Giáo Án Đại Số Lớp 10 - Tiết 48, 49: Cung Và Góc Lượng Giác

A. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

Giúp học sinh nắm được :

- Khái niệm đường tròn định hướng, đường tròn lượng giác, cung lượng giác và góc lượng giác.

- Khái niệm đơn vị đo radian, mối quan hệ giữa đơn vị này với độ.

- Nắm được số đo của cung và góc lượng giác.

- Biểu diễn cung lượng giác trên đường tròn lượng giác.

2. Về kĩ năng:

- Xác định được chiều dương, chiều âm của một đường tròn định hướng.

- Tính được độ dài cung tròn khi biết số đo của cung.

- Biết cách xác định số đo của cung và góc lượng giác trên đường tròn lượng giác.

- Biết đổi đơn vị góc từ độ sang radian và ngược lại.

- Biểu diễn cung lượng giác trên đường tròn lượng giác.

3. Về thái độ, tư duy:

- Rèn luyện tính nghiêm túc, khoa học, tính thực tiễn cao.

- Rèn luyện óc tư duy thực tế.

 

doc7 trang | Chia sẻ: liennguyen452 | Lượt xem: 1046 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Đại Số Lớp 10 - Tiết 48, 49: Cung Và Góc Lượng Giác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY Chương VI: CUNG VÀ GÓC LƯỢNG GIÁC CÔNG THỨC LƯỢNG GIÁC Tiết 48, 49: CUNG VÀ GÓC LƯỢNG GIÁC Ngày dạy: 02 /04/2012 Lớp dạy: 10A9 . A. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được : - Khái niệm đường tròn định hướng, đường tròn lượng giác, cung lượng giác và góc lượng giác. - Khái niệm đơn vị đo radian, mối quan hệ giữa đơn vị này với độ. - Nắm được số đo của cung và góc lượng giác. - Biểu diễn cung lượng giác trên đường tròn lượng giác. 2. Về kĩ năng: - Xác định được chiều dương, chiều âm của một đường tròn định hướng. - Tính được độ dài cung tròn khi biết số đo của cung. - Biết cách xác định số đo của cung và góc lượng giác trên đường tròn lượng giác. - Biết đổi đơn vị góc từ độ sang radian và ngược lại. - Biểu diễn cung lượng giác trên đường tròn lượng giác. 3. Về thái độ, tư duy: - Rèn luyện tính nghiêm túc, khoa học, tính thực tiễn cao. - Rèn luyện óc tư duy thực tế. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH : - Giáo viên: + Giáo án điện tử. + Hệ thống câu hỏi. - Học sinh: Đọc trước bài. C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ : Lồng vào hoạt động học tập. 3. Bài mới : Hoạt động 1: Đường tròn định hướng và cung lượng giác. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Yêu cầu học sinh quan sát hình 1 trên máy chiếu và trả lời câu hỏi: + Nếu cuốn trục số theo n vòng thì mỗi điểm trên đường tròn sẽ ứng với bao nhiêu điểm trên trục số. + Với mỗi điểm trên trục số sẽ ứng với bao nhiêu điểm trên đường tròn. - Nhận xét câu trả lời học sinh và đưa ra kiến thức mới. - Từ đó nêu định nghĩa đường tròn định hướng. - Yêu cầu học sinh quan sát hình 2 trên máy chiếu và đưa ra khái niệm cung lượng giác. - Giáo viên đưa ra các câu hỏi nhằm củng cố khái niệm : + Hình 2a điểm M di chuyển từ A đến B theo chiều âm hay dương ? + Hình 2b điểm M di chuyển từ A đến B theo chiều âm hay dương ? Nó quay nhiều hơn hình 2a mấy vòng ? + Hình 2c điểm M di chuyển từ A đến B theo chiều âm hay dương ? Nó quay nhiều hơn hình 2a mấy vòng ? + Hình 2d điểm M di chuyển từ A đến B theo chiều âm hay dương ? - Giáo viên đưa ra các nhận xét và kí hiệu. - Quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi. - Ghi nhận kiến thức. - Quan sát hình vẽ. - Ghi nhận khái niệm cung lượng giác. - Trả lời câu hỏi. - Ghi nhận kiến thức. Hoạt động 2: Góc lượng giác. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Yêu cầu học sinh quan sát hình 3 trên máy chiếu và trả lời câu hỏi: - Tia OM quay quanh điểm nào và đi từ tia nào đến tia nào? - Từ đó giáo viên đưa ra khái niệm góc lượng giác. - Đưa ra các câu hỏi củng cố : + Với mỗi góc lượng giác thì có bao nhiêu cung lượng giác và ngược lại? + Ta chỉ cần xét một trong hai hoặc cung lượng giác hoặc góc lượng giác trong việc xác định các tính chất của góc hoặc cung lượng giác có được không? - Nhận xét và chính xác hóa. - Quan sát hình vẽ. - Trả lời câu hỏi. - Ghi nhận khái niệm. - Trả lời câu hỏi. - Ghi nhận kiến thức. Hoạt động 3: Đường tròn lượng giác. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Yêu cầu học sinh quan sát hình 4 trên máy chiếu và đưa ra khái niệm đường tròn lượng giác. - Nhấn mạnh: + Điểm gốc của đường tròn. + Các điểm đặc biệt. - Quan sát hình vẽ. - Ghi nhận khái niệm. - Ghi nhận khái niệm. Hoạt động 4: Độ và rađian. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Giới thiệu cung có số đo 1 radian. - Đưa ra kí hiệu: rad - Ngoài số đo radian còn có số đo nào mà em biết? - Cả đường tròn có số đo là bao nhiêu? - Nhắc lại công thức tính chu vi đường tròn? - Nếu đường tròn có R=1 thì cả đường tròn có số đo là bao nhiêu radian? - Giáo viên đưa ra mối liên hệ giữa độ và radian. và Chú ý: khi viết số đo theo radian, người ta thường không viết chữ rad sau số đo. - Đưa ra các ví dụ nhằm củng cố công thức. - Từ đó đưa ra bảng chuyển đổi thông dụng. - Ghi nhận kiến thức. - Trả lời câu hỏi. - - - Ghi nhận kiến thức. - Thực hiện theo yêu cầu. - Ghi nhận kiến thức. Hoạt động 5: Độ dài của một cung tròn. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Đường tròn có số đo (rad) thì có độ dài R. Vậy cung có số đo (rad) thì có độ dài bao nhiêu? - Đưa ra ví dụ nhằm củng cố khái niệm. - Thực hiện theo yêu cầu. Hoạt động 6: Số đo của một cung lượng giác. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Yêu cầu học sinh quan sát hình 5 và trả lời câu hỏi. - Hãy tìm số đo cung AM trong hình 5a. - Tương tự hãy tìm số đo cung AM trong hình 5b và hình 5c. - Từ ví dụ trên giáo viên nêu định nghĩa số đo cung lượng giác. - Cho học sinh ghi nhận kí hiệu. - Quan sát hình 5 và trả lời câu hỏi. - Cung lượng giác có số đo là: . - Cung lượng giác có số đo là: . - Cung lượng giác AM có số đo là: . - Ghi nhận kiến thức. - Kí hiệu sđ AM - sđ AM = = Hoạt động 7: Cung lượng giác AD có số đo là bao nhiêu ? Hình 6 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Yêu cầu học sinh quan sát hình 6 và trả lời câu hỏi. + Góc có số đo bao nhiêu? + Cung lượng giác AD có số đo bao nhiêu? - Quan sát hình 6 và trả lời câu hỏi. + . + . Hoạt động 8: Số đo của một góc lượng giác. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Giáo viên nêu định nghĩa. - Yêu cầu học sinh quan sát hình 7 và trả lời câu hỏi. + Góc , có số đo bao nhiêu? + Viết số đo của góc (OA , OE) và (OA , OP)? - Cho HS làm việc theo nhóm để tìm kết quả. - Yêu cầu đại diện nhóm trình bày. - Cho đại diện nhóm khác nhận xét. - Nhận xét và chính xác hóa. - Nêu chú ý. - Ghi nhận định nghĩa. - Quan sát hình 7 và trả lời câu hỏi. - Hoạt động theo nhóm để tìm kết quả. - Đại diện nhóm trình bày. - Đại diện nhóm khác nhận xét. - Ghi nhận kiến thức. Hoạt động 9: Biểu diễn cung lượng giác trên đường tròn lượng giác. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Giáo viên nêu phương pháp. + Chọn A(1 ; 0) làm điểm đầu. + Xác định điểm cuối M sao cho sđ AM = . - Củng cố : Biểu diễn trên đường tròn lượng giác các cung lượng giác có số đo lần lượt là a) ; b) -7650 ; c) ; d) 8400 . - Chia nhóm cho học sinh hoạt động. - Yêu cầu học sinh lên bảng trình bày. - Cho đại diện nhóm khác nhận xét. - Nhận xét và chính xác hóa. - Ghi nhận cách làm. - Hoạt động theo nhóm. - Lên bảng trình bày. - Nhận xét. - Ghi nhận kiến thức. 4. Củng cố : - Hiểu được khái niệm đường tròn định hướng, cung lượng giác, được góc lượng giác, đường tròn lượng giác. - Biết được đơn vị rađian và mối liên hệ giữa đơn vị rađian và độ. - Biết đổi đơn vị từ độ ra rađian và ngược lại. - Nắm được khái niệm số đo của cung lượng giác và số đo của góc lượng giác và các kí hiệu. - Biết cách biểu diễn cung lượng giác trên đường tròn lượng giác. 5. Bài tập về nhà: - Xem lại bài đã học. - Làm các bài tập 1,2,3,4,5, 6, 7 (SGK). Ngày soạn:27/03/2012 Người soạn Cao Văn Cường Ngày duyệt: GVHD chuyên môn Nguyễn Viết Sáng - Đọc tiếp bài giá trị lượng giác của một cung.

File đính kèm:

  • docCUNG V GOC LUONG GIAC.doc
Giáo án liên quan