Giáo án dạy học Vật lý 8 tiết 25: Nhiệt năng

BÀI 21: NHIỆT NĂNG

 A. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Phát biểu định nghĩa nhiệt năng và mối quan hệ của nhiệt năng với nhiệt độ của vật.

 Tìm được ví dụ về thực hiện công và truyền nhiệt

 Phát biểu được định luật và đơn vị nhiệt lượng

 2. Kĩ năng: Sử dụng đúng thuật ngữ như : nhiệt năng, nhiệt lượng, truyền nhiệt, .

 3. Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống

 B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

 Trực quan - vấn đáp - hoạt động nhóm

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1064 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy học Vật lý 8 tiết 25: Nhiệt năng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / / TIẾT25 BÀI 21: NHIỆT NĂNG A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Phát biểu định nghĩa nhiệt năng và mối quan hệ của nhiệt năng với nhiệt độ của vật. Tìm được ví dụ về thực hiện công và truyền nhiệt Phát biểu được định luật và đơn vị nhiệt lượng 2. Kĩ năng: Sử dụng đúng thuật ngữ như : nhiệt năng, nhiệt lượng, truyền nhiệt, .. 3. Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Trực quan - vấn đáp - hoạt động nhóm C. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: 1 quả bóng cao su, 1 phích nước nóng, 1 cốc thủy tinh, hoặc 2 đồng xu, 2 thìa nhôm, 1 banh kẹp, 1 đèn cồn, diêm 2. Học sinh : Mỗi nhóm: 1 đồng tiền bằng kim loại, 1 cốc nhựa + 2 thìa nhôm. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định tổ chức: + Ổn định lớp: + Kiểm tra sĩ số: II. Kiểm tra bài cũ: HS1: Trình bày về thí nghiệm Bơ-rao. Giải thích HS2: HIện tượng khuếch tán có xãy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ không? Tại sao? III. Nội dung bài mới: 1. Đặt vấn đề: GV: Làm thí nghiệm thả quả bóng rơi. Yêu cầu học sinh quan sát và môt tả hiện tượng HS: Quan sát và mô tả hiện tượng GV: Trong hiện tượng này, cơ năng của quả bóng giảm dần, cơ năng của quả bóng đã biến mất hay chuyển hóa thành dạng năng lượng khác? 2. Triển khai bài: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về nhiệt năng GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm động năng của một vật HS: Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng GV: Yêu cầu học sinh tham khảo SGK trả lời các câu hỏi sau: + Định nghĩa nhiệt năng + Mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ? Giải thích HS: Tham khảo SGK để trả lời câu hỏi GV: Gọi 2 học sinh trả lời HS khác nhận xét và bổ sung HS: Thực hiện theo hướng dẫn GV: Chốt lại kiến thức nhiệt năng GV: Như vậy, để biết nhiệt năng của 1 vật có thay đổi hay không ta căn cứ vào nhiệt độ của vật có thay đổi hay không => có cách nào làm thay đổi nhiệt năng của vật? I. Nhiệt năng - Nhiệt năng của vật bằng tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật - Mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ: Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn. HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu các cách làm thay đổi nhiệt năng GV: Nếu ta có 1 đồng xu bằng đồng, muốn cho nhiệt năng của nó thay đổi (tăng) ta có thể làm thế nào? HS: Thảo luận theo nhóm, đề xuất phương án làm tăng nhiệt năng của đồng xu GV: Gọi các nhóm nêu phương án làm tăng nhiệt năng của đồng xu HS: Nhóm cử đại diện trình bày GV: Chốt phương án làm TN HS: Làm thí nghiệm kiểm tra theo phương án đã thống nhất GV: Gọi HS đại diện cho các nhóm nêu kết quả làm thí nghiệm của nhóm HS: Nhóm cử đại diện trình bày GV: Nêu phương án làm tăng nhiệt năng của 1 chiếc thìa nhôm không bằng cách thực hiện công HS: Thảo luận theo nhóm, đề xuất phương án làm tăng nhiệt năng của đồng xu GV: Gọi các nhóm nêu phương án làm tăng nhiệt năng của 1 chiếc thìa nhôm HS: Nhóm cử đại diện trình bày GV: Chốt phương án làm TN HS: Làm thí nghiệm kiểm tra theo phương án đã thống nhất GV: Gọi HS đại diện cho các nhóm nêu kết quả làm thí nghiệm của nhóm HS: Nhóm cử đại diện trình bày GV: Do đâu mà nhiệt năng của thìa nhúng trong nước nóng tăng HS: Nhiệt năng được truyền từ nước sang thìa nhôm GV: Chốt lại 2 cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật II. Các cách làm thay đổi nhiệt năng 1.Thực hiện công: C1: Phương án đề ra: + Cọ xát đồng xu vào lòng bàn tay. + Cọ xát đồng xu vào mặt bàn. + Cọ xát đồng xu vào quần áo, ... Khi thực hiện công lên miếng đồng -> Nhiệt độ của miếng đồng tăng -> nhiệt năng của miếng đồng tăng (thay đổi) 2. Truyền nhiệt C2: - Hơ trên ngọn lửa Nhúng vào nước nóng Cách làm thay đổi nhiệt năng mà không cần thực hiện công gọi là truyền nhiệt HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu nhiệt lượng GV: Thông báo định nghĩa nhiệt lượng, đơn vị đo nhiệt lượng HS: Phát biểu lại nhiều lần GV: Qua các thí nghiệm, khi cho 2 vật có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc thì: + Nhiệt lượng truyền từ vật nào sang vật nào? + Nhiệt độ các vật thay đổi như thế nào? HS: Trả lời III. Nhiệt lượng Định nghĩa nhiệt lượng: Phần nhiệt lượng mà vật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng Đơn vị nhiệt lượng: Jun (kí hiệu J) HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng GV: Yêu cầu học sinh trả lời C3, C4 , C5 HS: Trả lời C3, C4 , C5 GV: Hướng dẫn IV. Vận dụng C3: Nhiệt năng của miếng đồng giảm, nhiệt năng của nước tăng. Đồng đã truyền nhiệt cho nước. C4: Cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng. Đây là sự thực hiện công C5: Cơ năng của quả đã chuyển hóa thành nhiệt năng của quả bóng, của không khí gần quả bóng và mặt sàn. IV. Củng cố: HS đọc ghi nhớ, đọc có thể em chưa biết V. Dặn dò : Học bài cũ, làm bài tập SBT Nghiên cứu bài mới: DẪN NHIỆT

File đính kèm:

  • docTiet 25.doc