A. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
Học sinh nắm được các khái niệm phép thử ngẫu nhiên, không gian mẫu, biến cố liên quan đến phép thử ngẫu nhiên, tập hợp mô tả biến cố.
2. Về kỹ năng :
Biết xác định được phép thử ngãu nhiên, không gian mẫu, biến cố liên quan đến phép thử ngẫu nhiên.
3. Về tư duy thái độ :
- Phát huy tư duy tưởng tượng của học sinh.
- Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1026 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số khối 11 - Tiết 30: Biến cố và xác suất của biến cố, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/11/2007 Ngày dạy: 05/11/2007
Tiết 30 : BIẾN CỐ VÀ XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ.
A. MỤC TIÊU:
Về kiến thức:
Học sinh nắm được các khái niệm phép thử ngẫu nhiên, không gian mẫu, biến cố liên quan đến phép thử ngẫu nhiên, tập hợp mô tả biến cố.
Về kỹ năng :
Biết xác định được phép thử ngãu nhiên, không gian mẫu, biến cố liên quan đến phép thử ngẫu nhiên.
Về tư duy thái độ :
- Phát huy tư duy tưởng tượng của học sinh.
- Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc.
B. CHUẨN BỊ.
Chuẩn bị của giáo viên :
SGK, giáo án, quân súc xắc, ba đồng tiền xu.
Chuẩn bị của HS : SGK, vở ghi, quân súc xắc, ba đồng tiền xu.
Đọc trước phần 1 của bài : Biến cố và xác suất của biến cố.
3. Phương pháp dạy học
Cơ bản sử dụng PPDH gợi mở vấn đáp, đan xen hoạt động nhóm.
C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG.
Các hoạt động:
Hoạt động 1: Xác định phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu.
Hoạt động 2: Vận dụng không gian mẫu vào giải BT.
Hoạt động 3: Thực hiện H1 .
Hoạt động 4: Xây dựng khái niệm biến cố.
Hoạt động 5: Thực hiện H2 .
Hoạt động 6 : Chiếm lĩnh khái niệm biến cố chắc chắn, biến cố không thể.
Hoạt động 7 : Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà.
II. Các hoạt động và tiến trình bài học:
Hoạt động 1 : Xác định phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu
HĐ của HS
HĐ của Giáo viên
Ghi bảng – Trình chiếu
Gieo quân súc sắc
dự đoán kết quả
Ghi các kết quả số chấm xuất hiện vào bảng phụ
Cho học sinh gieo một quân súc sắc và yêu cầu học sinh :
+ Dự đoán kết quả số chấm xuất hiện
+ Xác định tập hợp kết quả
Nêu ký hiệu của phép thử
ĐN không gian mẫu
Biến cố :
a) Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu :
Phép thử ngẫu nhiên ( gọi tắt là phép thử ) là một thí nghiệm hay một hành động mà :
+ Kết quả của nó không đoán trước được
+ Có thể xác định được tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép thử đó
Phép thử thường được ký hiệu bởi chữ T
Tập hợp tất cả các kết quả có thể xẩy ra của phép thử được gọi là không gian mẫu của phép thử và được ký hiệu bởi chữ (đọc là ô mê ga )
Hoạt động 2 : Vận dụng không gian mẫu vào giải BT
HĐ của HS
HĐ của Giáo viên
Ghi bảng – Trình chiếu
Nghe câu hỏi, suy nghĩ, hình dung các khả năng xẩy ra và trả lời câu hỏi
Xác định không gian mẫu của phép thử “ gieo một con súc xắc “ ?
Xác định không gian mẫu của phép thử “ gieo hai đồng tiền “ ?
Ví dụ 1 : ( T 70 sgk )
Không gian mẫu của phép thử “ gieo một con súc xắc “ là tập hợp
= { 1, 2, 3, 4, 5, 6 }
Ví dụ 2 : ( T 70 sgk )
Xét phép thử T là “ gieo hai đồng xu phân biệt” . Nếu kí hiệu S để chỉ đồng xu lật sấp và N để chỉ đồng xu lật ngửa thì không gian mẫu của phép thử trên là :
= { SN, SS, NN, NS }
Hoạt động 3 : Thực hiện H1
HĐ của HS
HĐ của Giáo viên
Ghi bảng – Trình chiếu
Dùng bảng phụ
gieo 3 đồng xu và ghi các kết quả lại trên bảng phụ và trả lời
Giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện
cho hs dùng 3 đồng tiền thực hiện phép thử và ghi kết quả
nhận xét, kết luận
Dùng bảng phụ
Hoạt động 4 : Xây dựng khái niệm biến cố
HĐ của HS
HĐ của Giáo viên
Ghi bảng – Trình chiếu
Nghe câu hỏi, suy nghĩ và trả lời câu hỏi
Xét sự kiện A : “ số chấm trên mắt xuất hiện là một số chẵn”
Nhận xét về sự kiện A ?
Khi nào sự kiện A xẩy ra?
Mô tả các kết quả thuận lợi của A
b)Biến cố :
Ví dụ 3 : Giả sử T là phép thử gieo một con súc xắc. Không gian mẫu là : = { 1, 2, 3, 4, 5, 6 }
Xét biến cố ( hay sự kiện ) A “số chấm trên mặt xuất hiện là một số chẵn”
Biến cố A xẩy ra hay không xẩy ra phụ thuộc vào kết quả của T
Biến cố A chỉ xẩy ra khi và chỉ khi kết quả của T là 2; 4; 6 các kết quả này được gọi là các kết quả thuận lợi cho A.
Biến cố A được mô tả bởi tập hợp = { 2, 4, 6 } đó là một tập con của
Biến cố A được gọi là biến cố liên quan đến phép thử T
Tổng quát : ( T 71 sgk )
Hoạt động 5 : Thực hiện H2
HĐ của HS
HĐ của Giáo viên
Ghi bảng – Trình chiếu
Nhận nhiệm vụ
thảo luận
Trình bày trên bảng phụ
Trình bày theo yêu cầu của GV
Giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện H2
cho hs các nhóm trình bày
Nhận xét, kết luận
Dùng bảng phụ
Hoạt động 6 : Chiếm lĩnh khái niệm biến cố chắc chắn, biến cố không thể
HĐ của HS
HĐ của Giáo viên
Ghi bảng – Trình chiếu
Nghe câu hỏi
suy nghĩ
trả lời câu hỏi
khái quát hoát các nội dung câu hỏi
Xét biến cố gieo một con súc xắc
+ Khi thực hiện phép thử T kết quả xẩy ra như thế nào ?
+ Biến cố nào không thể xẩy ra
+ Biến cố chắc chắn : là biến cố luôn xẩy ra khi thực hiện phép thử T. Biến cố chắc chắn được mô tả bởi tập hợp và kí hiệu là
+ Biến cố không thể : là biến cố không bao giờ xẩy ra khi phép thử T được thực hiện. Biến cố không thể được mô tả bởi tập và được kí hiệu
Hoạt động 7 : Củng cố và hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà
- Về nhà học bài cần nắm vững cách xác định không gian mẫu, biến cố, biến cố chắc chắn, biến cố không thể.
- Về nhà xem cách mô tả một biến cố.
- Về nhà đọc phần tiếp theo của bài phần định nghĩa cổ điển của sắc xuất.
File đính kèm:
- DSNC11_T30.doc