Đạo đức
Bài: Ôn tập “ Lễ phép vâng lời thầy cô giáo”.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Ôn tập kiến thức về bài học “ Lễ phép vâng lời thầy cô giáo”.
2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng về bài học “ Lễ phép vâng lời thầy cô giáo”.
3. Thái độ: HS tự giác thực hiện “ Lễ phép vâng lời thầy cô giáo”.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Hệ thống câu hỏi và bài tập.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5)
- Tại sao phải bảo vệ cây và hoa nơi công cộng?
- Em đã thực hiện điều đó như thế nào?
26 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1249 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy lớp 1 tuần 32 đến 35, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 32
Thứ hai ngày 24 tháng 4 năm 2006
Chào cờ
Nội dung nhà trường tổ chức
Đạo đức
Bài: Ôn tập “ Lễ phép vâng lời thầy cô giáo”.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Ôn tập kiến thức về bài học “ Lễ phép vâng lời thầy cô giáo”.
2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng về bài học “ Lễ phép vâng lời thầy cô giáo”.
3. Thái độ: HS tự giác thực hiện “ Lễ phép vâng lời thầy cô giáo”.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Hệ thống câu hỏi và bài tập.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Tại sao phải bảo vệ cây và hoa nơi công cộng?
- Em đã thực hiện điều đó như thế nào?
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Nêu yêu cầu bài học, ghi đầu bài.
- nắm yêu cầu của bài, nhắc lại đầu bài.
3. Hoạt động3: Ôn tập (18’).
- hoạt động cá nhân.
- Vì sao phải lễ phép, vâng lời thầy cô giáo?
- Hãy nêu những việc làm, hành động lễ phép, vâng lời thầy cô.
- Em đã thực hiện lễ phép vâng lời thầy cô giáo như thế nào?
- Kể tên và những hành động của bạn trong lớp biết lễ phép, vâng lời thầy cô giáo mà em biết.
- Em sẽ làm gì nếu bạn em chưa biết lễ phép, vâng lời thầy cô giáo?
- thầy cô giáo là những người dạy dỗ ta nên người…
- nói với thầy cô cần thưa gửi, đưa hoặc nhận vật gì cần dùng hai tay…
- HS tự liên hệ bản thân.
- HS tự nêu tên và việc làm đúng của bạn.
- khuyên ngăn, nhắc nhở bạn…
Chốt: Thầy cô giáo là những người dạy dỗ các em nên người, chúng ta cần biết lễ phép vâng lời thầy cô…
- theo dõi.
4.Hoạt động4: Chơi trò chơi sắm vai (8’).
- chơi theo nhóm.
- Đưa ra các tình huống: Đi đường gặp thầy cô. Nộp sách vở cho thầy cô. Trả lời câu hỏi của thầy cô. Thầy cô giáo dặn về nhà học bài, nhưng lại có bạn rủ đi chơi…
- tự thảo luận và đưa ra cách ứng sử của nhóm, sau đó thực hiện cho các bạn nhận xét bổ sung.
- Chốt lại những cách ứng sử tốt nhất.
- theo dõi.
5.Hoạt động 5: Củng cố- dặn dò (5’)
- Nêu lại bài học, phần ghi nhớ của bài.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học lại bài, xem trước bài: Ôn tập “Đi bộ đúng quy định”.
Tự nhiên - xã hội
Bài 31: Gió (T66).
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nhận biết trời có gió hay không có gió, gió nhẹ hay gió mạnh.
2. Kĩ năng: Sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả cảm giác khi có gió thổi vào người.
3. Thái độ: Yêu thích tự nhiên.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Tranh SGK phóng to.
- Học sinh: Chóng chóng.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Trời hôm nay nắng hay mưa?
- Để đảm bảo sức khoẻ khi đi dưới trời nắng, mưa em cần làm gì?
2.Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Nêu yêu cầu bài học- ghi đầu bài - HS đọc đầu bài.
3. Hoạt động 3: Làm việc với SGK(15’).
- hoạt động theo cặp.
- Yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi trang 66 của SGK.
Chốt: Khi không có gió, có gió nhẹ, khi gió mạnh cây cối như thế nào?
- thảo luận và nêu kết quả.
- nhận xét nhóm bạn.
- không có gió cây cối đứng im, gió nhẹ cây cối lung lay gió mạnh cây cối nghiêng ngả…
- Yêu cầu HS quạt vào người và cho biết em cảm thấy thế nào?
- Nêu và trả lời câu hỏi trang 67 SGK.
- em cảm thấy mát, lạnh…
- bạn thấy mát…
4. Hoạt động 4: Quan sát ngoài trời (15’).
- hoạt động nhóm.
- Phân nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát thảo luận xem cành lá cây ngoài sân trường có lay động hay không, từ đó rút ra nhận xét gì?
- quan sát và trao đổi ý kiến để thống nhất kết quả trời hôm nay có gió hay không, gió mạnh hay nhẹ và báo cáo.
Chốt: Khi trời lặng gió cây cối đứng im, có gió nhẹ cành cây lay động…
- theo dõi.
5. Hoạt động5 : Củng cố- dặn dò (5’)
- Chơi trò chơi chóng chóng.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học lại bài, xem trước bài: Trời nóng, trời rét.
Thủ công
Cắt dán hình ngôi nhà
Thứ ba ngày 25 tháng 4 năm 2006
Thủ công
Đạo đức (thêm)
Bài: Ôn tập “ Lễ phép vâng lời thầy cô giáo”.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Ôn tập kiến thức về bài học “ Lễ phép vâng lời thầy cô giáo”.
2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng về bài học “ Lễ phép vâng lời thầy cô giáo”.
3. Thái độ: HS tự giác thực hiện “ Lễ phép vâng lời thầy cô giáo”.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Hệ thống câu hỏi và bài tập.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Tại sao phải lễ phép vâng lời thầy cô giáo?
- Em đã thực hiện điều đó như thế nào?
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Nêu yêu cầu bài học, ghi đầu bài.
- nắm yêu cầu của bài, nhắc lại đầu bài.
3. Hoạt động3: Tiếp tục đàm thoại (18’).
- hoạt động cá nhân.
- Hãy nêu những việc làm, hành động lễ phép, vâng lời thầy cô.
- Em đã thực hiện lễ phép vâng lời thầy cô giáo như thế nào?
- Kể tên và những hành động của bạn trong lớp biết lễ phép, vâng lời thầy cô giáo mà em biết.
- Em sẽ làm gì nếu bạn em chưa biết lễ phép, vâng lời thầy cô giáo?
- nói với thầy cô cần thưa gửi, đưa hoặc nhận vật gì cần dùng hai tay…
- HS tự liên hệ bản thân.
- HS tự nêu tên và việc làm đúng của bạn.
- khuyên ngăn, nhắc nhở bạn…
Chốt: Thầy cô giáo là những người dạy dỗ các em nên người, chúng ta cần biết lễ phép vâng lời thầy cô…
- theo dõi.
4.Hoạt động4: Chơi trò chơi sắm vai (8’).
- chơi theo nhóm.
- Đưa ra các tình huống: Gặp thầy cô giáo trong trường nhưng không dạy em học. Em đi chơi cùng bố mẹ và gặp thầy cô giáo. Thầy cô giáo ở gần nhà mình ngày nào cũng gặp…
- tự thảo luận và đưa ra cách ứng sử của nhóm, sau đó thực hiện cho các bạn nhận xét bổ sung.
- Chốt lại những cách ứng xử tốt nhất.
- theo dõi.
5.Hoạt động 5: Củng cố- dặn dò (5’)
- Nêu lại bài học, phần ghi nhớ của bài.
- Nhận xét giờ học.
Toán (thêm)
Ôn tập về cộng, trừ và xem giờ.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về cộng, trừ các số trong phạm vi 100, về xem giờ, về tuần lễ.
2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng làm tính cộng, tính trừ, kĩ năng xem đồng hồ, kĩ năng giải toán.
3. Thái độ: Ham thích học toán.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Hệ thống bài tập.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đọc các số từ 0 đến 100.
2. Hoạt động 2: Làm bài tập (20’)
Bài1: Đặt tính và tính:
45 + 3 86 - 5 4 + 54 56 - 43
45 + 30 86 - 50 96 - 6 68 - 60
- HS đọc đề bài, nêu yêu cầu, sau đó làm bài.
- GV gọi HS yếu chữa bài, em khác nhận xét.
Bài2: Ghi giờ đúng theo đồng hồ tương ứng:
Á Â ¿ ẵ ằ
……. ……… ……… ……… ………
- HS đọc đề, nêu yêu cầu, và thực hiện trên mô hình đồng hồ.
- Gọi HS trung bình chữa, em khác nhận xét.
Bài3: Hà cắt một sợi dây, lần thứ nhất cắt đi 5cm, lần thứ hia cắt đi 14cm. Hỏi sợi dây bị cắt đi bao nhiêu xăngtimét?
- HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- GV hỏi cách làm, HS giỏi trả lời.
- HS làm vào vở, HS khá chữa bài.
Bài4: Một cửa hàng có 38 búp bê, đã bán được 20 búp bê. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu búp bê?
- HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- GV hỏi cách làm, HS giỏi trả lời.
- HS làm vào vở, HS khá chữa bài.
3. Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò (5’)
- Thi đọc các ngày trong tuần.
- Nhận xét giờ học.
Thứ tư ngày 26 tháng 4 năm 2006
Tự nhiên - xã hội (thêm)
Ôn bài 31: Gió
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nhận biết trời có gió hay không có gió, gió nhẹ hay gió mạnh.
2. Kĩ năng: Sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả cảm giác khi có gió thổi vào người.
3. Thái độ: Yêu thích tự nhiên.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Hệ thống câu hỏi.
- Học sinh: Chóng chóng.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Em đoán xem trời hôm có gió hay không?
- Em cảm thấy như thế nào khi có gió thổi và người?
2.Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Nêu yêu cầu bài học- ghi đầu bài - HS đọc đầu bài.
3. Hoạt động 3: Quan sát ngoài trời (15’).
- hoạt động nhóm.
- Phân nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát thảo luận xem cành lá cây ngoài sân trường có lay động hay không, từ đó rút ra nhận xét gì?
- quan sát và trao đổi ý kiến để thống nhất kết quả trời hôm nay có gió hay không, gió mạnh hay nhẹ và báo cáo.
Chốt: Khi trời lặng gió cây cối đứng im, có gió nhẹ cành cây lay động…
- theo dõi.
4. Hoạt động4: Tìm hiểu ích lợi của gió (10’)
- hoạt động cá nhân
- Em thấy gió có ích lợi gì?
- Cho HS quan sát trang ảnh về ích lợi của gió: Máy say lúa, thuyền buồm…
- đẩy buồm thuyền, quạt mát, gieo hạt cây, quay chong chóng, …
- Gió to gọi là gì, và có hại như thế nào?
- gọi là bão, làm đổ nhà cửa, cây cối, mùa màng…
5. Hoạt động5 : Củng cố- dặn dò (5’)
- Chơi trò chơi chóng chóng.
- Nhận xét giờ học.
Toán (thêm)
Ôn tập về cộng, trừ và xem giờ.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về cộng, trừ các số trong phạm vi 100, về xem giờ, về tuần lễ.
2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng làm tính cộng, tính trừ, kĩ năng xem đồng hồ, kĩ năng giải toán.
3. Thái độ: Ham thích học toán.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Hệ thống bài tập.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đọc các số từ 0 đến 100.
2. Hoạt động 2: Làm bài tập (20’)
Bài1: Đặt tính và tính:
54 + 23 78 - 45 6+ 32 87 - 7
50 + 9 95 - 90 36 + 61 68 - 60
- HS đọc đề bài, nêu yêu cầu, sau đó làm bài.
- GV gọi HS yếu chữa bài, em khác nhận xét.
Bài2: Vặn đồng hồ cho phù hợp với số giờ sau:
a) 7 giờ. b) 12 giờ. c) 9 giờ. d) 1 giờ.
- HS đọc đề, nêu yêu cầu, và thực hiện trên mô hình đồng hồ.
- Gọi HS trung bình chữa, em khác nhận xét.
Bài3: Hết học kì I em được nghỉ học 1 tuần lễ và 5 ngày. Hỏi em được nghỉ học tất cả bao nhiêu ngày?
- HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- GV hỏi cách làm, HS giỏi trả lời.
- HS làm vào vở, HS khá chữa bài.
Bài4:Lớp 1a có tất cả 37 bạn học sinh, trong đó có 17 bạn nữ. Hỏi lớp 1a có tất cả bao nhiêu bạn học sinh?
- HS đọc đề bài, tóm tắt bài toán.
- HS tự giải vào vở và chữa bài.
- Em khác nhận xét bài bạn.
3. Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò (5’)
- Thi đọc các ngày trong tuần.
- Nhận xét giờ học.
Thứ năm ngày 27 tháng 4 năm 2006
Tiếng Việt (thêm)
Ôn đọc bài :
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu được.
2. Kĩ năng: Đọc lưu loát bài tập đọc và nghe viết được một số từ ngữ khó trong bài.
3. Thái độ: Yêu quý ngôi nhà mình đang ở.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Một số từ ngữ khó:
- Học sinh: SGK
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đọc bài:
-?
2. Hoạt động 2: Luyện đọc (20’)
- GV gọi chủ yếu là HS yếu, HS chưa mạnh dạn đọc lại bài:
- GV gọi em khác nhận xét bạn đọc trôi chảy chưa, có diễm cảm hay không, sau đó cho điểm.
- Kết hợp hỏi một số câu hỏi có trong nội dung bài tập đọc.
3. Hoạt động 3: Luyện viết (10’)
- Đọc cho HS viết:
- Đối tượng HS khá giỏi: Tìm thêm những tiếng, từ có vần:
3. Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò (5’)
- Thi đọc nối tiếp bài tập đọc theo tổ.
- Nhận xét giờ học.
Thứ sáu ngày 28 tháng 4 năm 2006
Sinh hoạt
Kiểm điểm tuần 32 .
I. Nhận xét tuần qua:
- Thi đua học tập chào mừng ngày 30 /4 và ngày 1/5.
- Duy trì nền nếp lớp tốt, tham gia các hoạt động ngoài giờ đầy đủ.
- Một số bạn gương mẫu trong học tập, và các hoạt động khác của lớp: Trí, Kiên a, Quỳnh, Diệu Hà.
- Có nhiều bạn học tập chăm chỉ, làm bài tập đầy đủ.
* Tồn tại:
- Còn hiện tượng mất trật tự chưa chú ý nghe giảng: Thiên, Đức, Trang c, Phương Anh b.
- Còn có bạn chưa học bài ở nhà, và chưa chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp nên kết quả học tập chưa cao: Nhung, My, Dịu, Phương Anh b, Bảo Linh.
- Còn nói tục, chửi bậy: Đức, Tuấn, Minh.
*Kết quả thi đua giữa các tổ: Tổ 1 xếp thứ 2, tổ 2 xếp thứ nhất, tổ 3 xếp thứ 3.
II. Phương hướng tuần tới:
- Thi đua học tập tốt chào mừng ngày 19/5.
- Duy trì mọi nền nếp lớp cho tốt.
- Khắc phục các hạn chế đã nêu trên.
- Các tổ tiếp tục thi đua học tập, giữ vững nền nếp lớp.
- Tập trung ôn tập cho tốt để chuẩn bị KSCL cuối năm.
Tuần: 33
Thứ hai ngày 4 tháng 5 năm 2006
Chào cờ
Nội dung nhà trường tổ chức
Đạo đức
Bài: Ôn: Đi bộ đúng quy định.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố hiểu biết thế nào là đi bộ đúng quy định, vì sao phải đi bộ đúng quy định.
2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng thực hiện đi bộ đúng quy định.
3. Thái độ: HS tự giác thực hiện đi bộ đúng quy định.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Hệ thống câu hỏi và bài tập.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Tại sao phải lễ phép vâng lời thầy cô giáo?
- Em đã thực hiện điều đó như thế nào?
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Nêu yêu cầu bài học, ghi đầu bài.
- nắm yêu cầu của bài, nhắc lại đầu bài.
3. Hoạt động3: Ôn tập (18’).
- hoạt động cá nhân.
- Thế nào là đi bộ đúng quy định ở đường thành phố, đường nông thôn?
- Vì sao phải đi bộ đúng quy định?
- Em đã thực hiện đi bộ đúng quy định như thế nào?
- Kể tên và những hành động của bạn trong lớp đi bộ đúng quy định.
- Em sẽ làm gì nếu bạn em chưa đi bộ đúng quy định.
- thành phố đi trên vỉa hè, đi vào phần vạch trắng, nông thôn đi sát lề phải đường.
- đảm bảo an toàn cho mình và người đi đường.
- HS tự liên hệ bản thân.
- HS tự nêu tên và việc làm đúng của bạn.
- khuyên ngăn, nhắc nhở bạn.
Chốt: Cần đi bộ đúng quy định để đảm bảo an toàn giao thông.
- theo dõi.
4.Hoạt động4: Chơi trò chơi đi đúng luật giao thông (8’).
- chơi theo nhóm.
- Đưa ra các tình huống với các mô hình đường đi ở nông thôn, thành phố, yêu cầu HS nên đóng vai người đi đường, vai cảnh sát giao thông sử phạt người đi chưa đúng.
- thực hiện đi đường làm sao cho đúng để không bị phạt.
5.Hoạt động 5: Củng cố- dặn dò (5’)
- Nêu lại bài học, phần ghi nhớ của bài.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học lại bài, xem trước bài: Ôn tập : Cảm ơn xin lỗi.
Tự nhiên - xã hội
Bài32: Trời nóng, trời rét (T68).
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nhận biết trời nóng, trời rét. Biết ăn mặc phù hợp với thời tiết.
2. Kĩ năng: Sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả cảm giác khi trời nóng hoặc trời rét.
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ sức khoẻ.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Một số bảng con có nghi tên đồ trang phục theo mùa.
- Học sinh: Tranh ảnh sưu tầm về các ngày trời nóng, trời rét.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Khi nào thì em biết trời đang có gió?
- Khi gió thổi vào người em nhận thấy điều gì?
2.Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Nêu yêu cầu bài học- ghi đầu bài - HS đọc đầu bài.
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu trời nóng, trời rét (13’).
- hoạt động nhóm.
- Chia HS thành 3 nhóm, yêu cầu các em phân loại tranh ảnh đã sưu tầm thành hai loại tranh ảnh về trời nóng, tranh ảnh về trời rét. Từ đó quan sát để nêu mô tả cảnh khi trời nóng, trời rét?
- Cảm giác của em trong những ngày trời nóng (trời rét)?
- Kể tên những đồ dùng cần thiết mà em biết để giúp ta bớt nóng? (hoặc bớt lạnh)
- thảo luận, chia tranh ảnh thành hai loại sau đó tìm hiểu và mô tả lại cảnh trời nóng, trời rét trên tranh ảnh của nhóm mình như trời nóng có ánh nắng, người thường mặc quần áo ngắn tay, mỏng, trời rét thường có gió bắc, mọi người mặc quần áo dầy, đội mũ.
- người nhiều mồ hôi, nóng khó chịu (thấy lạnh, cóng tay chân )
- máy điều hoà nhiệt độ, quạt điện, quạt tay (lò sưởi, quần áo dầy, điều hoà nhiệt độ, ngủ đắp chân)
Chốt: Khi trời nóng có máy điều hoà nhiệt độ, quạt điện để giảm nhiệt độ, trời rét có lò sưởi.
- theo dõi.
4. Hoạt động 4: Chơi trò chơi: Trời nóng, trời rét”( 13’).
- hoạt động cá nhân.
- Hô “trời nóng, trời rét” để HS lấy trang phục cho phù hợp.
- thi lấy trang phục nhanh theo sự điều khiển của GV.
- Vì sao phải ăn mặc cho phù hợp với thời tiết?
- để bảo vệ sức khoẻ của bản thân.
6. Hoạt động6 : Củng cố- dặn dò (5’)
- Đọc và trả lời câu hỏi SGK trang 68;69.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học lại bài, xem trước bài: Thời tiết.
Thủ công
Cắt, dán trang trí hình ngôi nhà
Thứ ba ngày 2 tháng 5 năm 2006
Thủ công
Thi khéo tay hay làm
Giảm tải: Thay cắt hình trang trí bằng vẽ hình hoa lắ trang trí.
Đạo đức (thêm)
Bài: Ôn bài: Đi bộ đúng quy định.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố hiểu biết thế nào là đi bộ đúng quy định, vì sao phải đi bộ đúng quy định.
2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng thực hiện đi bộ đúng quy định.
3. Thái độ: HS tự giác thực hiện đi bộ đúng quy định.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Hệ thống câu hỏi và bài tập.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Vì sao phải đi bộ đúng quy định?
- Em đã thực hiện điều đó như thế nào?
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Nêu yêu cầu bài học, ghi đầu bài.
- nắm yêu cầu của bài, nhắc lại đầu bài.
3. Hoạt động3: Ôn tập (18’).
- hoạt động cá nhân.
- Thế nào là đi bộ đúng quy định ở đường thành phố, đường nông thôn?
- Vì sao phải đi bộ đúng quy định?
- Em đã thực hiện đi bộ đúng quy định
như thế nào?
- Kể tên và những hành động của bạn trong lớp đi bộ đúng quy định.
- Em sẽ làm gì nếu bạn em chưa đi bộ đúng quy định.
- thành phố đi trên vỉa hè, đi vào phần vạch trắng, nông thôn đi sát lề phải đường.
- đảm bảo an toàn cho mình và người đi đường.
- HS tự liên hệ bản thân.
- HS tự nêu tên và việc làm đúng của bạn.
- khuyên ngăn, nhắc nhở bạn.
Chốt: Cần đi bộ đúng quy định để đảm bảo an toàn giao thông.
- theo dõi.
4.Hoạt động4: Chơi trò chơi đi đúng luật giao thông (8’).
- chơi theo nhóm.
- Đưa ra các tình huống với các mô hình đường đi ở nông thôn, thành phố, yêu cầu HS nên đóng vai người đi đường, vai cảnh sát giao thông sử phạt người đi chưa đúng
- thực hiện đi đường làm sao cho đúng để không bị phạt.
5.Hoạt động 5: Củng cố- dặn dò (5’)
- Nêu lại bài học, phần ghi nhớ của bài.
- Nhận xét giờ học.
Toán (thêm)
Ôn tập về các số đến 10.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về cộng, trừ các số trong phạm vi 10, về giải toán.
2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng làm tính cộng, tính trừ, kĩ năng giải toán.
3. Thái độ: Ham thích học toán.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Hệ thống bài tập.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đọc các số từ 0 đến 10 và ngược lại.
2. Hoạt động 2: Làm bài tập (20’)
Bài1: Đặt tính và tính:
4 + 2 8 - 4 6 + 3 8 - 7
0 + 9 9 - 9 9 + 1 10 – 6
- HS đọc đề bài, nêu yêu cầu, sau đó làm bài.
- GV gọi HS yếu chữa bài, em khác nhận xét.
Bài2: Tính nhẩm:
4 + 3 + 2 = 6 - 3 - 1= 4 + 6 - 5
2 + 5 + 3 = 10 - 4 2 = 9 - 4 + 3 =
6 + 2 + 1 = 8 - 3 - 2 = 5 + 5 - 6 =
- HS đọc đề, nêu yêu cầu, và thực hiện tính nhẩm.
- Gọi HS trung bình chữa, em khác nhận xét.
Bài3: Vừa gà vừa lợn có 10 con, trong đó có 6 con lợn. Hỏi có mấy con gà?
- HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- GV hỏi cách làm.
- HS làm vào vở, HS chữa bài.
Bài4: Viết tiếp vào chỗ chấm
Mỗi tuần lễ có ngày là: chủ nhật,
- HS đọc yêu cầu bài toán.
- HS tự làm vào vở và chữa bài.
- Em khác nhận xét bài bạn.
Bài: 5 Số?
5 + = 10 10 - = 5 - 5 = 10
3. Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò (5’)
- Thi đọc các số từ 0 đến 10, số lớn nhất, bé nhất?
- Nhận xét giờ học.
Thứ tư ngày 3 tháng 5 năm 20006
Tự nhiên - xã hội (thêm)
Ôn bài32: Trời nóng, trời rét .
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nhận biết trời nóng, trời rét. Biết ăn mặc phù hợp với thời tiết.
2. Kĩ năng: Sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả cảm giác khi trời nóng hoặc trời rét.
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ sức khoẻ.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Một số bảng con có nghi tên đồ trang phục theo mùa.
- Học sinh: Tranh ảnh sưu tầm về các ngày trời nóng, trời rét.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Hôm nay trời nóng hay rét? Vì sao em biết?
2.Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Nêu yêu cầu bài học- ghi đầu bài - HS đọc đầu bài.
3. Hoạt động 3: Tiếp tục tìm hiểu trời nóng, trời rét (13’).
- hoạt động nhóm.
- Chia HS thành 3 nhóm, yêu cầu các em phân loại tranh ảnh đã sưu tầm thành hai loại tranh ảnh về trời nóng, tranh ảnh về trời rét. Từ đó quan sát để nêu mô tả cảnh khi trời nóng, trời rét?
- Cách ăn mặc cho phù hợp với thời tiết?
- thảo luận, chia tranh ảnh thành hai loại sau đó tìm hiểu và mô tả lại cảnh trời nóng, trời rét trên tranh ảnh của nhóm mình như trời nóng có ánh nắng, người thường mặc quần áo ngắn tay, mỏng, trời rét thường có gió bắc, mọi người mặc quần áo dầy, đội mũ.
- trời nóng mặc áo ngắn tay, trời rét mặc áo ấm.
Chốt: Cần mặc cho phù hợp với thời tiết để đảm bảo sức khoẻ.
- theo dõi.
4. Hoạt động 4: Chơi trò chơi: Trời nóng, trời rét ( 13’).
- hoạt động cá nhân.
- Hô trời nóng, trời rét để HS lấy trang phục cho phù hợp.
- thi lấy trang phục nhanh theo sự điều khiển của GV.
- Vì sao phải ăn mặc cho phù hợp với thời tiết?
- để bảo vệ sức khoẻ của bản thân.
6. Hoạt động6 : Củng cố- dặn dò (5’)
- Nêu lại cách ăn mặc phù hợp với thời tiết?
- Nhận xét giờ học.
Toán (thêm)
Ôn tập về các số trong phạm vi 100 và vẽ đoạn thẳng.
I. Mục tiêu:
Kiến thức: Củng cố kiến thức về cộng, trừ các số trong phạm vi 100.
Kĩ năng: Củng cố kĩ năng làm tính cộng, tính trừ, kĩ năng vẽ đoạn thẳng.
3. Thái độ: Ham thích học toán.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Hệ thống bài tập.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Số? 57 = 50 + 95 = 5 + 80 = 20 +
2. Hoạt động 2: Làm bài tập (20’)
Bài1: Đặt tính và tính:
64 + 3 86 - 5 63 + 14 85 - 75
5 + 73 99 - 9 37 + 62 45 - 45
- HS đọc đề bài, nêu yêu cầu, sau đó làm bài.
- GV gọi HS yếu chữa bài, em khác nhận xét.
Bài2: Số?
45
37
98
84
- HS đọc đề, nêu yêu cầu, và tự tính để điền số.
- Gọi HS trung bình chữa, em khác nhận xét.
Bài3: Nhung và Linh làm được 75 bông hoa, riêng Linh làm được 45 bông hoa. Hỏi Nhung làm được bao nhiêu bông hoa?
- HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- GV hỏi cách làm, HS giỏi trả lời.
- HS làm vào vở, HS khá chữa bài.
Bài4: Vẽ đoạn thẳng AB dài 4cm, đoạn BC dài 5 cm?
- HS đọc đề bài, sau đó vẽ hình.
- Cho HS đổi chéo bài để kiểm tra bạn
-HS báo cáo kết quả bài làm của bạn.
3. Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò (5’)
- Thi đọc các số tròn chục.
- Nhận xét giờ học.
Thứ năm ngày 5 tháng 5 năm 20005
Tiếng Việt (thêm)
Ôn đọc bài :
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu được.
2. Kĩ năng: Đọc lưu loát bài tập đọc và nghe viết được một số từ ngữ khó trong bài.
3. Thái độ: Yêu quý ngôi nhà mình đang ở.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Một số từ ngữ khó:
- Học sinh: SGK
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đọc bài:
-?
2. Hoạt động 2: Luyện đọc (20’)
- GV gọi chủ yếu là HS yếu, HS chưa mạnh dạn đọc lại bài:
- GV gọi em khác nhận xét bạn đọc trôi chảy chưa, có diễm cảm hay không, sau đó cho điểm.
- Kết hợp hỏi một số câu hỏi có trong nội dung bài tập đọc.
3. Hoạt động 3: Luyện viết (10’)
- Đọc cho HS viết:
- Đối tượng HS khá giỏi: Tìm thêm những tiếng, từ có vần:
3. Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò (5’)
- Thi đọc nối tiếp bài tập đọc theo tổ.
- Nhận xét giờ học.
Thứ sáu ngày 5 tháng 5 năm 2006
Sinh hoạt
Kiểm điểm tuần 33.
I. Nhận xét tuần qua:
- Thi đua học tập chào mừng ngày 19/5.
- Duy trì nền nếp lớp tốt, tham gia các hoạt động ngoài giờ đầy đủ.
- Một số bạn gương mẫu trong học tập, và các hoạt động khác của lớp: Hiền, Quỳnh, Phát, Ngân.
- Có nhiều bạn học tập chăm chỉ, có nhiều tiến bộ đạt điểm 10 được phần thưởng: Tiến Anh, Diệu Anh, Tuấn.
- Trong lớp chú ý nghe giảng: Yến, Vân Anh, Hưng, Dịu.
- Than gia tốt phong trào mua tăm ủng hộ người nghèo.
* Tồn tại:
- Còn hiện tượng mất trật tự chưa chú ý nghe giảng: Đức, Trí, My, Trang a, Tuấn Anh.
- Còn có bạn chưa học bài ở nhà, và chưa chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp nên kết quả học tập chưa cao: Phương Anh b, Thảo Linh, Bảo Linh, Kiên b.
- Còn nhiều bạn nghỉ học do ốm gây ảnh hưởng đến vấn đề học tập: Hưng, Hà b.
II. Phương hướng tuần tới:
- Thi đua học tập tốt chào mừng ngày 19/5.
- Duy trì mọi nền nếp lớp cho tốt.
- Khắc phục các hạn chế đã nêu trên.
- Các tổ tiếp tục thi đua học tập, giữ vững nền nếp lớp.
- Tiếp tục thi đua đạt điểm 10 để được thưởng vở.
- Tập trung ôn tập cuối năm cho tốt.
Tuần 34
Thứ hai ngày 8 tháng 5 năm 2006
Chào cờ
Nhà trường tổ chức
Đạo đức
Bài 33: Ôn : Cảm ơn - xin lỗi.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Ôn lại cho HS khi nào thì biết nói: Cảm ơn - xin lỗi.
2. Kĩ năng: HS biết nói: Cảm ơn - xin lỗi khi cần thiết và phù hợp với từng tình huống trong thực tế.
3. Thái độ: HS tự giác thực hiện và biết yêu quý bạn biết nói: Cảm ơn - xin lỗi.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Phiếu học tập có nội dung sau:
1.Hãy điền từ cảm ơn, xin lỗi”vào chỗ trống trong các câu sau cho phù hợp:
Nói ………….. khi được người khác quan tâm, giúp đỡ.
Nói ………….. khi mắc lỗi, khi làm phiền người khác.
2. Ghi dấu + vào ô trống trước ý em cho là đúng trong các câu sau:
Nói “Cảm ơn - xin lỗi” là để :
Cho đỡ bị cô giáo mắng.
Thể hiện tự tôn trọng mình và tôn trọng người khác.
Nói cho vui miệng.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Như thế nào là đi bộ đúng quy định?
- Vì sao phải đi bộ đúng quy định?
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Nêu yêu cầu bài học, ghi đầu bài.
- nắm yêu cầu của bài, nhắc lại đầu bài.
3. Hoạt động3: Làm phiếu học tập (15’).
- hoạt động theo cặp.
- Phát phiếu học tập cho HS , yêu cầu các em thảo luận theo cặp sau đó báo cáo kết quả.
- thảo luận theo câu hỏi trong phiếu của nhóm mình sau đó đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Gọi nhóm khác bổ sung thêm.
Chốt: Nói cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ.Nói xin lỗi khi mình làm phiền người khác…
- Em đã thực hiện nói: Cảm ơn - xin lỗi như thế nào?
- Trong lớp có b
File đính kèm:
- tuan 3236.doc