Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 22: Phân thức đại số - Năm học 2019-2020 - Bùi Văn Hùng

A. Hoạt động khởi động ( 1 phút)

Mục tiêu: Giới thiệu bài mới

Phương pháp: Diễn giải

GV Chương trước cho ta thấy trong tập các đa thức không phải mỗi đa thức đều chia hết cho mọi đa thức khác 0 . Cũng giống như tập hợp các số nguyên không phải mỗi số nguyên đều chia hết cho mọi số nguyên khác 0 ; nhưng khi thêm các phân số vào tập hợp các số nguyên thì phép chia cho mọi số nguyên khác 0 đều thực hiện được . Ở đây cũng thêm vào tập đa thức những phần tử mới tương tự như phân số mà ta sẽ gọi là phân thức đại số . Dần dần qua từng bài học chúng ta sẽ thấy rằng trong tập hợp các phân thức đại số mỗi đa thức đều chia được cho mọi đa thức khác 0 .

B. Hoạt động hình thành kiến thức.

Hoạt động 1: Định nghĩa( 12 phút)

Mục tiêu: Hình thành cho học sinh định nghĩa hai phân thức bằng nhau.

Phương pháp: Nêu vấn đề

-Treo bảng phụ các biểu thức dạng như sau:

-Trong các biểu thức trên A và B gọi là gì?

-Những biểu thức như thế gọi là những phân thức đại số. Vậy thế nào là phân thức đại số?

-Tương tự như phân số thì A gọi là gì? B gọi là gì?

-Mỗi đa thức được viết dưới dạng phân thức có mẫu bằng bao nhiêu?

-Treo bảng phụ nội dung ?1

 

docx4 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 405 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 22: Phân thức đại số - Năm học 2019-2020 - Bùi Văn Hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: Lớp: .. Tiết: . Tiết22. CHƯƠNG II. PHÂN THỨC ĐẠI SỐ §1. PHÂN THỨC ĐẠI SỐ I. MỤC TIÊU Qua bài này giúp học sinh: 1. Kiến thức: + Định nghĩa phân thức đại số + Tính chất hai phân thức bằng nhau + Điều kiện xác định của phân thức 2. Kỹ năng: + Xác định được điều kiện của biến để phân thức có nghĩa + Kiểm tra được hai phân thức có bằng nhau hay không + Tìm x để hai phân thức bằng nhau. 3. Thái độ: + Tính toán cẩn thận, nghiêm túc trong học tập. 4. Định hướng năng lực, phẩm chất - Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực tự học. - Phẩm chất: Tự tin, tự chủ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ, thước thẳng, SGK, SBT 2. Học sinh: Đồ dùng học tập, đọc trước bài. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1 phút) 2. Nội dung: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung A. Hoạt động khởi động ( 1 phút) Mục tiêu: Giới thiệu bài mới Phương pháp: Diễn giải GV Chương trước cho ta thấy trong tập các đa thức không phải mỗi đa thức đều chia hết cho mọi đa thức khác 0 . Cũng giống như tập hợp các số nguyên không phải mỗi số nguyên đều chia hết cho mọi số nguyên khác 0 ; nhưng khi thêm các phân số vào tập hợp các số nguyên thì phép chia cho mọi số nguyên khác 0 đều thực hiện được . Ở đây cũng thêm vào tập đa thức những phần tử mới tương tự như phân số mà ta sẽ gọi là phân thức đại số . Dần dần qua từng bài học chúng ta sẽ thấy rằng trong tập hợp các phân thức đại số mỗi đa thức đều chia được cho mọi đa thức khác 0 . B. Hoạt động hình thành kiến thức. Hoạt động 1: Định nghĩa( 12 phút) Mục tiêu: Hình thành cho học sinh định nghĩa hai phân thức bằng nhau. Phương pháp: Nêu vấn đề -Treo bảng phụ các biểu thức dạng như sau: -Trong các biểu thức trên A và B gọi là gì? -Những biểu thức như thế gọi là những phân thức đại số. Vậy thế nào là phân thức đại số? -Tương tự như phân số thì A gọi là gì? B gọi là gì? -Mỗi đa thức được viết dưới dạng phân thức có mẫu bằng bao nhiêu? -Treo bảng phụ nội dung ?1 -Gọi một học sinh thực hiện -Treo bảng phụ nội dung ?2 -Một số thực a bất kì có phải là một đa thức không? -Một ĐT được coi là một phân thức có mẫu bằng bao nhiêu? -Hãy giải hoàn chỉnh bài toán trên -Quan sát dạng của các biểu thức trên bảng phụ. -Trong các biểu thức trên A và B gọi là các đa thức. -Một phân thức đại số (hay nói gọn là phân thức) là một biểu thức có dạng , trong đó A, B là những đa thức khác đa thức 0. A gọi là tử thức, B gọi là mẫu thức. -Mỗi đa thức được viết dưới dạng phân thức có mẫu bằng 1 -Đọc yêu cầu ?1 -Thực hiện trên bảng -Đọc yêu cầu ?2 -Một số thực a bất kì là một đa thức. -Một đa thức được coi là một phân thức có mẫu bằng 1. -Thực hiện 1/ Định nghĩa. Một phân thức đại số (hay nói gọn là phân thức) là một biểu thức có dạng , trong đó A, B là những đa thức khác đa thức 0. A gọi là tử thức (hay tử) B gọi là mẫu thức (hay mẫu) Mỗi đa thức cũng được coi như một phân thức với mẫu bằng 1. ?1 ?2. Một số thực a bất kì là một phân thức vì số thực a bất kì là một đa thức. Số 0, số 1 là những phân thức đại số. Hoạt động 2: Khi nào thì hai phân thức được gọi là bằng nhau. (17 phút) Mục tiêu: Hình thành cho học sinh tính chất hai phân thức Phương pháp: Sử dụng phương pháp đưa về tính chất tương tự phân số. Hai phân thức và được gọi là bằng nhau nếu có điều kiện gì? -Ví dụ Vì (x – 1)(x + 1) = 1.(x2 – 1) -Treo bảng phụ nội dung ?3 -Ta cần thực hiện nhân chéo xem chúng có cùng bằng một kết quả không? Nếu cùng bằng một kết quả thì hai phân thức đó như thế nào với nhau? -Gọi học sinh thực hiện trên bảng. -Treo bảng phụ nội dung ?4 -Muốn nhân một đơn thức với một đa thức ta làm thế nào? -Hãy thực hiện tương tự bài toán ?3 Treo bảng phụ nội dung ?5 -Hãy thảo luận nhóm để hoàn thành lời giải. -Hai phân thức và được gọi là bằng nhau nếu AD = BC. -Quan sát ví dụ -Đọc yêu cầu ?3 -Nếu cùng bằng một kết quả thì hai phân thức này bằng nhau. -Thực hiện theo hướng dẫn. -Đọc yêu cầu ?4 -Muốn nhân một đơn thức với một đa thức, ta nhân đơn thức với từng hạng tử của đa thức rồi cộng các tích với nhau. -Thực hiện -Đọc yêu cầu ?5 -Thảo luận và trả lời. 2/ Hai phân thức bằng nhau. Định nghĩa: Hai phân thức và gọi là bằng nhau nếu AD = BC. Ta viết: = nếu A.D = B.C. ?3 Ta có Vậy ?4 Ta có Vậy ?5 Bạn Vân nói đúng. C. Hoạt động Luyện tập tại lớp. (6 phút) Mục đích: Phương pháp: -Treo bảng phụ bài tập 1 trang 36 SGK. -Hai phân thức và được gọi là bằng nhau nếu có điều kiện gì? -Hãy vận dụng vào giải bài tập này -Sửa hoàn chỉnh -Đọc yêu cầu bài toán. -Hai phân thức và được gọi là bằng nhau nếu AD = BC. -Vận dụng định nghĩa hai phân thức bằng nhau vào giải -Ghi bài Bài tập 1 trang 36 SGK. Vì Vì D. Hoạt động vận dụng ( 4 phút) Mục tiêu: + Giúp học sinh khắc sâu kiến thức về hai phân thức bằng nhau + Ôn lại phép chia đa thức một biến đã sắp xếp. Phương pháp: + Đưa ví dụ, tạo tình huống giải quyết cho học sinh Học sinh làm BT 2/ trang 24/ SBT Tìm đa thức A trong các trường hợp sau: E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (4 phút) Mục tiêu: + Giúp học sinh khắc sâu kiến thức về hai phân thức bằng nhau + Cũng cố phép nhân đa thức, tìm x Phương pháp: + Đưa ví dụ, tạo tình huống giải quyết cho học sinh Tìm giá trị của x để hai phân thức sau bằng nhau a) b) Học sinh sử dụng tính chất của hai phân thức bằng nhau. Tìm giá trị của x để hai phân thức sau bằng nhau a) b) Hướng dẫn học ở nhà, dặn dò: (3 phút) -Nắm vững Định nghĩa phân thức đại số, định nghĩa hai phân thức bằng nhau. -Vận dụng giải bài tập 1c,d ; 2 trang 36 SGK. -Ôn tập tính chất cơ bản của phân số, quy tắc đổi dấu. -Xem trước bài 2: “Tính chất cơ bản của phân thức” (đọc kĩ tính chất ở ghi nhớ trong bài). RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docxtiet-22_-phan-thuc-dai-so_29082020.docx
Giáo án liên quan