Giáo án dạy Đại số 9 - Tuần 10

Đ1.NHẮC LẠI VÀ BỔ SUNG

 CÁC KHÁI NIỆM VỀ HÀM SỐ.

A. MỤC TIÊU

- Ôn lại các khái niệm hàm số, biến số.

- Nắm được các khái niệm giá trị của hàm số, đồ thị của hàm số, hàm số đồng biến, nghịch biến.

- Biết cách tính nhanh và thành thạo các giá trị của hàm số khi cho trước biến số, biết biểu diễn các cặp số (x,y) trên mặt phẳng toạ độ, vẽ thành thạo đồ thị của hàm số y = ax.

B. CHUẨN BỊ

 Giáo viên: Thước thẳng, phiếu học tập, bảng phụ.

 Học sinh: Thước thẳng.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRÊN LỚP

 I. ổn định lớp:( 1 phút)

II. Kiểm tra bài cũ

 III. Dạy học bài mới:(30 phút).

 

doc6 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 488 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy Đại số 9 - Tuần 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II. Hàm số bậc nhất Tuần 10 Tiết 19 Ngày soạn: ... Ngày dạy: . Đ1.nhắc lại và bổ sung các khái niệm về hàm số. A. Mục tiêu Ôn lại các khái niệm hàm số, biến số. Nắm được các khái niệm giá trị của hàm số, đồ thị của hàm số, hàm số đồng biến, nghịch biến. Biết cách tính nhanh và thành thạo các giá trị của hàm số khi cho trước biến số, biết biểu diễn các cặp số (x,y) trên mặt phẳng toạ độ, vẽ thành thạo đồ thị của hàm số y = ax. B. Chuẩn bị Giáo viên: Thước thẳng, phiếu học tập, bảng phụ. Học sinh: Thước thẳng. C. Các hoạt động dạy học trên lớp I. ổn định lớp:( 1 phút) II. Kiểm tra bài cũ III. Dạy học bài mới:(30 phút). Hoạt động của thày Hoạt động của trò 1.Khái niệm hàm số. sgk tr 42. -Khi nào thì y được gọi là hàm số của x ? -Hàm số có thể cho bằng những cách nào? -Cho hs nghiên cứu VD trong sgk. VD. -Đưa bảng phụ ghi sẵn VD, hướng dẫn HS ôn lại khái niệm. a) y là hàm số của x được cho như bảng sau: x 1 2 3 4 y 6 4 2 1 b) y là hàm số của x được cho bởi công thức: y = 2x; y = 2x + 3; y = . -Vì sao y = 2x lại là một hàm số? -Nhận xét? -Treo bảng phụ: -Bảng sau có xác định y là hàm số của x không? Vì sao? y 3 4 3 5 8 x 6 8 4 8 16 -Nêu chú ý. Chú ý: sgk tr 42+43. -Cho hs làm ?1 -Yêu cầu cầu 4 HS lên bảng làm bài. -Nhận xét? 2.Đồ thị của hàm số. ?2. -Gọi 1 HS lên bảng biểu diễn các điểm trên mptđ. -Kiểm tra các em dưới lớp. -Nhận xét? -GV nhận xét, bổ sung nếu cần. 3.Hàm số đồng biến, nghịch biến. ?3.sgk tr 43. -Cho hs nghiên cứu ?3 sgk. -Nêu khái niệm hàm số đồng biến, nghịch biến. -Rút ra tổng quát. Tổng quát : sgk tr 44. -Nếu mỗi giá trị của x luôn xác định duy nhất một giá trị tương ứng của y. -Có thể cho bằng bảng hoặc công thức. -Nghiên cứu VD trong sgk. -Quan sát trên bảng phụ, nắm khái niệm hàm số. -Vì y phụ thuộc vào x sao cho mỗi giá trị của x luôn xác định duy nhất một giá trị tương ứng của y. -Quan sát bảng phụ. -Bảng trên không xác định một hàm số vì với x = 3 ta có 2 giá trị của y là 4 và 6. -Nắm nội dung chú ý. -Làm ?1. .Hàm số y = Ta có: f(0) = , f(1) = f(2) = , f(3) = f(-2)=, f(-10) =. -Quan sát bài làm trên bảng. -Nhận xét. -Một hs lên bảng biểu diễn các điểm đã cho trên mặt phẳng toạ độ. -Dưới lớp làm vào vở. a)Biểu diễn các điểm trên mặt phẳng toạ độ Oxy: b) Vẽ đồ thị hàm số y = 2x. -Nghiên cứu sgk và làm bài. -Nắm khái niệm hàm số đồng biến, nghịch biến. -Nắm nội dung “tổng quát”. IV. Củng cố (5 phút) Gv nêu lại các khái niệm dã học trong tiết. Bài 1 tr 44. a)Cho hàm số y = f(x) = Ta có: f(-2) = f(3) = Bài 2 tr 45. Tính các giá trị tương ứng rồi điền vào bảng sau: x -2,5 -2 -1,5 -1 -0,5 0 0,5 1 1,5 2 2,5 y = V.Hướng dẫn về nhà (5 phút) -Học thuộc lí thuyết. -Xem lại các VD và BT. -Làm các bài 1,2,3 sgk . -Tiết sau mang thước, com pa. ************************* Tuần 10 Tiết 20 Ngày soạn: ... Ngày dạy: . luyện tập A. Mục tiêu Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tính giá trị của hàm số, kĩ năng vẽ đồ thị của hàm số, kĩ năng “đọc” đồ thị. Củng cố các khái niệm: Hàm số, biến số, đồ thị của hàm số, hàm số đồng biến trên R, nghịch biến trên R. - Rèn kĩ năng giải BT. B. Chuẩn bị Giáo viên: Thước thẳng, phiếu học tập, bảng phụ, com pa, mtđt. Học sinh: Thước thẳng, com pa, mtđt. C. Các hoạt động dạy học trên lớp I. ổn định lớp:( 1 phút) II. Kiểm tra bài cũ:( 8 phút) HS1: -Nêu khái niệm hàm số, cho 1 vd về hàm số được cho bởi công thức. -Dùng mtđt chữa bài 1 sgk tr44. HS2: -Điền vào chỗ cho thích hợp: Cho hs y = f(x) xác định với mọi giá trị của x thuộc R. -Nếu giá trị của x . mà giá trị tương ứng y .thì hàm số y = f(x) được gọi là.. trên R. -Chữa bài 2 tr 45 sgk. HS3: -Chữa bài 3 sgk tr 45. III. Dạy học bài mới:(28 phút). Hoạt động của thày Hoạt động của trò Bài 4 tr 45 SGK. -GV cho HS thảo luận nhóm. -Kiểm tra sự hoạt động của các nhóm. -Cho các nhóm đổi bài cho nhau. -Yêu cầu 1 nhóm lên trình bày. -Nhận xét? -GV nhận xét. Bài 5 tr 45 sgk. -Cho hs nghiên cứu các đồ thị. -Cho hs vẽ lại các đồ thị trong hình 4 vào vở. -Theo dõi, kiểm tra độ chính xác của hs. -Xác định toạ độ của A, B? -Nhận xét? -Nêu cách tính diện tích OAB? -Nhận xét? -Gv nhận xét. -Gọi 1 hs lên bảng tính diện tích OAB. Nhận xét? Bài 7 tr 46 sgk. -Xét f(x1) – f(x2) = ? -Chứng minh f(x1) – f(x2) < 0 khi x1< x2? Ghi lại bài giải : Hàm số y = f(x) = 3x. Với x1< x2 Ta có : f(x1) – f(x2) = 3x1 – 3x2 = 3( x1 – x2) < 0 ( vì x1 < x2 ). Vậy hàm số y = 3x đồng biến trên R. -Kết luận? -Thảo luận theo nhóm -Phân công công việc cho các thành viên trong nhóm. -Các nhóm đổi bài cho nhau. a) Các bước thực hiện vẽ đồ thị: -Vẽ hình vuông cạnh 1 đv đỉnh O, đường chéo OB có độ dài bằng . -Trên tia Ox đặt C sao cho OC = OB = . -Vẽ hình chữ nhật đỉnh O, cạnh OC = , cạnh CD = 1 OD = . -Trên tia Oy đặt điểm E sao cho OE = OD = . -Vẽ đường thẳng OA, đó là đồ thị của hs y = .x -Quan sát bài làm trên bảng . -Nhận xét bài làm. - Các nhóm nhận xét sự chính xác của các bài làm. -Nghiên cứu các đồ thị trong hình 4. -Vẽ lại hình 4 chính xác vào trong vở. a) Vẽ đồ thị hàm số y = x và y = 2x trên cùng một hệ trục toạ độ. -Toạ độ các điểm: A(2 ; 4) , B(4 ; 4). -Nhận xét. -C1: SOAB= = C2: SOAB=SOIB - SOIA -1 hs lên bảng tính SOAB. b) Đường thẳng y = 4 cắt đồ thị hai hàm số y = x và y = 2x thứ tự tại A(2;4) và B(4;4). -Gọi I(0 ; 4), dt OAB , dt OIB, dt OIA thứ tự là S, S1, S2 ta có: S1 = (đvdt). S2 = (đvdt). Vậy S = S1 – S2 = 8 – 4 = 4 (đvdt). -Nhận xét. -Bổ sung. = 3x1 – 3x2 = 3( x1 – x2) < 0 vì -Kl: hàm số y = 3x đồng biến trên R. IV. Củng cố (6 phút) Bài 6 tr 45 sgk. Hoàn thiện bảng sau: x -2,5 -2,25 -1,5 -1 0 1 1,5 2,25 2,5 y = 0,5x y = 0,5x + 2 Chọn 2 đội chơi, thi “giải toán nhanh”. Mỗi hs lên tính giá trị của 2 hàm số tại cùng 1 giá trị của biến. Người sau có thể sửa bài của người trước. Đội nào xong trước và đúng nhiều thì thắng. V.Hướng dẫn về nhà (2 phút) -Ôn tập lại các kiến thức đã học. -Xem lại các VD và BT. -Làm các bài 6, 7 tr 45 sbt. -Đọc trước bài “Hàm số bậc nhất”

File đính kèm:

  • docdai 9 tuan 10 OK.doc