TẬP ĐỌC
ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ
I. Muc tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn được cả bài.Đọc đúng các từ khó, từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
- Ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Biết thể hiện lời của nhân vật, lời dẫn chuyện.
2.Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
- Nghĩa các từ mới: Đồng bằng, hoành hành, ngạo nghễ, vững chãi, đẵn
- Nội dung bài: Ông Mạnh tượng trưng cho con người, Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên.Qua câu chuyện chúng ta thấy người có thể chiến thắng thiên nhiên nhờ sự dũng cảm và lòng quyết tâm, nhưng người luôn muốn làm bạn với thiên nhiên, sống thân ái, hòa thuận với thiên nhiên.
* HS hòa nhập yêu cầu đọc 3 - 4 câu trong bài.
28 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1193 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy khối 2 tuần thứ 20, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
Thứ hai ngày 19 tháng 1 năm 2009
Tập đọc
Ông Mạnh thắng Thần Gió
I. Muc tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn được cả bài.Đọc đúng các từ khó, từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
- Ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Biết thể hiện lời của nhân vật, lời dẫn chuyện.
2.Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
- Nghĩa các từ mới: Đồng bằng, hoành hành, ngạo nghễ, vững chãi, đẵn
- Nội dung bài: Ông Mạnh tượng trưng cho con người, Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên.Qua câu chuyện chúng ta thấy người có thể chiến thắng thiên nhiên nhờ sự dũng cảm và lòng quyết tâm, nhưng người luôn muốn làm bạn với thiên nhiên, sống thân ái, hòa thuận với thiên nhiên.
* HS hòa nhập yêu cầu đọc 3 - 4 câu trong bài.
II. Hoạt động dạy- học: Tiết 1
1. Kiểm tra bài cũ:
Gọi 2HS đọc thuộc bài Thư Trung thu và trả lời câu hỏi ở cuối bài.
GV theo dõi nhận xét.
2. Bài mới:
Hoạt động1: Giới thiệu bài
Treo tranh và giới thiệu bài mới - Ghi mục bài lên bảng.
Hoạt động2: Luyện đọc
- GV đọc mẫu bài, hướng dẫn cách đọc bài. HS theo dõi,1 em khá đọc bài.
- HS đọc nối nhau từng câu, luyện đọc từ khó.
? Bài đọc có mấy đoạn? Các đoạn được phân chia như thế nào?(HS nêu)
? Đọc bài này cần sử dụng mấy giọng đọc khác nhau? Là giọng của những ai?(Người kể, Thần Gió, ông Mạnh)
- GV đưa ra câu khó - HS luyện ngắt giọng các câu đó.
- Gọi HS đọc từng đoạn kết hợp GV yêu cầu HS giải nghĩa từ khó có ở từng đoạn.
- HS đọc bài theo nhóm.
- Các nhóm thi đọc cá nhân, đồng thanh.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
Hoạt động3: Tìm hiểu doạn 1, 2, 3
GV: Tổ chức cho HS đọc từng đoạn kết hợp trả lời các câu hỏi sau:
? Thần Gió đã làm gì để ông Mạnh nổi giận?(xô ông Mạnh ngã)
? Kể việc làm của ông Mạnh chống lại Thần Gió?(HS kể)
HS: Trả lời các câu hỏi, nêu nhận xét.
- Gọi 2 HS đọc lại đoạn 1, 2, 3.
Tiết 2
Hoạt động4: Luyện đọc đoạn 4,5
- HS đọc nối nhau từng câu, luyện đọc từ khó.
- Gọi 2HS đọc từng đoạn trước lớp.
- HS đọc bài theo nhóm.
- Các nhóm thi đọc cá nhân, đồng thanh.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
? Hình ảnh nào chứng tỏ Thần Gió phải bó tay?
? Ông Mạnh đã làm gì để Thần Gió trở thành bạn của mình?
? Ông Mạnh tượng trưng cho ai? Thần Gió tượng trưng cho cái gì? (Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên, Ông Mạnh tượng trưng cho người.)
? Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
Hoạt động5: Luyện đọc lại bài
- GV chia HS thành các nhóm.
- Các nhóm tự phân vai luyện đọc trong nhóm.
- Các nhóm thi đọc trước lớp.
- Bình chọn cá nhân, nhóm đọc hay.
3. Củng cố, dặn dò:
? Con thích nhân vật nào nhất? Vì sao?
Toán
Bảng nhân ba
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Lập bảng nhân 3 và học thuộc lòng bảng nhân 3.
- áp dụng bảng nhân ba để giải bài toán có lời văn bằng 1 phép tính nhân.
- Thực hành đếm thêm ba.
* HS hòa nhập đọc thuộc bảng nhân 3 và làm BT1ở SGK.
II. Đồ dùng dạy- học:
10 tấm bìa, mỗi tấm 3 chấm tròn.
Bảng phụ
III. HHoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2HS lên bảng tính:
2cm 6 = 2kg 7 =
2cm 4 = 2kg 3 =
GV nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới :
Hoạt động1: Giới thiệu bài
Hoạt động2: Hướng dẫn lập bảng nhân ba
- HS lấy 1 tấm bìa có 3 chấm tròn đặt lên bàn. GV gắn 1 tấm bìa có 3 chấm tròn lên bảng và hỏi:
? Có mấy chấm tròn?
- Ba chấm tròn được lấy mấy lần? (1 lần)
- Ba được lấy mấy lần? (1 lần)
GV nói: 3 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân: 3 1 = 3
HS đọc phép nhân.
- HS lấy 2 tấm bìa có 3 chấm tròn đặt lên bàn. GV gắn tiếp 2 tấm bìa có 3 chấm tròn lên bảng và hỏi: Có 2 tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn,vậy 3 chấm tròn được lấy mấy lần?(2 lần)
? Vậy 3 được lấy mấy lần? (2 lần)
GV giới thiệu phép nhân: 3 2 = 3
Tương tự hướng dẫn học sinh lập tiếp các phép nhân còn lại của bảng nhân 3.
- Gọi học sinh đọc bảng nhân ba.
- GV xoá dần bảng nhân 3 để HS học thuộc lòng bảng nhân này.
- HS thi đọc thuộc lòng bảng nhân.
Hoạt động3: Luyện tập .
Bài 1. YC học sinh tự làm .
Bài2.Gọi HS đọc đề bài, xác định yêu cầu sau đó làm bài vào vở.
Bài3. Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- YC học sinh xác định quy luật dãy số.
- HS làm bài, chữa bài.
3.Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS đọc lại bảng nhân 3
- Dặn học sinh về ôn bài.
Buổi chiều
Chính tả
Gió
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết chính xác, không mắc lỗi bài thơ Gió. Biết trình bày bài thơ 7 chữ với 2 khổ thơ.
- Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương: s/ x; iêt / iêc.
* HS hòa nhập nhìn sách viết được bài chính tả.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ viết nội dung bài tập 2
- Bảng con, VBT
III. Hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc cho 3 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con các từ: Nặng nề, lặng lẽ, lo lắng, no nê, la hét, lê la.
- GV nhận xé, cho điểm.
2. Bài mới:
Hoạt động1: Giới thiệu bài
GV nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học.
Hoạt động2: Hướng dẫn viết chính tả
- GV đọc 1 lần bài thơ Gió. 1 HS đọc lại.
- GV giúp HS nắm nội dung bài viết, Hỏi: Trong bài thơ, ngọn gió có 1 số ý thích và hoạt động như con người. Hãy nêu những ý thích và hoạt động ấy?
(gió thích chơi thân với mọi nhà; gió cù mèo mướp; gió rủ ong mật đến thăm hoa...)
- Hướng dẫn HS nhận xét:
+ Bài viết có mấy khổ thơ, mỗi khổ có mấy câu, mỗi câu có mấy chữ ?
+ Những chữ nào bắt đầu bằng r, d, gi ?
+ Những chữ nào có dấu hỏi, dấu ngã ?
- HS viết vào bảng con các chữ khó
- GV đọc, HS viết bài vào vở.
- Chấm, chữa bài
Hoạt động3: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài tập 2 : GV cho HS làm bài 2a
- Cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- GV theo giỏi kiểm tra.
- Chữa bài: - HS nhận xét - GV nhận xét và kết luận :
a) S hay X: - Hoa sen - xen lẫn; hoa súng, xúng xính.
b) iêt hay iêc: - Làm việc / bữa tiệc; thời tiết/ thương tiếc.
Bài tập 3: Lựa chọn
- GV cho HS làm bài 3a.
- Cả lớp làm bài. HS đọc kết quả, cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét:
- GV chỉ định 2 HS đọc lời giải đố. Lớp nhận xét
3. Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS viết bài chính tả đúng, trình bày đẹp.
luyện Toán
luyện : Bảng nhân ba
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Học thuộc lòng bảng nhân 3.
- áp dụng bảng nhân ba để giải bài toán có lời văn bằng 1 phép tính nhân.
- Thực hành đếm thêm ba.
* HS hòa nhập đọc thuộc bảng nhân 3 và làm BT1ở VBT.
II. Đồ dùng dạy- học: Bảng phụ
III. HHoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 3HS đọc thuộc bảng nhân 2.
- Gọi 2HS lên bảng tính:
2dm 6 = 2kg 8 =
2dm 4 = 2kg 7 =
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới :
Hoạt động1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích , yêu cầu tiết học.
Hoạt động2: Thực hành
- GV tổ chức cho HS làm bài ởVBT.
Bài1: GV hướng dẫn HS sử dụng bảng nhân 3 tính kết quả của mỗi phép nhân.
Bài2: Cho HS tự tóm tắt rồi giải bài toán.
Bài3: Cho HS đọc dãy số 3, 6, 9, 12, 15, ... rồi nhận xét đặc điểm của dãy số.
- HS làm bài, GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho HS yếu.
* GVra thêm cho HS khá, giỏi một số bài sau:
1. Tìm hai số có tổng bằng 3 và có tích bằng 2.
2. Tìm hai số có tích bằng 6 và hiệu bằng 5.
3. Trong một phép nhân có thừa số thứ nhất bằng 3, thừa số thứ hai là số lớn nhất có một chữ số. Tích của phép nhân đó bằng bao nhiêu?
4. Điền dấu ( >, <, =) thích hợp vào ô trống:
a) 3 x 5 + 16 .... 2 x 6 + 18
b) 2 x 8 + 24 .... 3 x 9 - 3
5. Có 5 bạn đi chơi, mỗi bạn mua 1 quả bóng xanh và 1 quả bóng đỏ. Hỏi 5 bạn có tất cả bao nhiêu quả bóng?
Hoạt động3 : Chấm, chữa bài .
3. Củng cố, dặn dò :
GV và HS hệ thống bài học .
Nhận xét tiết học.
luyện viết
Ông Mạnh thắng Thần Gió
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng chính tả đoạn 1, 2, 3 bài Ông Mạnh thắng Thần Gió
- Học sinh có ý thức luyện viết chữ đẹp.
* HS hoà nhập: Nhìn sách viết được đoạn 1 bài Ông Mạnh thắng Thần Gió
II. Hoạt động dạy- học :
Hoạt động1: Luyện viết
- GV tổ chức cho HS viết đoạn1, 2.
- GV đọc đoạn viết 1 lần. Gọi 1 HS đọc lại.
- Hướng dẫn HS nhận xét và cách trình bày đoạn viết.
- GV cho HS viết một số từ khó vào bảng con.
- GV đọc bài HS luyện viết bài vào vở.
- GV theo dõi hướng dẫn chung, kèm cặp HS yếu.
* HS hoà nhập: Nhìn sách viết được đoạn1 bài.
Hoạt động2: Chấm, chữa bài
3. Củng cố, dặn dò :
GV nhận xét tiết học
Khen những HS viết đúng, đẹp .
Luyện Thể duc
Trò chơi “bịt mắt bắt dê” và “ nhóm ba, nhóm bảy ”
i. Mục tiêu:
- Ôn 2 trò chơi"Bịt mắt bắt dê" và "Nhóm ba, nhóm bảy” Yêu cầu biết và tham gia trò chơi chủ động.
* HS hoà nhập biết tham gia trò chơi cùng các bạn.
II. Địa điểm, phương tiện :
Địa điểm: Trên sân vận động, chuẩn bị một còi.
III. Hoạt động dạy - học :
Hoạt động1: Phần mở đầu
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- HS khởi động xoay các khớp cổ tay, chân, đầu gối
- Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc.
- Ôn bài thể dục phát triển chung.
Hoạt động2: Phần cơ bản
- Ôn trò chơi "Bịt mắy bắt dê".
+ GV nhắc tên trò chơi, HS nhắc lại cách chơi, chọn người đóng vai.
+ HS chơi, GV theo dõi nhận xét.
- Ôn trò chơi "Nhóm ba, nhóm bảy".
+ HS nhắc lại cách chơi sau đó chơi thử.
+ Cả lớp chơi, GV làm trọng tài.
Hoạt động3: Phần kết thúc
- Đi đều theo 2- 4 hàng dọc và hát.
- Tập một số động tác hồi tĩnh.
- GV cùng HS hệ thống bài, nhận xét giờ học, giao bài tập về nhà.
Thứ ba ngày 20 tháng 1 năm 2009
Thể dục
Đứng Kiểng Gót, hai tay chống hông (dang ngang)
Trò chơi: “Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau”
I. Mục tiêu:
- Ôn 2 động tác RLTTCB. Yêu cầu thực hiện tương đối chính xác.
- Học trò chơi’’Chạy đổi chổ, vỗ tay nhau”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi.
* HS hoà nhập biết tham gia tập và chơi trò chơi cùng các bạn.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Trên sân vận động, vệ sinh an toàn
- Phương tiện: GV 1 chiếc còi, kẻ 2 vạch xuất phát cách nhau 8 - 10m, đánh dấu vị trí của từng học sinh. Mỗi hàng 10 -12( dấu nhân hoặc dấu chấm) cách nhau 1 mét.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động1: Phần mở đầu
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học .
- Đứng vỗ tay, hát.
- Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên 70- 80m sau đó chuyển thành đi thường theo vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ.
- Vừa đi vưa hít thở sâu 6- 8 lần.
- Vừa đi vừa xoay cổ tay, xoay vai sau đó HS quay mặt vào tâm.
- Xoay đầu gối, xoay hông, xoay cổ chân .
Hoạt động2: Phần cơ bản
*Ôn đứng kiểng gót, hai tay chống hông .
+ Lần 1: GV vừa làm mẫu, vừa giải thích để HS tập theo.
+ Lần 2: Do cán sự làm mẫu.
- GV cho 2 HS thực hiện động tác, cả lớp cùng tham gia, quan sát nhận xét.
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét
*Ôn động tác kiểng gót, hai tay dang ngang bàn tay sấp 5 lần.
- GV dùng khẩu lệnh để HS thống nhất.
- GV cho HS ôn phối hợp 2 động tác trên 3 lần
- GV theo dõi, kiểm tra và sữa sai
*Trò chơi: ’’Chạy đổi chổ, vỗ tay nhau”
- GV nêu tên trò chơi rồi sau đó cho HS chuyển đội hình về vị trí chuẩn bị và chơi.
Hoạt động3: Phần kết thúc
- Cúi người thả lỏng 6 lần.
- Cúi lắc người thả lỏng.
- Đứng vỗ tay và hát.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét, giao BT về nhà.
Toán
Luyện Tập
I.Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Củng cố việc ghi nhớ bảng nhân 3 qua thực hành tính.
- áp dụng bảng nhân 3 để giải bài toán có lời văn bằng 1 phép tính nhân.
- Củng cố kĩ năng thực hành đếm thêm 2, đếm thêm 3.
* HS hòa nhập làm các phép tính cộng và phép tính nhân đơn giản.
II. Đồ đùng dạy - học:
Bảng phụ
III. Hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 em lên bảng đọc thuộc bảng nhân 3.
- 1HS làm lại bài 3.
- GV kiểm tra bài làm cả lớp.
- GV nhận xét bài và ghi điểm.
2. Bài mới:
Hoạt động1: Giới thiệu bài.
GV giới thiệu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hoạt động2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài1: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
GV yêu cầu học sinh làm bài mẫu ở bảng.
HS tự làm bài vào vở.
Bài2: ? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Học sinh trả lời.
1học sinh lên làm bài mẫu.
Học sinh làm bài vào vở- Sau đó gọi học sinh nêu kết quả.
Bài3: Gọi 1em đọc bài toán.
Học sinh tự làm bài vào vở, 1em chữa bài ở bảng phụ.
Bài4: Tiến hành tương tự bài 3.
Bài5: 1 em đọc yêu cầu bài tập.
Học sinh phát hiện quy luật dãy số sau đó làm bài vào vở.
Gọi học sinh nêu kết quả.
* HS hòa nhập làm các bài sau:
1. Tính:
3 + 4 7 - 5 6 + 8 9 - 7
2 x 3 3 x 3 2 x 6 3 x 5
2 x 2 2 x 7 2 x 8 2 x 9
Hoạt động3: Chấm, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét giờ học.
Dặn học sinh về ôn lại bài.
Kể chuyện
Ông Mạnh thắng thần gió
I. Mục tiêu:
- Biết sắp xếp lại thứ tự các tranh theo đúng nội dung truyện.
- Kể lại được toàn bộ câu chuyện với giọng kể tự nhiên, kết hợp điệu
bộ, cử chỉ, nét mặt.
- Đặt được tên khác phù hợp với nội dung câu chuyện
- Chăm chú nghe bạn kể chuyện và biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
*HS hòa nhập biết lắng nghe bạn kể và đọc 4 -5 câu trong chuyện.
II. Đồ dùng dạy- học: 4 tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK.
III. Hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 1 nhóm 6 HS phân vai dựng lại câu chuyện: Chuyện 4 mùa theo các vai.
- GV cho điểm từng HS.
2. Bài mới:
Hoạt động1: Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hoạt động2: Hướng dẫn kể chuyện
* Xếp lại thứ tự các tranh theo đúng nội dung câu chuyện:
- GV nhắcHS: Phải quan sát kĩ từng tranh được đánh số, nhớ lại nội dung câu chuyện.
- Cả lớp quan sát trong SGK, có thể cho HS đọc qua câu chuyện.
- GV cho 4 HS nhìn tranh trong SGK kể lần lượt các tranh từ trái qua phải, đúng nội dung truyện.
- Cả lớp nhẫn xét, tham gia sữa chữa nếu các bạn xếp sai.
Tranh 4 trở thành tranh 1: Thần gió xô ngã Ông Mạnh.
Tranh 2: Ông Mạnh vác cây, khiêng đá dựng nhà.
Tranh 3: Thần gió tàn phá làm cây cối xung quanh đổ rạp nhưng không thể xô đỏ ngôi nhà của Ông Mạnh.
Tranh 1 trở thành tranh 4: Thần Gió trò chuyện cùng Ông Mạnh.
- Kể lại toàn bộ câu chuyện:
+ Mỗi HS được chỉ định đều kể lại toàn bộ câu chuyện.
+ Mỗi nhóm 3 HS kể chuyện theo 3 vai: Người dẫn chuyện,Ông Mạnh,Thần Gió.
- Sau mỗi HS hoặc nhóm HS kể, cả lớp nhận xét về nội dung (ý và trình tự) diễn đạt
(từ, câu, sự sáng tạo), cách thể hiện ( kể tự nhiên với điệu bộ, nét mặt giọng kể ) ; bình chọn cá nhân, nhóm kể hay, nhập vai đạt.
- Đặt tên khác cho câu chuyện ( 6 phút) : HS suy nghĩ, sau đó từng em tiếp nối nhau nói tên các em đặt tên cho câu chuyện.
3. Củng cố , dặn dò:
- GV hỏi lại: Truyện "Ông Mạnh thắng Thần Gió” cho các em biết điều gì?
- GVnhận xét tiết học. Tuyên dương những HS kể chuyện hay nhất trong tiết học, GV khuyến khích những HS có tiến bộ.
Thủ công
Cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng (tiết2)
I. Mục tiêu:
- HS biết cách cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng.
- Cắt, gấp, trang trí được thiếp chúc mừng.
- HS hứng thú làm thiếp chúc mừng để sử dụng.
* GV giúp HS hòa nhập hoàn thành sản phẩm.
II. Đồ dùng dạy- học:
Một số mẫu thiếp chúc mừng.
Quy trình gấp, cắt trang trí thiếp chúc mừng.
Giấy thủ công, kéo, bút màu, bút chì, thước kẻ.
III . Hoạt động dạy - học:
1.Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2. Bài mới:
Hoạt động1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hoạt động2: Nhắc lại quy trình.
1 em nhắc lại các bước cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng.
- Bước1: Cắt, gấp thiếp chúc mừng.
- Bước2: Trang trí thiếp chúc mừng.
Cho học sinh xem 1 số mẫu thiếp chúc mừng.
Hoạt động3:Học sinh thực hành.
Học sinh làm việc cá nhân- GV theo dõi giúp đỡ các em.
Học sinh trưng bày sản phẩm - GV đánh giá sản phẩm.
3. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học.
Dặn chuẩn bị bài sau.
Buổi chiều
Đạo đức
Trả lại của rơi ( tiết 2)
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Có ý thức nhặt được của rơi trả lại người mất.
- Biết trả lại của rơi là thật thà, sẽ đựơc mọi người quý trọng.
- Trả lại của rơi khi nhặt được.
- Có thái độ quý trọng và noi gương những hành vi không tham lam của rơi.
* HS hòa nhập: Có ý thức nhặt được của rơi trả lại người mất.
II. Đồ dùng dạy- học: Phiếu học tập .
III. Hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV nêu câu hỏi : Nhặt được của rơi thì các em làm thế nào? HS trả lời.
- Lớp và GV nhận xét .
2. Bài mới :
Hoạt động 1: Đóng vai
- GV chia nhóm và giao việc cho mỗi nhóm đóng vai một tình huống sau:
+ Nội dung các tình huống ở BT3, vở BT đạo đức 2.
- HS thảo luận nhóm chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai.
- Lớp thảo luận.
Các em có đồng tình với cách ứng xử của các bạn vừa lên đóng vai không? Vì sao?
Vì sao em lại làm như vậy khi nhặt được của rơi?
Em có suy nghĩ gì khi được bạn trả lại đồ vật đã đánh mất?
Em nghĩ gì khi nhận được lời khuyên của bạn?
- GV kết luận từng tình huống.
Hoạt động 2: Trình bày tư liệu
Y/C mỗi HS hãy kể lại 1 câu chuyện mà em sưu tầm được hoặc của chính bản thân em về trả lại của rơi.
- HS trình bài.
- Cả lớp thảo luận.
+ Nội dung tư liệu.
+ Cách thể hiện tư liệu.
+ Cảm xúc của em qua các tư liệu.
GV theo dõi nhận xét, khen những em có hành vi trả lại của rơi. Khuyến khích HS noi gương học tập các bạn đó.
- GV kết luận: Cần trả lại của rơi mỗi khi nhặt được và nhắc nhở bạn bè, anh chị em cùng thực hiện.
Mỗi khi nhặt được của rơi,
Em ngoan tìm trả cho người, không tham.
Hoạt động 3: Thi ứng xử nhanh.
- GV phổ biến luật chơI - cả lớp lắng nghe.
- HS chơi .
- Giáo viên tổng kết trò chơi.
3. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học.
luỵện tiếng việt
luyện đọc: Ông Mạnh thắng Thần Gió
I. Muc tiêu:
- Luyện kĩ năng đọc trơn được cả bài.Đọc đúng các từ khó,từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
- Ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Biết thể hiện lời của nhân vật.
- Hiểu nội dung bài: Ông Mạnh tượng trưng cho con người, Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên.Qua câu chuyện chúng ta thấy người có thể chiến thắng thiên nhiên nhờ sự dũng cảm và lòng quyết tâm, nhưng người luôn muốn làm bạn với thiên nhiên.
II. Hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2HS đọc bài Ông Mạnh thắng Thần Gió.
- 1HS nêu nội dung bài.
- GV theo dõi, nhận xét.
2. Bài mới:
Hoạt động1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hoạt đông2: Luyện đọc
- Nhóm đôi luyện đọc toàn bài.
- Gọi HS thi đọc, lớp nhận xét.
- GV chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm 3 HS .Yêu cầu các nhóm luyện đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật. Các nhóm luyện đọc trong nhóm.
- GV gọi các nhóm thi đọc. Lớp nhận xét.
GV? Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
3. Củng cố, dặn dò :
GV nhận xét tiết học.
Khen những HS đọc tốt.
Luyện Thủ công
Cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng
I. Mục tiêu:
- HS biết cách cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng.
- HS hứng thú làm thiếp chúc mừng để sử dụng.
* GV giúp HS hòa nhập hoàn thành sản phẩm.
II. Đồ dùng dạy- học:
Quy trình gấp, cắt trang trí thiếp chúc mừng.
Giấy thủ công, kéo, bút màu, bút chì, thước kẻ.
III . Hoạt động dạy - học:
1.Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2. Bài mới:
Hoạt động1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hoạt động2: HS nhắc lại quy trình gấp, cắt.
- Bước1: Cắt, gấp thiếp chúc mừng.
- Bước2: Trang trí thiếp chúc mừng.
Hoạt động3:Học sinh thực hành.
Học sinh làm việc cá nhân - GV theo dõi giúp đỡ các em.
Học sinh trưng bày sản phẩm
3. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học.
Dặn chuẩn bị bài sau.
Ngoài giờ lên lớp
Tìm hiểu về tết cổ truyền Việt Nam
I.Mục tiêu:
- Giúp HS biết được những nét đẹp đặc sắc của ngày Tết.
- ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam.
II. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động1: Vẽ đẹp của ngày Tết
HS tìm hiểu vẽ đẹp của ngày Tết.
GV chốt ý.
Hoạt động2: Giáo dục HS lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ.
Hoạt động 3: HS tìm hiểu các lễ hội đầu xuân.
III. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học.
Thứ tư ngày 21 tháng 1 năm 2009
Toán
Bảng nhân 4
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Thành lập bảng nhân 4(bảng nhân với 1, 2, 3, …,10)và học thuộc lòng bảng nhân này.
- áp dụng bảng nhân 4 để giải bài toán có lời văn bằng 1 phép tính nhân.
- Thực hành đếm thêm 4.
* HS hòa nhập học thuộc bảng nhân 4 và làm BT1 ở SGK.
II. Đồ dùng dạy- học :
- 10 tấm bìa, mỗi tấm có gắn 4 chấm tròn.
III. Hoạt động dạy- học:
1.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 học sinh làm bài tập sau lên trên bảng lớp: tính tổng và viết phép nhân tương ứng mỗi tổng sau:
4 + 4 + 4 + 4 =
4 + 4 + 4 + 4 + 4 + 4 =
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
2.Bài mới:
Hoạt động1: Giới thiệu bài.
Hoạt động2: Hướng dẫn thành lập bảng nhân 4
+ HS lấy 1 tấm bìa có 4 chấm tròn đặt lên bàn,GV gắn một tấm bìa có 4 chấm tròn lên bảng và hỏi :
- Có mấy chấm tròn? (4 chấm tròn)
- 4 chấm tròn được lấy mấy lần?(1 lần)
- 4 được lấy mấy lần? (1 lần)
+ GV: 4 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân :
4 x 1 = 4 (ghi bảng) . HS đọc : Bốn nhân một bằng bốn.
+ HS lấy 2 tấm bìa có 4 chấm tròn đặt lên bàn,GV gắn 2 tấm bìa lên bảng, một tấm có 4 chấm tròn .
GV hỏi: Mỗi tấm có mấy chấm tròn.? (4)
+ Vậy 4 được lấy mấy lần?(2 lần)
+ Ta lập phép nhân: (GV ghi bảng) 4 x 2 = 8
+ Hướng dẫn HS lập các phép tính còn lại. GV ghi bảng nhân 4.
+ HS đọc bảng nhân 4 vừa lập được lần lượt trên xuống, dưới lên.
+ Xoá dần bảng, HS đọc thuộc lòng bảng nhân 4.
Hoạt động3: Luyện tập
Bài1: Học sinh đọc yêu cầu bài tập sau đó tự làm bài.
Hai học sinh ngồi cạnh nhau đổi vở kiểm tra lẫn nhau.
Bài2: 1 học sinh đọc đề bài. Học sinh tóm tắt bài toán vưà giải vào vở.
Gọi 1 học sinh lên giải ở bảng phụ chữa bài.
Bài3: Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?( đếm thêm 4 rồi viết số thích hợp vào ô trống)
- Học sinh suy nghĩ và làm bài vào vở bài tập.
- GV theo dõi HS làm bài, hướng dẫn thêm HS yếu.
- Chấm, chữa bài.
3.Củng cố, dặn dò: Gọi 2 học sinh đọc bảng nhân 4.
Tập đọc
Mùa xuân đến
I. Mục tiêu:
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn được cả bài. Đọc đúng được các từ ngữ khó.
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ.
- Biết đọc bài với giọng vui tươi, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
2.Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
- Các từ: Nồng nàn, đỏm dáng, trầm ngâm,…
- Nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân. Mùa xuân đến làm cho cảnh sắc thiên nhiên thay đổi, trở nên tươi đẹp bội phần.
* HS hòa nhập đọc được 3 - 4 câu trong bài.
II. Đồ dùng dạy- học :
- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
III. Hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh đọc bài Ông Mạnh thắng Thần Gió. Kết hợp trả lời các câu hỏi nội dung bài.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới:
Hoạt động1: Giới thiệu bài
GV cho HS quan sát tranh và giới thiệu.
Hoạt động2: Luyện đọc
- Giáo viên đọc mẫu bài.
- Gọi 1 học sinh khá đọc lần lại.
- GV giới thiệu từ khó: Nảy lộc, nắng vàng, rực rỡ, nồng nàn, khướu, lắm điều, loài, bay nhảy.Học sinh đọc từ khó.
- HS đọc đoạn trước lớp.
Giới thiệu câu khó và hướng dẫn học sinh ngắt giọng câu khó.
- Học sinh đọc nối nhau từng đoạn theo nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3, 4.
Hoạt động3: Tìm hiểu bài
- HS đọc lại bài. GV nêu câu hỏi ở sách giáo khoa để tìm hiểu bài.
? Dấu hiệu nào báo hiệu mùa xuân đến?
? Kể lại những thay đổi của bầu trời và mọi vật khi mùa xuân đến?
? Tìm những từ ngữ trong bài giúp cảm nhận hương vị riêng của mỗi loài hoa xuân?
? Vẻ đẹp riêng của mỗi loài chim được thể hiện qua từ ngữ nào?
? Theo em qua bài này tác giả muốn nói với ta điều gì?
- Học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên.
Hoạt động4: Luyện đọc lại
HS đọc bài, nhận xét bình chọn bạn đọc hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi 1 học sinh đọc lại bài.
- Dặn học sinh về đọc lại bài.
Luyện từ và câu
Từ ngữ về thời tiết- Đặt và trả lời câu hỏi : Khi nào?
Dấu chấm, dấu chấm than.
I. Mục tiêu:
- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về thời tiết.
- Rèn luyện kĩ năng đặt câu hỏi với cụm từ chỉ thời điểm: Bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ thay cho khi nào?
- Dùng đúng dấu chấm và dấu chấm than trong ngữ cảnh.
* HS hòa nhập làm được BT1 ở SGK.
II. Đồ dùng dạy- học:
Bảng phụ ghi sẵn bài tập 3. VBT
III. Hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học sinh thực hiện hỏi đáp theo mẫu câu hỏi : Khi nào?
2. Bài mới:
Hoạt động1: Giới thiệu bài.
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hoạt động2: Hướng dẫn làm bài tập
Bài1: Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Học sinh tự làm bài vào vở - 1 em lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét.
Mùa xuân: ấm áp
Mùa hạ: nóng bức, oi nòng
Mùa thu: se se lạnh
Mùa đông: mưa phùn gió bức, giá lạnh
Bài2: 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập.
GV: Ghi lên bảng cụm từ có thể thay thế cho cụm từ khi nào, bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ.
- Tổ chức cho HS làm việc theo cặp dựa vào câu hỏi gợi ý.
HS : Làm việc theo cặp.
- Đại diện từng cặp trao đổi kết quả của mình.
- HS làm bài vào vở. HS làm bài rồi đổi vở cho nhau để kiểm tra.
Bài3: Y/ C học sinh đọc yêu cầu bài tập.
? Dấu chấm và dấu chấm than được đặt ở đâu?( học sinh nêu)
Học sinh làm bài rồi chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học.
Dặn học sinh về ôn lại bài.
Buổi chiều
luyện tiếng việt
Luyện từ và câu :Từ ngữ về thời tiết
Đặt và trả lời câu hỏi: Khi nào? Dấu chấm, dấu chấm than
I. Mục tiêu:
-
File đính kèm:
- Tuan 20(2).doc