Giáo Án Đại Số Lớp 10 Cơ Bản - Tiết 51: Phương Sai Và Độ Lệch Chuẩn

I. MỤC TIÊU

1.Về kiến thức:

Biết được cách tính phương sai, độ lệch chuẩn và ý nghĩa của chúng

2. Về kỹ năng:

Tìm được phương sai, độ lệch chuẩn của dãy số liệu thống kê.

3. Về tư duy:

Hiểu được cách tính phương sai và độ lệch chuẩn trong hai trường hợp: Sử dụng bảng phân bố tần số, tần suất và sử dụng bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp.

4. Về thái độ:

- Cẩn thận chính xác.

- Hình thành cho học sinh ý thức và kỹ năng vận dụng thống kê vào cuộc sống

I. CHUẨN BỊ CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.

 1. Thực tiễn: HS đã được học một số kiến thức ban đầu về thống kê mô tả ở bậc THCS.

 2. Phương tiện:

 Chuẩn bị các bảng biểu số liệu thống kê, các đề bài để chiếu qua máy Projecter)

Chuẩn bị các phiếu học tập để phát cho học sinh; máy tính điện tử bỏ túi.

3. Phương pháp:

Dùng phương pháp gợi mở vấn đáp thông qua các hoạt động điều khiển tư duy đan xen với hoạt động nhóm.

 

doc4 trang | Chia sẻ: liennguyen452 | Lượt xem: 1054 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Đại Số Lớp 10 Cơ Bản - Tiết 51: Phương Sai Và Độ Lệch Chuẩn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày sọan: 23/ 3/2007 Ngày giảng: 26/ 3/2007 Tiết soạn: 51 phương sai và độ lệch chuẩn I. mục tiêu 1.Về kiến thức: Biết được cách tính phương sai, độ lệch chuẩn và ý nghĩa của chúng 2. Về kỹ năng: Tìm được phương sai, độ lệch chuẩn của dãy số liệu thống kê. 3. Về tư duy: Hiểu được cách tính phương sai và độ lệch chuẩn trong hai trường hợp: Sử dụng bảng phân bố tần số, tần suất và sử dụng bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp. 4. Về thái độ: - Cẩn thận chính xác. - Hình thành cho học sinh ý thức và kỹ năng vận dụng thống kê vào cuộc sống I. chuẩn bị các phương tiện dạy học. 1. Thực tiễn: HS đã được học một số kiến thức ban đầu về thống kê mô tả ở bậc THCS. 2. Phương tiện: Chuẩn bị các bảng biểu số liệu thống kê, các đề bài để chiếu qua máy Projecter) Chuẩn bị các phiếu học tập để phát cho học sinh; máy tính điện tử bỏ túi. 3. Phương pháp: Dùng phương pháp gợi mở vấn đáp thông qua các hoạt động điều khiển tư duy đan xen với hoạt động nhóm. III. tiến trình bài học và các hoạt động. A/ Các tình huống học tập. Hoạt động1 Ôn tập kiến thức cũ: GV cho học sinh nhắc lại cách tính và ý nghĩa của Số trung bình cộng, Số trung vị và Mốt. Hoạt động 2: Qua VD1-SGK giới thiệu ý nghĩa và cách tính phương sai của các số liệu thống kê Hoạt động 3: Qua VD2 - SGK trình bày về cách tính gần đúng phương sai theo bảng phân bố tần số tần suất ghép lớp. Hoạt động 4: Qua chú ý SGK / 125 nêu được ý nghĩa phương sai và các công thức tính phương sai. Hoạt động 5: Củng cố cách tính phương sai qua bài tập Hoạt động 6: Dựa vào VD2 SGK nêu ý nghĩa, nội dung và cách sử dụng độ lệch chuẩn. Hoạt động 7: Củng cố cách tính độ lệch chuẩn bằng bài tập. Hoạt động 8: Củng cố toàn bài ( thông qua giải bài tập 2, 3 SGK / 127) B/ Tiến trình bài học. 1. Kiểm tra bài cũ: (3’) Hoạt động 1: GV cho học sinh nhắc lại cách tính và ý nghĩa của Số trung bình cộng, Số trung vị và Mốt. 2. Bài mới: * Đặt vấn đề và gợi động cơ: (1’) Các em đã biết, các số định tâm (, Me, Mo ) dùng để đại diện cho các số liệu thống kê về quy mô và độ lớn tuy nhiên chúng chưa phản ánh được đầy đủ cấu tạo nội bộ của dãy các số liệu thống kê. Ví dụ nếu chỉ biết điểm trung bình các môn học của một học sinh thì chưa thể biết HS đó đã học đều các môn hay chưa. Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ nghiên cứu về phương sai và độ lệch chuẩn để đánh giá mức độ phân tán của các số liệu thống kê ( so với số trung bình cộng ). Hoạt động 2: Qua VD1-SGK giới thiệu ý nghĩa và cách tính phương sai của các số liệu thống kê. Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Nghiên cứu 2 dãy số liệu thống kê ở VD1 - Nghe và hiểu nhiệm vụ - thực hiện tính và nhận xét dưới sự hướng dẫn của GV: dãy (1) ít phân tán hơn - Thực hiện các phép tính nh SGK - Thực hiện các phép tính dới sự hướng dẫn của GV - Tìm hiểu cách tính - Tính phương sai của dãy (2) - So sánh thấy được : Rút ra : độ phân tán số liệu thống kê của dãy (1) ít hơn dãy (2) -Treo bảng số liệu thống kê của VD1 lên bảng - Giao nhiệm vụ: + tính và so sánh số trung bình cộng của 2 dãy. + nhận xét về sự phân tán của dãy 1 và dãy 2 so với số trung bình cộng - Cho HS tính các độ lệch của mỗi số liệu thống kê ở dãy (1) đối với số TB cộng. - Hãy tính trung bình cộng bình phương các độ lệch GV: thông báo số tìm đợc là phương sai của dãy (1) Cho HS nhắc lại cách tính - Tương tự hãy tính phương sai của dãy (2) ? - So sánh phương sai của hai dãy ? rút ra nhận xét Hoạt động 3: Qua VD2 - SGK trình bày về cách tính gần đúng phương sai theo bảng phân bố tần số tần suất ghép lớp. Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên Nghe, hiểu nhiệm vụ Tìm cách giải bài toán Trình bày kết quả qua máy chiếu đa năng Chiếu ND VD2 và bảng 4 lên bảng Phát phiếu và giao nhiệm vụ cho HS HD học sinh cách giải đối với loại thống kê này chú ý đến giá trị đại diện của lớp. Thu phiếu học tập của học sinh và nhận xét các nhóm Hoạt động 4: Qua chú ý SGK / 125 nêu được ý nghĩa phương sai và các công thức tính phương sai. GV: Nêu câu hỏi: Qua VD1 và VD2 nêu ý nghĩa phương sai và công tính phương sai trong hai trường hợp: Sử dụng bảng phân bố tần số, tần suất và sử dụng bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp? HS: Trả lời. GV : chốt lại qua phần chý ý SGK / 125. Hoạt động 5: Củng cố cách tính phương sai qua bài tập Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên Nghe, hiểu nhiệm vụ Các nhóm thảo luận Trình bày kết quả qua máy chiếu qua đầu Overheat Chiếu ND bảng 6 lên bảng Giao nhiệm vụ và theo dõi hoạt động của HS, hướng dẫn khi cần thiết Đánh giá kết quả hoàn thành của từng nhóm học sinh Hoạt động 6: Dựa vào VD2 SGK nêu ý nghĩa, nội dung và cách sử dụng độ lệch chuẩn. Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên Nghiên cứu SGK phần II - Độ lệch chuẩn. Rút ra ý nghĩa của độ lệch chuẩn và công thức tính độ lệch chuẩn: Cho HS Nghiên cứu SGK phần II - Độ lệch chuẩn. Cho HS rút ra ý nghĩa của độ lệch chuẩn và công thức tính độ lệch chuẩn: Tóm tắt ND phần in nghiêng SGK Hoạt động 7: Củng cố cách tính độ lệch chuẩn bằng bài tập. HS: Thực hiện yêu cầu 2 SGK trang 126 ( nhanh qua kết quả phần 1) Hoạt động 8: Củng cố toàn bài ( thông qua giải bài tập 2, 3 SGK / 128) Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên Nghe, hiểu nhiệm vụ Các nhóm thảo luận tìm lời giải Trình bày kết quả qua máy chiếu đa năng Chia lớp thành 4 nhóm ( 1 nửa làm bài 1, 1 nửa làm bài 2) Theo dõi hoạt động của HS, hướng dẫn khi cần thiết Đánh giá kết quả hoàn thành của từng nhóm học sinh Ghi chú: Có thể thay thế các VD - SGK bằng các VD thực tế với lớp học hơn. Có thể hướng dẫn HS sử dụng máy tính điện tử để giải các bài toán thống kê ( nếu còn thời gian). 3. Bài tập về nhà: Bài 1 SGK trang 128. Bài 1, 2, 3, 4, 5 phần ôn tập chương V. GV: Dặn HS bài học sau mang MTĐT Bỏ túi fx-500 MS

File đính kèm:

  • docDSCB -T51.DOC
Giáo án liên quan