Giáo án Đạo đức 2 - Trường Tiểu học số An Phú Tân A

Tuần 1 Bài 1:

Tiết 1 HỌC TẬP VÀ SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ

I/ MỤC TIÊU

1.Kiến thức: - HS hiểu các biểu hiện cụ thể và lợi ích của học tập, sinh hoạt đúng giờ

2. Kỹ năng: -HS biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hợp lý cho bản thân và thực hiện đúng thời gian biểu.

- GD KNS: +Kỹ năng lập kế hoạch để học tập, sinh hoạt đúng giờ.

+Kỹ năng tư duy phê phán, đánh giá hành vi sinh hoạt, học tập không đúng giờ và chưa đúng giờ.

3.Thái độ: Có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập, sinh hoạt đúng giờ

II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

 1. GV: Dụng cụ sắm vai HĐ2- tiết 1, phiếu giao việc HĐ1, HĐ2.

 2. HS : Vở BT đạo đức.

 

doc66 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1088 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Đạo đức 2 - Trường Tiểu học số An Phú Tân A, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ……ngày……tháng.……năm…… Tuần 1 Bài 1: Tiết 1 HỌC TẬP VÀ SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ I/ MỤC TIÊU 1.Kiến thức: - HS hiểu các biểu hiện cụ thể và lợi ích của học tập, sinh hoạt đúng giờ 2. Kỹ năng: -HS biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hợp lý cho bản thân và thực hiện đúng thời gian biểu. - GD KNS: +Kỹ năng lập kế hoạch để học tập, sinh hoạt đúng giờ. +Kỹ năng tư duy phê phán, đánh giá hành vi sinh hoạt, học tập không đúng giờ và chưa đúng giờ. 3.Thái độ: Có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập, sinh hoạt đúng giờ II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 1. GV: Dụng cụ sắm vai HĐ2- tiết 1, phiếu giao việc HĐ1, HĐ2. 2. HS : Vở BT đạo đức. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Ổn định, tổ chức lớp -Bắt giọng cho HS hát đầu giờ -HS hát. 2.Bài cũ: Không có 3.Dạy bài mới: -Giới thiệu bài: Học tập và sinh hoạt đúng giờ giúp chúng ta thực hiện tốt mọi công việc và cuộc sống chúng ta có nề nếp hơn. Để biết thế nào là học tập và sinh hoạt đúng giờ, chúng ta cùng đi vào bài 1 “Học tập….” -HS lắng nghe. a/.Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến «Mục tiêu: +HS có ý kiến riêng và biết bày tỏ ý kiến trước các hành động. +GDKNS: tư duy phê phán. «Cách tiến hành: -GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: +TH1: Trong giờ học Toán, cô giáo đang hướng dẫn cả lớp làm bài tập. Bạn Lan tranh thủ làm BT Tiếng Việt, còn bạn Tùng vẽ máy bay trên vở nháp. +TH2: Cả nhà đang ăn cơm vui vẻ, riêng bạn Dương vừa ăn cơm vừa xem truyện. -Mỗi nhóm nhận bày tỏ ý kiến về việc làm trong 1 tình huống, việc nào đúng, việc nào sai? Tại sao đúng/sai? ‚-Tổ chức cho HS thảo luận nhóm- thời gian: 3’ GV đi đến từng nhóm quan sát, giúp đỡ. -Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận. ƒ-Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả TL -Các nhóm trình bày. „-Tổ chức cho HS trao đổi, tranh luận giữa các nhóm. -Các nhóm trao đổi ý kiến, tranh luận giữa các nhóm …-GV nhận xét, kết luận: -HS lắng nghe. +Giờ học Toán mà Lan, Tùng ngồi làm việc khác, không chú ý nghe cô hướng dẫn sẽ không hiểu bài, ảnh hưởng tới kết quả học tập. Như vậy, trong giờ học các em đã không làm tròn bổn phận, trách nhiệm của các em và chính điều đó làm ảnh hưởng đến quyền được học tập của các em. Lan và Tùng nên cùng làm BT Toán với các bạn. +Vừa ăn, vừa xem truyện có hại cho sức khỏe. Dương nên ngừng xem truyện và cùng ăn với cả nhà. Ø Làm 2 việc cùng 1 lúc không phải là học tập sinh hoạt đúng giờ. b/.Hoạt động 2: Xử lý tình huống: «Mục tiêu: +HS biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong tình huống cụ thể +GDKNS: đánh giá hành vi. «Cách tiến hành: -GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: +TH1: Ngọc đang ngồi xem một chương trình ti vi rất hay. Mẹ nhắc Ngọc đế giờ đi ngủ. Theo em, bạn Ngọc nên ứng xử ntn? Em hãy lựa chọn giúp Ngọc cách ứng xử phù hợp trong tình huống đó. Vì sao cách ứng xử đó là phù hợp? +TH2: Đầu giờ HS xếp hàng vào lớp. Tịnh và Lai đi học muộn, khoác cặp đứng ở cổng trường. Tịnh rủ bạn: “đằng nào cũng bị muộn rồi, chúng mình đi mua bi đi!”. Em hãy lựa chọn giúp Lai cách ứng xử phù hợp trong tình huống đó và giải thích lý do. -Mỗi nhóm lựa chọn 1 cách ứng xử phù hợp để chuẩn bị đóng vai. ‚-Tổ chức cho HS thảo luận nhóm chuẩn bị đóng vai (5’). GV đến từng nhóm giúp đỡ. -Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai 1 tình huống. ƒ-Mời các nhóm lên đóng vai -Các nhóm lên đóng vai „-Tổ chức HS trao đổi, tranh luận giữa các nhóm. -Các nhóm trao đổi ý kiến, tranh luận giữa các nhóm …-GV nhận xét HS các nhóm có biết đánh giá hành vi chưa và kết luận: +TH1: Ngọc nên tắt ti vi và đi ngủ đúng giờ để đảm bảo sức khỏe không làm mẹ lo lắng. +TH2:Bạn Lai nên từ chối đi mua bi và khuyên bạn không nên bỏ học đi làm việc khác. -HS lắng nghe. ØMỗi tình huống có nhiều cách ứng xử. Chúng ta nên biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp nhất. c/.Hoạt động 3: Xử lý tình huống: «Mục tiêu: +HS biết công việc cụ thể cần làm và thời gian thực hiện để học tập và sinh hoạt đúng giờ. +GDKNS: Kỹ năng lập kế hoạch để học tập, sinh hoạt đúng giờ. «Cách tiến hành: -GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm. +N1: Buổi sáng, em làm những việc gì? +N2: Buổi trưa, em làm những việc gì? +N3: Buổi chiều, em làm những việc gì? +N4: Buổi tối, em làm những việc gì? -Mỗi tổ là một nhóm nhận nhiệm vụ. ‚-Tổ chức cho HS thảo luận nhóm chuẩn bị lập kế hoạch cho mình (3’). GV đến từng nhóm giúp đỡ. -Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận lập kế hoạch cho mình. ƒ-Mời các nhóm lên trình bày. -Các nhóm lên trình bày. „-Tổ chức cho HS trao đổi, tranh luận giữa các nhóm. -Các nhóm trao đổi ý kiến, tranh luận giữa các nhóm …-GV nhận xét HS có biết lập kế hoạch chưa, kết luận: Cần sắp xếp thời gian hợp lí để đủ thời gian học tập, vui chơi, làm việc nhà và nghỉ ngơi. -HS lắng nghe. 4.Hoạt động tiếp nối: -Viết lên bảng câu : “Giờ nào việc nấy”. -HS đọc đồng thanh -Hướng dẫn HS thựa hành ở nhà: Cùng cha mẹ xây dựng thời gian biểu và thực hiện theo thời gian biểu đó -HS tiếp thu và thực hiện. -Nhận xét tiết học, tuyên dương những cá nhân, nhóm học tập tích cực. -HS lắng nghe. «Rút kinh nghiệm tiết dạy: Thứ……ngày……tháng.……năm…… Tuần 2 Bài 1: Tiết 2 HỌC TẬP VÀ SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ I/ MỤc tiêu 1.Kiến thức: HS hiểu các biểu hiện cụ thể và lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ. 2. Kỹ năng: -Bày tỏ ý kiến và tự nhận biết thêm về lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ. - GD KNS: +Kỹ năng quản lí thời gian để học tập và sinh hoạt đúng giờ. +Kỹ năng lập kế hoạch để học tập, sinh hoạt đúng giờ. +Kỹ năng tư duy phê phán, đánh giá hành vi sinh hoạt, học tập không đúng giờ và chưa đúng giờ. 3.Thái độ: Có ý thức thực hiện học tập, sinh hoạt đúng giờ. II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Thẻ 3 màu: đỏ, xanh, trắng, bảng ghi BT4, Vở BT đạo đức 2. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Ổn định, tổ chức lớp -Bắt giọng cho HS hát đầu giờ -HS hát. 2.Bài cũ: Kiểm tra 1 số thời gian biểu mà HS lập ở nhà -Nhận xét. -HS mở BTVN để giáo viên kiểm tra. 3.Dạy bài mới: -Giới thiệu bài: Nhằm giúp các em có kỹ năng quản lí thời gian để học tập và sinh hoạt đúng giờ, biết lập kế hoạch để học tập, sinh hoạt đúng giờ. Hôm nay chúng ta đi vào tiết 2 của bài 1 “Học tập và sinh hoạt đúng giờ”. -HS lắng nghe. a/.Hoạt động 1: Thảo luận lớp «Mục tiêu: +HS biết bày tỏ ý kiến, thái độ của mình trước việc làm đúng. +GDKNS: kỹ năng tư duy. -2 HS đọc YC bài tập «Cách tiến hành: -Phát bìa cho HS và qui định màu -HS lưu ý màu đỏ: tán thành, xanh: không tán thành, trắng: không biết. ‚-GV lần lượt đọc từng ý kiến. -Giơ tấm bìa theo từng câu GV đọc và nói rõ lí do vì sao? a.Trẻ em không cần học tập, sinh hoạt đúng giờ. -Sai, vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ => Kết quả học tập của mình làm bố mẹ, thầy cô lo lắng. b.Học tập, sinh hoạt đúng giờ giúp em mau tiến bộ. -Đúng, vì như vậy em mới học giỏi, mau tiến bộ. c.Cùng một lúc em có thể vừa học vừa chơi -Sai vì sẽ không tập trung chú ý, kết quả học tập sẽ thấp, mất nhiều thời gian, đây là thói quen xấu. d. Sinh hoạt đúng giờ có lợi cho sức khoẻ - Đúng. ƒ- GVNXKL: Học tập, sinh hoạt đúng giờ có lợi cho sức khoẻ và việc học tập của em. - HS chú lắng nghe b/. Hoạt động 2: Hành động cần làm «Mục tiêu: HS nhận biết thêm về lợi ích của học tập và sinh hoạt đúng giờ, cách thức thể hiện. «Cách tiến hành: -Chia nhóm 4 nhóm, giao việc. Các nhóm ghi vào bảng con: -Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận ghi kết quả. +N1: Ghi ích lợi của việc học tập đúng giờ. -Học giỏi, tiếp thu nhanh… +N2: Ghi ích lợi khi sinh hoạt đúng giờ -Có lợi cho sức khoẻ… +N3: Ghi những việc làm để học tập đúng giờ. -Giờ nào làm việc ấy, chăm chỉ nghe giảng… +N4: Ghi những việc làm để sinh hoạt đúng giờ. -Có KH thời gian cụ thể cho từng việc, nhờ người lớn nhắc nhở … ‚-Cho HS từng nhóm so sánh để loại trừ kết quả ghi giống nhau. -HS từng nhóm so sánh ƒ-HS nhóm 1 ghép cùng nhóm 3, nhóm 2 ghép cùng nhóm 4. để từng cặp tương ứng: muốn đạt kết quả kia thì phải làm thế này. Nếu chưa có cặp tương ứng thì phải tìm cách bổ sung cho đủ cặp. +N1 ghép N3: VD: Học giỏi × chăm chỉ học bài, làm BT; tiếp thu nhanh ×chú ý nghe giảng. + N2 ghép với nhóm 4, VD: Ngủ đúng giờ × Không bị mệt mỏi; ăn đúng giờ × Đảm bảo sức khoẻ. => Kết luận: Việc học tập, sinh hoạt đúng giờ giúp chúng ta học tập kết quả cao hơn thoải mái hơn. Vì vậy việc học tập sinh hoạt đúng giờ là việc làm cần thiết. -HS lắng nghe. c/. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm: -YC 2 bạn trao đổi với nhau về thời gian biểu của mình : đã hợp lí chưa? Nhận xét. - Thảo luận nhóm đôi. - HS trao đổi - Nhận xét - Trình bày trước lớp. => Thời gian biểu nên hợp lí với điều kiện của từng em. Việc thực hiện đúng thời gian biểu sẽ giúp ta làm việc học tập có kết quả và đảm bảo sức khoẻ. 4/. Củng cố – dặn dò: - Cần học tập, sinh hoạt đúng giờ để đảm bảo sức khoẻ, học hành mau tiến bộ. -HS tiếp thu. - VN thực hiện theo thời gian biểu đã lập - Nhận xét chung tiết học . /. -HS thực hiện. -Lắng nghe. «Rút kinh nghiệm tiết dạy: Thứ……ngày……tháng.……năm…… tuần 3 Bài 2: Tiết 1 BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI I/ MỤc tiêu 1.Kiến thức: Học sinh hiểu khi có lỗi thì nên nhận lỗi và sửa lỗi để mau tiến bộ và được mọi người yêu quý. Như thế mới là người dũng cảm, trung thực 2.Kỹ năng: -HS biết tự nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi, biết nhắc bạn sửa lỗi và nhận lỗi -GDKNS: +Kỹ năng Ra quyết định và giải quyết vấn đề trong tình huống mắc lỗi. +Kỹ năng Đảm nhận trách nhiệm. 3. Thái độ: HS biết ủng hộ, cảm phục các bạn biết nhận lỗi và sửa lỗi II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 1. GV: Phiếu thảo luận nhóm của HĐ1 (Tiết 1 ) 2. HS : Vở BT đạo đức III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định, tổ chức lớp -Hát đầu giờ 2. Kiểm tra bài cũ: + Giờ trước các em được học bài gì? -Học tập, sinh hoạt đúng giờ. +Theo em các bạn HS không cần học tập đúng giờ là đúng hay sai? Vì sao? - Nhận xét - đánh giá. -Sai, vì sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập, làm Bố Mẹ, thầy cô lo lắng. 3.Dạy bài mới -Giới thiệu bài: Trong cuộc sống không ai tránh khỏi những lỗi lầm, nhưng có biết nhận lồi hay không. Qua bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài đạo đức “Biết nhận lỗi và sửa lỗi” Qua câu chuyện “ Cái bình hoa”. - Ghi đầu bài lên bảng. -HS nhắc lại đầu bài. a/.Hoạt động 1: Phân tích truyện “Cái bình hoa” «Mục tiêu: HS xác định ý nghĩa của hành vi nhận và sửa lỗi, lựa chọn hành vi nhận và sửa lỗi. «Cách tiến hành: -GV chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm theo dõi câu chuyện và xây dựng phần kết câu chuyện. -HS chia nhóm, theo dõi, xây dựng phần kết câu chuyện. ‚-GV kể chuyện: từ đầu ... ba tháng trôi qua, không còn ai nhớ đến bình hoa. - Cái bình hoa - HS chú ý lắng nghe ƒ-GV hỏi: - Các nhóm thảo luận +Nếu Vô-va không nhận lỗi, chuyện gì sẽ xảy ra? -Sẽ không ai biết, câu chuyện sẽ đi vào quên lãng. +Các em thử đoán xem Vô-va đã nghĩ và làm gì sau đó? -Các nhóm đưa ra ý kiến của mình. ØVậy đoạn kết như thế nào chúng ta cùng theo dõi kết quả câu chuyện. -HS thảo luận, đoán phần cuối câu chuyện: Vô-va đã mắc lỗi mà chưa dám nói ra được. „-GV kể nốt câu chuyện “Vì sao Vô-va trằn trọc không ngủ được?” - Lớp chú ý lắng nghe. -GV phát phiếu câu hỏi cho các nhóm: - Thảo luận – báo cáo +Qua câu chuyện ta thấy cần làm gì khi mắc lỗi? +Nhận lỗi và sửa lỗi có tác dụng gì? - Nhận xét – Kết luận: Trong cuộc sống ai cũng có lúc mắc lỗi nhất là với các em ở lứa tuổi nhỏ. Nhưng điều quan trọng là biết nhận lỗi và sửa lỗi sẽ được mau tiến bộ và được nhiều người yêu quý. - HS chú ý lắng nghe. b/.Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến thái độ của mình «Mục tiêu: HS bày tỏ ý kiến thái độ của mình. -GDKNS: Đảm nhận trách nhiệm. «Cách tiến hành: -Tổ chức HS chơi trò chơi: Ai nhanh ai đúng? -HD cách chơi: Chia lớp thành 2 nhóm. Mỗi nhóm có thơ chữ mang nội dung BT2, lựa chọn những ý kiến tán thành và không tán thành dán lên bảng thành 2 cột. Nhóm nào hoàn thành trước, hợp lí là thắng cuộc - Nhận xét. -HS chia nhóm. Thực hiện chơi như hướng dẫn. Bày tỏ ý kiến thái độ của mình - Nhận xét nhóm bạn. a-Người nhận lỗi là người dũng cảm a-Đúng b-Nếu có lỗi, không cần nhận lỗi b-Không cần thiết nhưng chưa đủ còn có thể làm cho người khác bị ghi oan đã phạm lỗi. c-Cần nhận lỗi, không cần sửa lỗi d-Cần nhận lỗi cả khi mọi người không biết c-Chưa đúng, vì đó có thể là lời nói suông mà phải sửa lỗi để mau tiến bộ. mình mắc lỗi. đ-Cần xin lỗi khi mắc lỗi với bạn bè và em bé d-Đúng đ-Đúng, vì trẻ em cũng cần được tôn trong như người lớn e-Chỉ cần xin lỗi những người quen biết e-Sai, cần xin lỗi cả người biết và người không quen biết khi mình có lỗi với họ. => Kết luận: Biết nhận lỗi và sửa lỗi sẽ giúp em mau tiến bộ và được mọi người quý mến => Ghi bảng: Bài học -CN - ĐT: đọc bài học 4. Củng cố – dặn dò: -Nêu nội dung bài học -HS nêu -Chuẩn bị kể lại 1 trường hợp em đã nhận lỗi và sửa lỗi hoặc người khác sửa lỗi với em. -HS thực hiện -Nhận xét chung tiết học -HS tiếp thu. «Rút kinh nghiệm tiết dạy: Thứ……ngày……tháng.……năm…… Tuần 4 Bài 2: Tiết 2 BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI I/ MỤc tiêu 1.Kiến thức: Học sinh hiểu khi có lỗi thì nên nhận lỗi và sửa lỗi để mau tiến bộ và được mọi người yêu quý. Như thế mới là người dũng cảm, trung thực 2.Kỹ năng: -HS biết tự nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi, biết nhắc bạn sửa lỗi và nhận lỗi -KNS: +Kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề trong tình huống mắc lỗi. +Kỹ năng Đảm nhận trách nhiệm với việc làm của bản thân. 3. Thái độ: HS biết ủng hộ, cảm phục các bạn biết nhận lỗi và sửa lỗi II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 1. GV: Phiếu thảo luận nhóm của HĐ1 (Tiết 1 ) 2. HS : Vở BT đạo đức III/ CÁC HOẠT ĐộNG DẠY HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định, tổ chức lớp -Hát đầu giờ 2. Kiểm tra bài cũ: + Khi mắc lỗi ta cần làm gì? -Cần nhận lỗi và sửa lỗi. +Nhận lỗi và sửa lỗi có tác dụng gì?- Nhận xét -Giúp ta mau tiến bộ. 3.Dạy bài mới -Giới thiệu bài: Giới thiệu tên bài học. -Lắng nghe. -Ghi đầu bài lên bảng. -HS nhắc lại đầu bài. a/.Hoạt động 1: Đóng vai theo tình huống. «Mục tiêu: -Giúp Hs lựa chọn và thực hành hành vi nhận và sửa lỗi. -GD KNS: ra quyết định và giải quyết vấn đề. «Cách tiến hành: -Phát phiếu giao việc cho từng nhóm theo nội dung tranh BT3 (SGK). -Chia 4 nhóm QS theo tranh. -Thảo luận. - Tình huống 1: Lan đang đứng trách Tuấn “ Sao bạn hẹn rủ mình cùng đi học mà lại đi 1 mình +Hỏi: Em sẽ làm gì nếu em là Tuấn? -Nhóm 1: TH1:Cần phải xin lỗi bạn vì không giữ đúng lời hứa và giải thích rõ với bạn lí do. - Tình huống 2: Nhà cửa đang bừa bãi, chưa được ai dọn dẹp, bà mẹ đang hỏi “Châu con đã dọn nhà cho Mẹ chưa?” +Hỏi: Em sẽ làm gì nếu em là Châu? -Nhóm 2: TH2: +Châu cần xin lỗi Mẹ và đi dọn dẹp nhà cửa ngay. -Tình huống 3: Tuyết mếu máo cầm quyển sách “Bắt đền Trường đấy làm rách sách tớ rồi!” +Hỏi: Em sẽ làm gì nếu em là Trường? -Nhóm 3: TH3 +Xin lỗi, dán lại sách cho bạn. -Tình huống 4: Xuân quên không làm BTTV sáng nay đến lớp các bạn kiểm tra BT về nhà. +Hỏi: Em sẽ làm gì nếu em là Xuân? -Nhóm 4: TH4 +Xuân cần nhận lỗi với cô giáo cùng các bạn và làm lại BT ở nhà. - Nhận xét – kết luận Ø Khi có lỗi biết nhận lỗi và sửa lỗi là dũng cảm, rất đáng khen. -HS lắng nghe. b/.Hoạt động 2: Thảo luận nhóm «Mục tiêu: Giúp Hs hiểu việc bày tỏ ý kiến và thái độ khi có lỗi để người khác hiểu đúng là việc làm cần thiết, là quyền của từng cá nhân. -GDKNS: KN đảm nhận trách nhiệm với việc làm của bản thân. «Cách tiến hành: -Phát phiếu cho HS, YC thảo luận nhóm -Lớp chia 2 nhóm - Đọc yc của phiếu và TL -Tình huống 1: Vân viết chính tả bị điểm xấu vì em không nghe rõ do tai kém, lại ngồi gần bàn cuối. Vân muốn viết đúng nhưng không biết làm thế nào? - Theo em Vân nên làm gì? +Nhóm 1:Vân nên nói với cô về tình trạng đôi tai của mình. -Tình huống 2: Dương bị đau bụng nên ăn cơm không hết suất. Tổ em bị chê. Các bạn trách Dương dù Dương đã nói lí do. -Hỏi việc đó đúng hay sai? Dương nên làm gì? +Nhóm 2: Dương cần bày tỏ ý kiến của mình khi bị hiểu lầm. - Cho HS thảo luận và báo cáo kết quả. - GV ghi 1 số ý kiến lên bảng - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. - GV nhận xét – kết luận : +Nên lắng nghe để hiểu người khác, không trách nhầm lỗi cho bạn. +Biết thông cảm, hướng dẫn, giúp đỡ bạn bè sửa lỗi, như vậy mới là người bạn tốt. c/.Hoạt động 3: Tự liên hệ -Trong lớp ta đã có ai từng mắc lỗi và sửa lỗi. NX, tuyên dương - HS liên hệ C. Củng cố – dặn dò: Ai cũng có khi mắc lỗi, điều quan trọng là phải biết nhận lỗi, sửa lỗi. Như vậy sẽ mau tiến bộ và được mọi người yêu quý -HS lắng nghe. Cùng nhau nhắc nhở bạn bè khi có lỗi cần nhận và sửa lỗi -HS thực hiện -Nhận xét chung tiết học -HS tiếp thu. «Rút kinh nghiệm tiết dạy : Thứ……ngày……tháng.……năm…… Tuần 5 Bài 3 Tiết 1 GỌN GÀNG, NGĂN NẮP I/ MỤc tiêu 1-Kiến thức: -HS biết ích lợi của việc sống gọn gàng ngăn nắp. -Biết phân biệt gọn gàng ngăn nắp và chưa gọn gàng ngăn nắp. 2-Kỹ năng : -HS biết giữ gọn gàng ngăn nắp chỗ học chỗ chơi. -KNS :+KN giải quyết vấn đề để thực hiện gọn gàng ngăn nắp. +KN quản lí thời gian để thực hiện gọn gàng ngăn nắp. 3-Thái độ: HS biết yêu mến những người sống gọn gàng ngăn nắp II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 1. GV: - Bộ tranh thảo luận nhóm: HĐ - Tiết 1 - Dụng cụ diễn kịch HĐ 1 2. HS : Vở BT đạo đức III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Ổn định tổ chức - Hát B. Kiểm tra bài cũ: + Giờ trước chúng ta học bài gì? + Nhận lỗi và sửa lỗi có tác dụng gì? - Nhận xét - đánh giá. - Biết nhận lỗi và sửa lỗi - Giúp ta mau tiến bộ và được mọi người yêu quý. C. Dạy Bài mới : 1-Phần đầu: Khám phá -Giới thiệu bài: Gọn gàng ngăn nắp là đức tính tốt của mỗi người. Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta phải biết sống gọn gàng ngăn nắp. Bài học hôm nay chúng ta sẽ học là bài: Gọn gàng ngăn nắp (tiết 1) - Ghi đầu bài lên bảng. - HS lắng nghe. -2,3 HS nhắc lại 2-Phần hoạt động: Kết nối -Nhằm giúp em nhận thấy lợi ích của việc sống gọn gàng ngăn nắp, biết cách giải quyết vấn đề để thực hiện gọn gàng ngăn nắp, ta cùng đóng hoạt cảnh. -HS lắng nghe. a/.Hoạt động 1: Hoạt cảnh: Đồ dùng để ở đâu? «Mục tiêu: Giúp HS nhận thấy lợi ích của việc sống gọn gàng ngăn nắp. -GDKNS: KN giải quyết vấn đề để thực hiện gọn gàng ngăn nắp. «Cách tiến hành: -Giao kịch bản tới các nhóm. Kịch bản: -Chia nhóm: chuẩn bị và thảo luận đóng vai. Dương đang chơi bi thì Trung gọi: Dương ơi! đi học thôi! +Đợi tí, tớ lấy cặp sách đã (Dương loay hoay tìm mãi không thấy ). Trung (sốt ruột) -“Sao lâu thế! thế cặp của ai trên bệ cửu sổ kia?”. Dương (vỗ đầu): “ À! tớ quên, hôm qua ...”. Dương (mở cặp): “Sách toán đâu rồi? Hôm qua ...” Cả 2 cùng loay hoay tìm: Sách ơi! Sách ở đâu! Hãy lên tiếng đi. Trung (giơ 2 tay): “Các bạn ơi! Chúng mình nói gì với Dương đây?” -Tập diễn xuất theo nhân vật, theo vai. Cho luôn kết quả câu trả lời của các bạn với bạn Trung. - Hỏi: Vì sao Dương lại không thấy cặp và sách vở? -Vì không cẩn thận, tính tình bừa bãi lộn xộn. - Qua bài tập trên em rút ra điều gì? -GVKL: Tính tình bừa bãi của Dương khiến nhà cửa lộn xộn, làm mất nhiều thời gian tìm sách vở. Do đó cần rèn luyện thói quen gọn gàng ngăn nắp trong sinh hoạt hàng ngày. - Phải rèn luyện thói quen gọn gàng, ngăn nắp. - HS chú ý lắng nghe. b/.Hoạt động 2 : Thảo luận nội dung tranh -Giao nhiệm vụ cho các nhóm: nhận xét xem nơi học và nơi sinh hoạt của các bạn trong mỗi tranh đã gọn gàng, ngăn nắp chưa? Vì sao? -HS quan sát SGK. -GVNX – KL: Nơi học của các bạn trong tranh 1, 3 là gọn gàng ngăn nắp. Nơi học và sinh hoạt của các bạn trong tranh 2, 4 là chưa gọn gàng ngăn nắp. - HS chú ý lắng nghe. c/.Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến «Mục tiêu: Giúp HS biết đề nghị, biết bày tỏ ý kiến của mình đối với người khác. - Nêu tình huống: Bố mẹ xếp cho Nga 1 góc học tập riêng nhưng mọi người trong gia đình thường để đồ dùng lên bàn học của Nga. -Lớp thảo luận theo nhóm đôi. - Theo các em nên làm gì để giữ cho góc học tập luôn gọn gàng ngăn nắp? - GV gọi 1 số HS trình bày – nhận xét => Rút ra bài học: Cần phải có ý thức giữ gìn, sắp đặt chỗ học, chỗ chơi cho gọn gàng .. -HS : Nga nên bày tỏ ý kiến, YC mọi người trong gia đình để đồ dùng đúng nơi qui định. 3.Phần cuối: - Cho HS đọc lại bài học. - CN - ĐT: Bài học - VN thực hiện theo bài học - HS chú ý lắng nghe - Nhận xét chung tiết học . /. -HS tiếp thu. «Rút kinh nghiệm tiết dạy: Thứ……ngày……tháng.……năm…… Tuần 6 Bài 3 Tiết 2 GỌN GÀNG, NGĂN NẮP I/ MỤc tiêu 1-Kiến thức: -HS biết ích lợi của việc sống gọn gàng ngăn nắp. -Biết phân biệt gọn gàng ngăn nắp và chưa gọn gàng ngăn nắp. 2-Kỹ năng : -HS biết giữ gọn gàng ngăn nắp chỗ học chỗ chơi. -GDKNS:+KN giải quyết vấn đề để thực hiện gọn gàng ngăn nắp. +KN quản lí thời gian để thực hiện gọn gàng ngăn nắp. 3-Thái độ: HS biết yêu mến những người sống gọn gàng ngăn nắp II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 1. GV: - Bộ tranh thảo luận nhóm: HĐ - Tiết 1 - Dụng cụ diễn kịch HĐ 1 2. HS : Vở BT đạo đức III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DạY HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Ổn định tổ chức - Hát B. Kiểm tra bài cũ: + Giờ trước chúng ta học bài gì? + Tại sao cần nhận lỗi và sửa lỗi?-NX - đánh giá. - Biết nhận lỗi và sửa lỗi - Sẽ mau chóng tiến bộ được mọi người yêu quí. C. Dạy Bài mới : 1-Phần đầu: Khám phá - Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta sẽ học bài: Gọn gàng ngăn nắp (tiết 2) - Ghi đầu bài lên bảng. - HS lắng nghe 2-Phần hoạt động: Kết nối a/.Hoạt động 1: Đóng vai theo tình huống. - HS đóng vai theo tình huống. «Mục tiêu: -Giúp HS biết ứng xử phù hợp để giữ gìn nhà cửa gọn gàng ngăn nắp. -GDKNS: KN quản lí thời gian để thực hiện gọn gàng ngăn nắp. «Cách tiến hành: - Chia lớp thành 3 nhóm đóng vai - HS làm việc theo 3 nhóm. + Tình huống a: Em vừa ăn cơm xong chưa kịp dọn mâm bát thì bạn rủ đi chơi. Em sẽ ... +Tinh huống b: Nhà sắp có khách, Mẹ nhắc em quét nhà trong khi em muốn xem hoạt hình. Em sẽ … a-Nhóm 1: Em cần dọn mâm trước khi đi chơi. b-Nhóm 2: Em cần quét nhà xong thì mới xem phim hoạt hình. +Tình huống c: Bạn được phân công xếp dọn chiếu sau khi ngủ dậy nhưng em thấy bạn không làm. Em sẽ ... c-Nhóm 3: Em cần nhắc và giúp bạn xếp gọn chiếu. - Mời 3 đại diện lên đóng vai. -Cử đại diện lên đóng vai- Lớp NX. - GV nhận xét. => GVKL: => Kết luận: Em cần nhắc mọi người giữ gọn gàng nơi ở của mình. -HS lắng nghe. b/.Hoạt động 2: Tự liên hệ: «Mục tiêu: GV kiểm tra việc HS thực hành giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi. -GDKNS: KN giải quyết vấn đề để thực hiện gọn gàng ngăn nắp. «Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS giơ tay theo 3 mức độ: - HS tự liên hệ. +a: Thường xuyên tự xếp dọn. +b: Chỉ làm khi được nhắc nhở. +c: Thường nhờ người khác làm hộ. ‚-GV đếm số HS theo mỗi mức độ, ghi lên bảng số liệu vừa thu được. - HS chú ý lắng nghe. ƒ-GV yêu cầu HS so sánh số liệu giữa các nhóm. -HS theo dõi và so sánh. „-So sánh - khen ngợi- nhắc nhở động viên. -HS lắng nghe. …-Đánh giá tình hình giữ gọn gàng ngăn nắp của HS ở nhà và ở trường. -HS *GVKL: Sống gọn gàng, ngăn nắp làm cho nhà cửa thêm sạch, đẹp ... -HS lắng nghe 3-Phần cuối: -Củng cố: Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài -HS nhắc lại nội dung bài. -Dặn dò: VN làm vở bài tập. - Nhận xét tiết học «Rút kinh nghiệm tiết dạy: . . . Thứ……ngày……tháng.……năm…… Tuần 7 Bài 4 Tiết 1 CHĂM LÀM VIỆC NHÀ I/ MỤc tiêu 1-Kiến thức: HS biết: Trẻ em có bổn phận tham gia những việc nhà phù hợp với khả năng, chăm làm việc nhà, thể hiện tình cảm của em đối với Ông Bà, Cha Mẹ. 2-Kỹ năng: -HS biết Tự giác tham gia làm việc nhà phù hợp -KNS: KN đảm nhận trách nhiệm tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng. 3-Thái độ: Có thái độ không đồng tình với hành vi chưa chăm làm việc nhà HS biết yêu mến những người sống gọn gàng ngăn nắp. II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Bộ tranh nhỏ để làm việc theo nhóm ở HĐ2, Các thẻ bài, Đồ dùng chơi đóng vai, VBT đạo đức III/ Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Ổn định tổ chức - Hát B. Kiểm tra bài cũ: Hỏi :Giờ trước chúng ta học bài gì? Gọn gàng ngăn nắp có tác dụng gì? -NXĐG C. Dạy Bài mới : 1-Phần đầu: Khám phá - Gọn gàng, ngăn nắp -Nhà cửa sạch, đẹp, khi cần sử dụng không mất công tìm kiếm. - Giới thiệu bài: Các em ạ! Hồi nhỏ Trần Đăng Khoa đã làm thơ tặng Mẹ với nhan để “Khi Mẹ vắng nhà” Chúng ta hãy tìm hiểu xem khi mẹ vắng nhà thì TĐK sẽ làm gì nhé qua bài học…. - Ghi đầu bài lên bảng. - HS lắng nghe, lặp lại tựa bài. 2-Phần hoạt động: Kết nối a/.Hoạt động 1: Tìm hiểu bài thơ “ Khi Mẹ vắng nhà” - HS đóng vai theo tì

File đính kèm:

  • docGIAO AN DAO DUC LOP 2 CA NAM.doc