Giáo án dạy bổ túc kiến thức Ngữ văn 6

I. Từ.

1. Khái niệm: Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.

2. Phân biệt từ và tiếng.

TỪ

- Đơn vị để tạo câu.

- Từ có thể hai hay nhiều tiếng TIẾNG

- Đơn vị để tạo từ.

- Tiếng chỉ có một hình vị (âm tiết).

3. Phân loại.

a. Từ đơn: Chỉ có một tiếng.

b. Từ phức: có tiếng trở lên.

+ Từ ghép: các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.

+ Từ láy: các tiếng có quan hệ với nhau bằng hình thức láy âm.

II. Tìm hiểu về từ ghép và từ láy.

1. Từ ghép.

* Từ ghép tổng hợp (TG đẳng lập, TG hợp nghĩa, TG song song):

+ Các tiếng có qh ngang hàng và bình đẳng với nhau. Thường đổi trật tự được cho nhau.

VD: ếch nhái, buồn vui, đi đứng

+ Đặc điểm: Các tiếng kết hợp với nhau phải cùng một phạm trù ngữ nghĩa, hoặc đồng nghĩa hoặc cùng trái nghĩa với nhau.

=> TGTH có nghĩa khái quát hơn nghĩa của mỗi đơn vị tạo nên chúng.

VD: áo + quần -> áo quần, đợi + chờ -> đợi chờ.

* Từ ghép phân loại (TG chính phụ, TG phân nghĩa)

+ Là những TG mà trong đó có một tiếng giữ vai trò chính, còn các tiếng khác giữ vai trò bổ sung cho ý nghĩa chính.

 

doc38 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1372 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy bổ túc kiến thức Ngữ văn 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/9/2013 BUỔI 1 ễN TẬP TIẾNG VIỆT I. Từ. 1. Khái niệm: Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. 2. Phân biệt từ và tiếng. Từ - Đơn vị để tạo câu. - Từ có thể hai hay nhiều tiếng Tiếng - Đơn vị để tạo từ. - Tiếng chỉ có một hình vị (âm tiết). 3. Phân loại. a. Từ đơn: Chỉ có một tiếng. b. Từ phức: có tiếng trở lên. + Từ ghép: các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. + Từ láy: các tiếng có quan hệ với nhau bằng hình thức láy âm. II. Tìm hiểu về từ ghép và từ láy. 1. Từ ghép. * Từ ghép tổng hợp (TG đẳng lập, TG hợp nghĩa, TG song song): + Các tiếng có qh ngang hàng và bình đẳng với nhau. Thường đổi trật tự được cho nhau. VD: ếch nhái, buồn vui, đi đứng… + Đặc điểm: Các tiếng kết hợp với nhau phải cùng một phạm trù ngữ nghĩa, hoặc đồng nghĩa hoặc cùng trái nghĩa với nhau. => TGTH có nghĩa khái quát hơn nghĩa của mỗi đơn vị tạo nên chúng. VD: áo + quần -> áo quần, đợi + chờ -> đợi chờ... * Từ ghép phân loại (TG chính phụ, TG phân nghĩa) + Là những TG mà trong đó có một tiếng giữ vai trò chính, còn các tiếng khác giữ vai trò bổ sung cho ý nghĩa chính. VD: vui -> vui lòng, rau -> rau cải... + Đặc điểm: Các tiếng kết hợp với nhau theo kiểu: danh từ - tính từ, DT - ĐT, DT - DT. Các tiếng rất cố định, không thể đổi vị trí cho nhau được. VD: hoa + hồng, xe + đạp... => TGPL có nghĩa cụ thể hơn nghĩa của một từ chính đã cho. 2. Từ láy. a. Các kiểu từ láy.* Láy hoàn toàn: - Láy lại nguyên tiếng gốc, giữ nguyên thanh điệu. VD: đăm đăm, chằm chằm... - Láy lại nguyên tiếng gốc, biến đổi thanh điệu. VD: dìu dịu, hây hẩy, cỏn con... - Láy toàn bộ biến đổi phụ âm cuối và thanh điệu. VD: đèm đẹp, ang ác, anh ách, nhờn nhợt... * Láy bộ phận. - Láy phụ âm đầu. VD: mênh mông, mong manh, đủng đỉnh, rì rào... - Láy vần. VD: lác đác, lao xao, lấm tấm, linh tinh... b. Nghĩa của từ láy: - Nghĩa của từ láy so với tiếng gốc. VD1: đỏ -> đo đỏ, nhỏ -> nho nhỏ. => Giảm nhẹ. VD2: sạch -> sạch sành sanh, sít -> sít sìn sịt => Tăng tiến. - Nghĩa biểu trưng (biểu đạt) của từ láy. + Gợi hình ảnh. + Gợi âm thanh. + Trạng thái cảm xúc. VD: -> Tác dụng: * Lưu ý: - Một số từ vừa có qh ngữ nghĩa vừa có qh ngữ âm nhưng cả hai tiếng đều có nghĩa và sử dụng độc lập -> Từ ghép. VD: bao bọc, cằn cỗi, chùa chiền, đền đài, đi đứng... - Nếu như hai tiếng có qh ngữ âm, ngữ nghĩa nhưng một tiếng đã mất nghĩa hoặc mờ nghĩa -> Từ láy. VD: khách khứa, lơ mơ, đẹp đẽ... III. Luyện tập. Bài 1: Cho các từ sau, hãy xác định từ láy. Non nước, chiều chuộng, vuông vắn, ruộng rẫy, cây cỏ, cười cợt, ôm ấp, líu lo, trong trắng, cây cối. Bài 2: Phân loại từ ở đoạn thơ sau: Quê hương/ tôi/ có/ con sông/ xanh biếc Nước/ gương/ trong/ soi/ tóc/ những/ hàng tre Tâm hồn/ tôi/ là/ một/ buổi/ trưa hè Tỏa/ nắng/ xuống/ lòng sông/ lấp loáng. Bài 3: Cho các từ: mượt, hồng, vàng, trắng. Tạo từ phức. Viết đoạn văn ngắn có chứa các từ láy đã tạo ở trên. III.Bài về nhà: Bài 1: Tìm từ láy để điền sau các tính từ cho phù hợp rồi đặt câu. Tròn, dài, đen, trắng, thấp. Bài 2: Viết một đoạn văn ngắn (chủ đề về mái trường) trong đó có sử dụng ít nhất 3 từ láy. Kớ giỏo ỏn đầu tuần TTCM Lờ Thanh ============================ Ngày soạn:20/9/2013 BUỔI 2: TèM HIỂU CHUNG VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN I. Những nét chung về văn học dân gian. 1. Định nghĩa. VHDG là những sáng tác NT ra đời từ thời xa xưa của nhân dân lao động, được lưu truyền bằng phương thức truyền miệng. 2. Đặc tính của VHDG. a. Tính tập thể: Một người sáng tạo nhưng không coi sản phẩm đó là sản phẩm cá nhân mà là của cả tập thể. Vì khi ra đời nó được bổ sung sự lưu truyền và sử dụng. b. Tính truyền miệng: VHDG ra đời khi chưa có chữ viết. Nhân dân thưởng thức VHDG không chỉ qua văn bản sưu tầm mà còn thông qua hình thức diễn xướng: kết hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, ... c. Tính dị bản: Cùng một tác phẩm nhưng có sự thay đổi một số chi tiết cho phù hợp với từng địa phương. VD: Hôm qua tát nước đầu đình Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen /sim 3. Các thể loại VHDG. - Có 3 thể loại: + Truyện cổ dân gian: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, ngụ ngôn. + Thơ ca dân gian: vè, tục ngữ, ca dao... + Sân khấu dân gian: tuồng, chèo, cải lương... 4. Giá trị của VHDG. * Là kho báu về trí tuệ, đạo làm người của nhân dân ta. - Kinh nghiệm trong sản xuất và đời sống. VD: + Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa + Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa. - Phẩm chất đạo đức. VD: + Tốt danh hơn lành áo. + Giấy rách giữ lấy lề. * Là pho sách giáo huấn bề thế và cao đẹp về tâm hồn, tình cảm. - Tình đoàn kết. VD: + Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao - Cách ăn ở, xã giao. VD: + Có đi có lại, mới toại lòng nhau. + Gửi lời thì nói, gửi gói thì mở. + Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. - Phong tục tập quán. VD: + Một miếng giữa làng, bằng một sàng xó bếp. + Sống về mồ mả, không sống về cả bát cơm. - Tinh thần yêu nước. VD: Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh. * Giá trị thẩm mĩ. - Tư duy nghệ thuật có sức tưởng tượng kì diệu, hồn nhiên. Đề cao cái chân (chân chính) – thiện (thiện cảm) – mĩ (cái đẹp). - Hình tượng: đẹp, kì lạ. - Kết cấu: gọn, đơn giản. => VHDG là cơ sở ngọn nguồn của VH dân tộc. II. Bài tập: Bằng hiểu biết của mình em hãy làm sáng tỏ: VHDG là kho báu về trí tuệ, đạo làm người của nhân dân ta. * Yêu cầu: + HS dựa trên những kiến thức vừa được học ở phần lí thuyết kết hợp với vốn hiểu biết của mình để làm bài. + Lấy dẫn chứng và phân tích. III.Bài về nhà: Bài 1: Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ được lưu truyền trong dân gian. Bài 2: Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về một câu ca dao (tục ngữ) mà em yêu thích. Kớ giỏo ỏn đầu tuần TTCM Lờ thanh ======================= Ngày soạn: 29/9/.2013 BUỔI 3 TèM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ 1. Những yếu tố cơ bản trong văn bản tự sự. Đặc điểm, vai trò của mỗi yếu tố đó. a, Chủ đề: là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản. b, Nhân vật: biểu hiện ở lai lịch, tên gọi, chân dung. Nhân vật là kẻ thực hiện các sự việc; hành động, tính chất của nhân vật bộc lộ chủ đề của tác phẩm. Có nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. c, Sự việc: sự việc do nhân vật gây ra, xảy ra cụ thể trong thời gian, địa điểm, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Sự việc được sắp xếp theo trình tự nhất định. Sự việc bộc lộ tính chất, phẩm chất của nhân vật nhằm thể hiện tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt. d, Cốt truyện: là chuỗi các sự việc nối tiếp nhau trong không gian, thời gian. Cốt truyện được tạo bởi hệ thống các tình tiết, mang một nghĩa nhất định. e, Miêu tả: miêu tả làm nổi bật hành động, tâm trạng của nhân vật góp phần làm nổi bật chân dung nhân vật. f, Yếu tố biểu cảm: biểu cảm nhằm thể hiện thái độ của người viết trước nhân vật, sự việc nào đó. 2. Các kĩ năng cơ bản khi làm bài văn tự sự: a, Tìm hiểu đề. b, Xác định chủ đề. c, Xây dựng nhân vật d, Xây dựng cốt truyện, sự việc, tình huống. e, Xác định ngôi kể, thứ tự kể. f, Lập dàn bài. g, Viết bài văn, đoạn văn + Lời văn giới thiệu nhân vật: giới thiệu họ, tên, lai lịch, quan hệ, đặc điểm hình dáng, tính tình của nhân vật. (Kết hợp miêu tả để làm nổi bật chân dung nhân vật.) + Lời văn kể sự việc: thì kể các hành động, việc làm, kết quả, sự thay đổi do hành động ấy đem lại. + Đoạn văn: cốt truyện được thể hiện qua một chuỗi các tình tiết. Mỗi tình tiết thường được kể bằng một đoạn văn. Mỗi đoạn văn có một câu chốt (câu chủ đề) nói lên ý chính của cả đoạn, các câu còn lại bổ sung, minh hoạ cho câu chủ đề. (Trong văn tự sự câu chủ đề thường là câu văn giới thiệu một sự việc nào đó). 3.Bài tập: Em hãy vận dụng các thao tác kỹ năng cơ bản để làm bài văn tự sự theo đề bài dưới đây. Đề bài: Đất nước ta có nhiều loài cây quý, gắn bó với đời sống con người. Hãy chọn một loài cây quen thuộc và dùng cách nhân hoá để loài cây đó tự kể về đời sống của nó. + Gợi ý: - Chủ đề: Lợi ích của cây xanh đối với con người. - Nhân vật: Tre (cọ, dừa, lúa…) - Ngôi kể: Ngôi thứ nhất (tôi) - Thứ tự kể: Thứ tự tự nhiên (trước - sau) - Cốt truyện - sự việc: Xây dựng cốt truyện và sự việc phù hợp với loài cây mà mình lựa chọn. - Lâp dàn ý: Sắp xếp các sự việc đã xây dựng theo trình tự duới đây: + Mở bài: Giới thiệu khái quát về tên gọi, lai lịch, họ hàng + Thân bài: Kể về đặc điểm sống, đặc điểm hình dáng ( theo đặc điểm đặc trưng của loài cây đã lựa chọn). Kể về công dụng, ích lợi và sự gắn bó của loài cây đó đối với đời sống con người. Kể những suy nghĩ của loài cây đó về sự khai thác và bảo vệ của con người. + Kết bài: Mong muốn về sự phát triển và được bảo tồn trong tương lai. 4.Bài về nhà: Qua thực tế hoặc qua sách báo, em được biết câu chuyện về cuộc đời của những bà mẹ được nhà nước phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Em hãy kể lại câu chuyện về một trong các bà mẹ đó. - GV gợi ý cho HS một số điểm sau: + Xác định yêu cầu của đề: - Kể được câu chuyện về cuộc đời của một bà mẹ mà qua cuộc đời ấy người nghe, người đọc thấy hiên lên sinh động hình ảnh một bà mẹ anh hùng, xứng đáng với danh hiệu nhà nước phong tặng. - Biết chọn những tình tiết tiêu biểu, cảm động để làm rõ cuộc đời anh hùng của bà mẹ. + Lưu ý: - Cần hiểu rõ “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” là bà mẹ như thế nào ? + Đó là những bà mẹ có chồng và con hoặc có hai người con trở lên, hoặc một người con độc nhất đã hy sinh anh dũng trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc. + Kể chuyện xoay quanh cuộc đời của bà mẹ, mẹ đã động viên chồng con ra đi chiến đấu, mẹ đã chịu đựng gian khổ, đau thương mất mát khi chồng con hy sinh để tiếp tục sống và lao động xây dựng Tổ quốc. Kớ giỏo ỏn đầu tuần TTCM Lờ Thanh Ngaỳ soạn:4/10/2013 BUỔI 4 LUYỆN TẬP CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ 1. Chữa bài về nhà: a. Mở bài: Giới thiệu nhân vật - tên, địa chỉ của bà mẹ đã được nhà nước phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. b. Thân bài: + Kể tóm tắt về mẹ: - Kể về đặc điểm tuổi tác, hình dáng, tính tình của mẹ - Kể tóm tắt về hoàn cảnh gia đình mẹ trước đây (mình được nghe kể lại) mẹ có mấy người con? cuộc sống của gia đình mẹ lúc đó như thế nào? + Chọn kể một vài chi tiết, biến cố trong cuộc đời của mẹ (mà mình đã được nghe kể) - Kể về những lần mẹ tiễn chồng, con ra trận (hoàn cảnh lịch sử của đất nước, thái độ tình cảm của mẹ, cuộc sống của mẹ sau khi người thân đã đi chiến đấu bảo vệ tổ quốc) - Kể chi tiết những lần mẹ nghe tin chồng con hy sinh (kể rõ mẹ đã chịu đựng và vượt lên đau thương mất mát như thế nào ? Sự quan tâm chia sẻ mọi người ra sao? + Kể về cuộc sống của mẹ hiện nay: - Kể tóm tắt buổi lễ trao danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”cho mẹ. - Kể về cuộc sống của mẹ hiện nay, sự đãi ngộ của nhà nước, sự quan tâm của các cơ quan đoàn thể đối với mẹ. c. Kết bài: Cảm nghĩ về sự hy sinh lớn lao của mẹ, suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân. 2. Bài mới: I. Các kiểu chính. - Kể về một câu chuyện đã học. - Kể chuyện đời thường. - Kể chuyện tưởng tượng. II. Tìm hiểu cụ thể về các kiểu bài tự sự. 1. Kể lại một câu chuyện đã học. * Yêu cầu: - Nắm vững cốt truyện - Kể chi tiết nội dung vốn có của câu chuyện. - Giữ nguyên nhân vật, bố cục của câu chuyện. - Phải có cảm xúc đối với nhân vật. * Các hình thức ra đề: a. Kể theo nguyên bản. - Dạng đề: (1) Bằng lời văn của mình, em hãy kể lại truyện Thánh Gióng. (2) Em hãy kể lại một câu chuyện mà em cho là lí thú nhất. - Hướng giải quyết vấn đề: Dựa vào tác phẩm để kể lại nhưng không phải là sao chép. (Tìm và nhớ ý chính, sau đó diễn đạt bằng lời của mình) b. Kể sáng tạo. + Chuyển thể văn vần sang văn xuôi. VD: Từ nội dung bài thơ "Sa bẫy", em hãy kể lại câu chuyện. + Rút gọn. - Cách kể: Nắm ý chính, lướt qua ý phụ. Chuyển lời đối đáp của nhân vật (trực tiếp) thành lời gián tiếp. VD: Kể tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh. + Kể chuyện thay ngôi kể. - Thông thường trong truyện: ngôi 3 (gọi tên nhân vật, sự việc). - Thay ngôi (đóng vai): ngôi 1 (tôi, ta). - Tưởng tượng mình là một nhân vật trong truyện để kể lại. Cần chọn nhân vật chính hoặc nhân vật có khả năng bao quát toàn bộ câu chuyện. VD: Đóng vai thanh gươm thần để kể lại truyện Sự tích Hồ Gươm. 2. Kể chuyện đời thường. - Kể về những nhân vật, sự việc trong cuộc sống thực tế xung quanh, gần gũi với các em, biết do được chứng kiến hoặc nghe kể. - Yêu cầu: + Người kể phải tôn trọng người thực, việc thực nhưng cần lựa chọn những sự việc, diễn biến tiêu biểu để làm nổi bật tính cách, tâm hồn, tình cảm con người (nhân vật). + Tránh lối kể dàn trải, nhạt nhẽo, ít ý nghĩa. + Kể về người: phải làm nổi bật được nét riêng biệt của từng người (hình dáng, phẩm chất, tính cách, tấm lòng). + Kể việc: nguyên nhân, diễn biến, kết quả -> ý nghĩa. + Ngôi kể: xác định ngôi 1 hay ngôi 3. VD: + Kể về một người thân của em. + Kể một tiết học mà em thích. 3. Kể chuyện tưởng tượng. - Kể những câu chuyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế -> có một ý nghĩa nào đó. - Yêu cầu: + Không biạ đặt tùy tiện. + Tưởng tượng trên cơ sở hiện thực làm cho sự tưởng tượng có lí, thể hiện được một ý nghĩa nào đó trong cuộc sống. - Dạng đề: + Kể chuyện đã biết nhưng thêm những tình tiết mới, theo một kết cục mới. VD: Giấc mơ trò chuyện với lang Liêu. + Kể chuyện tưởng tượng về số phận và tâm tình của những con vật, sự vật. VD: Truyện sáu con gia súc tranh công. + Kể chuyện tương lai. VD: Tưởng tượng mười năm sau em về thăm lại mái trường hiện nay mình đang học. Bài tập: Kể bác nông dân đang cày ruộng. * Gợi ý: a. Mở bài: - Giới thiệu bác nông dân. - Em gặp bác cày ruộng ở đâu, lúc nào? b. Thân bài: - Có thể kể qua về gia cảnh của bác. (VD: Bác Ba đông con, nghèo khó nhưng chăm chỉ làm việc và hiền lành, nhân ái với mọi người). - Kể về hình dáng, trang phục, nét mặt. (VD: Hôm nay được tận mắt chứng kiến công việc của bác, em mới vỡ lẽ ra rằng: Tại sao da bác đen sạm và nhiều nếp nhăn như vậy. Bác mặc bộ áo nâu dản dị lấm tấm bùn, chiếc khăn mặt vắt qua vai để lau mồ hôi...). - Hoạt động: + Tay cầm cày, tay cầm roi để điều khiển trâu. + Bước chân choãi ra chắc nịch. + miệng huýt sáo. => Hiện ra những luống cày thẳng tắp nằm phơi mình dưới nắng. - Kể qua chú trâu: to tướng nhưng rất ngoan ngoãn, nghe lời. - Thỉnh thoảng bác lại lau mồ hôi trên khuôn mặt sạm nắng... - Nhìn they bác làm việc vừa thương (lam lũ, cực nhọc, vất vả) vừa khâm phục (làm việc cần mẫn để tạo ra hạt thóc, hạt gạo mà không quản nắng mưa). c. Kết bài: Tình cảm, suy nghĩ của em về bác nông dân. Bài về nhà: Đôi mắt sáng của một cậu học trò ham chơi và lười học tự kể chuyện về mình để than thân trách phận. ================================= Ngày soạn:15/10/2013 BUỔI 5 ễN TẬP TIẾNG VIỆT (tiếp theo) I. Chữa bài về nhà: + Yêu cầu: Dùng trí tưởng tượng để nhân hoá sự vật “đôi mắt” tự kể về mình, nhưng thực chất là kể chung về con người (cậu học trò ham chơi lười học) Tự sáng tạo ra một cốt truyện hợp lý, chặt chẽ. + Gợi ý phương hướng làm bài : Xác định chủ đề: Phê phán sự ham chơi , lười học. Nhân vật: “Đôi Mắt” Ngôi kể: Ngôi thứ nhất, xưng “Tôi”. Dàn ý tham khảo: a. Mở bài: “Đôi Mắt” giới thiệu về mình và chủ nhân của mình (tên, địa chỉ,đặc điểm chung) VD: Tôi là “Đôi Mắt” đẹp của cậu học trò có tên là… Cậu chủ của tôi vốn là con trong một gia đình khá giả. b. Thân bài: + Đôi mắt tự kể tóm tắt về đặc điểm vốn có của mình: Đẹp, trong sáng, tinh nhanh, thông minh; việc làm: học bài, làm bài, đọc sách, xem báo, hàng ngày được cậu chủ chăm sóc cẩn thận, cuối tuần được cùng cậu chủ đi thăm quan, ngắm cảnh đẹp, xem phim thiếu nhi, xem xiếc thật lành mạnh, bổ ích, đôi mắt luôn nhanh nhẹn, hoạt bát, luôn bắt gặp những ánh nhìn trìu mến, âu yếm, thiện cảm. + Đôi mắt kể về sự thay đổi của cậu chủ làm ảnh hưởng đến mình: Lên cấp hai cậu chủ biếng học ham chơi theo bạn bè, đôi mắt chứng kiến những cuộc chơi vô bổ, cãi vã, đánh lộn; cậu chủ ham đánh điện tử đôi mắt phải làm việc căng thẳng, mệt lử, mờ đi không còn tinh nhanh như trước nữa. + Đôi măt bị bệnh (loạn thị, cận thị) việc học tập của cậu chủ bị giảm sút (không ghi kịp bài, mệt mỏi). + Bố mẹ cậu chủ biết chuyện, cho cậu chủ đi chữa mắt,đôi mắt vui mừng khi được bình phục,cậu chủ sửa chữa lỗi lầm, bỏ các tính xấu. c. Kết bài: Mong muốn của đôi mắt về tinh thần, ý thức học tập của cậu chủ và mong muốn được bảo vệ. II. Bài mới: 1. Từ mượn. - Hai nguồn gốc chính: + Ngôn ngữ ấn - âu (Anh, Pháp, Nga...). + Từ gốc Hán và từ Hán Việt (chủ yếu). - Cách viết: + Viết giống từ thuần Việt (Việt hóa cao). + Viết giữa các tiếng của từ có dấu gạch nối. - Sử dụng các từ mượn có từ thuần Việt tương đương cần chú ý để tránh sai về sắc thái biểu cảm. Các từ HV thường có sắc thái trang trọng, trang nhã hơn các từ TV. VD: phu nhân - vợ, phụ nữ - đàn bà, ... - Vay mượn từ cần được cân nhắc, không tùy tiện. 2. Giải nghĩa của từ. - Từ gồm hai mặt: hình thức và nội dung. + Hình thức của từ: mặt âm thanh mà ta nghe được hoặc ghi lại ở dạng chữ viết. + Nội dung (sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất, quan hệ...) mà từ biểu thị là nghĩa của từ. -> Gắn bó chặt chẽ với nhau. - Có hai cách chính giải nghĩa của từ: + Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. + Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải nghĩa. - Khi giải nghĩa từ, cần chú ý sao cho lời giải nghĩa có thể thay thế cho từ trong lời nói. VD: chứng giám: soi xét và làm chứng. Năm nay, nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên vương chứng giám. = Năm nay, nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên vương soi xét và làm chứng. - Nếu giải nghĩa bằng các từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa phải chú ý về sắc thái, phạm vi sử dụng. VD: tâu (động từ): thưa trình (dựng khi quan, dân nói với vua chúa, thần linh). * Lưu ý: Vận dụng kĩ năng giải nghĩa từ để phân tích giá trị biểu cảm của đoạn văn, đoạn thơ. 3. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ. - Từ có thể có một nghĩa, nhưng phần lớn các từ trong ngôn ngữ là những từ có nhiều nghĩa. - Chuyển nghĩa là hiện tượng tăng thêm nghĩa cho từ nhằm tạo ra các từ nhiều nghĩa. VD: Từ chân có các nghĩa: Bộ phận dưới cùng của người hay động vật, ding để nâng đỡ và di chuyển thân thể. Chân trái, chân bước đi... Chân con người biểu trưng cho cương vị, tư thế trong tập thể, tổ chức. Có chân trong Ban quản trị. Một phần tư con vật bốn chân khi làm thịt chia ra. Đụng một chân lợn. Phần cuối cùng của một số vật dùng để đỡ hoặc bám chắc trên mặt nền. Chân kiềng. Các nghĩa trên của từ chân có được là do chuyển nghĩa theo những mối quan hệ khác nhau. Sự chuyển nghĩa từ chân người thành chân bàn, chân núi là dựa vào mối quan hệ tương đồng (giống nhau về vị trí, chức năng) hoặc thành nghĩa chỉ “người” trong có chân trong Ban quản trị là dựa vào quan hệ tiệm cận (“người” và “chân” luôn đi đôi với nhau). - Các nghĩa trong từ nhiều nghĩa được chia thành: + Nghĩa gốc (nghĩa chính, nghĩa đen): là nghĩa làm cơ sở để chuyển nghĩa, hình thành các nghĩa khác. + Nghĩa chuyển (nghĩa phụ, nghĩa bóng): là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc. Lưu ý: Trong nghĩa của từ còn có các nghĩa bị hạn chế về phạm vi sử dụng, như nghĩa văn chương, nghĩa thuật ngữ, nghĩa địa phương... Ví dụ, nghĩa “đẹp” của từ hoa là nghĩa văn chương, nghĩa “tốt” của từ ngon là nghĩa địa phương. -> Khi đọc văn bản hoặc tạo văn bản cần chú ý. - Các từ nhiều nghĩa trong những tình huống sử dụng bình thường được dùng với một nghĩa. Tuy nhiên có những trường hợp từ được dùng với nhiều nghĩa để tạo cách hiểu bất ngờ, đặc biệt trong thơ văn trào phúng, châm biếm, đả kích... - Để hiểu đúng nghĩa của từ nhiều nghĩa, phải đặt từ trong ngữ cảnh, trong mối quan hệ với những từ khác, câu khác trong văn bản. - Phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm. 4. Chữa lỗi dùng từ. a. Lỗi lặp từ. - Phân biệt lỗi lặp từ với biện pháp tu từ điệp ngữ hoặc phép lặp để liên kết câu. + Lỗi lặp từ: do vốn từ nghèo nàn, hoặc do dùng từ thiếu lựa chọn, cân nhắc -> câu văn rối, nhàm chán, nặng nề. + Điệp từ, ngữ: có tác dụng nhấn mạnh, tạo nhịp điệu hay tạo cảm xúc mới. VD: "Cùng trông lại mà cùng chẳng they Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?" -> Tạo âm hưởng nhịp nhàng và kéo dài man mác. b. Lẫn lộn các từ gần âm. - Nguyên nhân: + Không hiểu nghĩa. + Hiểu sai nghĩa. + Không nhớ đúng mặt âm thanh. VD: yếu điểm: điểm quan trọng. điểm yếu: điểm chưa tốt, dưới mức trung bình, cần khắc phục. c. Dùng từ không đúng nghĩa Bài tập: 1. Tìm từ Hán Việt trong bài thơ sau. Giải nghĩa các từ tìm được. Theo em các từ HV đã tạo cho bài thơ một không khí như thế nào? Chiều hôm nhớ nhà (Bà huyện Thanh Quan) Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn Tiếng ốc xa đưa lẫn trống dồn Gác mái ngư ông về viễn phố Gõ sừng mục tử lại cô thôn Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi Dặm liễu sương sa khách bước dồn Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn? * Gợi ý: - hoàng hôn: thời gian mặt trời sắp lặn. - ngư ông: ông đánh cá. - viễn phố: phố xa. - mục tử: đứa trẻ chăn trâu. - cô thôn: làng vắng vẻ (lẻ loi). - lữ thứ: chỉ người đi xa và đang ở trên đường. - hàn ôn: nỗi niềm tâm sự vui buồn. -> Những từ HV có trong bài thơ tạo sắc thái cổ kính, trang nghiêm. Không khí bài thơ trầm lắng, u hoài, man mác làm cho nỗi nhớ, nỗi buồn tăng lên. 2. Giải nghĩa của từ và đặt câu. - lấp lửng: mập mờ không rõ ràng. - lơ đãng: không tập trung đến một vấn đề nào đó. - mềm mại: nhẹ nhàng, êm đềm, dễ chịu. - quê cha đất tổ: nơi tổ tiên, ông cha ta sinh sống và lập nghiệp. - chôn nhau cắt rốn: nơi mình sinh ra và lớn lên. - ăn nên đọi, nói nên lời: học tập cách ăn nói, diễn đạt mạch lạc và rõ ràng. 3. Chọn các từ sau: đỏ gay, đỏ ngầu, đỏ rực để điền vào chỗ trống trong các câu dưới đây: a. Trong khói và bụi vẫn lóe lên những tia lửa... b. Nước sông... c. Mặt nó... * Đáp án: a. đỏ rực. b. đỏ ngầu. c. đỏ gay. 4. Giải nghĩa các từ: yêu cầu, yêu sách. Đặt câu với mỗi từ đó. * Gợi ý: - yêu cầu: đòi, muốn người khác làm điều gì đó. - yêu sách: đòi cho được, đòi phải giải quyết, phải được đáp ứng. 5. Hãy cho biết từ chín trong các câu sau được dùng với nghĩa nào? a. Vườn cam chín đỏ. b. Tôi ngượng chín cả mặt. c. Trước khi quyết định phải suy nghĩ cho chín. d. Cơm sắp chín, có thể dọn cơm được rồi. Kớ giỏo ỏn đầu tuần TTCM Lờ Thanh Ngày soạn: 16/10/2013 BUỔI 6 ễN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN I. Chữa bài về nhà: 1. Chữa lỗi. a. Hùng là một người cao ráo. (cao lớn, cao to...) b. Bài toán này hắc búa thật. (hóc búa) c. Nó rất ngang tàn. (ngang ngạnh...) 2. Giải nghĩa: - Bộ phận của cơ quan hô hấp: mũi sọc dừa - Bộ phận nhọn của vũ khí: mũi đao, mũi song... - Phần trước của tàu thuyền: mũi tàu... - Phần đất nhô ra ngoài biển: mũi Cà Mau, mũi đất... - Đơn vị quân đội: mũi quân bên trái... - Năng lực cảm giác về mũi: mũi thính 3. Phân tích: HS trình bày, nhận xét. GV đánh giá. II. Bài mới: 1.Truyện truyền thuyết a.Khỏi niệm: - Truyện dân gian truyền miệng kể về các nhân vật, sự kiện có liên quan đến lịch sử thời qúa khứ. - Thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. - Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật LS. b.ND-NT cỏc truyền thuyết đó học: *Thỏnh Giúng: 1.Nd:- Gióng là hình ảnh cao đẹp của người anh hùng đánh giặc . - Gióng là biểu tượng của ý thức và sức mạnh tự cường của dân tộc . 2.Nt: Xây dựng người anh hùng cứu nước trong truyện mang màu sắc thần kì với những chi tiết NT kì ảo,phi thường-hình tượng biểu cho ý chí,sức mạnh của cọng đồng người Viẹt trước hoạ xâm lăng. -Cách thức xâu chuỗi những sự kiện LS trong quá khứ với những hình ảnh thiên nhiên đất nước:TT Thánh Gióng còn lí giải về ao hồ, núi sóc,tre đằng ngà. *Sơn Tinh,Thủy Tinh: 1.Nội dung: - Giải thích hiện tượng mưa gió, bão lụt; - Phản ánh ước mơ chế ngự thiên tai,bảo vệ cuộc sống của người Việt cổ - Ca ngợi công lao trị thuỷ, dựng nước của cha ông ta. 2.Nghệ thuật: - Xây dựng hình tượng hình tượng nghệ thuật kì ảo mang tính tượng trưng và khái quát cao. -Tạo sự việc hấp dẫn:Hai vị thần cùng cầu hôn Mị Nương. -Dẫn dắt ,kể chuyện lôi cuốn,sinh động. 2.Truyện cổ tớch: a.Khỏi niệm: - Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc: nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch, nhân vật là động vật. - Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công. b. So sánh truyền thuyết và truyện cổ tích: - Giống nhau: + Đều có yếu tố tưởng tượng, kì ảo; + Có nhiều chi tiết( mô típ) giống nhau: sự ra đời thần kì, nhân vật có những tài năng phi thường… - Khác nhau: + Truyền thuyết

File đính kèm:

  • docGiao an bo tro 6.doc