I-Mục tiêu:
1-Về kiến thức:
-Nắm được quy tắc cộng và quy tắc nhân,bước đầu biết áp dụng vào giải toán;
-Nắm vững các khái niệm hoán vị,chỉnh hợp,tổ hợp,phân biệt được sự khác nhau giữa các khái niệm;
-Nhớ các công thức tính số hoán vị ,chỉnh hợp,tổ hợp và công thức nhị thức Niu-tơn;
-Hiểu được các khái niệm không gian mẫu ,biến cố,xác suất của chúng.
2-Về kĩ năng:
-Biết cách vận dụng các quy tắc cộng,quy tắc nhân,hoán vị,chỉnh hợp,tổ hợp vào giải toán;
-Biết cách mô tả các không gian mẫu của các phép thử đơn giản,biết cách xác định các biến cố và tính xác suất của chúng.
II-Nội dung:
24 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 934 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Đại số lớp 11 - Chương II: Tổ hợp - Xác suất, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :18/10/2007
Chương II: TỔ HỢP-XÁC SUẤT
I-Mục tiêu:
1-Về kiến thức:
-Nắm được quy tắc cộng và quy tắc nhân,bước đầu biết áp dụng vào giải toán;
-Nắm vững các khái niệm hoán vị,chỉnh hợp,tổ hợp,phân biệt được sự khác nhau giữa các khái niệm;
-Nhớ các công thức tính số hoán vị ,chỉnh hợp,tổ hợp và công thức nhị thức Niu-tơn;
-Hiểu được các khái niệm không gian mẫu ,biến cố,xác suất của chúng.
2-Về kĩ năng:
-Biết cách vận dụng các quy tắc cộng,quy tắc nhân,hoán vị,chỉnh hợp,tổ hợp vào giải toán;
-Biết cách mô tả các không gian mẫu của các phép thử đơn giản,biết cách xác định các biến cố và tính xác suất của chúng.
II-Nội dung:
Nội dung chương gồm 5 bài được phân phối trong 16 tiết cụ thể như sau:
Bài 1:Quy tắc đếm (3 tiết)
Bài 2:Hoán vị - Chỉnh hợp-Tổ hợp (4 tiết)
Bài 3:Nhị thức Niu-tơn (1 tiết)
Bài 4:Phép thử và biến cố (2 tiết)
Bài 5:Xác suất của biến cố (2 tiết)
Thực hành giải toán trên MTBT (1 tiết)
Ôn tập chương II (2 tiết)
Kiểm tra một tiết (1 tiết)
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 21: QUY TẮC ĐẾM
I-Mục tiêu:
Giúp học sinh:
1-Về kiến thức:
-Hiểu được quy tắc cộng .
-Hiểu được số phần tử của một tập hợp và số phần tử của các tập hợp không giao nhau.
2-Về kĩ năng:
-Biết cách đếm số phần tử của một tập hợp hữu hạn theo quy tắc cộng.
-Biết vận dụng quy tắc cộng vào giải toán.
II-Tiến trình bài giảng:
1-Ổn định lớp,kiểm tra sĩ số
2-Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Ghi bảng-Trình chiếu
-Hiểu câu hỏi và trả lời câu hỏi
-Nhận xét câu trả lời của bạn
-Hồi tưởng lại kiến thức cũ chuẩn bị kiến thức cho bài mới
-Ghi nhận kiến thức mới
-Phát hiện vấn đề
-Đọc phần mở đầu của quy tắc đếm-trang 43 SGK
-Nêu câu hỏi 1;2;3.
-Yêu cầu học sinh trả lời từng câu hỏi
-Cho học sinh khác nhận xét
-Chính xác hoá kiến thức
-Nêu vấn đề vào bài mới:Số phần tử của hai tập hợp rời nhau có thể tính theo công thức nào.
-Cho học sinh đọc phần mở đầu của bài Quy tắc đếm.
Câu hỏi 1:Em hãy cho ví dụ về tập hợp có hữu hạn phần tử,vô hạn phần tử?
Câu hỏi 2:Em cho biết hợp của hai tập hợp;hai tập hợp không giao nhau?
Câu hỏi 3:Cho hai tập hợp A và B có số phần tử tương ứng là m và n ,khi đó số phần tử của AUB là bao nhiêu?
3-Hoạt động 3:Chiếm lĩnh tri thức về quy tắc cộng
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Ghi bảng-Trình chiếu
-Đọc ví dụ 1 SGK
-Toán học hoá bài toán
-Trả lời vd theo gợi ý của gv
-Khái quát kết quả tìm được
-Phát biểu điều vừa tìm được
-Ghi nhận kiến thức mới
-Nhận dạng quy tắc cộng
-cho vd về quy tắc cộng
-Làm vd 2 SGK
-Hoạt động nhóm theo sự phân công của giáo viên
-Đại diện nhóm trình bày lời giải của nhóm
-Nhận xét lời giải của nhóm bạn
-Ghi nhận kiến thức và chú ý của giáo viên
HĐTP1:Tiếp cận quy tắc
-Cho hs đọc vd1 SGK
-Giúp hs toán học hoá bài toán
-Hướng dẫn,gợi ý hs sử dụng tập hợp vào giải toán
-Nêu nhận xét về 2 tập hợp trong bài .
HĐTP2:Hình thành ĐN
-Hãy khái quát kết quả tìm được
-Yêu cầu hs phát biểu kết quả vừa tìm được
-Chính xác hoá định nghĩa
-Cho hs làm vd 2 SGK
-Hãy khái quát quy tắc cộng
HĐTP3:Củng cố định nghĩa
-Nêu ví dụ 2 và 3
-Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm :Nhóm 1,2:VD2
Nhóm 3,4:VD3
-Yêu cầu các nhóm trình bày lời giải
-Gọi nhóm khác nhận xét
-Khái quát hoá ví dụ 3
-Nêu chú ý
1-Quy tắc cộng
*VD1:SGK-trang 43
-Gọi A là tập hợp các quả cầu có màu trắng thì n(A)=6
-Gọi B là tập hợp các quả cầu có màu đen thì n(B)=3
-Khi đó số cách chọn một quả cầu là n(AUB)=9 vì
A∩B=Ø
*Quy tắc cộng:SGK
*Chú ý:Nếu A∩B=Ø thì
n(AUB)=n(A)+n(B)
*Ví dụ 2:Một lớp có 17 học sinh nữ và 18 học sinh nam,em nào cũng có thể tham gia thi đấu cờ vua.Hỏi có bao nhiêu cách cử một học sinh của lớp tham gia thi đấu cờ vua?
*Ví dụ 3:từ các chữ số 1,2,3,4 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên gồm các chữ số khác nhau?
*Chú ý:Quy tắc cộng có thể mở rộng cho nhiều hành động
Nếu ABC=Ø thì n(AUBUC)=n(A)+n(B)+n(C)
4-Củng cố:
Câu hỏi 1:-Em hãy cho biết các nội dung chính đã học trong bài hôm nay?Cho biết các dạng toán đã học trong bài?
-Giáo viên nêu mục tiêu bài học
Câu hỏi 2:Bài tập trắc nghiệm khách quan
Câu 1:Cho 2 tập hợp hữu hạn A và B,kí hiệu n(A) là số phần tử của tập hợp A.Khi đó:
a)n(AUB)=n(A) n(B) c)n(AB)=n(A)+n(B)
b)n(AB)=n(A)-n(B) d)n(AB)=n(A)+n(B)-n(AB)
Câu2:Một bạn có 20 quyển sách và 30 quyển vở.Khi đó tổng số sách vở của bạn đó là:
a)20 b)30 c)50 d)10
Câu3:Một hộp có 10 viên bi màu trắng ,20 viên màu xanh và 30 viên màu đỏ.Số cách chọn ngẫu nhiên một trong số các viên bi trong hộp là:
a)10 b)20 c)30 d)60
Câu 4:Một lớp có 40 học sinh ,trong đó có 15 bạn học giỏi môn văn,20 bạn học giỏi môn toán,10 bạn vừa học giỏi môn văn vừa học giỏi môn toán.Khi đó số bạn không học giỏi cả văn lẫn toán là:
a)5 b)15 c)20 d)25
5-Hướng dẫn về nhà:Bài tập 1a-SGK-trang 46
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn :20/10/2007
Tiết 22: QUY TẮC ĐẾM (tiếp)
I-Mục tiêu:
Giúp học sinh:
1-Về kiến thức:
-Hiểu được quy tắc nhân;
-Phân biệt được sự khác nhau giữa quy tắc cộng và quy tắc nhân.
2-Về kĩ năng:
-Biết cách đếm số phần tử của một tập hợp hữu hạn theo quy tắc nhân;
-Biết vận dụng quy tắc nhân vào giải toán.
II-Tiến trình bài giảng:
1-Ổn định lớp,kiểm tra sĩ số.
2-Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Ghi bảng-trình chiếu
-Hiểu câu hỏi và trả lời câu hỏi của giáo viên đặt ra
-Nhận xét câu trả lời của bạn
-Hồi tưởng lại kiến thức cũ chuẩn bị cho bài mới
-Phát hiện vấn đề
-Nêu câu hỏi 1
-Yêu cầu học sinh trả lời
-Cho học sinh khác nhận xét
-Chính xác hoá kiến thức
-Nêu câu hỏi 2
-Nêu vấn đè vào bài mới
Câu hỏi 1:Em hãy cho ví dụ về tập hợp hữu hạn phần tử , vô hạn phần tử?
Câu hỏi 2:Cho tập hợp A={a,b,c} và B={1,2}.Gọi C là tập hợp các phần tử có dạng(x,y)trong đóxA,yB.
Em hãy cho biết số phần tử của C?
n(C)=n(A).n(B)
3-Hoạt động 2:Chiếm lĩnh tri thức về quy tắc nhân:
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Ghi bảng-trình chiếu
-Đọc ví dụ 3-SGK,trang 44
-Toán học hoá bài toán
-Tìm số cách chọn một áo
-Tìm số cách chọn một quần với mỗi cách chọn áo
-Tìm số cách chọn một bộ quần áo
-Khái quát hoá kết quả tìm được
-Phát biểu điều vừa tìm được
-Ghi nhận kiến thức mới
-Vận dụng quy tắc nhân làm ví dụ 4-SGK,trang 45
-Phát hiện vấn đề
-Nêu cách giải tương tự
-Khái quát
HĐTP1:Tiếp cận quy tắc nhân:
-Cho hs đọc ví dụ 3-SGK
-Giúp hs toán học hoá bài toán
-Để chọn được một bộ quần áo ta phải làm thế nào?
-Cho biết với mỗi cách chọn áo có bao nhiêu cách chọn quần?Cho biết số cách chọn một bộ quần áo?
HĐTP2:Hình thành định nghĩa
-Hãy khái quát kết quả tìm được?(Yêu cầu hs phát biểu)
-Chính xác hóa đi đến kiến thức mới
HĐTP3:Củng cố định nghĩa
-Củng cố bằng nhận dạng
-Củng cố thông qua ví dụ:Cho hs làm ví dụ 4-SGK,trang 45
HĐTP4:Hệ thống hoá,mở rộng kiến thức
-Nếu trong ví dụ 3,bạn Hoàng có thêm 4 chiếc mũ khác nhau nữa thì có bao nhiêu cách chọn một bộ đồng phục gồm quần áo và mũ?
-Mở rộng cho nhiều hành động
2-Quy tắc nhân:
*Ví dụ 3-SGK,trang 44
Để chọn được một bộ quần áo ta phải thực hiện liên tiếp hai hành động:
-Hành động 1:Chọn 1 áo có 2 cách chọn
-Hành động 2:Chọn 1 quần có 3 cách chọn
Với mỗi cách chọn áo có 3 cách chọn quần
Vậy có 2.3=6 cách chọn một bộ quần áo
*Khái quát:Từ câu hỏi 2 ở trên ta có số phần tử của tập hợp C là: n(C)=n(A).n(B)
*Quy tắc nhân:SGK
*Ví dụ 4:SGK
3-Hoạt động 3:Củng cố toàn bài
Câu hỏi 1: - Em hãy cho biết các nội dung chính đã học qua bài hôm nay?
- Em hãy cho biết các dạng toán đã học cách giải qua bài hôm nay?
- Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
Câu hỏi 2: Bài tập trắc nghiệm khách quan:
1-Một đội thi đấu bóng bàn có 6 vận động viên nam và 5 vận động viên nữ.Số cách chọn ngẫu nhiên một đôi nam nữ trong số các vận động viên của đội để thi đấu là:
a) 5 b) 6 c) 11 d) 30
2-Một khoá số có 3 vòng,một vòng có các khoảng gắn số là 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9
Người ta có thể chọn trên mỗi vòng một số để tạo thành khoá cho mình.Khi đó số cách tạo ra các khoá khác nhau là:
a)27 b)30 c)729 d)1000
3-Một đề thi có 5 câu là 1,2,3,4,5. Để có thể có những đề khác nhau mà vẫn đảm bảo tương đương người ta đảo thứ tự của các câu hỏi đó.Khi đó ,số đề khác nhau có được là:
a)5 b)25 c)120 d)3125
4-Cho các chữ số 0,1,2,3,4,5,6.Khi đó số các số tự nhiên có 5 chữ số được thành lập từ các chữ số đã cho là:
a)6.74 b)75 c)34 d)35
5-Hướng dẫn về nhà: Bài tập 1,2,3,4 (SGK-trang 46).
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn :21/10/2007
Tiết 23 : Bài tập - QUY TẮC ĐẾM
I- Mục tiêu:
Giúp học sinh:
1-Về kiến thức:
- Củng cố hai quy tắc đếm cơ bản là quy tắc cộng và quy tắc nhân;
- Phân biệt được hai quy tắc trong các bài tập.
2-Về kĩ năng:
- Vận dụng thành thạo hai quy tắc trong các bài tập;
- Rền luyện kĩ năng tính toán cho học sinh.
II-Tiến trình bài giảng:
1-Ổn định lớp,kiểm tra sĩ số
2-Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
-Trả lời câu hỏi của giáo viên
-Ôn tập,củng cố lại kiến thức đã học trong các tiết trước
-Nhận xét câu trả lời của bạn
-Nêu câu hỏi kiểm tra kiến thức đã học trong bài:
Em hãy nêu hai quy tắc đếm đã học và nội dung các quy tắc đếm đó?
-Chính xác hoá câu trả lời và nhắc lại kiến thức cũ cho học sinh.
3-Hoạt động 2:Chữa bài tập SGK-trang 46
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Ghi bảng-Trình chiếu
-Nghe và nhận nhiệm vụ
-Lên bảng trình bày lời giải
-Nhận xét bài làm của bạn
-Ghi nhận kết quả
-Giao nhiệm vụ cho học sinh
Chuẩn bị bài tập SGK
-Lần lượt gọi học sinh lên bảng trình bày
-Yêu cầu hs khác nhận xét
-Chính xác hoá và cho điểm
Tiết 23:Bài tập
Bài 1:
Bài 2:
Bài 3:
Bài 4:
4-Hoạt động 3:Củng cố bài học
-Giáo viên nhắc lại các kiến thức cơ bản trong bài
-Cho học sinh làm bài kiểm tra 15 phút
Đề bài
Khoanh trßn vµo mét ®¸p ¸n ®óng nhÊt cho c¸c c©u sau:
1)Tõ A ®Õn B cã ba con ®êng ,tõ B ®Õn C cã bèn con ®êng.Hái cã bao nhiªu c¸ch chän ®êng ®i tõ A ®Õn C(qua B) vµ trë vÒ A(qua B) mµ kh«ng ®o¹n ®êng nµo ®i hai lÇn?
a.144 b.132 c.72 d.23
2)Cã 5 cuèn s¸ch To¸n kh¸c nhau vµ 5 cuèn s¸ch V¨n kh¸c nhau.Cã bao nhiªu c¸ch s¾p xÕp chóng thµnh mét hµng vµ s¸ch To¸n ,s¸ch V¨n xÕp xen kÏ nhau?
a.5!5! b.5!5!2 c.55.2 d.55
3)Cho tËp hîp A={1;2;3;4;5;6;7;8;9}.Cã thÓ lËp ®îc bao nhiªu sè tù nhiªn cã 9 ch÷ sè kh¸c nhau vµ ch÷ sè 1 ®øng ë vÞ trÝ chÝnh gi÷a?
a.9! b.8! c.9!-8 d.99-8!
4)Cã 6 ngêi muèn lªn toµ nhµ 5 tÇng.Hái cã bao nhiªu c¸ch?
a.65 b.56 c.6!.5 d.5!.6
5)Cã bao nhiªu sè cã hai ch÷ sè vµ c¸c ch÷ sè ®Òu lµ ch½n?
a.20 b.22 c.45 d.25
6)Sè 210 cã bao nhiªu íc sè?
a.16 b.15 c.18 d.20
7)Mét líp häc cã 30 häc sinh nam vµ 15 häc sinh n÷.Muèn thµnh lËp mét ®éi v¨n nghÖ gåm 6 ngêi trong ®ã cã Ýt nhÊt 4 nam,hái cã bao nhiªu c¸ch?
a.5608890 b.763806 c.2783638 d.412803
8)Cã thÓ cã tèi ®a lµ bao nhiªu sè ®iÖn tho¹i gåm 7 ch÷ sè vµ c¸c ch÷ sè ®Òu kh¸c nhau?
a.604800 b.823543 c.823533 d.544320
9)Cho tËp hîp A={1;2;3;4;5;6;7;8;9}.Cã thÓ lËp ®îc bao nhiªu sè cã 5 ch÷ sè ®«i mét kh¸c nhau vµ c¸c ch÷ sè 2,3,4 ®ång thời cã mÆt?
a.1800 b.3600 c.10800 d.4320
10)BiÓn sè xe « t« gåm hai ch÷ c¸i vµ 4 ch÷ sè(vÝ dô:AB 1983).Cã thÓ cã bao nhiªu biÓn sè nÕu dïng 26 ch÷ c¸i vµ 10 ch÷ sè?
a.6760000 b.136500 c.8700000 d.4384800
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:25/10/2007
Tiết 24: HOÁN VỊ - CHỈNH HỢP - TỔ HỢP
I-Mục tiêu:
Giúp học sinh:
1-Về kiến thức:
-Củng cố hai quy tắc đếm đã học ;
- Nắm được khái niệm hoán vị của n phần tử của một tập hợp;
-Hiểu được công thức tính số hoán vị của một tập hợp;
2-Về kĩ năng:
-Hiểu được cách xây dựng công thức và tính được số hoán vị của n phần tử của một tập cho trước;
-Biết cách toán học hoá các bài toán có nội dung thực tiễn liên quanđến hoán vị các phần tử của một tập hợp.
II-Tiến trình bài giảng:
1-Ổn định lớp,kiểm tra sĩ số
2-Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Ghi bảng-Trình chiếu
-Hiểu câu hỏi và tìm câu trả lời
-Nhận xét câu trả lời của bạn
-Lần lượt nêu câu hỏi 1,2,3
-Gọi từng em trả lời
-Yêu cầu hs khác nhận xét
-Chính xác hoá và cho điểm
Đối với câu hỏi 3 có cách làm nào khac không?
-Đặt vấn đề vào bài mới.
+Em hãy phát biểu quy tắc nhân và cho ví dụ?
+Một lớp có 10 hs nam và 20 hs nữ.Cần chọn 2 hs của lớp một nam một nữ để tham dự trại hè. Hỏi có bao nhiêu cách chọn?
+Có bao nhiêu cách xếp 4 người ngồi vào 4 chiếc ghế được đánh số từ 1 đến 4?
3-Hoạt động 2:Chiếm lĩnh định nghĩa hoán vị
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Ghi bảng-Trình chiếu
-Liệt kê các trường hợp để tìm kết quả và sử dụng quy tắc nhân để tìm kết quả
-Phát biểu điều phát hiện được
-Đọc SGK,phát biểu định nghĩa hoán vị
-Ghi nhận kiến thức mới
-Thực hiện hoạt động 1 SGK
-Ghi nhận kiến thức mới: nhận xét Sgk.
HĐTP1:Tiếp cận định nghĩa
Từ câu hỏi 3 giúp hs liệt kê các trường hợp để tìm kết quả và giúp học sinh sử dụng quy tắc nhân để tìm kết quả.Yêu cầu hs phát biểu điều phát hiện được.
HĐTP2: Định nghĩa
-Cho hs đọc SGK và phát biểu ĐN-SGK
-Chính xác hoá định nghĩa
HĐTP3:Củng cố định nghĩa
-Cho hs thực hiện hoạt động 1-SGK-trang 47
HĐTP4:Hệ thống hoá kiến thức
-Nêu nhận xét trong SGK
I-Hoán vị:
1) Định nghĩa:
ĐN:SGK
Hoạt động 1:SGK
Nhận xét:SGK
4-Hoạt động 3:Chiếm lĩnh tri thức về số các hoán vị
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Ghi bảng-Trình chiếu
-Phát hiện vấn đề
-Hồi tưởng kiến thức về quy tắc nhân
-Nêu quy luật
-Chứng minh định lý
-Ghi nhận kiến thức
-Ghi nhớ n!
-Thực hiện hoạt động 2:SGK
-Tìm cách giải bài toán
-Ghi nhận kết quả.
-Gợi động cơ:Nêu vấn đề quay lại câu hỏi 3.
-Giúp học sinh phát hiện quy luật
-Yêu cầu học sinh nêu định lý,chứng minh định lý
- GV chính xác hoá
-Nêu các chú ý về n!
-Cho hs thực hiện hoạt động 2-SGK
-Hướng dẫn hs cách tìm kết quả và chính xác lời giải.
2)Số hoán vị của n phần tử
Định lý: SGK
Pn =n!
Quy ước: 0!=1; 1!=1
k!(k+1)=(k+1)!
Hoạt động 2:Sgk.
5-Hoạt động 4:Củng cố toàn bài:
Câu hỏi 1: Em hãy nêu các nội dung chính đã học trong bài hôm nay?
Câu hỏi 2:Bài tập trắc nghiệm khách quan
1)Cho các chữ số 1,2,3,4,5,6.Khi đó số các số tự nhiên có 6 chữ số được lập từ các chữ số đã cho là:
a)1 b)36 c)720 d)46656
2- Cho các chữ số 1,2,3,4,5,6.Khi đó số các số tự nhiên có 6 chữ số đôi một khác nhau được lập từ các chữ số đã cho là:
a)1 b)36 c)720 d)1440
3-Có 10 bạn nam và 10 bạn nữ xếp thành hàng dọc . Khi đó có số cách xếp là:
a)20 b)20! c)(10!)2 d)2.(10!)2
4-Có 10 bạn nam và 10 bạn nữ xếp thành hàng dọc nhưng xen kẽ một nam,một nữ. Khi đó có số cách xếp là:
a)20 b)20! c)(10!)2 d)2.(10!)2
6-Hướng dẫn về nhà:Bài 1:SGK
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:27/10/2007
Tiết 25: HOÁN VỊ - CHỈNH HỢP -TỔ HỢP (tiếp)
I-Mục tiêu:
Giúp học sinh:
1-Về kiến thức:
-Hiểu được chỉnh hợp chập k của của n phần tử của một tập hợp;
-Hiểu được công thức tính chỉnh hợp chập k của n phần tử của một tập hợp.
2-Về kĩ năng:
-Hiểu được cách xây dựng công thức và tính được số chỉnh hợp chập k của n phần tử của một tập cho trước;
-Biết cách toán học hoá các bài toán có nội dung thực tiễn liên quan đến chỉnh hợp chập k của n phần tử của một tập cho trước;
-Phân biệt được chỉnh hợp và hoán vị;
II-Tiến trình bài giảng:
Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ:
Hoạt đọng của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Ghi bảng-Trình chiếu
-Hiểu câu hỏi và tìm câu trả lời
-Nhận xét câu trả lời của bạn
-Lần lượt nêu câu hỏi 1,2,3
-Lần lượt gọi học sinh trả lời và học sinh khác nhận xét
-Chính xác hoá các câu trả lời và cho điểm
-Có cách nào khác để làm câu 3 không?
-Đặt vấn đề vào bài mới
Câu hỏi 1:Em hãy nêu định nghĩa hoán vị và cho vd?
Câu hỏi 2:Trong lớp 11a ,tổ 1 có 5 học sinh.Cô giáo muốn thay đổi vị trí ngồi của các bạn trong tổ đó.Hỏi có bao nhiêu cách?
Câu hỏi 3:Trong lớp 11a,tổ 1 có 5 học sinh.Cô giáo muốn đổi chỗ ngồi của 3 bạn học sinh trong tổ đó .Hỏi có bao nhiêu cách?
Hoạt động 2:Chiếm lĩnh định nghĩa chỉnh hợp
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Ghi bảng-Trình chiếu
-Vận dụng quy tắc nhân để tìm kết quả;
-Phát biểu điều phát hiện được.
-Phát biểu định nghĩa chỉnh hợp
-Ghi nhận kiến thức mới
-Thực hiện hoạt động 3 SGK
-Cho ví dụ về chỉnh hợp
-Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa chỉnh hợp và hoán vị.
-Ghi nhận kiến thức
-Cho hs tiếp cận định nghĩa:
Nêu lại câu hỏi 3 và hướng dẫn hs vận dụng quy tắc nhân để tìm kết quả
Yêu cầu hs phát biểu điều phát hiện được
-Hình thành định nghĩa:
Cho hs đọc SGK và nêu ĐN chỉnh hợp
Chính xác hoá ĐN
-Củng cố ĐN:
Cho hs làm hoạt động 3 SGK
Cho hs nêu ví dụ khác
-Hệ thống hoá kiến thức:
Cho hs nêu sự giống nhau và khác nhau giữa chỉnh hợp và hoán vị
Chính xác hoá
Câu hỏi 3:
II-Chỉnh hợp:
1-ĐN:
a) ĐN:SGK
b)Ví dụ:HĐ3:SGK
c)Chú ý:Khi k=n thì chỉnh hợp chập k của n phần tử chính là hoán vị của n phần tử
Hoạt động 3:Chiếm lĩnh tri thức về số các chỉnh hợp:
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Ghi bảng-Trình chiếu
-Phát hiện vấn đề
-Hồi tưởng kiến thức về quy tắc nhân
-Tìm cách chứng minh
-Nêu lại kết quả tìm được ở câu hỏi 3 nói trên
-Nêu quy luật
-Phát hiện định lý và tìm cách chứng minh định lý
-Ghi nhận kiến thức
-Ghi nhớ
-Giải ví dụ 4 SGK
-Nêu ví dụ và tìm cách giải
+)Gợi động cơ:
-Tổng quát hoá câu hỏi 3 ở trên và yêu cầu học sinh tìm cách giải
-Gợi ý hs sử dụng quy tắc nhân để chứng minh
-Vận dụng tìm kết quả ở câu hỏi 3 ở trên
+) Phát hiện định lý:
-Yêu cầu hs nêu quy luật
-Tổng quát hoá thành định lý
-Yêu cầu hs chứng minh
+)Chứng minh định lý:
-Chính xác hoá cách chứng minh
+)Củng cố định lý:
-Cho hs làm ví dụ 4 SGK
-Yêu cầu hs cho ví dụ khác và cách giải ví dụ đó
Câu hỏi 3:(mở rộng là đổi chỗ k hs tronh n hs):
Có n.(n-1).(n-2)(n-k+1)
với n=5 và k=3 có 5.4.3=60
2-Định lý:
Định lý:SGK
CM: SGK
Ví dụ 4:SGK
Hoạt động 4;Củng cố toàn bài
-GV nêu câu hỏi củng cố bài học
-Cho hs làm các bài tập trắc nghiệm khách quan (bảng phụ)
Hoạt động 5:Hướng dẫn về nhà:Bài tập 3,4,5(SGK-trang 54,55)
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:29/10/2007
Tiết 26: HOÁN VỊ - CHỈNH HỢP - TỔ HỢP (Tiếp)
I-Mục tiêu:
Giúp học sinh:
1-Về kiến thức:
-Biết được định nghĩa tổ hợp chập k của n phần tử
2-Về kĩ năng:
-Tính được số các tổ hợp chập k của n phần tử trong một số trường hợp cụ thể
-Biết cách toán học hoá một số bài toán có nội dung thực tiễnthành bài toán có nội dung tổ hợp để giải
II- Tiến trình bài giảng:
Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
-Trả lời câu hỏi của giáo viên
-Nêu câu hỏi kiểm tra bài cũ
Em hãy nêu khái niệm hoán vị và chỉnh hợp chập k của n phần tử
Hoạt động 2:Chiếm lĩnh định nghĩa tổ hợp
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Ghi bảng-Trình chiếu
-Thực hiện theo nhiệm vụ được giáo viên yêu cầu
-Nêu nhận xét kết quả
-Đọc định nghĩa tổ hợp
-Ghi nhận kiến thức
-Cho ví dụ khác về tổ hợp
-Thực hiện hoạt động 4:SGK
-Ghi nhận kiến thức
Giao nhiệm vụ cho học sinh:
-Liệt kê các số tự nhiên có 3 chữ số khác nhau được lập từ các chữ số 1,2,3,4
-Cho tập hợp A={1,2,3,4}. Hãy liệt kê các tập con gồm 3 phần tử của A?
+)Dẫn dắt hs tới ĐN tổ hợp
-Yêu cầu học sinh phát biểu ĐN
-Chính xác hoá định nghĩa
-Yêu cầu hs làm HĐ4:SGK
-Nêu sự khác nhau giữa tổ hợp và chỉnh hợp
Ví dụ:
III-Tổ hợp:
1-Định nghĩa:
ĐN:SGK
Ví dụ:SGK
Hoạt động 3:Chiếm lĩnh số các tổ hợp và các tính chất của tổ hợp
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Ghi bảng-Trình chiếu
-Phát hiện kết quả theo sự gợi ý của giáo viên
-Ghi nhận kiến thức
-Trả lời ví dụ 6 SGK
-Trả lời và ghi nhận các tính chất của tổ hợp
-Hãy so sánh kết quả của hai ví dụ đầu tiên của bài?
-Dẫn dắt hs tới định lý và hướng dẫn hs chứng minh
-Vận dụng định lý hãy so sánh và ?
-Nêu các tính chất của tổ hợp và yêu cầu hs về nhà chứng minh tính chất 2
2-Số tổ hợp chập k của n phần tử:
Định lý:
Tính chất:
Hoạt động 4:Củng cố-Luyện tập:
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Phiếu học tập
-Nhắc lại các kiến thức cơ bản trong bài
-Làm bài trên phiếu họctập
-Yêu cầu hs nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài
-Phát phiếu học tập cho hs
Bài 1:Hoạt động 5:SGK
Bài 2:Cho 5 màu để sơn tường là: trắng,đỏ,vàng,xanh,tím.Hỏi có bao nhiêu cách chọn màu trong 5 màu đã cho?
Hoạt động 5:Hướng dẫn về nhà
Bài 6,7:SGK-trang 54,55
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:4/11/2007
Tiết 27: Bài tập HOÁN VỊ - CHỈNH HỢP - TỔ HỢP
I-Mục tiêu:
Giúp học sinh
1-Về kiến thức:
-Củng cố được các khái niệm hoán vị,chỉnh hợp và tổ hợp
2-Về kĩ năng:
-Biết vận dụng các công thức tính để giải được các bài toán
-Phân biệt được hoán vị,chỉnh hợp và tổ hợp
II-Tiến trình bài giảng:
Hoạt động 1: Chữa bài tập SGK
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
-Chữa bài tập theo yêu cầu của giáo viên
-Nhận xét bài làm của bạn và sửa chữa sai sót nếu có
-Ghi nhận kết quả
-Lần lượt gọi học sinh lên bảng chữa các bài tập SGK
-Yêu cầu hs nhận xét
-Chính xác hoá các lời giải
Hoạt động 2: Củng cố -Luyện tập
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
-Nêu sự khác nhau và giống nhau giữa hoán vị tổ hợp và chỉnh hợp
-Làm một số bài tập trắcnghiệm
-Yêu cầu học sinh phân biệt hoán vị,tổ hợp và chỉnh hợp
-Cho hs làm bài tập trắc nghiệm (bảng phụ)
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà:
Hoàn chỉnh bài tập SGK
Làm các bài tập SBT
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:5/11/2007
Tiết 28: NHỊ THỨC NIU - TƠN
I-Mục tiêu:
Giúp học sinh:
1-Về kiến thức:
-Nắm được công thức nhị thức Niu-tơn,tam giác Pa-xcan
-Bước đầu biết vận dụng nhị thức niu-tơn vào bài tập
2-Về kĩ năng:
-Thành thạo trong việc khai triển nhị thức Niu-tơn trong trường hợp cụ thể,tìm ra được số hạng thứ k trong khai triển,tìm ra hệ số của xk trong khai triển,biết tính tổng dựa vào công thớc nhị thức niu-tơn.
-Biết thiết lập tam giác Pa-xcan
II-Tiến trình bài giảng:
Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
-Nhớ lại các kiến thức và dự kiến câu trả lời
-Yêu cầu hs nhắc lại các hằng đẳng thức:
(a+b)2 , (a+b)3
-Nhắc lại định nghĩa và các tính chất của tổ hợp.
Hoạt động 2: Công thức nhị thức Niu-tơn
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Ghi bảng-Trình chiếu
-Dựa vào số mũ của a,b trong khai triển để phát hiện ra đặc điểm chung
-Tính các tổ hợp theo yêu cầu
-Dự kiến công thức khai triển
-Ghi nhận kiến thức
-Làm các ví dụ SGK
-Ghi nhớ các chú ý
-Nhận xét về số mũ của a,b trong các khai triển trên
-Cho biết bằng bao nhiêu?
-Gợi ý dẫn dắt hs đưa ra công thức
-Chính xác hoá công thức
-Cho hs làm các ví dụ : 3 nhóm
-Nêu các chú ý cho hs
1-Công thức nhị thức Niu-tơn
Ví dụ:
VD1:Khai ttriển
a)(x+1)5 b)(-x+2)5 c)(2x+1)7
Chú ý:SGK
VD2:Tìm số hạng thứ tư của các khai triển trên
VD3:Tìm hệ số của x8 trong khai triển (4x-1)12
Hoạt động 3: Tam giác Pa-xcan
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Ghi bảng-Trình chiếu
-Phát hiện ra quy luật các hàng
-Ghi nhận kiến thức
-Dẫn dắt hs phát hiện ra quy luật các hàng của tam giác
-Chính xác hoá tam giác
2-Tam giác Pa-xcan
SGK
Hoạt động 4: Củng cố
-Hãy nhắc lại các kiến thức cơ bản của bài học hôm nay?
Hoạt động 5:Hướng dẫn về nhà
Bài tập 1,2,3,4,5,6:SGK-trang 57,58.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:7/11/2007
Tiết 29: PHÉP THỬ VÀ BIẾN CỐ
I-Mục tiêu:
Giúp học sinh:
1-Về kiến thức:
-Biết được các khái niệm:Phép thử ngẫu nhiên,không gian mẫu,biến cố liên quan đến phép thử ngẫu nhiên.
-Biết cách biểu diễn biến cố bằng lời và bằng tập hợp.
-Nắm được các phép toán trên các biến cố.
2-Về kĩ năng:
-Biết cách xác định không gian mẫu và xác định các biến cố của không gian mẫu.
-Biết tìm các biến cố giao,hợp, đối của các biến cố đã cho.
II-Tiến trình bài giảng:
1-Ổn định lớp,kiểm tra sĩ số.
2-Bài mới:
Hoạt động 1:Phép thử,không gian mẫu
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Ghi bảng-Trình chiếu
-Đọc mục 1.phép thử-SGK trang 59 và nêu khái niệm phép thử,phép thử ngẫu nhiên.
-Ghi nhận kiến thức.
-Liệt kê các kết quả có thể của phép thử gieo một con súc sắc.
-Ghi nhận kiến thức không gian mẫu.
-Trả lời các ví dụ.
HĐTP1:Phép thử
-Gọi 1 hs đọc mục phép thử SGK
File đính kèm:
- chuong 2.doc