Giáo án dạy học lớp 1 tuần 14

Học vần

BÀI : eng, iêng

I.Mục tiêu:

 1-KT-KN:Đọc, viết được eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng, từ và các câu ứng dụng. Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề:ao, hồ giêng.

 2-TĐ- có ý thức quan sát đọc, viết đúng.

II.Đồ dùng dạy học:

 - Tranh minh hoạ từ khóa SGK:

III.Các hoạt động dạy học :

 a.Kiểm tra bài cũ

 - Gọi 2 HS lên bảng đọc và viết: bông súng, sừng hươu

 - Gọi 1 HS lên bảng cầm SGK đọc các câu ứng dụng. Không sơn mà đỏ mà rụng.

 - GV nhận xét chung.

 

doc35 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1036 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy học lớp 1 tuần 14, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO GIẢNG TUẦN 14 Thứ, ngày TT TCT Môn Tên bài Hai 19/11 1 2 3 4 5 119 120 13 26 SHĐT Học vần Học vần Đạo đức Phụ đạo Eng, iêng. Luyện tập. Đi học đều và đúng giờ(t1). Tiếng Việt (đọc) Ba 20/11 1 2 3 4 121 122 57 14 Học vần Học vần Toán TN&XH Uông, ương Luyện tập. Phép trừ trong phạm vi 8. An toàn khi ở nhà. Tư 21/11 1 2 3 4 5 123 124 14 58 28 Học vần Học vần Thủ công Toán Phụ đạo Ang, anh. Luyện tập. Gấp các đoạn thẳng cách đều. Toán. Năm 22/11 1 2 3 4 125 126 59 14 Học vần Học vần Toán Mĩ thuật Inh, ênh. Luyện tập. Phép cộng trong phạm vi 9 . Vẽ màu vào các họa tiết ở hình vuông. Sáu 23/11 1 2 3 4 5 127 128 60 14 14 Học vần Học vần Toán NGLL SHTT Ôn tập Luyện tập. Phép trừ trong phạm vi 9 . Tìm hiểu ngày nhà giáo VN 20/11. Thứ hai ngày 19 tháng 11 năm 2012. Học vần BÀI : eng, iêng I.Mục tiêu: 1-KT-KN:Đọc, viết được eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng, từ và các câu ứng dụng. Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề:ao, hồ giêng. 2-TĐ- có ý thức quan sát đọc, viết đúng. II.Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ từ khóa SGK: III.Các hoạt động dạy học : a.Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 HS lên bảng đọc và viết: bông súng, sừng hươu - Gọi 1 HS lên bảng cầm SGK đọc các câu ứng dụng. Không sơn mà đỏ……mà rụng. - GV nhận xét chung. b-Giảng bài. Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1.Giới thiệu bài: - Chúng ta học vần: eng, iêng. Viết bảng 2.Dạy vần eng a) Nhận diện vần - Gọi 1 HS phân tích vần eng. - Cho HS cả lớp cài vần eng. - GV nhận xét . b) Đánh vần - Có eng, muốn có tiếng xẻng ta làm thế nào? - Cho HS cài tiếng xẻng - GV nhận xét và ghi bảng tiếng xẻng . - Gọi 1 HS phân tích tiếng xẻng - GV hướng dẫn đánh vần 1 lần. - Dùng tranh giới thiệu từ “lưỡi xẻng”. - Gọi đánh vần tiếng xẻng , đọc trơn từ lưỡi xẻng - Gọi đọc sơ đồ trên bảng. iêng ( Quy trình tương tự) 1. Vần iêng dược tạo nên từ: iê và ng 2. So sánh iêng và eng: - Giống: kết thúc bằng ng - Khác: eng bắt đầu bằng e, iêng bắt đầu bằng iê. 3.Đánh vần: iêng, chiêng, trống, chiêng c) Hướng dẫn HS viết bảng con - Hướng dẫn HS viết lần lượt: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng - GV nhận xét và sửa sai. d) Đọc từ ngữ ứng dụng - Gọi 2- 3 HS đọc các từ ngữ ứng dụng - Giải thích các từ ngữ ứng dụng - GV đọc mẫu:cái kẻng, xà beng Củ riềng, bay liệng. Tiết 2 3.Luyện đọc a)Luyện đọc lại vần mới ở tiết 1 Luyện đọc trên bảng. b)Đọc câu ứng dụng - GT tranh rút câu ghi bảng Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. - Chỉnh sửa lỗi của HS đọc câu ứng dụng c) Đọc mẫu câu ứng dụng 4.Luyện viết - Yêu cầu HS viết vào vở tập viết: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng - Thu vở chấm, nhận xét cách viết 5.Luyện nói: Chủ đề "Ao, hồ, giếng" - Cho HS quan sát tranh minh hoạ để luyện nói theo câu hỏi gợi ý: + Trong tranh vẽ những gì? + Đâu là cái giếng? + Nơi em ở có ao, hồ, giếng nước không? + Nơi em ở thường lấy nước ăn ở đâu? + Để giữ gìn nước sạch em và các bạn phải làm gì? bài - HS đọc theo GV eng, iêng . - 1 HS phân tích vần eng.Gồm e và ng. - Cả lớp thực hiện cài vần eng. - HS quan sát trả lời:Ta thêm âm x ở đầu vần và dấu hỏi. - HS cả lớp cài tiếng xẻng - 1 HS phân tích tiếng xẻng.Gồm âm x vần eng, dấu hỏi. Đánh vần tiếng: cá nhân, nhóm, cả lớp: xờ- eng- xeng- hỏi- xẻng- xẻng. - Quan sát, lắng nghe - Đánh vần tiếng, đọc trơn từ: cá nhân, nhóm, cả lớp - 2-3 HS đọc theo sơ đồ trên bảng - HS cả lớp cài vần iêng - Quan sát và so sánh iêng với eng - Đánh vần tiếng, đọc trơn từ: cá nhân, nhóm, cả lớp - HS viết vào bảng con lần lượt các vần, từ ngữ theo hướng dẫn của GV Eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng. - 2-3 HS đọc từ ngữ ứng dụng - Lắng nghe, đọc theo Cái kẻng, xà beng Củ riềng, bay liệng. - HS lần lượt phát âm: eng, xẻng, lưỡi và iêng, chiêng, trống chiêng - Đọc các từ ngữ ứng dụng: nhóm, cá nhân, cả lớp - Nhận xét tranh minh hoạ của câu ứng dụng. - Đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp - 2-3 HS đọc câu ứng dụng: Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. - HS viết vào vở tập viết - Đọc tên bài luyện nói: Ao, hồ, giếng - Quan sát tranh và luyện nói theo câu hỏi gợi ý của GV Ao, hồ, giếng HS chỉ. Có. Cây nước…….. Không làm ô nhiễm nước…… C.Củng cố, dặn dò - Chỉ bảng cho HS theo dõi và đọc theo - Tổ chức cho HS tìm tiếng có vần mới học - Dặn HS ôn lại bài, tự tìm chữ có vần mới học ở nhà; xem trước bài: uông, ương. Môn : Đạo đức: BÀI : ĐI HỌC ĐỀU VÀ ĐÚNG GIỜ (Tiết 1) I.Mục tiêu: 1-KT-KN:Nêu được thế nào là đi học đều và đúng giờ.Biết được lợi ích của việc đi học đều và đúng giờ.Biết được nhiệm vụ của người HS là phải đi học đều và đúng giờ. 2-TĐ-Thực hiện hằng ngày đi học đều và đúng giờ. KNS: Kĩ năng giải quyết vấn đề để đi học đều và đúng giờ. Kĩ năng quản lý thời gian để đi học đề và đúng giờ. II.Chuẩn bị : Tranh minh hoạ SGK. III. Các hoạt động dạy học : a.Kiểm tra bài cũ: Khi chào cờ các em phải có tháo độ như thế nào? - Nghiêm trang, mắt nhìn thẳng vào cờ. Không nói chuyện riêng Hình dáng lá Quốc kì của Việt Nam như thế nào? - Hình chữ nhật. Màu đỏ. Ngôi sao màu vàng, 5 cánh. - GV nhận xét , ghi điểm. b-Giảng bài. Hoạt động GV Hoạt động học sinh 1.Giới thiệu bài, ghi bảng. 2.Hoạt động 1 : Học sinh bài tập 1 - Gọi học sinh nêu nội dung tranh. GV nêu câu hỏi: - Thỏ đã đi học đúng giờ chưa? - Vì sao Thỏ nhanh nhẹn lại đi học chậm? Rùa chậm chạp lại đi học đúng giờ? - Qua câu chuyện em thấy bạn nào đáng khen? Vì sao? Cho học sinh thảo luận theo nhóm 2 học sinh, sau cùng gọi học sinh trình bày kết qủa và bổ sung cho nhau. GV kết luận: Thỏ la cà nên đi học muộn. Rùa tuy chậm chạp nhưng rất cố gắng nên đi học đúng giờ. Bạn rùa thật đáng khen. 3.Hoạt động 2: Học sinh đóng vai theo tình huống “Trước giờ đi học” (bài tập 2) - Giáo viên phân 2 học sinh ngồi cạnh nhau thành một nhóm đóng vai hai nhân vật trong tình huống. - Gọi học sinh đóng vai trước lớp. - Gọi học sinh khác nhận xét và thảo luận: + Nếu em có mặt ở đó. em sẽ nói gì với bạn? Tại sao? 4.Hoạt động 3: Tổ chức cho học sinh liên hệ - Bạn nào lớp ta luôn đi học đúng giờ? - Kể những việc cần làm để đi học đúng giờ? Giáo viên kết luận: Đi học là quyền lợi của trẻ em. Đi học đúng giờ giúp các em thực hiện tốt quyền được đi học của mình. - Để đi học đúng giờ cần phải: +Chuẩn bị đầy đủ sách vở quần áo từ tối hôm trước. +Không thức khuya. Vài HS nhắc lại.Đi học đều và đúng giờ. - Học sinh nêu nội dung. - Thỏ đi học chưa đúng giờ. - Thỏ la cà dọc đường. Rùa cố gắng và chăm chỉ nên đi học đúng giờ. - Rùa đáng khen? Vì chăm chỉ, đi học đúng giờ. - Đại diện một số nhóm trình bày - Học sinh lắng nghe và một số em nhắc lại. - Học sinh thực hành đóng vai theo cặp hai học sinh. - 2 cặp lên đóng vai trước lớp - em khác nhận xét - Học sinh liên hệ thực tế ở lớp và nêu. - Học sinh lắng nghe để thực hiện cho tốt. C.Củng cố, dặn dò: - Để đi học đúng giờ ta phải làm những gì?Chuẩn bị quần áo trước, dậy sớm….. - Nhận xét, tuyên dương. - Học bài, xem bài mới.Tiếp tiết 2 Cần thực hiện: Đi học đúng giờ, không la cà dọc đường… Phụ đạo Tiếng việt :viết. I-Mục tiêu. 1-KT-KN:Viết được các vần có ng ở cuối dã học:ung, ưng, eng, iêng, uông, ương. 2-TĐ- Rèn chữ viết, trình bày sạch, đẹp. II-Chuẩn bị. Các vần viết sẵn lên bảng. III-Các hoạt động dạy và học. Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1-Giới thiệu bài. Giáo viên viết bài lên bảng: ung, ưng, eng, iêng, uông, ương. Hôm nay chúng ta sẽ viết bài có ng ở cuối đã học. 2-Giảng bài. Giáo viên viết mẫu. Nhận xét, kết luận. Cho học sinh viết vào bảng con. Quan sát , chỉnh sửa. Cho học sinh viết vào vở . Nhắc nhở các em cách cầm bút, tư thế ngồi, ….. Thu vở chấm. Nhận xét, đánh giá. Quan sát , đọc lại tên bài: ung, ưng, eng, iêng, uông, ương. Đọc đồng thanh, cá nhân. Quan sát , nhận xét về độ cao, độ rộng của từng con chữ, các nét nối giữa các con chữ. Viết vào bảng con. Củng cố- Dặn dò. Cho học sinh nhắc lại tên bài viết trên bảng. Nhận xét tiết học, về nhà tập viết. Chuẩn bị bài sau. bài mới.Phép cộng trong phạm vi 9. Thứ ba ngày 20 tháng 11 năm 2012. Học vần BÀI: uông, ương I. Mục tiêu 1-KT-KN:Đọc, viết được uông, ương, quả chuông, con đường, từ và các câu ứng dụng.Luyên nói từ 2-4 câu theo chủ đề :đồng ruộng. 2-TĐ-HS hiểu được 1 vài lễ hội của quê hương mình. II. Đồ dùng dạy học - Tranh ảnh minh hoạ từ khoá, các từ ngữ ứng dụng, phần luyện nói III. Các hoạt động dạy học a.Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 HS lên bảng đọc và viết: lưỡi xẻng, trống chiêng - Gọi 1 HS lên bảng cầm SGK đọc các câu ứng dụng.Dù ai nói ngả……kiềng ba chân. - GV nhận xét chung. b-Giảng bài. Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1.Giới thiệu bài: - Chúng ta học vần: uông, ương. Viết bảng 2.Dạy vần uông a) Nhận diện vần - Gọi 1 HS phân tích vần uông. Cho HS cả lớp cài vần uông . - GV nhận xét . b) Đánh vần - Có uông, muốn có tiếng chuông ta làm thế nào? - Cho HS cài tiếng chuông - GV nhận xét và ghi bảng tiếng chuông. - Gọi 1 HS phân tích tiếng chuông - GV hướng dẫn đánh vần 1 lần. - Dùng tranh giới thiệu từ “quả chuông”. - Gọi đánh vần tiếng chuông , đọc trơn từ quả chuông - Gọi đọc sơ đồ trên bảng. ương ( Quy trình tương tự) 1. Vần ương dược tạo nên từ: ươ và ng 2. So sánh uông và ương: - Giống: kết thúc bằng ng - Khác: uông bắt đầu bằng uô, ương bắt đầu bằng ươ. 3.Đánh vần: ương,đường, con đường c) Hướng dẫn HS viết bảng con - Hướng dẫn HS viết lần lượt: uông, ương, quả chuông, con đường - GV nhận xét và sửa sai. d) Đọc từ ngữ ứng dụng - Gọi 2- 3 HS đọc các từ ngữ ứng dụng - Giải thích các từ ngữ ứng dụng - GV đọc mẫu:rau muống, luống cày. Nhà trường, nương rẫy. Tiết 2 3.Luyện đọc a)Luyện đọc lại vần mới ở tiết 1 Luyện đọc trên bảng. b)Đọc câu ứng dụng - giới thiệu tranh rút câu ghi bảng: Nắng đã lên. Lúa trên nương chín vàng. Trai gái bản mường cùng vui vào hội. - Chỉnh sửa lỗi của HS đọc câu ứng dụng c) Đọc mẫu câu ứng dụng 4.Luyện viết - Yêu cầu HS viết vào vở tập viết: uông, ương, quả chuông, con đường - Thu vở chấm, nhận xét cách viết 5.Luyện nói: Chủ đề "Đồng ruộng" - Cho HS quan sát tranh minh hoạ để luyện nói theo câu hỏi gợi ý: + Trong tranh vẽ những gì? + Lúa, ngô, khoai, sắn được trồng ở đâu? + Ai trồng lúa, ngô, khoai, sắn? + Trên đồng ruộng các bác nông dân đang làm gì? - HS đọc theo GV uông, ương - 1 HS phân tích vần uông.Gồm uô và ng. - Cả lớp thực hiện cài vần uông. - HS quan sát trả lời: ta thêm âm ch đứng trước. - HS cả lớp cài tiếng chuông - 1 HS phân tích tiếng chuông Đánh vần tiếng: cá nhân, nhóm, cả lớp: chờ- uông- chuông- chuông. - Quan sát, lắng nghe - Đánh vần tiếng, đọc trơn từ: cá nhân, nhóm, cả lớp - 2-3 HS đọc theo sơ đồ trên bảng - HS cả lớp cài vần ương - Quan sát và so sánh uông và ương - Đánh vần tiếng, đọc trơn từ: cá nhân, nhóm, cả lớp - HS viết vào bảng con lần lượt các vần, từ ngữ theo hướng dẫn của GV Uông, ương, quả chuông, con đường. - 2-3 HS đọc từ ngữ ứng dụng - Lắng nghe, đọc theo Rau muống, luống cày Nhà trường, nương rẫy. - HS lần lượt phát âm: uông, chuông, quả chuông và ương, đường, con đường - Đọc các từ ngữ ứng dụng: nhóm, cá nhân, cả lớp - Nhận xét tranh minh hoạ của câu ứng dụng. - Đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp - 2-3 HS đọc câu ứng dụng: Nắng đã lên. Lúa trên nương chín vàng. Trai gái bản mường cùng vui vào hội. - HS viết vào vở tập viết - Đọc tên bài luyện nói - Quan sát tranh và luyện nói theo câu hỏi gợi ý của GV Vẽ cảnh đồng ruộng. Ở ruộng, nương, rẫy…. Những người nông dân. Đang cày, bừa, cấy…. C.Củng cố, dặn dò - Chỉ bảng cho HS theo dõi và đọc theo - Tổ chức cho HS tìm tiếng có vần mới học - Dặn HS ôn lại bài, tự tìm chữ có vần mới học ở nhà; xem trước bài:ang,anh. Môn : Toán BÀI : PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 8. I.Mục tiêu : 1-KT-KN: Thuộc bảng trừ: biết làm tính trừ trong phạm vi 8 viết được phép tính thích hợp với hình vẽ. 2-TĐ- Tính cẩn thận, tính chính xác. II-Đồ dùng dạy học: - Bộ đồ dùng toán 1 - Các mô hình phù hợp để minh hoạ phép trừ trong phạm vi 8. III.Các hoạt động dạy học : a.Kiểm tra bài cũ : - Hôm trước chúng ta học bài gì? Phép cộng trong phạm vi 8. - Gọi học sinh lên bảng làm bài tập. 5 + 2 + 1 = , 3 + 3 + 1 = 4 + 2 + 2 = , 3 + 2 + 2 = - Gọi 2 học sinh đọc bảng cộng trong phạm vi 8. - Nhận xét , ghi điểm. b-Giảng bài. Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Giới thiệu bài, ghi tên bài học. 2.Hướng dẫn học sinh thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 8. Bước 1: Hướng dẫn học sinh thành lập công thức 8 – 1 = 7 và 8 – 7 = 1 *Hướng dẫn học sinh quan sát mô hình đính trên bảng và trả lời câu hỏi - Giáo viên đính lên bảng 8 ngôi sao và hỏi: +Có mấy ngôi sao trên bảng? +Có 8 ngôi sao, bớt đi 1 ngôi sao. Còn mấy ngôi sao? +Làm thế nào để biết còn 7 ngôi sao? - Cho cài phép tính 8 – 1 = 7. - Giáo viên nhận xét toàn lớp. - GV viết công thức : 8 – 1 = 7 trên bảng và cho học sinh đọc. *Cho học sinh thực hiện mô hình que tính trên bảng cài để rút ra nhận xét: 8 que tính bớt 7 que tính còn 1 que tính. - Cho học sinh cài bảng cài 8 – 7 = 1 - GV viết công thức lên bảng: 8 – 7 = 1 rồi gọi học sinh đọc. - Sau đó cho học sinh đọc lại 2 công thức: 8 – 1 = 7 và 8 – 7 = 1 Bước 2: Hướng dẫn học sinh thành lập các công thức còn lại: 8 – 2 = 6 ; 8 – 6 = 2 ; 8 – 3 = 5 ; 8 – 5 = 3 ; 8 – 4 = 4 tương tự như trên. Bước 3: Hướng dẫn học sinh bước đầu ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 8 và cho học sinh đọc lại bảng trừ. 3.Hướng dẫn luyện tập: Bài 1: - GV hướng dẫn học sinh sử dụng bảng trừ trong phạm vi 8 để tìm ra kết qủa của phép tính. - Cần lưu ý học sinh viết các số phải thật thẳng cột. Bài 2: - Cho học sinh tìm kết qủa của phép tính (tính nhẩm), rồi đọc kết qủa bài làm của mình theo từng cột. - Cho học sinh quan sát phép tính từng cột để nhận ra mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ: 1 + 7 = 8 , 8 – 1 = 7 , 8 – 7 = 1 … Bài 3: giảm bỏ 2 dãy tính cuối. - GV cho học sinh nhắc lại cách tính gía trị của biểu thức số có dạng trong bài tập như: 8 – 1 - 3 thì phải lấy 8 - 1 trước, được bao nhiêu trừ tiếp đi 3. - GV hướng dẫn để học sinh nói được nhận xét: 4 – 4 và 8 – 1 – 3 8 – 5 và 8 – 2 – 3 - Cho học sinh làm bài và chữa bài trên bảng lớp. Bài 4:Giảm bỏ 3 phép tính cuối. Cho HS quan sát hình, đọc bài toán , ghi phép tính thích hợp. Học sinh nêu: Phép cộng trong phạm vi 8. - 2 HS lên bảng làm bài tập Tính: . Học sinh quan sát trả lời câu hỏi. Có 8 ngôi sao. Học sinh nêu: 8 ngôi sao bớt 1 ngôi sao còn 7 ngôi sao. Làm tính trừ, lấy tám trừ một bằng bảy. 8 – 1 = 7. - Vài học sinh đọc lại 8 – 1 = 7. - Học sinh thực hiện bảng cài của mình trên que tính và rút ra: 8 – 7 = 1 - Vài HS đọc lại công thức. - Đọc lại 2 công thức vừa lập - Học sinh nêu: 8 – 1 = 7 , 8 – 7 = 1 8 – 2 = 6 , 8 – 6 = 2 8 – 3 = 5 , 8 – 5 = 3 8 – 4 = 4 - Đọc bảng trừ: cá nhân, nhóm, đồng thanh - Học sinh nêu yêu cầu bài tập. - Học sinh thực hiện theo cột dọc ở VBT và nêu kết qủa. - - - - - - - 8 8 8 8 8 8 8 1 2 3 4 5 6 7 7 6 5 4 3 2 1 - Học sinh nêu yêu cầu bài tập. - Học sinh làm miệng và nêu kết qủa - Học sinh khác nhận xét. 1 + 7 = 8 , 2 + 6 = 8 , 4 + 4 = 8 8 – 1 = 7 , 8 – 2 = 6 , 8 – 4 = 4 8 – 7 = 1 , 8 – 6 = 2 , 8 – 8 = 0 - Học sinh nêu yêu cầu bài tập. - Học sinh chữa bài trên bảng lớp. - Học sinh khác nhận xét bạn làm. - Học sinh nêu: tám trừ bốn cũng bằng tám trừ một trừ ba. 8 – 4 = 4 8 – 1 – 3 = 4 8 – 2 – 2 = 4 Quan sát hình, ghi bảng. 8 – 4 = 4 C.Củng cố, dặn dò: - Học sinh xung phong đọc bảng trừ trong phạm vi 8. Nhận xét tiết học. Về nhà làm bài. Chuẩn bị bài sau:Luyện tập. Môn : TNXH BÀI : AN TOÀN KHI Ở NHÀ I.Mục tiêu : Sau giờ học học sinh biết : 1- Kể tên một số vật có trong nhà có thể gây đứt tay, chảy máu , gây bỏng, cháy.Biết gọi người lớn khi có tai nạn xảy ra. 2-TĐ- Cách phòng tránh và xử lí khi có tai nạn xảy ra. KNS: Kĩ năng ra quyết định: Nên hay không nên làm gì để phòng tránh đứt tay, chân, bỏng, điện giật. Kĩ năng tự bảo vệ: Ứng phó với các tình huống khi ở nhà. Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập. II.Đồ dùng dạy học: - Các hình bài 14 SGK, một số tình huống để học sinh thảo luận. III.Các hoạt động dạy học : a.Kiểm tra bài cũ : - Hôm trước chúng ta học bài gì? Công việc ở nhà. - Kể tên một số công việc em thường làm để giúp đỡ bố mẹ? quét nhà, trông em…… - GV nhận xét cho điểm. - Nhận xét bài cũ. b-Giảng bài. Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Giới thiệu bài: Qua tranh bài và ghi bảng.An toàn khi ở nhà. 2.Hoạt động 1 : Làm việc với SGK. MĐ: Học sinh biết được các vật dễ gây đứt tay và cách phòng tránh. Các bước tiến hành Bước 1: - GV cho học sinh quan sát tranh trang 30 trong SGK và trả lời các câu hỏi sau: +Chỉ và nói các bạn trong mỗi hình đang làm gì? +Điều gì có thể xãy ra nếu các bạn không cẩn thận? +Khi dùng dao sắc và nhọn cần chú ý điều gì? - Cho học sinh làm việc theo cặp, chỉ và nói cho nhau nghe. Bước 2: Thu kết qủa quan sát của học sinh. - GV treo tất cả các tranh ở trang 30 gọi học sinh lên nêu câu trả lời của nhóm mình kết hợp thao tác chỉ vào tranh. - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. GV nói thêm: Những đồ dùng kể trên cần để xa tầm với của các em nhỏ, không cho các em nhỏ cầm chơi. 3.Hoạt động 2: Thảo luận nhóm: MĐ: Học sinh biết cách phòng tránh một số tai nạn do lửa và những chất gây cháy. Các bước tiến hành: Bước 1: - GV yêu cầu học sinh quan sát tranh hình 31 và trả lời các câu hỏi: +Điều gì có thể xảy ra trong các cảnh trên? +Nếu điều không may xảy ra em làm gì? Nói gì lúc đó - Cho học sinh thảo luận theo nhóm dự đoán các tình huống có thể xãy ra và cách giải quyết tốt nhất. Bước 2: GV cho các nhóm lên trình bày ý kiến của mình. Các nhóm khác nhận xét. Kết luận: Không được để đèn dầu và các vật gây cháy khác trong màn hay để gần những đồ dễ bắt lửa. Nên tránh xa các vật và những nơi có thể gây bỏng, cháy. Khi sử dụng đồ điện phải cẩn thận, không sờ vào phích cắm, ổ điện. Không cho em bé chơi gần những vật dễ cháy và đồ điện. - Học sinh nhắc lại tên bài học. An toàn khi ở nhà. - Học sinh quan sát và thảo luận theo nhóm 2 em nói cho nhau nghe về nội dung từng tranh. Bạn đang cắt rau, củ, quả. Bạn bưng sữa bị đổ, bể. Bị đứt tay. Cẩn thận, bị đứt tay. - Học sinh nêu lại nội dung đã thảo luận trước lớp kết hợp thao tác chỉ vào tranh.. - Nhóm khác nhận xét. - HS nhắc lại. - Học sinh làm việc theo nhóm hai bàn để nêu được những điều có thể xảy ra trong các tình huống. Cháy màn, chiếu……bị bỏng, điện giật…… Báo ngay với người lớn…… - Học sinh trình bày ý kiến trước lớp. - Học sinh lắng nghe. C.Củng cố : Hôm nay chúng ta học bài gì?An toàn khi ở nhà. - Nhận xét. Tuyên dương. - Học bài, xem bài mới. Lớp học Thứ tư ngày 21 tháng 11 năm 2012. Học vần BÀI: ang, anh I.Mục tiêu 1-KT-KN:Đọc, viết được ang, anh, cây bàng, cành chanh, từ và đoạn thơ ứng dụng. Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Buổi sáng. 2-TĐ- Rèn đọc, viết đúng. II.Đồ dùng dạy học - Tranh, ảnh minh hoạ SGK. III.Các hoạt động dạy học a.Kiểm tra bài cũ. - Gọi 2 HS lên bảng đọc và viết: quả chuông, con đường - Gọi 1 HS lên bảng cầm SGK đọc các câu ứng dụng. Nắng đã lên. Lúa trên nương chín vàng. Trai gái bản mường cùng vui vào hội. - GV nhận xét chung. b-Giảng bài. Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1.Giới thiệu bài: - Chúng ta học vần: ang, anh. Viết bảng 2.Dạy vần ang a) Nhận diện vần - Gọi 1 HS phân tích vần ang. - Cho HS cả lớp cài vần ang . - GV nhận xét . b) Đánh vần - Có ang muốn có tiếng bàng ta làm thế nào? - Cho HS cài tiếng bàng - GV nhận xét và ghi bảng tiếng bàng - Gọi 1 HS phân tích tiếng bàng - GV hướng dẫn đánh vần 1 lần. - Dùng tranh giới thiệu từ “cây bàng”. - Gọi đánh vần tiếng bàng , đọc trơn từ cây bàng - Gọi đọc sơ đồ trên bảng. anh ( Quy trình tương tự) 1. Vần anh dược tạo nên từ a và nh 2. So sánh anh và ang: - Giống: bắt đầu bằng a - Khác: ang kết thúc bằng ng, anh kết thúc bằng nh. 3. Đánh vần: anh, chanh, cành chanh c) Hướng dẫn HS viết bảng con - Hướng dẫn HS viết lần lượt: ang, anh, cây bàng, cành chanh - GV nhận xét và sửa sai. d) Đọc từ ngữ ứng dụng - Gọi 2- 3 HS đọc các từ ngữ ứng dụng - Giải thích các từ ngữ ứng dụng - GV đọc mẫu:buôn làng, hải cảng. Bánh chưng, hiền lành. Tiết 2 3.Luyện tập Luyện đọc lại vần mới ở tiết 1 Luyện đọc bài trên bảng. Đọc câu ứng dụng - Giới thiệu tranh rút câu ghi bảng Không có chân, có cành Sao gọi là con sông? Không có lá, có cành Sao gọi là ngọn gió? - Chỉnh sửa lỗi của HS đọc câu ứng dụng - Đọc mẫu câu ứng dụng b)Luyện viết - Yêu cầu HS viết vào vở tập viết: ang, anh, cây bàng, cành chanh - Thu vở chấm, nhận xét cách viết c) Luyện nói: Chủ đề "Buổi sáng" - Cho HS quan sát tranh minh hoạ để luyện nói theo câu hỏi gợi ý: + Trong tranh vẽ gì? + Trong tranh, buổi sáng, mọi người đang đi đâu? + Buổi sáng em làm việc gì? mọi người trong gia đình em làm việc gì? - HS đọc theo GV ang, anh. - 1 HS phân tích vần ang: Gồm a và ng. - Cả lớp thực hiện cài vần ang. - HS quan sát trả lời:Thêm âm b đứng trước, và dấu huyền trên âm a. - HS cả lớp cài tiếng bàng - 1 HS phân tích tiếng bàng - Đánh vần tiếng: cá nhân, nhóm, cả lớp: bờ- ang- bang- huyền- bàng- bàng. - Quan sát, lắng nghe - Đánh vần tiếng, đọc trơn từ: cá nhân, nhóm, cả lớp - 2-3 HS đọc theo sơ đồ trên bảng - HS cả lớp cài vần anh - Quan sát và so sánh ang với anh - Đánh vần tiếng, đọc trơn từ: cá nhân, nhóm, cả lớp - HS viết vào bảng con lần lượt các vần, từ ngữ theo hướng dẫn của GV Ang, anh, cây bàng, cành chanh. - 2-3 HS đọc từ ngữ ứng dụng - Lắng nghe, đọc theo Buôn làng, hải cảng. Bánh chưng, hiền lành. - HS lần lượt phát âm: ang, anh, cây bàng, cành chanh - Đọc các từ ngữ ứng dụng: nhóm, cá nhân, cả lớp; buôn làng, hải cảng. Bánh chưng, hiền lành. - Nhận xét tranh minh hoạ của câu ứng dụng. - Đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp - 2-3 HS đọc câu ứng dụng Không có chân có cánh Sao gọi là con sông? Không có lá, có cành Sao gọi là ngọn gió? - HS viết vào vở tập viết - Đọc tên bài luyện nói: buổi sáng. - Quan sát tranh và luyện nói theo câu hỏi gợi ý của GV Vẽ cảnh buổi sáng. Mọi người đang đi làm việc. Em đi học……. C.Củng cố, dặn dò - Chỉ bảng cho HS theo dõi và đọc theo - Tổ chức cho HS tìm tiếng có vần mới học - Dặn HS ôn lại bài, tự tìm chữ có vần mới học ở nhà; xem trước bài:inh, ênh. MOÂN: THUÛ COÂNG TIEÁT 14 : Gaáp caùc ñoaïn thaúng caùch ñeàu MUÏC TIEÂU : - Hoïc sinh bieát caùch gaáp vaø gaáp ñöôïc caùc ñoaïn thaúng caùch ñeàu. - Giuùp caùc em gaáp nhanh,thaúng. ÑOÀ DUØNG DAÏY HOÏC : - GV : Maãu gaáp caùc neáp gaáp caùch ñeàu.Quy trình caùc neáp gaáp. - HS : Giaáy maøu,giaáy nhaùp,buùt chì,buùt maøu,hoà daùn,khaên,vôû. HOAÏT ÑOÄNG DAÏY – HOÏC : HOAÏT ÑOÄNG CUÛA GIAÙO VIEÂN HOAÏT ÑOÄNG CUÛA HOÏC SINH 1. OÅn ñònh lôùp : Haùt taäp theå. 2. Baøi cuõ : Kieåm tra ñoà duøng hoïc taäp cuûa hoïc sinh,nhaän xeùt . 3. Baøi môùi : Ÿ Hoaït ñoäng 1 : Giôùi thieäu gaáp ñoaïn thaúng caùch ñeàu Muïc tieâu : Hoïc sinh nhaän bieát ñöôïc caùc ñaëc ñieåm cuûa maãu gaáp : caùch ñeàu nhau,coù theå choàng khít leân nhau khi xeáp chuùng laïi. - Giaùo vieân cho hoïc sinh quan saùt maãu gaáp,neâu nhaän xeùt. Ÿ Hoaït ñoäng 2 : Giôùi thieäu caùch gaáp Muïc tieâu : Hoïc sinh bieát caùch gaáp caùc ñoaïn thaúng caùch ñeàu nhau. Giaùo vieân höôùng daãn maãu caùch gaáp. Ø Neáp thöù nhaát : Giaùo vieân ghim tôø giaáy maøu leân baûng,giaùo vieân gaáp meùp giaáy vaøo 1 oâ theo ñöôøng daáu. Ø Neáp thöù hai : Giaùo vieân ghim laïi tôø giaáy,maët maøu ôû phía ngoaøi ñeå gaáp neáp thöù hai,caùch gaáp nhö neáp moät. Ø Neáp thöù ba : Giaùo vieân laät tôø giaáy vaø ghim laïi maãu gaáp leân baûng,gaáp vaøo 1 oâ nhö 2 neáp gaáp tröôùc. Ÿ Hoaït ñoäng 3 : Thöïc haønh Muïc tieâu : Hoïc sinh gaáp ñöôïc caùc ñoaïn thaúng caùch ñeàu. Giaùo vieân nhaéc laïi caùch gaáp theo quy trình cho hoïc sinh thöïc hieän. Giaùo vieân theo doõi giuùp ñôõ caùc em yeáu. Höôùng daãn caùc em laøm toát daùn vaøo vôû. 4. Cuûng coá : Goïi hoïc sinh neâu laïi caùch gaáp caùc ñoaïn thaúng caùch ñeàu,chuù yù saûn phaåm hoaøn thaønh khi xeáp laïi phaûi choàng khít leân nhau. 5. Nhaän xeùt – Daën doø : - Tinh thaàn,thaùi ñoä hoïc taäp vaø vieäc chuaån bò ñoà duøng hoïc taäp cuûa hoïc sinh. - Kyõ naêng gaáp vaø ñaùnh giaù saûn phaåm cuûa hoïc sinh. - Chuaån bò ñoà duøng hoïc. Hoïc sinh ñaët ñoà duøng hoïc taäp leân baøn. Hoïc sinh quan saùt maãu,phaùt bieåu,nhaän xeùt. Hoïc sinh quan s

File đính kèm:

  • docTuần 14.doc
Giáo án liên quan