Giáo án Đạo đức lớp 1 tuần 32

Đạo đức

Bài: Ôn tập “ Lễ phép vâng lời thầy cô giáo”.

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Ôn tập kiến thức về bài học “ Lễ phép vâng lời thầy cô giáo”.

2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng về bài học “ Lễ phép vâng lời thầy cô giáo”.

3. Thái độ: HS tự giác thực hiện “ Lễ phép vâng lời thầy cô giáo”.

II. Đồ dùng:

- Giáo viên: Hệ thống câu hỏi và bài tập.

III. Hoạt động dạy- học chủ yếu:

1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5)

- Tại sao phải bảo vệ cây và hoa nơi công cộng?

- Em đã thực hiện điều đó như thế nào?

2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2)

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3691 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đạo đức lớp 1 tuần 32, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đạo đức Bài: Ôn tập “ Lễ phép vâng lời thầy cô giáo”. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Ôn tập kiến thức về bài học “ Lễ phép vâng lời thầy cô giáo”. 2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng về bài học “ Lễ phép vâng lời thầy cô giáo”. 3. Thái độ: HS tự giác thực hiện “ Lễ phép vâng lời thầy cô giáo”. II. Đồ dùng: - Giáo viên: Hệ thống câu hỏi và bài tập. III. Hoạt động dạy- học chủ yếu: 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’) - Tại sao phải bảo vệ cây và hoa nơi công cộng? - Em đã thực hiện điều đó như thế nào? 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’) - Nêu yêu cầu bài học, ghi đầu bài. - nắm yêu cầu của bài, nhắc lại đầu bài. 3. Hoạt động3: Ôn tập (18’). - hoạt động cá nhân. - Vì sao phải lễ phép, vâng lời thầy cô giáo? - Hãy nêu những việc làm, hành động lễ phép, vâng lời thầy cô. - Em đã thực hiện lễ phép vâng lời thầy cô giáo như thế nào? - Kể tên và những hành động của bạn trong lớp biết lễ phép, vâng lời thầy cô giáo mà em biết. - Em sẽ làm gì nếu bạn em chưa biết lễ phép, vâng lời thầy cô giáo? - thầy cô giáo là những người dạy dỗ ta nên người… - nói với thầy cô cần thưa gửi, đưa hoặc nhận vật gì cần dùng hai tay… - HS tự liên hệ bản thân. - HS tự nêu tên và việc làm đúng của bạn. - khuyên ngăn, nhắc nhở bạn… Chốt: Thầy cô giáo là những người dạy dỗ các em nên người, chúng ta cần biết lễ phép vâng lời thầy cô… - theo dõi. 4.Hoạt động4: Chơi trò chơi sắm vai (8’). - chơi theo nhóm. - Đưa ra các tình huống: Đi đường gặp thầy cô. Nộp sách vở cho thầy cô. Trả lời câu hỏi của thầy cô. Thầy cô giáo dặn về nhà học bài, nhưng lại có bạn rủ đi chơi… - tự thảo luận và đưa ra cách ứng sử của nhóm, sau đó thực hiện cho các bạn nhận xét bổ sung. - Chốt lại những cách ứng sử tốt nhất. - theo dõi. 5.Hoạt động 5: Củng cố- dặn dò (5’) - Nêu lại bài học, phần ghi nhớ của bài. - Nhận xét giờ học. - Về nhà học lại bài, xem trước bài: Ôn tập “Đi bộ đúng quy định”. Đạo đức Bài: Ôn: Đi bộ đúng quy định. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Củng cố hiểu biết thế nào là đi bộ đúng quy định, vì sao phải đi bộ đúng quy định. 2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng thực hiện đi bộ đúng quy định. 3. Thái độ: HS tự giác thực hiện đi bộ đúng quy định. II. Đồ dùng: - Giáo viên: Hệ thống câu hỏi và bài tập. III. Hoạt động dạy- học chủ yếu: 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’) - Tại sao phải lễ phép vâng lời thầy cô giáo? - Em đã thực hiện điều đó như thế nào? 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’) - Nêu yêu cầu bài học, ghi đầu bài. - nắm yêu cầu của bài, nhắc lại đầu bài. 3. Hoạt động3: Ôn tập (18’). - hoạt động cá nhân. - Thế nào là đi bộ đúng quy định ở đường thành phố, đường nông thôn? - Vì sao phải đi bộ đúng quy định? - Em đã thực hiện đi bộ đúng quy định như thế nào? - Kể tên và những hành động của bạn trong lớp đi bộ đúng quy định. - Em sẽ làm gì nếu bạn em chưa đi bộ đúng quy định. - thành phố đi trên vỉa hè, đi vào phần vạch trắng, nông thôn đi sát lề phải đường. - đảm bảo an toàn cho mình và người đi đường. - HS tự liên hệ bản thân. - HS tự nêu tên và việc làm đúng của bạn. - khuyên ngăn, nhắc nhở bạn. Chốt: Cần đi bộ đúng quy định để đảm bảo an toàn giao thông. - theo dõi. 4.Hoạt động4: Chơi trò chơi đi đúng luật giao thông (8’). - chơi theo nhóm. - Đưa ra các tình huống với các mô hình đường đi ở nông thôn, thành phố, yêu cầu HS nên đóng vai người đi đường, vai cảnh sát giao thông sử phạt người đi chưa đúng. - thực hiện đi đường làm sao cho đúng để không bị phạt. 5.Hoạt động 5: Củng cố- dặn dò (5’) - Nêu lại bài học, phần ghi nhớ của bài. - Nhận xét giờ học. - Về nhà học lại bài, xem trước bài: Ôn tập : Cảm ơn xin lỗi. Đạo đức Bài 33: Ôn : Cảm ơn - xin lỗi. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Ôn lại cho HS khi nào thì biết nói: Cảm ơn - xin lỗi. 2. Kĩ năng: HS biết nói: Cảm ơn - xin lỗi khi cần thiết và phù hợp với từng tình huống trong thực tế. 3. Thái độ: HS tự giác thực hiện và biết yêu quý bạn biết nói: Cảm ơn - xin lỗi. II. Đồ dùng: - Giáo viên: Phiếu học tập có nội dung sau: 1.Hãy điền từ cảm ơn, xin lỗi”vào chỗ trống trong các câu sau cho phù hợp: Nói ………….. khi được người khác quan tâm, giúp đỡ. Nói ………….. khi mắc lỗi, khi làm phiền người khác. 2. Ghi dấu + vào ô trống trước ý em cho là đúng trong các câu sau: Nói “Cảm ơn - xin lỗi” là để : Cho đỡ bị cô giáo mắng. Thể hiện tự tôn trọng mình và tôn trọng người khác. Nói cho vui miệng. III. Hoạt động dạy- học chủ yếu: 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’) - Như thế nào là đi bộ đúng quy định? - Vì sao phải đi bộ đúng quy định? 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’) - Nêu yêu cầu bài học, ghi đầu bài. - nắm yêu cầu của bài, nhắc lại đầu bài. 3. Hoạt động3: Làm phiếu học tập (15’). - hoạt động theo cặp. - Phát phiếu học tập cho HS , yêu cầu các em thảo luận theo cặp sau đó báo cáo kết quả. - thảo luận theo câu hỏi trong phiếu của nhóm mình sau đó đại diện nhóm báo cáo kết quả. - Gọi nhóm khác bổ sung thêm. Chốt: Nói cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ.Nói xin lỗi khi mình làm phiền người khác… - Em đã thực hiện nói: Cảm ơn - xin lỗi như thế nào? - Trong lớp có bạn nào thực hiện nói: Cảm ơn - xin lỗi tốt? Bạn nào thực hiện chưa tốt, em sẽ nói gì với bạn? - bổ sung cho nhóm của bạn. - nhắc lại ghi nhớ. - tự liên hệ bản thân, bạn khác nhận xét bổ sung cho bạn. - tuyên dương bạn thực hiện tốt và khuyên bảo bạn thực hiện chưa tốt. 4.Hoạt động4: Sử lí tình huống (10’). - hoạt động theo nhóm. - Các nhóm hãy tự thảo luận và đưa ra tình huống cần phải nói: Cảm ơn - xin lỗi sau đó thực hiện cho cả lớp quan sát. - Gọi HS nhận xét. - thảo luận và đưa ra cách giải quyết, sau đó lên thực hiện trước lớp. - nhận xét bổ sung cho nhóm bạn. Chốt: Nhóm nào thực hiện tốt, nhóm nào chưa tốt. - theo dõi. 5.Hoạt động : Củng cố- dặn dò (5’) - Nêu lại ghi nhớ của bài học. - Nhận xét giờ học. - Về nhà học lại bài, xem trước bài: Ôn tập cuối năm. Đạo đức Ôn tập cuối năm I- Mục tiêu: 1. Kiến thức: Ôn lại kiến thức đã học qua các bài : Em là học sinh lớp 1, gọn gàng sạch sẽ, giứ gìn sách vở đồ dùng học tập, gia đình em, lễ phép với anh chị, nghiêm trang khi chào cờ, đi học đều và đúng giờ. 2. Kĩ năng: Ôn lại các kĩ năng cần thết qua các bài: Em là học sinh lớp 1, gọn gàng sạch sẽ, giứ gìn sách vở đồ dùng học tập, gia đình em, lễ phép với anh chị, nghiêm trang khi chào cờ, đi học đều và đúng giờ. 3. Thái độ: Tự giác thực hiện cac kĩ năng đó. II Đồ dùng: Giáo viên: Hệ thống câu hỏi và tình huống cần thiết. III- Hoạt động dạy học chính: 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5') - Khi nào thì nói cảm ơn, xin lỗi? - trả lời cá nhân - Vì sao cần nói cảm ơn, xin lỗi? 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2') - HS đọc đầu bài. - Nêu yêu cầu, ghi đầu bài 3. Hoạt động 3: Trả lời câu hỏi (15') - Hoạt động - Đưa ra câu hỏi phù hợp nội dung chính các bài cần ôn tập. - thảo luận hoặc trả lời cá nhân - Chốt lại nội dung chính. - nhắc lại hoặc ghi nhớ 4. Hoạt động 4: Xử lí tình huống (15') - Đưa ra một số tình huống chính có liên quan nội dung các bài cần ôn tập. - thảo luận hoặc tự đưa ra cách xử lí của riêng mình - Chốt cách xử lí đúng đắn nhất. - theo dõi 5. Hoạt động 5: Củng cố dặn dò (5') - Nêu lại một số nội dung cần ghi nhớ. - Nhận xét giờ học. - Về nhà thực hiện theo điều đã học.

File đính kèm:

  • docDAO DUC LOP 1 Tuan 3234.doc
Giáo án liên quan