm của hệ phương trình là : b) Đặt . Khi đó ta có: . Vậy Vậy nghiệm của hệ phương trình là: Bài 25 SGK tr 19. Ta có: Đa thức P(x) bằng đa thức 0 khi và chỉ khi 2’ Hoạt động 2 : Củng cố - Gọi HS nhắc lại các bước giải hệ phương trình bằng phương pháp thế ; phương pháp cộng đại số . - Chốt lại cách giải hệ phương trình bằng phương pháp thế và phương pháp cộng đại số . Hai phương pháp tuy cách làm khác nhau, nhưng nhằm mục đích là qui về giải phương trình một ẩn Từ đó tìm nghiệm của hệ phương trình - Vài HS trả lời - Chú ý lắng nghe , ghi nhớ 4. Daën dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (2’) + Ra bài tập về nhà: -Về nhà ôn tập lại cách giải hệ phương trình bằng phương pháp thế và phương pháp cộng đại số. - Xem lại các bài tập đã giải đặt biệt là phương pháp đặt ẩn phụ - Làm các bài tập sau : 24;26 tr 19 SGK.Bài 31;32;33;34 SBT tr9 . + Chuẩn bị bài mới: - Ôn các kiến thức các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình (lớp 8) - Dụng cụ học tâp: Thước thẳng, máy tính bỏ túi, - Đọc trước bài 5 : Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình . IV. RÚT KINH NGHIỆM-BỔ SUNG: Ngày soạn :16.01.2013 Tiết : 42 GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP HỆ PHƯƠNG TRÌNH (Tiết 1) I.MỤC TIÊU: 1.Kiến thức:HS nắm được phương pháp giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình bậc nhất hai ẩn . 2.Kĩ năng:Rèn kĩ năng lập hệ phương trình các loại bài toán :toán về phép viết số ,quan hệ số ,toán chuyển động, có kĩ năng . 3.Thái độ: Cẩn thận chính xác trong tính toán, suy luận II.CHUẨN BỊ : 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi sẵn các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình, đề bài tập,thước thẳng, máy tính bỏ túi - Phương án tổ chức lớp học:Hoạt động cá nhân,nhóm. 2.Chuẩn bị của học sinh: - Nội dung kiến thức : Ôn các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình đã học ở lớp 8 . - Dụng cụ học tập: Thước thẳng, máy tính bỏ túi. Bảng nhóm III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Ổn định tình hình lớp:(1’) + Điểm danh học sinh trong lớp. + Chuẩn bị kiểm tra bài cũ 2.Kiểm tra bài cũ :(6’) Câu hỏi kiểm tra Dự kiến phương án trả lời của HS Điểm Nêu các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình? Bước 1: Lập phương trình - Chọn ẩn và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn . -Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết . -Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng . Bước 2: Giải phương trình . Bước 3: Trả lời : Kiểm tra xem trong các nghiệm của phương trình, nghiệm nào thỏa mãn điều kiện của ẩn, nghiệm nào không, rồi kết luận . 3.Giảng bài mới : a) Giới thiệu bài(1’) Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình và cách để giải bài toán bằng cách lập phương trình ở lớp 8 có gì khác ? Bài học hôm nay cho ta biết điều này . b)Giảng bài mới Tg HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG 20’ Hoạt động 1 : Tìm hiểu các bước giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình - Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình ta làm theo mấy bước nào, đó là những bước nào ?: -Yêu cầu HS đọc bài toán ở ví dụ1 - Bài toán cho biết gì ? yêu cầu tìm gì ? - Số có hai chữ số gồm những chữ số nào ? - Ghi tóm tắt bài toán lên bảng - Hãy nhắc lại cách viết một số tự nhiên dưới dạng tổngcác lũy thừa? - Bài toán có những đại lượng nào chưa biết ? - Ta nên chọn hai đại lượng chưa biết đó làm ẩn số. - Hãy chọn ẩn và nêu điều kiện của ẩn ? -Tại sao x và y đều phải khác 0 ? - Biểu thị số cần tìm theo x và y ? - Khi viết hai số theo thứ tự ngược lại ta được số nào ? - Hãy viết đẳng thức biểu thị hai lần chữ số hàng đơn vị lớn hơn chữ số hàng chục 1 đơn vị ? - Hãy viết đẳng thức biểu thị số mới bé hơn số cũ 27 đơn vị ? chốt lại và ghi bảng lời giải tiếp theo . - Kết hợp hai phương trình vừa tìm ta có hệ phương trình - Hệ phương trình này đã giải ở phần kiểm tra bài cũ . - Vậy số phải tìm là số nào - Quá trình các em vừa làm chính là đã giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình .Hãy nhắc lại các bước đó . - Treo bảng phụ nêu ví dụ 2 . - Yêu cầu HS đọc đề và vẽ sơ đồ bài toán TPHCM 189 km Cần Thơ sau 1 h Xe tải Xe khách . - Khi hai xe đi ngược chiều đến nơi gặp nhau, thời gian xe khách đã đi bao lâu ? Thời gian xe tải đi bao lâu ? - Bài toán hỏi gì ? - Hãy chọn ẩn và đặt điều kiện cho ẩn ? - Yêu cầu HS hoạt động nhóm trong khoảng 5 phút Lập phương trình biểu thị giả thiết : Mỗi giờ, xe khách đi nhanh hơn xe tải 13 km Viết các biểu thức chứa ẩn biểu thị quãng đường mỗi xe đi được, tính đến khi hai xe gặp nhau. Từ đó suy ra phương trình biểu thị giả thiết quãng đường từ TP. Hồ Chí Minh đến TP. Cần Thơ dài 189 km + Nửa lớp làm + Nửa lớp làm - Yêu cầu đại diện 1 nhóm treo bảng phụ và trình bày. - Gọi đại diện nhóm khác nhận xét - Giải hệ hai phương trình thu được trong và rồi trả lời bài toán. - Yêu cầu cả lớp làm , gọi HS lên bảng trình bày . - Kiểm tra HS làm bài và nhận xét . - Đọc và tìm hiểu ví dụ 1 . -Vài HS trả lời - Chữ số hàng chục và chữ số hàng đơn vị - Ghi tóm tắt bài toán vào vở - Ta có = 100a + 10b +c - Bài toán có hai đại lượng chưa biết là chữ số hàng chục và chữ số hàng đơn vị . - Vì theo giả thiết khi viết hai chữ số ấy theo thứ tự ngược lại ta vẫn được một số có hai chữ số .Chứng tỏ cả x và y đều phải khác 0 . - Số cần tìm là : = 10x + y . - Khi viết hai số theo thứ tự ngược lại ta được số : = 10y + x . - Hai lần chữ số hàng đơn vị lớn hơn chữ số hàng chục 1 đơn vi ta có : 2y – x = 1 hay – x + 2y = 1 - Số mới bé hơn số cũ 27 đơn vị : (10x + y) – (10y +x) = 27 9x – 9y = 27 x – y = 3 - HS.Khá: tự tóm tắt nêu các bước giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình - Đọc và tìm hiểu đề bài , vẽ sơ đồ minh họa đề vào vở . .- Khi hai xe gặp nhau, thời gian xe khách đã đi 1giờ 48 phút = giờ .Thời gian xe tải đi là 1 giờ +giờ =giờ . - Bài toán hỏi vận tốc mỗi xe . - HS.TB: Gọi vận tốc của xe tải là x (km/h ),x > 0 và vận tốc của xe khách là y(km/h ) y > 0) . .- Hoạt động nhóm trong 5 phút . - Đại diện 1 nhóm treo bảng nhóm và trình bày -Đại diện nhóm khác nhận xét . - HS.TB lên bảng trình bày . Ví dụ 1: (tr 20 SGK) Gọi chữ số hàng chục của số cần tìm là x, chữ số hàng đơn vị là y (ĐK: x, y N, 0 < x 9 và0 < x 9 ) . Khi đó số cần tìm là : = 10x + y . Khi viết hai số theo thứ tự ngược lại ta được số : = 10y + x . Theo điều kiện đầu, ta có : 2y – x = 1 hay –x + 2y = 1 Theo điều kiện sau, ta có : (10x + y) – (10y +x) = 27 9x – 9y = 27 x – y = 3 Từ đó ta có hệ phương trình : (TMĐK) Vậy số phải tìm là 74 . Ví dụ 2: (tr 21 SGK) . Gọi vận tốc của xe tải là x (km/h x > 0) và vận tốc của xe khách là y(km/h y > 0) . Vì mỗi giờ xe khách đi nhanh hơn xe tải 13 km nên ta có phương trình : y – x = 13 -x +y = 13 Quãng đường xe tải đi được là x (km) . Quãng đường xe khách đi được là y (km) . Vì quãng đường từ TP Hồ Chí Minh đến Cần Thơ dài 189km nên ta có phương trình : x + y = 189 Từ đó, ta có hệ phương trình : (TMĐK) Vậy vận tốc xe tải là 36 km/h và vận tốc xe khách là 49 km/h 15’ Hoạt động 2: Luyện tập – củng cố - Gọi HS nhắc lại các bước giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình Bài 28 SGK tr 22 - Treo bảng phụ nêu đề bài - Hãy nhắc lại công thức liên hệ giữa số bị chia, số chia, thương và số dư . - Yêu cầu HS lập hệ phương trình và gọi 1 HS lên bảng trình bày - Gọi HS nhận xét, bổ sung bài làm của bạn - Gọi một HS khác lên bảng giải hệ phương trình và kết luận Bài 30 SGK tr22 - Yêu cầu HS phân tích bài toán vào bảng tóm tắt sau và lập hệ phương trình? S(km) v(km/h) t(giờ) Dự định Nếu xe chạy chậm Nếu xe chạy nhanh - Hãy viêt biểu thức biểu thị quãng đường AB trong 2 trường hợp : + Nếu xe chạy chậm ? + Nếu xe chạy nhanh ? - Yêu cầu HS về nhà giải hệ phương trình và trả lời - Vài HS đứng tại chỗ trả lời - Đọc và tìm hiểu đề bài. - HS.TB (Số bị chia) = (số chia) (thương) + (số dư) . - HS. TBK lên bảng trình bày - Vài HS nhận xét, bổ sung bài làm của bạn - HS.TBY lên bảng giải hệ phương trình và kết luận - Phân tích bài toán vào bảng tóm tắt sau và lập hệ phương trình? - HS.TBK trả lời + Nếu xe chạy chậm thì quãng đường AB là: (1) + Nếu xe chạy nhanh thì quãng đường AB là: (2) Kết hợp (1) và (2) ta có : Bước 1. Lập hệ phương trình: - Chọn các ẩn (hai ẩn) và xác định điều kiện thích hợp cho từng ẩn số. - Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo các ẩn và các đại lượng đã biết. - Lập các phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng từ đó lập hệ phương trình. Bước 2. Giải hệ phương trình. Bước 3. Trả lời: Kiểm tra xem trong các nghiệm của hệ phương trình, nghiệm nào thoả mãn điều kiện của ẩn, nghiệm nào không, rồi kết luận Bài 28 SGK , tr 22 Gọi số lớn hơn là x và số nhỏ hơn là y (x, y N; y > 124) . Theo đề bài tổng của hai số bằng 1006 ta có :x + y = 1006 (1) Số lớn chia cho số nhỏ được thương là 2 và số dư là 124 ta có : x = 2y + 124 (2) Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình : (TMĐK) Vậy số lớn là 712, số nhỏ là 294 . Bài 30 SGK tr22 - Phân tích bài toán vào bảng tóm tắt sau và lập hệ phương trình? S(km) v(km/h) t(giờ) Dự định x x > 0 y y > 0 Nếu xe chạy chậm x 35 y+2 Nếu xe chạy nhanh x 50 y-1 (1) (2) Kết hợp (1) và (2) ta có : Giải hệ phương trình ta tìm được x = 350 ; y = 8 Vậy quãng đường AB là 350 km và thời điểm xuất phát của ô tô tại A là : 12- 8 = 4 (giờ sáng) 4. Daën dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (2’) - Ra bài tập về nhà: + Về nhà học bài nắm chắc các bước giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình + Xem lại các dạng toán đã giải tại lớp + Về nhà làm các bài 29;30 tr 22 SGK. Bài 35; 36 ; 37 tr 9 SBT . - Chuẩn bị bài mới: + Ôn các kiến thức các bước giải bài toán bằng cách lập hệ PT + Dụng cụ học tâp: Thước thẳng, máy tính bỏ túi, + Đọc trước bài : Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình (tiếp theo) : IV. RÚT KINH NGHIỆM-BỔ SUNG:

File đính kèm:

  • docTuần 22.đs9.doc