Môn:Đạo đức
Bài : ĐI BỘ ĐÚNG QUY ĐỊNH ( tiết 1 )
I.MỤC TIÊU
- HS hiểu :Phải đi bộ trên vỉa hè, nếu đường không có vỉa hè phải đi sát lề đường
- Qua đường ở ngã ba, ngã tư phải đi theo đèn hiệu ( và vạch quy định )
- Đi bộ đúng quy định là đảm bảo an toàn cho mình và cho mọi người
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Vở BT đạo đức 1
- Tranh minh hoạ bài học
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
36 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1152 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy bài tuần 23 lớp 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23
Thứ hai ngày 20 tháng 2 năm 2006
Môn:Đạo đức
Bài : ĐI BỘ ĐÚNG QUY ĐỊNH ( tiết 1 )
I.MỤC TIÊU
HS hiểu :Phải đi bộ trên vỉa hè, nếu đường không có vỉa hè phải đi sát lề đường
Qua đường ở ngã ba, ngã tư phải đi theo đèn hiệu ( và vạch quy định )
Đi bộ đúng quy định là đảm bảo an toàn cho mình và cho mọi người
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
Vở BT đạo đức 1
Tranh minh hoạ bài học
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Nội dung
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1/Bài cũ
3-5’
* Gọi học sinh lên trả lời câu hỏi
- Em thích chơi một mình hay cùng học cùng chơi với bạn?
- Khi chơi với bạn, em phải cư xử như thế nào
* 4-5 HS lên bảng trả lời, các bạn khác theo dõi, nhận xét
- Em thích cùng học cùng chơi với bạn
- Khi chơi với bạn, em phải cư xử tốt với bạn bè.
2 /Bài mới
Hoạt động 1
HS làm bài tập
7-8’
* GV giới thiệu bài “ Đi bộ đúng quy định ”
- Cho HS quan sát tranh trong bài tập 1 và hỏi:
- Ở thành phố đi bộ phải đi ở phần đường nào? Tại sao?
- Ở nông thôn, khi đi bộ phải đi ở phần đường nào? Tại sao?
- Gọi HS lên trình bày ý kiến của mình
- GV kết luận: Ở nông thôn cần đi sát lề đường. Ở thành phố cần đi trên vỉa hè. Khi đi qua đường cần đi theo chỉ dẫn của đèn tín hiệu và vạch quy định
* Lắng nghe.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo ý của mình
- Ở thành phố đi bộ phải đi ở vỉa hè.Vì phải theo hướng dẫn của đèn tín hiệu.
- Ở nông thôn, khi đi bộ phải đi ở phần lề đường.
-HS khác theo dõi nhận xét bổ xung.
- Lắng nghe.
Hoạt động 2
Thảo luận theo cặp( bài tập 2)
7-8’
* HS làm bài tập 2
- Yêu cầu một số HS nên trình bày kết quả của mình
GV kết luận:
Tranh 1: Đi bộ đúng quy định
Tranh 2: Bạn nhỏ chạy ngang qua đường là sai quy định
Tranh 3: Hai bạn sang đường đi đúng quy định
* HS thảo luận hỏi đáp theo nhóm 2
- Các nhóm khác theo dõi nhận xét.
Hoạt động 3
Trò chơi “Qua đường”
7-8’
* GV vẽ sơ đồ ngã tư có vạch quy định cho người đi bộ và chọn HS vào các nhóm: Người đi bộ. Người đi xe ô tô. Người đi xe máy, xe đạp...( HS có thể đeo hình vẽ ô tô trên ngực hoặc trên đầu )
* GV phổ biến luật chơi:
Mỗi nhóm chia thành 4 nhóm nhỏ đứng ở 4 phần đường. Cho HS tiến hành chơi trò chơi
- Cùng cả lớp nhận xét, khen những bạn đi đúng luật
* Quan sát
* Lắng nghe nắm luật chơi.
HS chơi trò chơi thi đua giữa các tổ .Khi người điều khiển giơ đèn đỏ cho tuyến đường nào thì xe và người đi bộ phải dừng lại trước vạch. Còn người đi bộ và xe của tuyến đèn xanh được đi. Những người phạm luật sẽ bị phạt
-Theo dõi tỉm ra những bạn thực hiện đúng luật an toàn giao thông
3/Củng cố
3-5’
* Hôm nay học bài gì?
- Khi đi bộ trên đường ta phải đi như thế nào?
-Khi muốn qua đường ta phải làm gì?
- HD HS thực hành khi đi học
Nhận xét tiết học
* Đi bộ đúng quy định.
- Khi đi bộ trên đường ta phải chấp hành luật an toàn giao thông
-Khi muốn qua đường ta phải xem đèn tín hiệu ,khi không có xe.
- HS lắng nghe
Môn: Tập đọc
Bài :TRƯỜNG EM
I.MỤC TIÊU
1 :Đọc : HS đọc dúng, nhanh được cả bài “ Trường em”.
Luyện đọc các từ: cô giáo, bạn bè, thân thiết, anh em, dạy em, điều hay, mái trường .Luyện ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy
2. Ôn các tiếng có vần ai, ay
Tìm tiếng có vần ai, ay trong bài
Nhìn tranh nói câu chứa tiếng có vần ai, ay
Nói được câu chứa tiếng có vần ai, ay
3. Hiểu :Hiểu được nội dung bài: Sự thân thiết của ngôi trường với HS.
Bồi dưỡng cho HS tình cảm yêu mến mái trường.
Hiểu được các từ: ngôi nhà thứ hai, thân thiết
4.HS chủ động nói theo đề tài: Hỏi nhau về trường lớp của mình
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tranh minh hoạ bài tập đọc và phần luyện nói trong sgk
Bảng phụ, bộ chữ HVBD, bộ chữ HVTH
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1/Bài cũ
3-5’
* Kiểm tra đồ dùng học tập
- Sau giai đoạn học vần, các em đã biết chữ, biết đọc, biết viết. Từ hôm nay chúng ta sẽ luyện đọc, viết, nghe, nói theo các chủ điểm
* HS mở dụng cụ để KT
- Lắng nghe.
1/Bài mới
a) Giới thiệu bài
1-2’
Hoạt động 1
Hướng dẫn HS luyện đọc
Hoạt động 2
HD HS luyện đọc các tiếng từ
Hoạt động 3
Luyện đọc câu
Hoạt động 4
Luyện đọc đoạn , bài
* Thi đọc trơn cả bài
Hoạt động 5
c) Ôn các vần ai, ay
Tiết 1
* Giới thiệu tranh bài tập đọc và hỏi:
- Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Hằng ngày các em đến trường học. Trường học rất thân thiết với chúng ta. Trường học có ai? Trường học dạy chúng ta điều gì? Hôm nay ta học bài “Trường em” bài mở đầu cho chủ điểm nhà trường để tìm hiểu điều đó
* GV đọc mẫu lần 1
Chú ý giọng đọc chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm
* GV ghi các từ : cô giáo, dạy em, rất yêu, trường học, thứ hai, mái trường, điều hay lên bảng và gọi HS đọc bài
- Yêu cầuHS phân tích các từ khó: trường, cô giáo
- GV giải nghĩa từ khó:ngôi nhà thứ hai, thân thiết ( rất thân, rất gần gũi)
* Yêu cầu học sinh đọc theo câu
-Yêu cầu đọc đoạn
- Yêu cầu đọc cả bài
* Cho thi đua đọc theo tổ
-GV nhận xét cho điểm
* Tìm tiếng trong bài có vần ai, ay?
-HS đọc và phân tích các tiếng có vần trên
- Tìm tiếng ngoài bài có vần ai, ay?
- HS đọc câu mẫu trong sgk
- Nói câu chứa tiếng có vần ai, ay
Chia lớp thành 2 dãy, 1 dãy nói tiếng có vần ai, một lớp nói tiếng có vần ay
* Nghe và trả lời câu hỏi
- Vẽ cô và các bạn đang vui chơi ở sân trường
- Lắng nghe.
* Lắng nghe
* 3 đến 5 HS đọc bài
Cả lớp đồng thanh
-tiếng trường gồm có âm tr đứng trước vần ương đứng sau dấu huyền trên đầu âm ơ
- Lắng nghe.
* Mỗi câu 2 HS đọc.
Mỗi bàn đọc đồng thanh 1 câu
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài ( mỗi em một đoạn)
-2 HS đọc toàn bài. Cả lớp đọc đồng thanh
* Mỗi tổ cử 1 HS đọc, 1 HS chấm điểm
*Tìm nêu miệng tại chỗ:,hay,hai
- 5-7 em
-bài,tay ,mai,ngày,nay,...
- 3-4 em
-HS thi đua giữa hai dãy với nhau dãy nào không nói được bị trừ 10 điểm
Hoạt động 1
Tìm hiểu bài đọc và luyện đọc
Hoạt động 2
Luyện nói theo chủ đề:
Tiết 2
- GV đọc mẫu lần 2
- cho HS đọc bài theo đoạn và trả lời câu hỏi
-Trong bài, trường học được gọi là gì?
-Trường học là ngôi nhà thứ hai của em, vì sao?
- Hỏi nhau về trường lớp của mình
* GV cho HS quan sát tranh và hỏi:
Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Cho HS hỏi đáp theo mẫu câu
VD:+ Trường của bạn là trường gì?
+ Ở trường bạn yêu ai nhất?
+ Ở trường bạn thích cái gì nhất?
+ Trong lớp bạn thân nhất của em là ai?
+Ở lớp bạn thích học môn gì nhất?
+ Ở lớp môn gì bạn được điểm cao nhất
+ Ở trường bạn có gì vui?
- GV khuyến khích HS hỏi những câu khác
GV nhận xét, cho điểm HS
- Lắng nghe.
- Đọc từng đoạn kết hợp trả lời câu hỏi.
-Trường học được gọi là ngôi nhà thứ hai
- Vì ở trường có cô giáo như mẹ hiền, …
- 2 bạn HS đang trò chuyện
* quan sát tranh trả lời câu hỏi.
- HS hỏi đáp theo câu các em nghĩ ra
- có thể nêu: + Trường của tôi là trường TH Phú Sơn 2
+ Nêu theo thực tế.
+ Nêu theo ý thích.
+ Nêu bạn thân
+ Nêu theo ý thích
+ Nêu theo thực tế.
+ Nêu theo thực tế.
- Có thể nêu câu trả lời hay hơn
3 /Củng cố dặn dò
* Hôm nay học bài gì?
Yêu cầu HS đọc lại toàn bàivà trả lời câu hỏi:
- Vì sao em yêu ngôi trường của mình?
Dặn HS về đọc lại bài ở nhà
* Trường em
- 3-4 em đọc bài kết hợp trả lời câu hỏi.
-em yêu ngôi trường của mìnhvì có cô ,có bè bạn thân thiết như anh em
- Lắng nghe.
------------------------------------
Môn:TOÁN
Bài:VẼ ĐOẠN THẲNG
CÓ ĐỘ DÀI CHO TRƯỚC
I.MỤC TIÊU
-Giúp HS bước đầu biết dùng thước có vạch chia thành từng xăngtimet để vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước
-Giải toán có lời văn có số liệu là các số đo độ dài với đơn vị đo là xăngtimet.
-Có thói quen thích thú tự khám phá kiến thức mới trong học tập.
II.ĐỒ DÙNG
Thước có vạch chia thành từng xăngtimet
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1/Bài cũ
3-5’
+ gọi HS lên bảng giải bài toán theo tóm tắt sau:
Tóm tắt:
Có : 5 quyển vở
Có : 5 quyển sách
Có tất cả: ... quyển vở và quyển sách?
-Gọi HS nhận xét bài của bạn
-GV nhận xét cho điểm
+ 1HS lên bảng làm HS cả lớp làm vào phiếu
Bài giải
Có tất cả số quyển vở và quyển sách
5+5=10 ( quyển)
Đáp số: 10 quyển
-Nhận xét trên bảng
- Lắng nghe.
2/Bài mới
Hoạt động 1
Hướng dẫn cách vẽ đoạn thẳng
Luyện tập
Hoạt động 2
Bài 1
Làm vở
Hoạt động 3
Bài 2
Làm việc theo nhóm
Hoạt động 4
Bài 3
Làm việc nhóm 2
3 /Củng cố dặn dò
3-5’
* GV giới thiệu bài : “vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước”
- Hướng dẫn HS thực hiện các thao tác vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước
Chẳng hạn: vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 4 cm thì làm như sau:
Đặt thước (có vạch chiathành từng xăngtimet) lên tờ giấy trắng, tay trái giữ thước, tay phải cầm bút. Chấm 1 điểm trùng với vạch 0, chấm 1 điểm trùng với vạch 4.
Dùng bút nối điểm ở vạch 0 với điểm ở vạch 4 thẳng theo mép thước. Nhấc thước ra, viết chữ A lên điểm đầu, viết chữ B lên điểm cuối của đoạn thẳng. Ta đã vẽ được đoạn thẳng AB có độ dài là 4 cm
- GV vừa HD vẽ vừa thao tác bằng tay trên bảng
- HS nhắc lại cách vẽ
* GV hướng dẫn HS làm bài trong sgk
- Gọi HS nêu yêu cầu
-HD yêu cầu học sinh vẽ.
- GV đi quan sát giúp đỡ HS
Lưu ý HS tay trái phải giữ chặt thước để khi kẻ không bị xô lệch, đoạn thẳng sẽ xấu hoặc sai
* HS nêu yêu cầu :
- Yêu cầu HS đọc tóm tắt, sau đó thực hiện bài giải theo các bước đã học
- Lưu ý HS: không cần viết kèm cm vào số 5 và số 3 trong phép cộng 5 + 3 mà chỉ viết cm trong ngoặc đơn ở bên phải kết quả của phép cộng
- Yêu cầu làm theo nhóm.
- chữa bài trên bảng.
*Gọi HS nêu yêu cầu
-GV HD : Đoạn thẳng AB và đoạn thẳng BC có chung điểm nào?
- GV nên khuyến khích vẽ theo nhiều cách khác nhau
-Chữa bài trên bảng
*hôm nay học bài gì?
-Cho HS thi đua vẽ đoạn thẳng EF có độ dài 10 cm và đoạn thẳng IK có độ dài 13 cm
-GV kiểm tra, nhận xét bài vẽ của HS
GV nhận xét chung tiết học.
* HS quan sát nắm bắt cách vẽ đoạn thẳng
-Quan sát.
-3-5 em
* Lắng nghe.
- thực hành vẽ đoạn thẳng
-HS vẽ theo các thao tác như trên và sử dụng chữ cái in hoa để đặt tên cho các đoạn thẳng
- Thực hành vẽ trên vở
* Giải bài toán theo tóm tắt sau
-1HS đọc ,lớp theo dõi đọc thầm.
- Lắng nghe.
-Các nhóm thảo luận làm bài .Các tổ trưởng trình bày bài trên bảng phụ gắn lên bảng
Cả hai đoạn thẳng:
5+3=8 (cm )
Đáp số: 8cm
- Các nhóm nhận xét chéo.
* 1-2 em nêu
- Có chung 1 điểm đó là điểm B
-HS thảo luận theo nhóm vẽ đoạn thẳng theo yêu cầu bài 3,1HS lên bảng vẽ.
-Các nhóm đổi chéo bài dùng thước kẻ kiểm tra.
* Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước
- Mỗi nhóm cử 1 bạn thi vẽ trên bảng.
- Theo dõi nhận xét.
-Lắng nghe.
---------------------------------
MÔN:HÁT NHẠC
BÀI:ÔN TẬP 2 BÀI HÁT:BẦU TRỜI XANH,TẬP TẦM VÔNG.
I-Mục tiêu:
-Học sinh hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay đệm theo phách hoặc đệm theo tiết tấu lời ca.Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ.
-Rèn cho HS hát đúng lời,hát kết hợp với vận động phụ hoạ nhịp nhàng.
II- Chuẩn bị:
-Nhạc cụ đệm bài hát,thanh phách.
- Vở hát nhạc.
III- Các hoạt động dạy học:
ND/Thời lượng
Hoạt động/GV
Hoạt động /HS
Hoạt động 1:
On bài hát : Bầu trời xanh(15ph )
Hoạt động 2
On bài hát :Tập tầm vông.
(15 ph )
Hoạt động 3
-Hướng dẫn hoạt động.
-Hướng dẫn vỗ tay theo tiết tấu.
Em yêu bầu trời xanh xanh
x x x x
-Hướng dẫn hát với vận động phụ hoạ.
-Cho học sinh tập hát đối đáp theo câu.
-Tập hát lĩnh xướng.
*Y/C hát lại bài hát.
*Tổ chức thi biểu diễn.
GV và các tổ trưởng làm BGK chấm điểm cho cuộc thi.
-Nhận xét đánh giá chung.
-Y/C nhóm đạt giải nhất lên biểu diễn lại.
-Dặn dò:Tập hát lại 2 bài hát.
-Lớp trưởng đều khiển cả lớp hát thuộc lời ca.
-Lớp trưởng làm mẫu vỗ tay đệm theo phách hoặc theo tiết tấu lời ca.
- Lắng nghe.
-Các nhóm trưởng hướng dẫn tập theo nhóm.
-Nhóm 1 câu 1
Nhóm 2 câu 2
Nhóm 3 câu 3
Nhóm 4 câu 4
-Cả lớp.
*Lớp phó văn nghệ điều khiển,cả lớp hát.
-Hát kết hợp với vận động phụ hoạ.
* Các lớp thi biểu diễn trước lớp.Múa phụ hoạ hoặc nhún theo nhịp tuỳ theo từng nhóm.Các nhóm theo dõi chọn ra nhóm đạt giải nhất của cuộc thi.
- Lắng nghe.
-Cử bạn biểu diễn giỏi nhất lên hát để cả lớp học tập.
Thứ ba ngày 21 tháng 2 năm 2006
Môn :Chính tả
Bài:Trường em
I. MỤC TIÊU
-HS chép lại đúng và đẹp, không mắc lỗi bài : “ Trướng em”. Trình bày đúng hình thức
-Điền đúng vần :ai,ay, chữ c hoặc c
-Viết đúng cự li, tốc độ, các chữ đều và đẹp
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
-GV: bảng phụ chép sẵn bài thơ và bài tập
-HS: vở, bộ chữ HVTH
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài
* Hôm nay lớp mình sẽ viết bài thơ “ Tặng cháu”
* HS lắng nghe
1/Bài mới
Hoạt động 1
HD HS nghe viết
Hoạt động 2
Viết bài vào vở
Hoạt động 3
HD HS làm bài tập chính tả
- GV treo bảng phụ đã viết sẵn bài tập chép
* Cho HS tìm tiếng khó viết
- Cho HS phân tích tiếng khó và viết bảng con
* GV cho HS chép bài vào vở chính tả
- Khi viết ta cần ngồi như thế nào?
GV hướng dẫn HS cách viết bài:
-Mỗi câu có mấy tiếng?
-Đầu mỗi câu thì viết như thế nào?
- GV quan sát uốn nắn cách ngồi, cách cầm bút
- GV đọc lại bài cho HS soát lỗi
GV thu vở chấm, nhận xét
* Cho 1 HS nêu yêu cầu bài tập 2
- GV giới thiệu tranh và hỏi
- Bức tranh vẽ cảnh gì?
-Điền vần gì dưới mỗi bức tranh?
-Cho nêu yêu cầu bài 3
-Hướng dẫn quan sát tranh làm việc theo nhóm.
-chữa bài trên bảng
3 -> 5 HS đọc bài tập chép
* Tiếng khó viết là: trường,hiền,thân thiết.
- HS phân tích và viết bảng
* HS viết bài vào vở
- Khi viết ta cần ngồi ngay ngắn
-Câu 1 chín tiếng
-Câu 17 tiếng
-Đầu mỗi câu thì viết hoa chữ cái đầu.
- HS đổi vở sửa bài
- Điền vần ai hoặc ay
- QS tranh trả lời câu hỏi
- Bức tranh vẽ cảnh con gà mái,chiếc máy ảnh
-Điền miệng,1 em lên bảng điền
- Điền chữ :c hoặc c
- Thảo luận theo nhóm bàn làm bài. 4 đại diện làm bảng phụ gắn lên bảng.
- Các nhóm nhận xét chéo.
3/ Củng cố dặn dò
* Khen một số em viết đẹp, ít lỗi, có tiến bộ
Dặn HS nhớ các quy tắc chính tả
Về nhà tập viết thêm
* HS lắng nghe cô dặn dò
-------------------------------
Môn:Tập viết
Bài : TÔ CHỮ HOA : A, Ă, Â
I. MỤC TIÊU
-HS tô đúng và đẹp các chữ hoa: A, Ă, Â
Viết đúng và đẹp các vần ai, ay; các từ ngữ: mái trường, điều hay.
Viết theo chữ thường, cỡ vừa, đúng cỡ chữ và đều nét
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bảng phụ viết sẵn trong khung chữ
Chữ hoa :A, Ă, Â
Các vần ai, ay; các từ : mái trường, điều hay
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/Mở đầu
* Kiểm tra dụng cụ học tập của HS
- Nhắc nhở HS cần phải kiên nhẫn, cẩn thận khi tô và viết chữ
* HS mở dụng cụ ra để KT
-HS lắng nghe cô căn dặn khi tô và viết
2/Bài mới
* Giới thiệu bài
Hoạt động 1
HD tô chữ hoa A,
Hoạt động 2
HD HS viết vần và từ ứng dụng
Hoạt động 3
HD HS viết bài vào vở
* GV giới thiệu bài tập tô chữ A, Ă, Â và viết các từ ứng dụng trong bài tập đọc
-GV giới thiệu chữ hoa mẫu và hỏi
Chữ hoa A gồm những nét nào?
-GV chỉ lên chữ hoa A và nói, vừa nói vừa đồ theo chữ.
-Quy trình viết chữ hoa A như sau: Từ điểm đặt bút ở dưới đường kẻ ngang dưới, viết nét móc hơi lượn sang phải một đơn vị chữ lên đường kẻ ngang trên. Từ đây viết nét móc phải. Điểm dừng bút cao hơn đường kẻ ngang dưới một chút. Cuối cùng lia bút lên đường kẻ ngang giữa, bên trái của nét thẳng ( chéo một phần ba đơn vị chữ ) để viết nét ngang. Điểm dừng bút ở nét ngang thẳng hàng dọc với điểm của nét móc
-Cho HS viết bảng con, GV uốn nắn sửa sai cho HS
-Chữ hoa Ă, Â có cấu tạo và cách viết như chữ hoa A, chỉ thêm dấu phụ của chữ Ă và chữ Â trên đầu mỗi chữ
-GV treo bảng phụ viết sẵn các từ ứng dụng
* GV nhắc lại cách nối nét giữa các chữ cái trong một chữ
- GV nhận xét HS viết
* GV gọi một HS nhắc lại tư thế ngồi viết
-GV nhắc nhở một số em ngồi chưa đúng tư thế và cầm bút sai
- Quan sát HS viết và uốn nắn HS sai
* Lắng nghe.
-HS quan sát chữ mẫu và trả lời câu hỏi của cô
Chữ hoa A, gồm một nét móc trái, một nét móc dưới và một nét ngang.
-HS theo dõi cách đồ chữ hoa A
-Chú ý lắng nghe để nắm quy trình viết chữ hoa A
- HS viết đúng quy trình vào bảng con chữ A
-HS viết bảng con chữ hoa Ă, Â
-HS đọc các vần và từ ứng dụng trên bảng phụ
Cả lớp đồng thanh
* HS luyện viết bảng con
-Lắng nghe sửa sai
* Ngồi thẳng lưng cách vở 25 cm .
-HS viết bài vào vở
Tô chữ hoa
-Viết vần và từ ứng dụng
3/Củng cố dặn dò
* GV thu vở chấm bài
-Khen một số em viết đẹp và tiến bộ
-Dặn các em tìm thêm tiếng có vần ai, ay
HD HS viết phần B ở nhà
* ½ số học sinh.
-Lắng nghe học hỏi.
-HS lắng nghe để về nhà viết bài
----------------------------------
Môn:TOÁN
Bài:LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
-Giúp HS củng cố về đọc, viết, đếm các số đến 20
-Thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 20
-Giải toán có lời văn
II. ĐỒ DÙNG
-GV: bảng phụ, các số đến 20
-HS:sách giáo khoa , vở
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1/Bài cũ
3-5’
-Cho HS làm bài vào phiếu bài tập
- Vẽ đoạn thẳng có độ dài 4 cm, 7 cm, 12 cm
- GV kiểm tra nhận xét bài của HS
- HS làm vào phiếu bài tập
……4cm… ……7cm...
……12 cm…………………
2/Bài mới
* Giới thiệu bài
Hoạt động 1
Bài 1
Trò chơi tiếp sức
Hoạt động2
Bài 2
Trò chơi gắn số.
Hoạt động 3
Bài 3
Làm vở
Hoạt động 4
Bài tập 4
Làm phếu bài tập.
* GV giới thiệu bài “ Luyện tập chung”
- Tổ chức cho HS tự làm bài tập trong sgk
- HS nêu yêu cầu bài 1
- GV chia lớp làm 2 đội hướng dẫn: bài 1 cho ta 20 ô vuông. Nhiệm vụ của chúng ta là điền các số từ 1 đến 20 theo thứ tự vào ô trống. Các em hãy điền theo cách mà mình cho là hợp lí nhất
-Ra lệnh cho HS làm bài.
- HD sửa bài
* HS nêu yêu cầu bài 2
- GV hướng dẫn: ta cộng nhẩm kết quả phép cộng thứ nhất rồi viết vào ô trống thứ nhất, sau đó lấy kết quả đó cộng với số tiếp theo sẽ được kết quả cuối cùng
-Gắn bảng phụ có đề bài.Đưa ra những số khác nhau.
- Chữa bài trên bảng
* HS đọc bài toán
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài và ghi tóm tắt
-chữa bài ,đưa ra đáp án đúng
-Phát phiếu ,yêu cầu đọc đề.
-Yêu cầu làm bài.
-Chữa bài.Gọi 1 HS làm trên bảng
* Lắng nghe.
Điền số từ 1 đến 20 vào ô trống
-Lắng nghe.
- Các đội viết tiếp sức trên bảng
- Nhận xét chéo bài trên bảng.
* Điền số thích hợp vào ô trống
-Các nhóm thảo luận tìm số cần gắn ,cử người lên hái số gắn theo yêu cầu trên bảng.
-Các đội kiểm tra chéo nhóm .
* 2-3 em đọc.
- HS tự giải bài toán và trình bày bài toán
- 1 HS lên làm bài,cả lớp làm vở
Tóm tắt
Có : 12 bút xanh
Có : 3 bút đỏ
Có tất cả:… cái bút?
Giải
Có tất cả là:
12+3=15 ( cái bút )
Đáp số :15 cái bút.
- đổi chéo vở dùng bút chì chấm điểm.
- điền số thích hợp vào ô trống.
-Làm cá nhân
-Theo dõi sửa bài.Nêu cách làm
3/Củng cố dặn dò
- Cho HS thi trả lời các câu hỏi sau
- Trên tia số từ 0 đến 20, số nào lớn nhất? Số nào bé nhất?
- Trên tia số, một số bé hơn số khác nằm ở bên phải hay bên trái số đó? ( hỏi tương tự như vậy với số lớn hơn)
- Có bao nhiêu số lớn hơn 11 và bé hơn 19? Đó là những số nào?
- Nhận xét tiết học
- Thi đua trả lời câu hỏi.
- Trên tia số từ 0 đến 20, số 20 lớn nhất .Số 0 bé nhất.
- Trên tia số, một số bé hơn số khác nằm ở bên trái số đó.
- Có 7 số lớn hơn 11 và bé hơn 19. Đó là những số :12,13,14,15,16,17,18
-Lắng nghe.
------------------------------------
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I-Mục tiêu:
-Củng cố lại đọc viết bài tập đọc ,chính tả đã viết.
- Giúp HS đọc trôi chảy và viết thành thạo bài chính tả và tập đọc đã học:Trường em.
II- Lên lớp :
A – Rèn đọc :
- Cho đọc lại bài :Trường em . Cho HS giỏi kèm HS yếu giáo viên theo dõi , giúp đỡ .
- Tổ chức thi đua đọc giữa các tổ nhóm . GV theo dõi nhận xét , tuyên dương và kết hợp ghi điểm .
B - Rèn viết :
-GV đọc cho HS viết bảng con các từ : trường học ,thân thiết ,cô giáo,
- GV đọc cho HS viết vở các từ : trường học ,thân thiết ,cô giáo.
Và đoạn viết từ:Trường học …thân thiết như anh em.Chú ý cách trình bày ,viết hoa đầu dòng.
- GV thu vở ghi điểm . nhận xét các lỗi HS mắc phải và yêu cầu HS sửa lại .
C – Nhận xét tiết học :
-Tuyên dương những em viết , đọc đúng .
- Nhắc những HS mắc lỗi về sữa chữa .
Thứ tư ngày 22 tháng 2 năm 2006
MĨ THUẬT: tiết 23
Bài : XEM TRANH CÁC CON VẬT
I. MỤC TIÊU.
Giúp HS quan sát nhận xét về hình vẽ, màu sắc để nhận biết được vẻ đẹp của tranh
HS thêm gần gũi và yêu quý các con vật
II. CHUẨN BỊ
GV: tranh vẽ các con vật ( tranh sưu tầm )
Tranh của các bạn HS lớp 1 năm trước vẽ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/Bài cũ
5’
* GV nêu ưu khuyết của bài “Vẽ vật nuôi trong nhà” để học sinh rút kinh nghiệm
* Lắng nghe rút kinh nghiệm
2/Bài mới
Hoạt động 1
- quan sát tranh 1
10-15’
Hoạt động 2
quan sát tranh 2
10-15’
3/Củng cố dặn dò
3-5’
* GV giới thiệu bài “ Xem tranh các con vật”
GV hướng dẫn HS xem tranh vẽ trong sgk
* Tranh 1:
-Tên bức tranh là gì? Do ai vẽ?
- Tranh bạn vẽ bằng chất liệu gì?
-Tranh bạn vẽ những con vật nào?
- Ngoài các con vật ra em còn thấy bức tranh bạn vẽ hình ảnh gì nữa?
-Trong tranh bạn vẽ có những màu sắc nào?
- Hình ảnh nào trong tranh nổi bật nhất?
- Em có thích tranh vẽ của bạn Cẩm Hà không?
- Đây là một bức tranh đẹp, bạn vẽ về các con vật mà bạn thích
Tranh 2:
Cách tiến hành như tranh 1
- Tranh này của ai vẽ? Bạn vẽ gì?
- Những con gà ở đây như thế nào?
-Em cho biết đâu là gà trống? Đâu là gà mái? Đâu là gà con?
- Em có thích đàn gà của bạn Thanh Hữu không?
Đây cũng là một bức tranh đẹp của bạn. Hai bạn đều vẽ tranh về đề tài gì?
* Vậy các em có thích các con vật không?
- Nếu thích nó, các em phải làm gì?
- Các em vừa xem các bức tranh đẹp, về nhà chúng ta quan sát kỹ các con vật để có thể vẽ được chúng theo ý thích của mình?
HD HS chuẩn bị bài sau
Nhận xét tiết học
* Lắng nghe
* Quan sát tranh trả lời câu hỏi
-Tên tranh là các con vật do bạn Cẩm Hà vẽ
- Tranh bạn vẽ bằng chất liệu sáp màu
- con gà ,con trâu..
- Hoa ,lá ,mặt trời…
-Trong tranh bạn vẽ có những màu sắc như :Xanh,đỏ ,đen…
-Hình ảnh con trâu
- Nêu theo ý thích
HS quan sát tranh 2
- Tranh này của bạn Thanh Hữu,bạn vẽ tranh con gà
- Những con gà ở đây rất đáng yêu
- Lên chỉ trên bảng
- Nêu theo ý thích.
*Nêu theo ý thích
- Cần bảo vệ nó
- Lắng nghe.
Môn: Tập đọc
Bài : TẶNG CHÁU
I.MỤC TIÊU
1 :Đọc :
-HS đọc đúng, nhanh được cả bài “ Tặng cháu”.
-Đọc đúng các từ: vở, gọi là, tặng cháu, lòng yêu, gọi là, nước non
-Ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ
2. Ôn các tiếng có vần ao, au
-Tìm tiếng có vần au trong bài
--Nói được câu chứa tiếng có vần ao, au
3. Hiểu
-Hiểu được nội dung bài: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi, Bác mong muốn các cháu thiếu nhi phải học giỏi để trở thành người có ích cho đất nước
-Bồi dưỡng cho HS tình cảm yêu mến Bác Hồ
-Hiểu được các từ: “nước non” trong bài
4.Tìm và hát được bài hát về Bác
-Học thuộc lòng bài thơ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tranh minh hoạ bài tập đọc và phần luyện nói trong sgk
Bảng phụ, bộ chữ HVBD, bộ chữ HVTH
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/Bài cũ
3-5’
* Gọi HS đọc bài: Trường em và trả lời câu hỏi
-Trong bài trường học được gọi là gì?
-Vì sao nói trường học là ngôi nhà thứ hai của em?
-GV nhận xét cho điểm
* 2 HS đọc bài: Trường em và trả lời câu hỏi
-Trong bài trường học được gọi là ngôi nhà thứ 2hai của em
- trường học là ngôi nhà thứ hai của em vì ở trường có cô giáo hiền như mẹ…
-HS đọc bài, lớp nhận xét
2/Bài mới
a) Giới thiệu bài
Hoạt động 1
Hướng dẫn HS luyện đọc
Hoạt động 2
Luyện đọc câu
Hoạt động 3
Luyện đọc đoạn , bài
Hoạt động 4
Ôn các vần ao, au
Tiết 1
* Bác Hồ là ai? Các em biết gì về Bác?
GV giới thiệu bài thơ “ Tặng cháu” của Bác Hồ
* GV đọc mẫu lần 1
Chú ý giọng đọc chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm
-GV ghi các từ luyện đọc lên bảng: tặng, vở, chút, gọi là, nước non cho HS đọc
-Cho HS phân tích các từ khó: tặng, vở, chút
- GV giải nghĩa từ khó: chút, gọi là, nước non, ( là đất nước, tổ quốc)
-Mỗi câu 2 HS đọc.
- Cho mỗi bàn đọc đồng thanh,tiếp sức
* Chia nhóm đọc theo hình thức nối tiếp
- GV cùng Học sinh khác nhận xét cho điểm
* Tìm tiếng trong bài có vần au?
- Cho HS đọc và phân tích các tiếng vừa tìm
- Tìm tiếng ngoài bài có vần ao, au?
Cho HS tìm theo nhóm
- Cho HS đọc các tiếng mà các em vừa tìm
- Nói câu chứa tiếng có vần ao, au
* Lắng nghe trả lời câu hỏi.
* Lắng nghe.
-3 đế
File đính kèm:
- muoi 23.doc