Lớp: Một
Bài: An toàn khi ở trường
I. Yêu cầu:
- Ngoài giờ học các môn, học sinh biết cách sử dụng thời gian nghỉ ngơi ( giờ ra chơi) sao cho vui vẻ, mạnh khoẻ và an toàn.
- Học sinh có ý thức chơi những trò chơi có ích và không chơi những trò chơi nguy hiểm hoặc thiếu văn minh lịch sự.
II. Đồ dùng dạy học:
Sử dụng các tranh vẽ những trò chơi an toàn và không an toàn trong giờ ra chơi.
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3654 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đạo đức 1 tuần 33: An toàn khi ở trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN MÔN ĐẠO ĐỨC. TUẦN: 33
Họ và tên: PHẠM THỊ LỆ THUỶ
Trường Tiểu học Trần Quốc Toản
Lớp: Một
Bài: An toàn khi ở trường
I. Yêu cầu:
- Ngoài giờ học các môn, học sinh biết cách sử dụng thời gian nghỉ ngơi ( giờ ra chơi) sao cho vui vẻ, mạnh khoẻ và an toàn.
- Học sinh có ý thức chơi những trò chơi có ích và không chơi những trò chơi nguy hiểm hoặc thiếu văn minh lịch sự.
II. Đồ dùng dạy học:
Sử dụng các tranh vẽ những trò chơi an toàn và không an toàn trong giờ ra chơi.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Lớp học của em đã sạch đẹp chưa?
- Bàn ghế trong lớp xếp có ngay ngắn không?
- Em có viết bậy lên bàn ghế, bảng tường không?
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
2. Bài mới:
- GV đính tranh
- Gọi HS mô tả tranh.
* Thảo luận nhóm đôi:
- Yêu cầu mỗi HS kể cho các bạn trong nhóm nghe giờ ra chơi mình hay chơi những trò chơi gì?
- Quan sát các hình vẽ:
+ Em có nhận xét gì về các hình đó?
+ Đã có khi nào em có những hành động giống như hình vẽ đó không?
+ Nếu có thì phải khắc phục như thế nào? Vì sao?
* Thảo luận nhóm 4 học sinh:
GV phát phiêú học tập cho các nhóm thảo luận.
- Giờ ra chơi, các em nên chơi những trò chơi gì?
- Không nên chơi những trò chơi gì?
Đại diện của từng nhóm trình bày GV ghi lên bảng các trò chơi đó.
* GV phân tích:
- Giờ ra chơi các em nên chơi: nhảy dây, kéo co, đá cầu, chơi cầu lông...
- Không nên đá bóng trong giờ ra chơi vì gây mệt mỏi, mồ hôi ra nhiều, quần áo nhớp sẽ ảnh hưởng đến tinh thần học tập ở các tiết sau.
- Không dùng súng cao su bắn nhau vì dễ bắn vào đầu, mắt của bạn khác rất nguy hiểm.
- Không leo trèo lên bàn ghế làm cho lớp học lộn xộn, bàn ghế hư hỏng, gây ngã té ảnh hưởng đến tay chân.
- Không trèo cây gây chấn thương tay chân, không nên bẻ cành cây trong trường làm cây chết, mất đi cảnh quang xanh - sạch - đẹp.
*Tóm lại: Không nên chơi những trò chơi nguy hiểm để phong tránh các tai nạn khi ở trường.
3. Củng cố, dặn dò:
- Vừa rồi các em học Đạo đức bài gì?
- Giờ ra chơi các em nên chơi những trò chơi gì?
- Cần thực hiện tốt bài về bài học:
An toàn khi ở nhà.
- Chuẩn bị bài sau.
- 3 Học sinh trả lời.
- HS nhận xét.
- HS quan sát.
- HS mô tả tranh: tranh 1 tả trò chơi có ích; tranh 2 trò chơi có hại.
- HS tự xét xem những trò chơi nào là có ích, những trò chơi nào có hại, nên chọn những trò chơi nào.
- HS tự trả lời.
- HS khác nhận xét bổ sung.
- Giờ ra chơi, các em nên chơi những trò chơi: nhảy dây, kéo co, đá cầu, chơi cầu lông ...
- Không nên chơi những trò chơi: dùng súng cao su bắn, leo trèo lên bàn ghế, trèo cây, bẻ cành cây ở sân trường ...
- HS các nhóm khác nhận xét bổ sung, xếp loại các trò chơi nào có ích, trò chơi nào có hại đánh dấu lên bảng để phân biệt sự khác nhau đó.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS trả lời.
File đính kèm:
- Dao duc Lop 1 Tuan 33.doc