Giáo án dạy khối 1 tuần thứ 29

 Tập đọc

 ĐẦM SEN

I.Mục tiêu:

1. Học sinh đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các tiếng có phụ âm đầu là s hoặc x và các tiếng có âm cuối là t (mát, ngát, khiết, dẹt).

-Biết nghỉ hơi sau dấu chấm câu.

2. Ôn các vần en, oen; tìm được tiếng, nói được câu có chứa tiếng có vần en, oen.

Hiểu từ ngữ trong bài: đài sen, nhị (nhuỵ), thanh khiết, thu hoạch, ngan ngát.

Nói đươc vẽ đẹp của lá, hoa và hương sen.

II.Đồ dùng dạy học:

-Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

-Bộ chữ của GV và học sinh.

 

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1258 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy khối 1 tuần thứ 29, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỨ NGÀY MÔN TIẾT PPCT TÊN BÀI DẠY NDĐC HAI 14/4 CHÀO CỜ TẬP ĐỌC TẬP ĐỌC ĐẠO ĐỨC MĨ THUẬT Đầm sen Đầm sen Chào hỏi và tạm biệt (T2) Vẻ tranh đàn gà nhà em BA 15/4 TOÁN TẬP VIẾT CHÍNH TẢ TN&XH Phép cộng trong phạm vi 100(cộng k nhớ) Tô chữ hoa L Hoa sen Nhận biết cây cối và con vật TƯ 16/4 TOÁN TẬP ĐỌC TẬP ĐỌC THỦ CÔNG SHNK Luyện tập Mời vào Mời vào Cắt dán hình tam giác NĂM 17/4 THỂ DỤC TOÁN TẬP VIẾT CHÍNH TẢ ÂM NHẠC Trò chơi vận động Luyện tập Tô chữ hoa M, N Mời vào Đi tới trường SÁU 18/4 TOÁN TẬP ĐỌC TẬP ĐỌC KỂ CHUYỆN SHTT Phép trừ trong pham vi 100(trừ k nhớ) Chú công Chú công Niềm vui bất ngờ Thứ hai, ngày 14 tháng 4 năm 2008 Tập đọc ĐẦM SEN I.Mục tiêu: Học sinh đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các tiếng có phụ âm đầu là s hoặc x và các tiếng có âm cuối là t (mát, ngát, khiết, dẹt). -Biết nghỉ hơi sau dấu chấm câu. Ôn các vần en, oen; tìm được tiếng, nói được câu có chứa tiếng có vần en, oen. Hiểu từ ngữ trong bài: đài sen, nhị (nhuỵ), thanh khiết, thu hoạch, ngan ngát. Nói đươc vẽ đẹp của lá, hoa và hương sen. II.Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ bài đọc SGK. -Bộ chữ của GV và học sinh. III.Các hoạt động dạy học : 1.KTBC : Gọi học sinh đọc bài tập đọc “Vì bây giờ mẹ mới về” và trả lời các câu hỏi trong SGK. Cả lớp viết bảng con: cắt bánh, đứt tay, hốt hoảng. 2.Bài mới: GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng. Hướng dẫn học sinh luyện đọc: Đọc mẫu bài văn lần 1 (giọng chậm rãi, khaon thai). Tóm tắt nội dung bài: Đọc mẫu lần 2 ( chỉ bảng), đọc nhanh hơn lần 1. Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó: Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu. Xanh mát (x ¹ x), xoè ra (oe ¹ eo, ra: r), ngan ngát (an ¹ ang), thanh khiết (iêt ¹ iêc) Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ. Các em hiểu như thế nào là đài sen ? Nhị là bộ phận nào của hoa ? Thanh khiết có nghĩa là gì ? Ngan ngát là mùi thơm như thế nào? Luyện đọc câu: Gọi học sinh đọc trơn câu theo cách: mỗi em tự đọc nhẩm từng chữ ở câu thứ nhất, tiếp tục với các câu sau. Sau đó giáo viên gọi 1 học sinh đầu bàn đọc câu 1, các em khác tự đứng lên đọc nối tiếp các câu còn lại. Luyện đọc đoạn và bài: (theo 3 đoạn) Cho học sinh đọc từng đoạn nối tiếp nhau. Đọc cả bài. Luyện tập: Ôn các vần en, oen. Giáo viên treo bảng yêu cầu: Bài tập 1: Tìm tiếng trong bài có vần en ? Bài tập 2: Tìm tiếng ngoài bài có vần en, oen ? Bài tập 3: Nói câu có chứa tiếng mang vần en hoặc oen? Giáo viên nhắc học sinh nói cho trọn câu để người khác hiểu, tránh nói câu tối nghĩa. Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét. 3.Củng cố tiết 1: Tiết 2 4.Tìm hiểu bài và luyện nói: Hỏi bài mới học. Gọi 2 học sinh đọc bài, cả lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi: Khi nở hoa sen trông đẹp như thế nào? Đọc câu văn tả hương sen ? Nhận xét học sinh trả lời. Giáo viên đọc diễn cảm cả bài. Gọi học sinh thi đọc diễn cảm toàn bài văn. Luyện nói: Nói về sen. Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập. Cho học sinh quan sát tranh minh hoạ: Qua tranh giáo viên gợi ý các câu hỏi giúp học sinh nói tốt theo chủ đề luyện nói. Nhận xét chung về khâu luyện nói của học sinh. 5.Củng cố: Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học. 6.Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới. Học sinh đọc bài và trả lời các câu hỏi trong SGK. Viết bảng con: cắt bánh, đứt tay, hốt hoảng. Nhắc tựa. Lắng nghe. Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng. Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung. 5, 6 em đọc các từ khó trên bảng. Đài sen: Bộ phận phía ngoài cùng của hoa sen. Nhị: Bộ phận sinh sản của hoa. Thanh khiết: Trong sạch. Ngan ngát: Mùi thơm dịu, nhẹ. Học sinh lần lượt đọc các câu theo yêu cầu của giáo viên. Các học sinh khác theo dõi và nhận xét bạn đọc. Đọc nối tiếp 3 em, thi đọc đoạn giữa các nhóm. 2 em, lớp đồng thanh. Nghỉ giữa tiết Sen. Các nhóm thi đua tìm và ghi vào giấy các tiếng có vần en, vần oen ngoài bài, trong thời gian 2 phút, nhóm nào tìm và ghi đúng được nhiều tiếng nhóm đó thắng. Ví dụ: xe ben, hứa hẹn, đèn dầu … Xoèn xoẹt, nhoẻn cười…. Đọc mẫu câu trong bài (Truyện Dế Mèn phiêu lưu ký rất hay. Lan nhoẻn miệng cười). Các em chơi trò chơi thi nói câu chứa tiếng tiếp sức. 2 em. Cánh hoa đỏ nhạt xoè ra, phô đài sen và nhuỵ vàng. Hương sen ngan ngát, thanh khiết. Học sinh rèn đọc diễn cảm. Lắng nghe. Học sinh luyện nói theo hướng dẫn của giáo viên. Chẳng hạn: Các em nói về sen: Cây sen mọc trong đầm. Lá sen màu xanh mát.Cánh hoa màu đỏ nhạt, đài và nhuỵ màu vàng. Hương sen thơm ngát, thanh khiết nên sen thường được dùng để ướp trà. Học sinh khác nhận xét bạn nói về sen. Nhiều học sinh khác luyện nói theo đề tài về hoa sen. Nhắc tên bài và nội dung bài học. 1 học sinh đọc lại bài. Thực hành ở nhà. Đạo đức: CHÀO HỎI VÀ TẠM BIỆT (Tiết 2) I.Mục tiêu: 1. Học sinh hiểu: -Cần phải chào hỏi khi gặp gỡ, tạ biệt khi chia tay. -Cách chào hỏi, tạm biệt. -Ý nghĩa của lời chào hỏi, tạm biệt. -Quyền được tôn trọng, không bị phân biệt đối xử của trẻ em. 2. HS có thái độ: -Tôn trọng, lễ độ với người lớn. -Quý trọng những bạn biết chào hỏi tạm biệt đúng. 3. Học sinh có kĩ năng hành vi: -Biết phân biệt hành vi chào hỏi, tạm biệt đúng với chào hỏi, tạm biệt chưa đúng. -Biết chào hỏi, tạm biệt trong các tình huống giao tiếp hàng ngày. II.Chuẩn bị: Vở bài tập đạo đức. -Điều 2 trong Công ước Quốc tế Quyền trẻ em. -Đồ dùng để hoá trang đơn giản khi sắm vai. -Bài ca “Con chim vành khuyên”. III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động học sinh 1.KTBC: Gọi 2 học sinh đọc lại câu tục ngữ cuối bài tiết trước. Tại sao phải chào hỏi, tạm biệt? GV nhận xét KTBC. 2.Bài mới : Giới thiệu bài ghi tựa. Cho học sinh khởi động, hát bài: Con chim vành khuyên. Hoạt động 1 : Học sinh làm bài tập 2: Giáo viên nêu yêu cầu và tổ chức cho học sinh làm bài tập trong VBT. Giáo viên chốt lại: Tranh 1: Các bạn cần chào hỏi thầy giáo cô giáo. Tranh 2: Bạn nhỏ cần chào tạm biệt khách. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm bài tập 3: Chia lớp thành 2 nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận, cử đại diện nhóm trình bày, tổ chức cho lớp trao đổi thống nhất. Nội dung thảo luận: Em sẽ chào hỏi như thế nào trong các tình huống sau: Em gặp người quen trong bệnh viện? Em nhìn thấy bạn ở nhà hát, rạp chiếu bóng lúc đang giờ biểu diễn? Giáo viên kết luận : Không nên chào hỏi một cách ồn ào khi gặp người quen trong bệnh viện, trong rạp hát, rạp chiếu bóng lúc đang giờ biểu diễn. Trong những tình huống như vậy, em có thể chào bạn bằng cách ra hiệu gật đầu, mỉm cười và giơ tay vẫy. Hoạt động 3: Đóng vai theo bài tập 1: Giáo viên giao nhiệm vụ đóng vai cho các nhóm, mỗi nhóm đóng vai một tình huống. Tổ chức cho các em thảo luận rút kinh nghiệm. Nhóm 1: tranh 1. Nhóm 2: tranh 2. Hoạt động 4: Học sinh tự liên hệ. Giáo viên nêu yêu cầu cần liên hệ Trong lớp ta bạn nào đã thực hiện chào hỏi và tạm biệt? Tuyên dương học sinh thực hiện tốt theo bài học, nhắc nhở những học sinh thực hiện chưa tốt. 4.Củng cố: Hỏi tên bài. Nhận xét, tuyên dương. 4.Dặn dò: Học bài, chuẩn bị tiết sau. Thực hiện nói lời chào hỏi và tạm biệt đúng lúc. 2 HS đọc câu tục ngữ, học sinh khác nhận xét bạn đọc đúng chưa. Chào hỏi, tạm biệt thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau. Vài HS nhắc lại. Cả lớp hát và vỗ tay. Học sinh ghi lời các bạn nhỏ trong tranh 1 và tranh 2 Tranh 1 : Chúng em kính chào cô ạ ! Tranh 2 : Cháu chào tạm biệt. Học sinh thảo luận theo nhóm 2 để giải quyết các tình huống. Chào hỏi ôn tồn, nhẹ nhàng, không nói tiếng lớn hay nô đùa… . Giơ tay vẫy, gật đầu, mỉm cười… Trình bày trước lớp ý kiến của nhóm mình. Học sinh trao đổi thống nhất. Nhắc lại. 3 học sinh đóng vai, hoá trang thành bà cụ và 2 bạn nhỏ. Hai bạn nhỏ đang chào bà cụ. Bà cụ khen hai bạn nhỏ ngoan. 3 học sinh đóng vai đi học và chào tạm biệt nhau khi chia tay để vào trường, lớp. Học sinh tự liên hệ và nêu tên các bạn thực hiện tốt chào hỏi và tạm biệt. Học sinh nêu tên bài học và tập nói lời chào hỏi, lời tạm biệt khi chia tay. Mĩ Thuật VẼ TRANH ĐÀN GÀ NHA EM I.Mục tiêu : Giúp học sinh: -Ghi nhớ hình ảnh về những con gà. -Biết chăm sóc vật nuôi trong nhà. -Vẽ được tranh về đàn gà theo ý thích. II.Đồ dùng dạy học: -Một số bài tranh ảnh về đàn gà. -Một số bài vẽ đàn gà của học sinh lớp trước. -Học sinh: Vở tập vẽ , bút chì, bút dạ, sáp màu. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC : Kiểm tra đồ dùng học tập của các em. 2.Bài mới : Qua tranh giới thiệu bài và ghi tựa. Œ Giới thiệu tranh ảnh về đàn gà cho học sinh nhận thấy Gà là vật nuôi rất gần gũi với con người. Có gà trống gà mái, gà con, mỗi con có vẽ đẹp riêng. Những con gà đẹp được thể hiện trong tranh (tranh dân gian, tranh thiếu nhi, tranh của các hoạ sĩ)  Hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh: Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh bài 23 để học sinh nhận xét về: Đề tài của tranh. Những con gà trong tranh. Xung quanh con gà còn có những hình ảnh gì? Màu sắc, hình dáng và cách vẽ con gà trong tranh như thế nào? Gợi ý học sinh cách vẽ. Vẽ một con gà hay đàn gà vào phần giấy ở vở tập vẽ cho thích hợp.m nhớ lại cách vẽ con gà bài 19, vẽ phác chì trước để có thể tẩy sữa theo ý mình. Vẽ màu theo ý thích. 3.Học sinh thực hành Học sinh thực hành bài vẽ của mình vào vở tập vẽ. Theo dõi, giúp đỡ uốn nắn những học sinh yếu giúp các em hoàn thành bài vẽ của mình tại lớp. 3.Nhận xét đánh giá: Chấm bài, hướng dẫn các em nhận xét bài vẽ về: Hình dáng ngộ nghĩnh, thay đổi, mô tả được đặc điểm của gà trống, gà mái. Có thêm hình ảnh phụ. Màu sắc tươi sáng. 4.Dặn dò: Quan sát thêm các tranh vẽ đàn gà. Chuẩn bị tiết sau. Sưu tầm tranh thiếu nhi. Vở tập vẽ, tẩy, chì, … . Học sinh nhắc tựa. Học sinh quan sát theo hướng dẫn của giáo viên. Học sinh lắng nghe và liên hệ đến một số tranh vẽ gà trong thực tế đã nhìn thấy được qua bài tập, sách báo … Học sinh xem tranh vẽ trong vở bài tập vẽ để nhận xét. Đề tài : Vẽ đàn gà. Ngộ nghĩnh, đáng yêu. Hình ảnh khác như: cây cối, nhà cửa, đống rơm … Tươi sáng, đẹp mắt. Học sinh lắng nghe. Học sinh thực hành bài vẽ đàn gà. Học sinh tham gia cùng giáo viên nhận xét bài vẽ của các bạn theo hướng dẫn của giáo viên về đề tài, hình dáng các con vật và cách trang trí cho hình ảnh cho sinh động bài vẽ của mình.. Nhắc lại cách vẽ về đề tài đàn gà. Quan sát và thực hiện ở nhà. Thứ ba ngày 15 tháng 4 năm 2008 Toán PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 100 (CỘNG KHÔNG NHỚ) Mục tiêu: Kiến thức: Học sinh bước đầu biết đặt tính rồi làm tính cộng trong phạm vi 100. Củng cố và giải toán có lời văn và đo độ dài đoạn thẳng. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tính nhanh, chính xác. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận khi làm bài. Chuẩn bị: Giáo viên: Bảng gài. Que tính. Thước kẻ có vạch cm. Học sinh: Bộ đồ dùng học toán. Hoạt động dạy và học: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Bài cũ: Lớp làm bảng con, 2 em làm ở bảng lớp. Nhìn tóm tắt rồi giải. P 5 cm O ? cm N 9 cm Nhận xét. Bài mới: Giới thiệu: Phép cộng trong phạm vi 100 (cộng không nhớ). Hoạt động 1: Giới thiệu cách làm tính cộng không nhớ. Phương pháp: thực hành, trực quan. Phép cộng có dạng 35 + 24: Lấy 35 que tính gồm 3 bó 3 chục và 5 que rời -> Giáo viên đính lên bảng. Lấy bao nhiêu que tính? Viết 35. Lấy tiếp 24 que tính nữa. Lấy bao nhiêu que tính? Vì sao con biết? Để làm nhanh hơn, ta sẽ cộng 35 và 24. Đặt tính và tính. 35 gồm mấy chục và mấy đơn vị? -> Viết vào cột. 24 gồm mấy chục và mấy đơn vị? Nêu cách đặt tính. 35 + 24 59 Bắt đầu thực hiện cộng từ đâu? Giáo viên nhấn mạnh lại cách cộng. Trường hợp phép cộng 35 + 20: Yêu cầu đặt tính và tính. Lưu ý: phép cộng với số tròn chục. Trường hợp phép cộng 35 + 2: Lưu ý học sinh phép cộng 2 chữ số cho số có 1 chữ số: đặt số 2 phải thẳng với số 5. Hoạt động 2: Luyện tập. Phương pháp: luyện tập, giảng giải. Bài 1: Nêu yêu cầu bài. Lưu ý viết phải thẳng cột, cộng từ phải sang trái. Bài 2: Nêu yêu cầu bài. Nêu cách đặt tính. Bài 3: Đọc đề bài. Bài 4: Đo độ dài các đoạn thẳng rồi viết số đo ra. Lưu ý học sinh đặt thước đo cho chính xác. Củng cố: Thi đua: Tính. 30 + 42, 61 + 37, 28 + 1. Dặn dò: Làm lại các bài còn sai vào vở 2. Hát. Hoạt động lớp. Học sinh lấy. … 35 que. Học sinh lấy 24 que tính. … 59 que tính. … gộp lại. … 3 chục và 5 đơn vị. … 2 chục và 4 đơn vị. Viết 35, viết 24 sao cho hàng chục theo cột chục, hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị. Viết dấu + giữa 2 số. Vạch dấu vạch ngang dưới 2 số. Học sinh lên thực hiện và nêu 5 + 4 bằng 9 viết 9 …. Học sinh nhắc lại. Học sinh lên thực hiện tương tự. Học sinh lên thực hiện. Hoạt động lớp. Tính. Học sinh làm bài. Sửa ở bảng lớp. … đặt tính rồi tính. Học sinh nhắc lại. Sửa bài ở bảng. Học sinh đọc, nêu tóm tắt. 1 em làm tóm tắt. 1 em giải bài. Học sinh đo và viết vào chỗ chấm. Học sinh đổi vở để sửa. Học sinh thi đua làm bảng con. Tổ nào có nhiều bạn làm đúng sẽ thắng. Tập viết TÔ CHỮ HOA L I.Mục tiêu:-Giúp HS biết tô chữ hoa L. -Viết đúng các vần oan, oat, các từ ngữ: ngoan ngoãn, đoạt giải – chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, đưa bút theo đúng quy trình viết; dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu chữ trong vở tập viết. II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ trong nội dung luyện viết của tiết học. -Chữ hoa: L đặt trong khung chữ (theo mẫu chữ trong vở tập viết) -Các vần và các từ ngữ (đặt trong khung chữ). III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC: Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh, chấm điểm 2 bàn học sinh. Gọi 2 em lên bảng viết, cả lớp viết bảng con các từ: hiếu thảo, yêu mến. Nhận xét bài cũ. 2.Bài mới : Qua mẫu viết GV giới thiệu và ghi tựa bài. GV treo bảng phụ viết sẵn nội dung tập viết. Nêu nhiệm vụ của giờ học: Tập tô chữ, tập viết các vần và từ ngữ ứng dụng đã học trong các bài tập đọc. Hướng dẫn tô chữ hoa: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét: Nhận xét về số lượng và kiểu nét. Sau đó nêu quy trình viết cho học sinh, vừa nói vừa tô chữ trong khung chữ. Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng: Giáo viên nêu nhiệm vụ để học sinh thực hiện (đọc, quan sát, viết bảng con). 3.Thực hành : Cho HS viết bài vào tập. GV theo dõi nhắc nhở động viên một số em viết chậm, giúp các em hoàn thành bài viết tại lớp. 4.Củng cố : Gọi HS đọc lại nội dung bài viết và quy trình tô chữ L. Thu vở chấm một số em. Nhận xét tuyên dương. 5.Dặn dò: Viết bài ở nhà phần B, xem bài mới. Học sinh mang vở tập viết để trên bàn cho giáo viên kiểm tra. 2 học sinh viết trên bảng, lớp viết bảng con các từ: hiếu thảo, yêu mến. Học sinh nhắc tựa bài. Học sinh nêu lại nhiệm vụ của tiết học. Học sinh quan sát chữ hoa L trên bảng phụ và trong vở tập viết. Học sinh quan sát giáo viên tô trên khung chữ mẫu. Viết bảng con. Học sinh đọc các vần và từ ngữ ứng dụng, quan sát vần và từ ngữ trên bảng phụ và trong vở tập viết. Viết bảng con. Thực hành bài viết theo yêu cầu của giáo viên và vở tập viết. Nêu nội dung và quy trình tô chữ hoa, viết các vần và từ ngữ. Hoan nghênh, tuyên dương các bạn viết tốt. Chính tả (tập chép) HOA SEN I.Mục tiêu: -HS chép lại chính xác, trình bày đúng bài ca dao: Hoa sen. -Làm đúng các bài tập chính tả: Điền vần en hoặc oen, chữ g hoặc gh. -Nhớ quy tắc chính tả : ngh + i, e, ê II.Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ, bảng nam châm. Nội dung bài ca dao cần chép và các bài tập 2, 3. -Học sinh cần có VBT. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1.KTBC : Chấm vở những học sinh giáo viên cho về nhà chép lại bài lần trước. Gọi 2 học sinh lên bảng làm lại bài tập 2 và 3 tuần trước đã làm. Nhận xét chung về bài cũ của học sinh. 2.Bài mới: GV giới thiệu bài ghi tựa bài. 3.Hướng dẫn học sinh tập chép: Gọi học sinh nhìn bảng đọc bài thơ cần chép (giáo viên đã chuẩn bị ở bảng phụ). Cả lớp đọc thầm đoạn văn và tìm những tiếng các em thường viết sai: trắng, chen, xanh, mùi … Giáo viên nhận xét chung về viết bảng con của học sinh. Thực hành bài viết (chép chính tả). Hướng dẫn các em tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở, cách viết đầu bài, cách viết chữ đầu của đoạn văn thụt vào 3 ô, phải viết hoa chữ cái bắt đầu mỗi dòng thơ. Cho học sinh nhìn bài viết ở bảng từ hoặc SGK để viết. Hướng dẫn học sinh cầm bút chì để sữa lỗi chính tả: Giáo viên đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để học sinh soát và sữa lỗi, hướng dẫn các em gạch chân những chữ viết sai, viết vào bên lề vở. Giáo viên chữa trên bảng những lỗi phổ biến, hướng dẫn các em ghi lỗi ra lề vở phía trên bài viết. Thu bài chấm 1 số em. 4.Hướng dẫn làm bài tập chính tả: Học sinh nêu yêu cầu của bài trong vở BT Tiếng Việt. Đính trên bảng lớp 2 bảng phụ có sẵn 2 bài tập giống nhau của các bài tập. Gọi học sinh làm bảng từ theo hình thức thi đua giữa các nhóm. Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc. Gọi học sinh đọc thuộc ghi nhớ sau: gh i e ê 5.Nhận xét, dặn dò: Yêu cầu học sinh về nhà chép lại bài thơ cho đúng, sạch đẹp, làm lại các bài tập. Chấm vở 3 học sinh yếu hay viết sai đã cho về nhà viết lại bài. 2 học sinh làm bảng. Học sinh khác nhận xét bài bạn làm trên bảng. Học sinh nhắc lại. 2 học sinh đọc, học sinh khác dò theo bài bạn đọc trên bảng từ. Học sinh đọc thầm và tìm các tiếng khó hay viết sai: tuỳ theo học sinh nêu nhưng giáo viên cần chốt những từ học sinh sai phổ biến trong lớp. Học sinh viết vào bảng con các tiếng hay viết sai. Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên. Học sinh tiến hành chép bài vào tập vở. Học sinh đổi vở và sữa lỗi cho nhau. Học sinh ghi lỗi ra lề theo hướng dẫn của giáo viên. Điền vần en hoặc oen. Điền chữ g hoặc gh. Học sinh làm VBT. Các em thi đua nhau tiếp sức điền vào chỗ trống theo 2 nhóm, mỗi nhóm đại diện 5 học sinh. Giải Đèn bàn, cưa xoèn xoẹt Tủ gỗ lim, đường gồ ghề, con ghẹ. gh thường đi trước nguyên âm i, e, ê. Đọc lại nhiều lần. Học sinh nêu lại bài viết và các tiếng cần lưu ý hay viết sai, rút kinh nghiệm bài viết lần sau. Thứ tư, ngày 16 tháng 4 năm 2008 Toán LUYỆN TẬP Mục tiêu: Kiến thức: Củng cố cho học sinh về đặt tính và thực hiện phép tính cộng không nhớ trong phạm vi 100. Tập tính nhẩm và nhận biết bước đầu tính chất giao hoán của phép cộng. Củng cố về giải toán có lời văn và vẽ độ dài đoạn thẳng có số đo cho trước. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tính toán nhanh. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận khi làm bài. Chuẩn bị: Giáo viên: Đồ dùng phục vụ luyện tập. Học sinh: Vở bài tập. Hoạt động dạy và học: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Bài cũ: Cho học sinh làm vào bảng con: 37 + 22 60 + 29 54 + 5 Nhận xét. Bài mới: Giới thiệu: Học bài luyện tập. Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài. Phương pháp: luyện tập, động não. Bài 1: Nêu yêu cầu bài. 15 + 33 30 + 50 60 + 9 35 + 4 8 + 41 46 + 32 Bài 2: Tính nhẩm: Con hãy tính nhẩm theo cách nào thuận tiện với con nhất. Bài 3: Nuôi được: 25 con gà 14 con vịt Có tất cả … con? Bài 4: Yêu cầu gì? Nêu các bước vẽ đoạn thẳng. Củng cố: Giáo viên đọc đề toán, 2 đội cử đại diện lên thi đua làm tính nhanh và đúng: Bình có 16 hòn bi, An có 23 hòn bi. Hỏi 2 bạn có tất cả bao nhiêu hòn bi? Dặn dò: Làm lại các bài còn sai vào vở 2. Chuẩn bị: Luyện tập. Hát. Học sinh thực hiện ở bảng con. 2 em làm ở bảng lớp. Hoạt động lớp. Đăt tính rồi tính. Học sinh làm bài. Thi đua sửa, mỗi đội 3 em sửa tiếp sức. Học sinh làm bài. 4 em lên bảng sửa bài. Đọc đề bài. Tự tóm tắt rồi giải. Sửa ở bảng lớp. Vẽ đoạn thẳng có độ dài 6 cm. Học sinh nêu, vẽ. Đổi vở để kiểm tra. Học sinh chia 2 đội cử đại diện lên thi đua. Nhận xét. Tập đọc MỜI VÀO. I.Mục tiêu: Học sinh đọc trơn cả bài thơ. Chú ý: -Phát âm đúng các từ ngữ: kiễng chân, soạn sửa, buồm thuyền. -Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ. Ôn các vần ong, oong; tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ong, oong. Hiểu từ ngữ trong bài. Hiểu được nội dung bài: Chủ nhà hiếu khách niềm nở đón những người bạn tốt đến chơi. -Biết nói tự nhiên, hồn nhiên về những con vật, sự vật yêu thích. -HTL bài thơ. II.Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ bài đọc SGK. -Bộ chữ của GV và học sinh. III.Các hoạt động dạy học : 1.KTBC : Hỏi bài trước. Gọi 2 học sinh đọc bài: “Đầm sen” và trả lời câu hỏi 1 và 2 trong SGK. GV nhận xét chung. 2.Bài mới: GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng. Hôm nay chúng ta học bài thơ “Mời vào” kể về ngôi nhà hiếu khách niềm nở đón những người bạn tốt đến chơi. Chúng ta hãy xem người bạn tốt ấy là ai ? Họ rủ nhau cùng làm những công việc gì nhé! Hướng dẫn học sinh luyện đọc: Đọc mẫu bài thơ lần 1 (giọng vui, tinh nghịch hợp với nhịp thơ ngắn, chậm rãi ở các đọan đối thoại; trả dài hơn ở 10 dòng thơ cuối). Tóm tắt nội dung bài. Đọc mẫu lần 2 ( chỉ bảng), đọc nhanh hơn lần 1. Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó: Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu. Kiễng chân: ( iêng ¹ iên), soạn sửa: (s ¹ x), buồm thuyền: (uôn ¹ uông) Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ. Các em hiểu thế nào là kiễng chân? Soạn sửa nghĩa là gì? Luyện đọc câu: Gọi em đầu bàn đọc câu thứ nhất (dòng thứ nhất). Các em sau tự đứng dậy đọc câu nối tiếp. Luyện đọc đoạn và cả bài thơ: Đọc nối tiếp từng khổ thơ. Thi đọc cả bài thơ. Giáo viên đọc diễn cảm lại bài thơ. Đọc đồng thanh cả bài. Luyện tập: Ôn vần ong, oong. Giáo viên treo bảng yêu cầu: Bài tập 1: Tìm tiếng trong bài có vần ong ? Bài tập 2: Tìm tiếng ngoài bài có vần ong, oong ? Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét. 3.Củng cố tiết 1: Tiết 2 4.Tìm hiểu bài và luyện nói: Hỏi bài mới học. Gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi: Những ai đã đến gõ cửa ngôi nhà ? Gió được chủ nhà mời vào để cùng làm gì ? Nhận xét học sinh trả lời. Giáo viên đọc lại bài thơ và gọi 2 học sinh đọc lại. HTL cả bài thơ: Tổ chức cho các em thi đọc HTL theo bàn, nhóm … . Thực hành luyện nói: Chủ đề: Nói về những con vật em yêu thích Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ và nêu các câu hỏi gợi ý để học sinh nói về những con vật em yêu thích. Gọi 2 học sinh thực hành hỏi đáp theo mẫu SGK. Nhận xét luyện nói và uốn nắn, sửa sai. 5.Củng cố: Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học. 6.Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới. Học sinh nêu tên bài trước. 2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi: Nhắc tựa. Lắng nghe. Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng. Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung. Vài em đọc các từ trên bảng. Kiễng chân: Nhấc chân cao lên. Soạn sửa : Chuẩn bị (ở đây ý nói chuẩn bị mọi điều kiện để đón trăng lên …) Học sinh nhắc lại. Đọc nối tiếp theo yêu cầu giáo viên. Đọc nối tiếp 4 em, đọc cả bài thơ. 2 em thuộc 2 dãy đại diện thi đọc bài thơ. 2 em, lớp đồng thanh. Nghỉ giữa tiết Trong. Đọc từ mẫu trong bài: chong chóng, xoong canh. Các nhóm thi tìm tiếng và ghi vào bảng con, thi đua giữa các nhóm. Ong: bong bóng, còng, cái chõng, võng,… Oong: boong tàu, cải xoong, ba toong, … 2 em. Mời vào. Thỏ, Nai, Gió. Soạn sửa đón trăng lên, quạt mát thêm hơi biển cả, reo hoa lá, đẩy thuyền buồm, đi khắp nơi làm việc tốt. Học sinh lắng nghe và đọc lại bài thơ. Học sinh tự nhẩm và đọc thi giữa các nhóm. Học sinh luyện nói theo gợi ý của giáo viên. Ví dụ: Tôi có nuôi một con sáo. Tôi rất uêu nó vì nó hót rất hay. Tôi thường bắt châu chấu cho nó ăn. Nhiều học sinh khác luyện nói. Học sinh nêu tên bài và đọc lại bài 2 em. Thực hành ở nhà. Thủ công CẮT DÁN HÌNH TAM GIÁC (Tiết 1) I.Mục tiêu: -Giúp HS biết kẻ, cắt và dán được hình tam giác. -Cắt dán được hình tam giác theo 2 cách. II.Đồ dùng dạy học: -Chuẩn bị 1 hình tam giác dán trên nền tờ giấy trắng có kẻ ô. -1 tờ giấy kẻ có kích thước lớn. -Học sinh: Giấy màu có kẻ ô, bút chì, vở thủ công, hồ dán … . III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Ổn định: 2.KTBC: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh theo yêu cầu giáo viên dặn trong tiết trước. Nhận xét chung về việc chuẩn bị của học sinh. 3.Bài mới: Giới thiệu bài, ghi tựa. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét: Ghim hình vẽ mẫu lên bảng. Định hướng cho học sinh quan sát hình tam giác về: Hìn

File đính kèm:

  • docGiao an lop 1 Tuan 29.doc