Giáo án Đạo đức khối 1 học kì 1

ĐẠO ĐỨC

Bài 1 : Em là học sinh lớp 1 (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU :

1/ Kiến thức : Trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học. Vào lớp Một, em sẽ có thêm nhiều bạn mới, có thầy giáo, cô giáo mới, trường lớp mới, em sẽ được học thêm được nhiều điều mới lạ.

2/ Kĩ năng : Vui vẻ, phấn khởi đi học, tự hào đã trở thành học sinh lớp Một.

3/ Thái độ : Giáo dục HS biết yêu quí bạn bè, thầy giáo, cô giáo, trường lớp.

II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG :

 Kĩ năng : Giao tiếp, tự nhận thức, ra quyết định, đặt mục tiêu.

III. CHUẨN BỊ :

GV : SGK, Công ước Quốc tế (Điều 7, 28), bài hát : “Đi học”, “Trường em” máy cat-xét, băng nhạc.

HS : Vở bài tập đạo đức lớp Một, giấy trắng, bút màu.

 

doc32 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1062 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Đạo đức khối 1 học kì 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày ..... tháng ..... năm ........ ĐẠO ĐỨC Bài 1 : Em là học sinh lớp 1 (Tiết 1) I. MỤC TIÊU : Kiến thức : Trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học. Vào lớp Một, em sẽ có thêm nhiều bạn mới, có thầy giáo, cô giáo mới, trường lớp mới, em sẽ được học thêm được nhiều điều mới lạ. Kĩ năng : Vui vẻ, phấn khởi đi học, tự hào đã trở thành học sinh lớp Một. Thái độ : Giáo dục HS biết yêu quí bạn bè, thầy giáo, cô giáo, trường lớp. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng : Giao tiếp, tự nhận thức, ra quyết định, đặt mục tiêu. III. CHUẨN BỊ : GV : SGK, Công ước Quốc tế (Điều 7, 28), bài hát : “Đi học”, “Trường em” … máy cat-xét, băng nhạc. HS : Vở bài tập đạo đức lớp Một, giấy trắng, bút màu.. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH P. PHÁP Ổn định (2’) Bài mới (30’) HĐ 1 : Vòng tròn giới thiệu tên (BT1). MT : HS biết giới thiệu, tự giới thiệu tên của mình và nhớ tên các bạn trong lớp, biết trẻ em có quyền có họ tên. - Hát “Con chim non” - Chia nhóm (4 nhóm). - Nêu cách chơi. - Hướng dẫn các nhóm thực hiện. - Yêu cầu HS nói to, rõ ràng, mạnh dạn. - GV động viên, khuyến khích * Trò chơi giúp em điều gì ? Ø Mỗi người đều có một cái tên. Trẻ em cũng có quyền có họ tên. - GV nhận xét, chốt ý. - 1 nhóm 10 em. - Điểm số từ 1 đến hết. - Em thứ nhất giới thiệu tên mình. - Em thứ hai giới thiệu tên bạn thứ nhất và tên mình. - Tiếp tục đến hết nhóm. + Biết được tên bạn. + Sung sướng, tự hào khi tự giới thiệu tên mình. Trò chơi. KN giao tiếp – tự nhận thức Hỏi đáp. HĐ 2 : Tự giới thiệu sở thích của mình (BT2). MT : Biết trình bày sở thích của mình và tôn trọng sở thích người khác. - Hướng dẫn HS cách thực hiện : + Mỗi HS vẽ sở thích của mình vào giấy. - Một vài em lên trình bày trước lớp. - GV kết hợp giáo dục tư tưởng cho các em về các sở thích khác nhau. Ø Mỗi người đều có những điều mình thích và không thích. Những điều đó có thể giống hoặc khác nhau. Chúng ta cần phải tôn trọng những sở thích riêng của mình, của bạn. - HS vẽ sở thích của mình vào giấy. - Lên trình bày trước lớp. - Lớp lắng nghe sở thích của các bạn. Nhận xét. Thực hành vẽ tranh. Đàm thoại. Giảng giải. HĐ 3 : Kể về ngày đầu tiên đi học của mình (BT3). MT : Giáo dục biết đi học là niềm vui, là quyền lợi của trẻ em. - GV chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận 4 câu hỏi : * Trong ngày đầu tiên đi học : + Em mong chờ, chuẩn bị gì cho ngày đầu tiên đi học ? + Bố mẹ và mọi người trong gia đình quan tâm, chuẩn bị như thế nào ? + Em có thấy vui khi đã là HS lớp Một ? Em có thích trường lớp mới của mình không ? + Em sẽ làm gì để xứng đáng là HS lớp Một ? - GV nhận xét, bổ sung. Ø Được đi học là niềm vui và là quyền lợi của trẻ em. * Em rất vui và tự hào vì mình là HS lớp Một. * Em và các bạn sẽ cố gắng học giỏi và thật ngoan. - 4 nhóm thảo luận. + vui mừng, cùng bố mẹ soạn sách vở, mặc quần áo mới … + Mua sách vở cho em, dẫn em tới trường … + Em rất vui và yêu thích trường lớp mới. + Cố gắng học giỏi, ngoan ngoãn làm vui lòng thầy cô, cha mẹ … - Nhóm trưởng lên trình bày ý kiến của nhóm mình. - Lớp nhận xét, bổ sung. Thảo luận nhóm. KN ra quyết định Đàm thoại. KN đặt mục tiêu V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP (3’) Trẻ em có quyền gì ? Làm gì để xứng đáng là HS lớp Một ? HS hát, vỗ tay bài “Đi học”. * Chuẩn bị : bài “Em là HS lớp Một (tt).” Thứ hai ngày ..... tháng ..... năm ........ ĐẠO ĐỨC Bài 1 : Em là học sinh lớp 1 (Tiết 2) I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : Trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học. Vào lớp Một, em sẽ có thêm nhiều bạn mới, có thầy giáo, cô giáo mới, trường lớp mới, em sẽ được học thêm được nhiều điều mới lạ. 2/ Kĩ năng : Vui vẻ, phấn khởi đi học, tự hào đã trở thành học sinh lớp Một. 3/ Thái độ : Giáo dục HS biết yêu quí bạn bè, thầy giáo, cô giáo, trường lớp. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng : Giao tiếp, tự nhận thức, kiên định, ra quyết định. III. CHUẨN BỊ : GV : SGK, Công ước Quốc tế (Điều 7, 28), bài hát : “Đi học”, “Trường em” … máy cat-xét, băng nhạc. HS : Vở bài tập đạo đức lớp Một, giấy trắng, bút màu.. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH P. PHÁP 1. Ổn định (1’) 2. Bài cũ (4’) 3. Bài mới (26’) HĐ 1 : Quan sát và kể chuyện theo tranh (BT4). MT : HS quan sát và bước đầu biết trình bày lời nói. - Hát “Lớp chúng mình” + Trẻ em có quyền gì ? + Chúng ta ai cũng có sở thích riêng, ta cần cư xử thế nào với sở thích người khác ? + Em cần làm gì để xứng đáng là HS lớp Một ? - GV nhận xét, tuyên dương. - Hướng dẫn HS quan sát, kể chuyện theo nội dung tranh trong vở BTĐĐ (5 tranh). - Chia lớp, 2 bạn thành 1 nhóm quan sát tranh và kể theo ý các em. - GV nhận xét, hướng dẫn thêm bằng cách đặt các câu hỏi nhỏ : Đây là bạn Mai. + Bạn Mai này mấy tuổi ? Học lớp mấy ? Cả nhà đang làm gì ? + Ai đưa Mai đến trường ? Mai cùng ai vào lớp ? + Ở lớp Mai được học điều gì ? + Mai làm quen với ai ? Giờ ra chơi như thế nào ? + Về nhàMai kể gì ? Thái độ cả nhà ra sao ? - GV chốt ý, tuyên dương động viên. Ø GV giúp HS bước đầu biết trình bày lời nói của mình cho rõ ràng. Trả lời cá nhân. + Quyền có họ tên, quyền đi học … + Tôn trọng sở thích người khác. + Cố gắng học giỏi, ngoan. - Lớp nhận xét. - Quan sát. - Chia nhóm thảo luận. - Nhiều HS trả lời. + Tranh 1 : Đây là bạn Mai, 6 tuổi. Năm nay, Mai vào lớp Một. Cả nhà vui vẻ chuẩn bị cho Mai đi học. + Tranh 2 : Mẹ đưa Mai đến trường. Cô giáo tươi cười đón em và các bạn vào lớp. + Tranh 3 : Ở lớp, Mai được cô dạy bao điều mới lạ. Rồi em sẽ biết đọc, viết, làm toán. Mai sẽ cố gắng học giỏi, ngaon. + Tranh 4 : Mai có thêm nhiều bạn mới. Giờ ra chơi em cùng các bạn ra sân chơi đùa thật vui. + Tranh 5 : Về nhà Mai kể về lớp, trường, cô và các bạn. Cả nhà đều vui. - Lớp nhận xét, bổ sung. - 1 vài HS trình bày hoàn chỉnh trước lớp. Hỏi đáp. Động não. Trực quan. KN giao tiếp – tự nhận thức Thảo luận nhóm. Động não. KN ra quyết định Giảng giải. HĐ 2 : HS múa, hát, đọc thơ, vẽ tranh theo chủ đề “Trường em”. MT : Giáo dục HS biết yêu thích ngôi trường em học qua nhiều hình thức. + Bạn nào biết bài hát về ngôi trường ? + Bạn nào có thể đọc thơ có nói về ngôi trường ? - Hướng dẫn HS lấy giấy vẽ ngôi trường của em. - GV nhận xét, tuyên dương. + Trường em, Đi đến trường + Đi học. - HS thực hiện vẽ tranh theo chủ đề. - Vài em giới thiệu tranh trước lớp. Thực hành vui chơi. Động não thực hành. KN đặt mục tiêu V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP (4’) * Giáo dục tư tưởng : Trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học. Chúng ta thật vui và tự hào đã trở thành HS lớp Một. Chúng ta sẽ cố gắng học thật giỏi, thật ngoan để xứng đáng là HS lớp Một. * Chuẩn bị : bài “Gọn gàng sạch sẽ”. Thứ hai ngày ..... tháng ..... năm ........ ĐẠO ĐỨC Bài 2 : Gọn gàng, sạch sẽ (Tiết 1) I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS biết thế nào là ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. 2/ Kĩ năng : Ích lợi của việc ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. 3/ Thái độ : Giáo dục HS biết giữ vệ sinh cá nhân, đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng : Tự nhận thức, xác định giá trị, ra quyết định. III. CHUẨN BỊ : GV : SGV, máy cat-xét, băng nhạc “Rửa mặt như mèo”. HS : Vở bài tập đạo đức lớp Một, giấy trắng, bút màu.. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH P. PHÁP 1. Ổn định (1’) 2. Bài cũ (4’) - Trò chơi “Nụ hoa” + Trẻ em có quyền gì ? + Em làm gì để xứng đáng là HS lớp Một ? - GV nhận xét, tuyên dương. - Cả lớp. Trả lời cá nhân. - Lớp góp ý, bổ sung. Hỏi đáp. Động não. 3. Bài mới (26’) HĐ 1 : Hướng dẫn HS thảo luận. MT : HS biết nhận xét, nêu ý kiến của mình. - Yêu cầu HS tìm và nêu tên bạn nào có đầu tóc gọn gàng, quần áo sạch sẽ. + Vì sao em cho là bạn ấy gọn gàng, sạch sẽ. - GV khen những bạn nhận xét đúng. Hát “Rửa mặt như mèo”. - Quan sát lẫn nhau. - Nêu tên bạn gọn gàng, sạch sẽ ra trước lớp. - Cho HS nhận xét. - HS tự nhận xét lại mình. - Cả lớp hát, múa. Kĩ năng tự nhận thức. Thảo luận nhóm Động não. Giáo dục tư tưởng. Hát múa. HĐ 2 : Thực hành làm bài tập. MT : Ren kĩ năng, khắc sâu kiến thức. * BT 1 : GV giải thích yêu cầu bài. + Vì sao em cho như thế là gọn gàng, sạch sẽ ? Vì sao chưa ? + Cần sửa soạn lại thế nào cho gọn gàng, sạch sẽ ? - Gọi HS chưa gọn gàng, sạch sẽ lên và sửa lại trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương. * BT 2 : - Nêu yêu cầu : Nối tranh cho phù hợp. - Cá nhân thực hiện trình bày. + Áo bẩn : giặt sạch. + Rách : nhờ mẹ vá. + Cài nút lệch : cài lại ngay ngắn. + Quần ống cao, ống thấp : sửa lại ống. + Dây giày sút : buộc lại. + Đầu tóc bù xù : chải lại gọn gàng. + Áo phải bỏ vào quần, váy khi đi học … - HS thực hiện, trình bày ý kiến. - Vài em giới thiệu tranh trước lớp. Kĩ năng xác định giá trị. Thảo luận nhóm. Đàm thoại. Kĩ năng ra quyết định. Trực quan. Thực hành. V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP (3’) Khi đi học (hay ra đường) em cần ăn mặc như thế nào ? * Chuẩn bị : bài “Gọn gàng sạch sẽ (Tiết 2)”. Thứ hai ngày ..... tháng ..... năm ........ ĐẠO ĐỨC Bài 2 : Gọn gàng, sạch sẽ (Tiết 2) I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS biết thế nào là ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. 2/ Kĩ năng : Ích lợi của việc ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. 3/ Thái độ : Giáo dục HS biết giữ vệ sinh cá nhân, đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng : Tự nhận thức, xác định giá trị, ra quyết định, kiên định. III. CHUẨN BỊ : GV : SGV, máy cat-xét, băng nhạc “Rửa mặt như mèo”. HS : Vở bài tập đạo đức lớp Một, giấy trắng, bút màu.. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH P. PHÁP 1. Ổn định (2’) 2. Bài cũ (3’) - Trò chơi “Bò lá lốp” + Khi đi học, em cần ăn mặc ra sao ? + Vì sao phải cần ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ ? - GV nhận xét, tuyên dương. - Cả lớp. Trả lời cá nhân. + Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ + Làm cho con người thoải mái, sạch sẽ. - Lớp góp ý, bổ sung. Hỏi đáp. Động não. Nhận xét. 3. Bài mới (26’) HĐ 1 : Hướng dẫn HS thực hành. MT : HS biết nhận xét, nêu ý kiến của mình. - Cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi : + Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì - GV khen những bạn nhận xét đúng. Hát “Rửa mặt như mèo”. - Quan sát lẫn nhau. - Nêu tên bạn gọn gàng, sạch sẽ ra trước lớp. - Cho HS nhận xét. - HS tự nhận xét lại mình. - Cả lớp hát, múa. Kĩ năng tự nhận thức. Thảo luận nhóm Động não. Giáo dục tư tưởng. Hát múa. HĐ 2 : Thực hành làm bài tập. MT : Ren kĩ năng, khắc sâu kiến thức. * BT 1 : GV giải thích yêu cầu bài. + Vì sao em cho như thế là gọn gàng, sạch sẽ ? Vì sao chưa ? + Cần sửa soạn lại thế nào cho gọn gàng, sạch sẽ ? - Gọi HS chưa gọn gàng, sạch sẽ lên và sửa lại trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương. * BT 2 : - Nêu yêu cầu : Nối tranh cho phù hợp. - Cá nhân thực hiện trình bày. + Áo bẩn : giặt sạch. + Rách : nhờ mẹ vá. + Cài nút lệch : cài lại ngay ngắn. + Quần ống cao, ống thấp : sửa lại ống. + Dây giày sút : buộc lại. + Đầu tóc bù xù : chải lại gọn gàng. + Áo phải bỏ vào quần, váy khi đi học … - HS thực hiện, trình bày ý kiến. - Vài em giới thiệu tranh trước lớp. Kĩ năng xác định giá trị. Thảo luận nhóm. Đàm thoại. KN kiên định Kĩ năng ra quyết định. Trực quan. Thực hành. V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP (3’) Khi đi học (hay ra đường) em cần ăn mặc như thế nào ? * Chuẩn bị : bài “Gọn gàng sạch sẽ (Tiết 2)”. Thứ hai , ngày ....... tháng ..... năm ........ ĐẠO ĐỨC Bài 3 : Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập (Tiết 1) I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : Dạy HS có thái độ giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập và bảo quản tài sản. 2/ Kĩ năng : HS biết giữ gìn đồ dùng cá nhân. 3/ Thái độ : Giáo dục HS có ý thức bảo vệ tài sản. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng tự nhận thức : Kĩ năng xác định giá trị : Kĩ năng ra quyết định : Kĩ năng kiên định : III. CHUẨN BỊ : GV : Tranh phóng to, phần thưởng, Công ước Quốc tế. HS : Vở bài tập, bút màu, đồ dùng học tập. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1. Ổn định (1’) : Trò chơi “Bóng lăn” - Cả lớp. 2. Bài cũ (4’) : Gọn gàng sạch sẽ. + Thế nào là gọn gàng, sạch sẽ ? (Biết giữ vệ sinh cá nhân, đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ) + Vì sao phải cần ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ ? (Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ làm cho con người thoải mái, vui vẻ hơn) - GV nhận xét, tuyên dương - Lớp góp ý, bổ sung. 3. Bài mới (25’) : Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập. HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH P. PHÁP HĐ 1 : Bài tập 1. MT : Nhận biết các đồ dùng học tập. - Giải thích yêu cầu bài. - Hướng dẫn HS thực hiện các bước. + Tìm các đồ dùng học tập. + Tô màu. - Quan sát, Thảo luận. - Tìm và tô màu các đồ dùng học tập trong tranh. - Trao đổi từng cặp. Kĩ năng tự nhận thức. Trực quan. Thảo luận. Thực hành. HĐ 2 : Bài tập 2. MT : Công dụng ĐDHT, cách bảo quản. - Nêu yêu cầu. + Tên đồ dùng học tập ? Dùng để làm gì ? + Cách giữ gìn đồ dùng học tập ? * Kết luận : Được đi học là quyền lợi của trẻ em. Giữ gìn đồ dùng học tập giúp HS thực hiện tốt quyền được học tập của em. + thước, bút, vở, sách, bút chì, gôm + Không vẽ bậy vào vở, không làm rách sách, bao bìa dán nhãn sách vở, không làm hư mất ĐDHT. - Từng đôi giới thiệu với bạn về đồ dùng học tập của mình. - Trình bày trước lớp. Lớp nhận xét. - Nhiều HS nhắc lại. Kĩ năng xác định giá trị. Thảo luận. Hỏi đáp. Truyền đạt Giảng giải. KN kiên định HĐ 3 : Bài tập 3. MT : Nhận thức việc làm đúng sai. * Trò chơi : sắp xếp lại ngăn sách. - Nêu yêu cầu. + Bạn nhỏ trong mỗi tranh làm gì ? + Vì sao em cho rằng bạn đó đúng ? Bạn đó sai ? + Nếu là em, em sửa sai bằng cách nào ? * Kết luận : Cần giữ gìn đồ dùng học. - Giải thích cá nhân. + Bạn ở hình 1, 2, 6 : đúng. Bạn ở hình 3, 4, 5 : sai. - HS làm bài. - Giải thích cách làm. - Lớp nhận xét, sửa bài. Kĩ năng xác định giá trị. Trực quan. Hỏi đáp. Giáo dục tư tưởng. KN kiên định 4. Hoạt động nối tiếp (5’) Trò chơi “Con thỏ”. Sửa sang lại đồ dùng học tập. * Chuẩn bị : bài “Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập (Tiết 2)”. Thứ hai , ngày ....... tháng ..... năm ........ ĐẠO ĐỨC Bài 3 : Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập (Tiết 2) I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : Dạy HS có thái độ giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập và bảo quản tài sản. 2/ Kĩ năng : HS biết giữ gìn đồ dùng cá nhân. 3/ Thái độ : Giáo dục HS có ý thức bảo vệ tài sản. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : - Kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức:Biết trao đổi với bạn về việc giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập - Kĩ năng xác định giá trị : Đồ dùng , sách vở luôn được giữ cẩn thận sẽ giúp ta sử dụng được lâu hơn và tiết kiệm - Kĩ năng ra quyết định : Biết nhắc nhở các bạn cùng thực hiện tốt. - Kĩ năng đặt mục tiêu : Đề ra việc giữ gìn sách vở- đồ dùng luôn cẩn thận. III. CHUẨN BỊ : GV : Tranh phóng to, phần thưởng, Công ước Quốc tế. HS : Vở bài tập, bút màu, đồ dùng học tập. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1. Ổn định (1’) : Trò chơi “Bóng lăn” - Cả lớp. 2. Bài cũ (4’) : Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập. + Thế nào là giữ gìn sách vở ? (Không vẽ bậy vào vở, không làm rách sách, bao bìa dán nhãn sách vở cẩn thận). + Thế nào là giữ gìn đồ dùng học tập ? (Không làm hư, mất ĐDHT). - GV nhận xét, tuyên dương 3. Bài mới (25’) : Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập (Tiết 2). HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH P. PHÁP HĐ 1 : Thi sách vở ai đẹp nhất. MT : Noi gương học tập bạn. - Nêu yêu cầu cuộc thi. - Thành phần ban giám khảo. - Gồm có 2 vòng thi : + Vòng 1 : Chọn bạn có sách vở đẹp nhất. + Vòng 2 : 4 tổ có sách vở đẹp nhất thi với nhau. - Tiêu chuẩn chấm thi : + Đủ sách vở, đồ dùng qui định. + Sách vở sạch, không vấy bẩn, quăn góc, rách bìa … + ĐDHT đủ, sạch, không bẩn, quăn góc, rách bìa … - Các tổ tiến hành chấm vòng 1 (mỗi tổ chọn 2 bạn vào vòng 2). - Tiến hành vòng 2, BGK công bố kết quả, khen thưởng các tổ, cá nhân thắng cuộc. - GV, lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng. - Quan sát, lắng nghe chú ý. - Cả lớp sắp xếp sách vở, ĐDHT lên bàn ngay ngắn. - Lựa chọn theo sự thống nhất của tổ. - Quan sát, cổ vũ. Kĩ năng tự nhận thức. Truyền đạt Giảng giải. Trực quan. Thực hành. HĐ 2 : Hát. MT : Sinh hoạt văn hóa – văn nghệ. - Cả lớp hát bài “Sách bút thân yêu ơi” - Cả lớp hát, múa. Kĩ năng giao tiếp. Hát múa. HĐ 3 : Đọc thơ. MT : Khắc sâu kiến thức. - Hướng dẫn HS đọc thơ cuối bài. - HS đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh cả lớp. Kĩ năng xác định giá trị. Giáo dục tư tưởng. 4. Hoạt động nối tiếp (5’) + Sách vở, ĐDHT giúp gì cho ta ? + Ta phải làm gì để bảo vệ, giữ gìn chúng ? + Việc giữ gìn tốt ĐDHT thể hiện quyền gì của trẻ em ? * Chuẩn bị : bài “Gia đình em”. Thứ hai , ngày 15 tháng 10 năm 2007 ĐẠO ĐỨC Bài 4 : Gia đình em (Tiết 1) I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : Trẻ em biết các thế hệ sống trong một gia đình được yêu thương chăm sóc. 2/ Kĩ năng : Biết mối quan hệ ruột thịt, biết lễ phép vâng lời ông bà, cha mẹ và anh chị. 3/ Thái độ : Giáo dục HS biết quý trọng, yêu mến gia đình. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức : Biết được sống trong mái ấm gia đình là hạnh phúc . Kĩ năng xác định giá trị : Một gia đình hạnh phúc luôn mang đến cho ta điều tốt đẹp . Kĩ năng ra quyết định : Biết thực hiện các việc đem đến niềm vui cho gia đình. Kĩ năng đặt mục tiêu : Không làm những việc buồn cho gia đình . III. CHUẨN BỊ : GV : Tranh ảnh, sách, giỏ, bóng. HS : Vở bài tập, que Đ/S, sắm vai. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1. Ổn định (1’) : Hát + múa “Mời bạn vui múa ca” - Cả lớp. 2. Bài cũ (4’) : Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập. - Tuyên dương những em đạt loại A. - Nhận xét một số tình huống Đ/S : vẽ bậy vào sách vở, bao bìa, ghi nhãn … - Gọi 2 em HS đọc ghi nhớ. - GV nhận xét. 3. Bài mới (25’) : Gia đình em. HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH P. PHÁP HĐ 1 : HS kể về gia đình. MT : Diễn đạt ý lưu loát. - GV đặt những câu hỏi gợi mở hướng dẫn HS tự diễn đạt. + Gia đình em có mấy người ? + Bố mẹ tên gì ? Làm gì ? Có anh chị em không ? Bao nhiêu tuổi ? Chúng ta ai cũng có quyền có một gia đình. - Thảo luận, trả lời cá nhân về gia đình mình. - Lớp nhận xét, lắng nghe ý kiến bạn. - Nhắc lại. Hỏi đáp. Đàm thoại. Giảng giải. HĐ 2 : Xem tranh. MT : Kể lại nội dung tranh. - HS tự xem tranh. Nêu yêu cầu kể lại nội dung từng tranh. - GV giảng, chốt lại từng tranh. Cần chia sẻ, cảm thông với các bạn thiếu thốn tình cảm. - Quan sát. - Thảo luận nhóm. Đại diện nhóm kể lại từng tranh. - Nhắc lại. Trực quan. Thảo luận nhóm. Truyền đạt HĐ 3 : Đóng vai. MT : Khắc sâu kiến thức. - Đóng vai theo tranh. - Chia nhóm 4 tổ thực hiện. - Nhận xét, tuyên dương động viên. Phải kính trọng, lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ. - Chia nhóm thực hiện + Tranh 1 : Nói “vâng ạ” và thực hiện đúng lời mẹ dặn. + Tranh 2 : Chào hỏi mọi người trong gia đình. + Tranh 3 : Xin phép đi chơi. + Tranh 4 : Nhận quà bằng 2 tay. - Lớp nhận xét. Thảo luận. Sắm vai Giáo dục tư tưởng. 4. Hoạt động nối tiếp (5’) Em học được điều gì qua các vai trên ? Khi đi đâu em phải làm gì ? Đối với người thân lớn tuổi trong gia đình em lễ phép như thế nào ? Thái độ họ ra sao ? Về nhà thực hiện theo bài học. * Chuẩn bị : Bài “Gia đình em (Tiết 2)”. Thứ hai , ngày 22 tháng 10 năm 2007 ĐẠO ĐỨC Bài 4 : Gia đình em (Tiết 2) I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : Trẻ em biết các thế hệ sống trong một gia đình được yêu thương chăm sóc. 2/ Kĩ năng : Biết mối quan hệ ruột thịt, biết lễ phép vâng lời ông bà, cha mẹ và anh chị. 3/ Thái độ : Giáo dục HS biết quý trọng, yêu mến gia đình. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức : Biết trao đổi với bạn về những việc tốt mà mình đã thực hiện để chia sẻ với bạn . Kĩ năng xác định giá trị : Một gia đình hạnh phúc luôn mang đến cho ta điều tốt đẹp . Kĩ năng ra quyết định : Biết thực hiện các việc đem đến niềm vui cho gia đình. Kĩ năng đặt mục tiêu : Biết học tập những điều tốt của bạn . III. CHUẨN BỊ : GV : Tranh ảnh, sách, giỏ, bóng. HS : Vở bài tập, que Đ/S, sắm vai. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1. Ổn định (1’) : Hát “Con chim non” - Cả lớp. 2. Bài cũ (4’) : Gia đình em - Khi đi đâu em phải làm gì ? (chào hỏi, xin phép …) - Đối với người thân lớn tuổi trong gia đình em lễ phép như thế nào ? Thái độ họ ra sao ? (ngoan ngoãn, đi thưa về chào … Hài lòng, vui vẻ …) - GV nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới (25’) : Gia đình em (Tiết 2) HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH P. PHÁP HĐ 1 : Khởi động. MT : Giáo dục tư tưởng. * Trò chơi : “Đổi nhà”. + Em cảm thấy như thế nào khi luôn có một mái nhà ? + Em sẽ ra sao khi không có một mái nhà ? Gia đình là nơi em được cha mẹ và những người thân yêu che chở, đùm bọc. + Với những em luôn có một mái nhà (Trò chơi). + Với những em có lần mất nhà. - Nhắc lại. Trò chơi. Giảng giải. HĐ 2 : Tiểu phẩm. MT : Tập nhận xét nội dung tiểu phẩm. - Nội dung SGV / 25. - Nêu câu hỏi thảo luận : + Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Long ? + Điều gì sẽ xảy ra khi Long không vâng lời mẹ ? - Chia nhóm thể hiện các vai : Long, mẹ Long, các bạn Long. - Sau khi xem tiểu phẩm lớp thảo luận các câu hỏi trên. Đại diện trình bày, nhóm bổ sung, góp ý. Sắm vai. Thảo luận nhóm. HĐ 3 : Tự nhận xét. MT : Khắc sâu kiến thức. - HS tự liên hệ. Nêu yêu cầu. + Sống trong gia đình, em được cha mẹ quan tâm như thế nào ? + Em đã làm những gì để cha mẹ vui lòng ? - Tuyên dương những HS biết lễ phép, vâng lời cha mẹ, nhắc nhở lớp noi gương những bạn này.. - Kết luận (SGV / 26) - HS trình bày trước lớp. - Tuyên dương, nhắc nhở. Đàm thoại. Giáo dục tư tưởng. 4. Hoạt động nối tiếp (5’) Em học được điều gì qua các vai trên ? Gia đình em có những ai ? Bổn phận của mỗi người trong gia đình ? Về nhà thực hiện theo bài học. * Chuẩn bị : Bài “Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ”. Thứ hai , ngày 29 tháng 10 năm 2007 ĐẠO ĐỨC Bài 5 : Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ (Tiết 1) I. MỤC TIÊU : Kiến thức : Đối với anh chị cần lễ phép, đối với em nhỏ phải nhường nhịn. Kĩ năng : Biết quan hệ ruột thịt giữa các thành viên trong gia đình. Thái độ : Giáo dục HS biết cư xử lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong gia đình. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : - Kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức : Biết lễ phép với anh chị nhường nhịn em nhỏ - Kĩ năng xác định giá trị : Cư xử phải phép là việc làm đáng khen. - Kĩ năng đặt mục tiêu : Thể hiện hành vi đúng trong cuộc sống hằng ngày. III. CHUẨN BỊ : GV : Đồ dùng để chơi đóng vai, bài hát, thơ. HS : SGK, bảng Đ/S. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1. Ổn định (1’) : Hát + múa “Cả nhà thương nhau” - Cả lớp. 2. Bài cũ (4’) : Gia đình em + Sống trong gia đình, em được cha mẹ quan tâm như thế nào ? + Em đã làm gì để cha mẹ được vui lòng ? - GV nhận xét, tuyên dương 3. Bài mới (25’) : Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH P. PHÁP HĐ 1 : HS xem tranh và nhận xét việc làm của các bạn nhỏ trong bài tập 1. - GV giới thiệu bài. + Tranh vẽ gì ? GV yêu cầu HS quan sát tranh bài tập 1 và nhận xét việc làm của các bạn nhỏ trong 2 tranh. + Tranh 2 vẽ gì ? - GV chốt ý : Anh, chị em trong gia đình phải thường yêu và hòa thuận với nhau. - Cá nhân, từng cặp HS hỏi nhau. + Anh đưa cam cho em ăn, em nói lời cám ơn. Anh rất quan tâm đến em, em lễ phép với anh. + 2 chị em đang chơi đồ hàng, chị giúp em mặc đồ cho búp bê. Hai chị em chơi với nhau rất hòa thuận, chị biết giúp em trong khi chơi. - Trao đổi từng cặp. Kĩ năng tự nhận thức. Trực quan. Hỏi đáp. HĐ 2 : Thảo luận, phân tích tình huống. + Tranh 1 vẽ gì ? + Theo em, bạn Lan ở tranh 1 có thể có những cách giải quyết nào trong tình huống đó? + Nếu là bạn Lan, em sẽ chọn cách giải quyết nào ? + Tranh 2 vẽ gì ? + Nếu em là bạn Hùng, em sẽ giải quyết như thế nào ? * Vậy cách ứng xử thứ (4) và thứ (2) trong tình huống là đáng khen, thể hiện chị (anh) yêu em nhất, biết nhường nhịn em nhỏ. + Bạn Lan đang chơi với em thì được cô cho quà. + Lan nhận quà và giữ tất cả lại cho mình. + Lan chia chia cho em quả bé và giữ lại cho mình quả to. + Mỗi người một nửa quả bé, một nửa quả to. + Nhường cho em bé chọn trước.

File đính kèm:

  • docGiao an - Nguyen - DAO DUC - HK 1.doc
Giáo án liên quan